Giáo Án Đạo Đức Lớp 1 - Bài 9: Lễ Phép Vâng Lời Thầy Cô Giáo (tiết 1)

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: Học sinh hiểu được thầy, cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm óc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Kĩ năng: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.

- Thái độ: Giáo dục học sinh lòng biết ơn, lễ phép với thầy giáo, cô giáo.

II. CHUẨN BỊ:

- Giáo viên: Tranh BT. Điều 12 công ước Quốc Tế.

- Học sinh: Bút màu - Vở bài tập đạo đức.

 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:

 

doc 8 trang Người đăng honganh Lượt xem 7542Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Đạo Đức Lớp 1 - Bài 9: Lễ Phép Vâng Lời Thầy Cô Giáo (tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Bài 9: LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO 
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu được thầy, cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm óc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Kĩ năng: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Thái độ: Giáo dục học sinh lòng biết ơn, lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh BT. Điều 12 công ước Quốc Tế.
Học sinh: Bút màu - Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Kiểm ta học kỳ I.
3. Bai mới:
Hoạt động 1: Đóng vai BT1.
 - Mục tiêu: Học sinh thể hiện được việc làm, thể hiện lễ phép, vâng lời.
 - Phương pháp: Đóng vai – Đàm thoại
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận và phân vai trong mộ ttình huống của BT1.
- Giáo viên cho học sinh lên đóng vai.
Gặp thầy cô giáo trong trường.
Em đưa sách vở cho thầy cô giáo.
- Giáo viên gợi ý: 
Qua việc đóng vai em thấy nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thầy cô giái? Nhóm nào chưa?
Cần làm gi khi gặp thầy cô?
Cần làm gì khi đưa sách vở cho thầy cô?
- Giáo viên kết luận: Khi gặp thầy cô giáo cần chào hỏi lễ phép. Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo, cần đưa bằng hai tay.
Hoạt động 2: Học sinh làm BT2.
- Mục tiêu: Học sinh hiểu việc nên làm theo từng tranh ở SGK.
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên yêu cầu nêu nội dung từng tranh.
- Giáo viên cho cả lớp thảo luận.
- Giáo viên kết luận: Thầy cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy cô giáo em cần lễn phép, lắng nghe và làm theo lời thầy cô giáo dạy bảo.
4. Củng cố:
- Giáo viên cho học sinh kể về 1 bạn biết vâng lời thầy cô giáo.
- Giáo viên nhận xét, tuyên dương.
5. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Tiết 2.
Hát 
- Các nhóm thảo luận và chuẩn bị đóng vai.
- Học sinh đóng vai trước lớp. 
- Học sinh thảo luận chung và nhận xét.
- Học sinh trả lời theo câu hỏi.
- Học sinh nêu và giải thích lí do vì sao.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh kể chuyện.
 Bài 9: LỄ PHÉP VÂNG LỜI THẦY CÔ GIÁO 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Học sinh hiểu được thầy, cô giáo là những người không quản khó nhọc, chăm óc dạy dỗ em. Vì vậy các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo.
Kĩ năng: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo qua các cử chỉ biểu lộ ở trường lớp.
Thái độ: Giáo dục học sinh tỏ thái độ kính trọng và biết ơn, lễ phép với thầy giáo, cô giáo.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Truyện kể.
Học sinh: Bút màu - Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Làm bài tập 3.
 - Mục tiêu: Học sinh thực hiện theo gương.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên cho một số học sinh kể trước lớp.
- Giáo viên cho cả lớp nêu nhận xét trao đổi.
- Giáo viên cho học sinh kể 1 – 2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường.
- Sau mỗi câu truyện, lớp nhận xét bạn nào trong truyện biết lễ phép, vâng lời thấy cô giáo?
Hoạt động 2: Thảo luận BT4.
- Mục tiêu: Học sinh biết sửa sai việc làm không đúng.
- Phương pháp: Thảo luận – Đàm thoại.
- Giáo viên chia nhóm và nêu yêu cầu: Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy cô?
- Giáo viên cho đại diện.
- Cả lớp trao đổi, nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy.
Hoạt động 3: Hát chủ đề “Lễ phép vâng lời thầy giáo, cô giáo”
- Mục tiêu: Học sinh đọc đúng câu thơ cuối bài.
- Học sinh tập hát.
