I.MỤC TIÊU:
1. Học sinh biết được:
-Trẻ em có quyền có họ tên, có quyền được đi học.
- Vào lớp Một, em sẽ có thêm nhiều bạn mới, có thầy cô giáo mới, trường lớp mới, em sẽ được học thêm nhiều điều mới lạ.
2. Học sinh có thái độ:
- Vui vẻ, phấn khởi đi học; tự hào trở thành HS lớp một.
- Biết yêu quý bạn bè, thầy giáo, cô giáo, trường lớp.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
- Vở bài tập Đạo đức 1.
- Các điều 7, 28 trong Công ước quốc tế về quyền trẻ em
-Các bài hát về quyền được học tập của trẻ em như: “ Trường em ” (Nhạc và lời Phạm Đức Lộc), “ Đi học ” (Nhạc : Bùi Đình Thảo , lời: Bùi Đình Thảo – Minh Chính), “ Em yêu trường em ” (Nhạc và lời: Hoàng Vân), “ Đi đến trường ” (Nhạc : Bằng Đức, lời : Theo sách Học vần lớp 1 cũ).
i em nhