Giáo Án Đạo Đức Lớp 1 - Bài 13: Chào Hỏi Và Tạm Biệt ( Tiết 1)

A. MỤC TIÊU:

- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.

- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.

- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.

B. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- VBT đạo đức

- Tranh minh hoạ.

- Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi”.

- Bài hát “ Con chim vành khuyên”.

C. LÊN LỚP:

 

doc 2 trang Người đăng honganh Lượt xem 9590Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo Án Đạo Đức Lớp 1 - Bài 13: Chào Hỏi Và Tạm Biệt ( Tiết 1)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 21 – 3 – 2010 
Ngày giảng: 22 – 3 – 2010 ( 1D)
23 – 3 – 2010 ( 1H – 1E).
đạo đức ( bài 13)
Chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1)
A. mục tiêu:
Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hàng ngày.
Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi; thân ái với bạn bè và em nhỏ.
B. đồ dùng dạy học:
VBT đạo đức
Tranh minh hoạ.
Trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi”.
Bài hát “ Con chim vành khuyên”.
C. lên lớp:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Giờ trước chúng ta đã học bài gì?
- Khi nào cần nói lời cảm ơn? Khi nào em cần nói lời xin lỗi? 
- Em đã nói lời cảm ơn hoặc xin lỗi bao giờ chưa? Trong trường hợp nào?
- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:
*HĐ 1: Giới thiệu bài
Để em thực sự trở thành một người văn minh, lịch sự; biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, ngoài biết nói lời cảm ơn và xin lỗi em còn cần phải biết nói lời chào hỏi và tạm biệt. Trong giờ học hôm nay, cô và lớp mình sẽ cùng tìm hiểu cách chào hỏi và tạm biệt trong từng trường hợp cụ thể qua bài 13: Chào hỏi và tạm biệt ( tiết 1).
*HĐ 2: Chơi trò chơi “ Vòng tròn chào hỏi” ( Bài tập 4).
- Cảm ơn và xin lỗi.
- Cần nói lời cảm ơn khi được người khác quan tâm, giúp đỡ. Cần nói lời xin lỗi khi làm phiền người khác, khi em có lỗi.
- Trả lời
- HS khác nhận xét.
- Lắng nghe
- Nhắc lại tên bài.
- Cho hs đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau thành từng đôi một.
- Nêu các tình huống:
+ Hai người bạn gặp nhau
+ Học sinh gặp thầy giáo, cô giáo ngoài đường.
+ Em đến nhà bạn chơi và gặp bố mẹ bạn.
+ Em đi học về, trong nhà có khách của bố mẹ.
+ 
- Nhận xét.
- Đứng thành vòng tròn quay mặt vào nhau.
( Sau mỗi tình huống lại dịch chuyển tạo thành đôi mới)
- Đóng vai chào hỏi:
( Ví dụ : Chào Lan, bạn đi đâu vậy?)
* HĐ 3: Thảo luận cả lớp
- Nêu câu hỏi: 
+ Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau?
+ Khác nhau như thế nào?
- Trả lời:
+ Khác nhau.
+ Khác ở cách xưng hô với người chào
( Ví dụ: - với bạn:xưng cậu – tớ
 - với ông, bà :xưng cháu
 - với bố mẹ : xưng con ).
+ Em cảm thấy thế nào khi:
Được người khác chào hỏi?
Em chào họ và được họ đáp lại?
Em chào bạn nhưng bạn không đáp lại?
+ Cảm thấy vui, 
+ Cảm thấy được tôn trọng, được yêu quý.
+ Cảm thấy buồn, 
→KL: 
- Cần chào hỏi khi gặp gỡ và nói tạm biệt khi chia tay.
- Chào hỏi và tạm biệt là thể hiện sự tôn trọng mình và tôn trọng người khác.
- Nêu câu tục ngữ “ Lời chào cao hơn mâm cỗ”.
- Đọc lại câu tục ngữ.
3. Củng cố, dặn dò:
- Các em nhớ thực hiện tốt như bài đã học : biết chào hỏi khi gặp gỡ và nói lời tạm biệt khi chia tay.
- Về nhà xem các bài tập còn lại.
- Nhận xét giờ học.
- Lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docDao duc Chao hoi va tam biet tiet 1 pham mai.doc