- Đọc 2 câu thơ cuối bài.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 10: Em và các bạn.
Hát 
- Học sinh đại diện kể trước lớp.
- Học sinh nhận xét.
- Học sinh cho học sinh kể chuyện.
- Các nhóm thảo luận.
- Đại diện trình bày ý kiến.
- Học sinh nêu nhận xét.
- Học sinh hát.
- Học sinh đọc ĐT – CN.
 Bài:10 EM VÀ CÁC BẠN 
(TIẾT 1)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
Kĩ năng: Hình thành kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
Thái độ: Giáo dục học sinh đoàn kết, thân ái với bạn khi học, khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vài bông hoa, phần thưởng, bút màu, giấy bài hát.
Học sinh: Bút màu - Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Đối với thầy cô giáo em nên có thái độ như thế nào?
- Khi bạn chưa lễ phép, vâng lời em nên làm gì?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Trò chơi “Tặng hoa”
 - Mục tiêu: Biết chọn bạn tốt để chơi.
 - Phương pháp: Trực quan – Đàm thoại
- Giáo viên yêu cầu mỗi tổ chọn 1 bạn mà mình thích chơi nhất.
- Hãy viết tên vào bông hoa tên bạn mà em thích chơi nhất.
- Giáo viên chọn ra bạn nào có nhiều hao nhất khen và tặng quà.
Hoạt động 2: Đàm thoại.
- Mục tiêu: Biết thể hiện sự vui vẻ hoà đồng khi chơi với bạn.
- Phương pháp: Đàm thoại.
- Em có muốn được tặng nhiều hoa không?
- Vì sao em lại tặng hoa cho các bạn?
- Kết luận: Các bạn được tặng nhiều hoa vì đã biết cư xử đúng với các bạn khi học, khi chơi.
Hoạt động 3: Quan sát tranh.
- Mục tiêu: Hiểu được quyền trẻ em qua bài học.
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1, 2, 3.
- Đại diện nhóm trình bày.
- Giáo viên nhận xét kết luận và nêu về quyền trẻ em được học tập, vui chơi và tự do kết bạn.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 10 Tiết 2.
Hát 
- Học sinh trả lời câu hỏi.
- 4 Tổ cử ra bốn bạn.
- Các bạn ghi tên mình.
- Học sinh chia nhóm thảo luận.
- Tranh 1, 2, 3 nên làm tranh 2, 4 không nên làm.
 Bài:10 EM VÀ CÁC BẠN 
(TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
Kiến thức: Giúp học sinh hiểu trẻ em có quyền được học tập, vui chơi, được kết giao bạn bè. Cần phải đoàn kết, thân ái với bạn khi cùng học, cùng chơi.
Kĩ năng: Hình thành kĩ năng nhận xét đánh giá hành vi của bản thân và người khác khi học, khi chơi với bạn.
Thái độ: Giáo dục học sinh đoàn kết, thân ái với bạn khi học, khi chơi.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Vài bông hoa, phần thưởng, bút màu, giấy bài hát.
Học sinh: Bút màu - Vở bài tập đạo đức.
 III.CÁC HOẠT ĐỘNG:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
ĐDDH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
- Trẻ em có quyền gì?
- Muốn có nhiều bạn chơi ta phải làm gì?
- Khi chơi với bạn ta phải tỏ thái độ như thế nào?
- Giáo viên nhận xét.
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Đóng vai.
 - Mục tiêu: Giáo dục học sinh có thái độ cư xử đúng với bạn.
 - Phương pháp: Đóng vai – Đàm thoại
- Giáo viên chia nhóm và yêu cầu học sinh đóng vai theo tình huống các tranh 1, 3, 5, 6 của bài tập 3.
- Giáo viên cho thảo luận nhóm.
- Các nhóm lên đóng vai trước lớp.
- Giáo viên yêu cấu thảo luận:
Em cảm thấy thế nào khi em được bạn cư xử tốt?
Em cư xử tốt với bạn?
- Giáo viên chốt ý: Cư xử tốt với bạn là đem lại niềm vui cho bạn và cho chính mình. Em sẽ được bạn yêu quý và có thêm nhiều bạn. .
Hoạt động 2: Học sinh vẽ tranh về chủ đề “Bạn em”.
- Mục tiêu: Biết thể hiện tâm tư tình cảm đối với bạn be.ø
- Phương pháp: Thực hành.
- Giáo viên nêu yêu cầu vẽ tranh.
- Giáo viên cho trình bày sản phẩm.
- Giáo viên nêu nhận xét và khen ngợi tranh vẽ của các nhóm.
- Giáo viên kết luận chung:
 - Trẻ em có quyền được học tập, được vui chơi, có quyền được tự do kết giao bạn bè.
- Muốn có nhiều bạn, phải biết cư xử tốt với bạn khi học, khi chơi.
4. Tổng kết:
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị Bài 11: Đi bộ đúng quy định.
Hát 
- Học sinh trả lời. 
- Bạn nhận xét và bổ xung.
- Học sinh chuẩn bị đóng vai một tình huống cùng học, cùng chơi với bạn.
- Học sinh thảo luận.
- Cả lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh nêu cần nhận xét qua các tình huống trên.
- Học sinh có thể vẽ theo nhóm hoặc cá nhân.
- Cả lớp cùng xem và nhận xét.
- Cả lớp tuyên dương.

Tài liệu đính kèm:

  • docdaoduc.doc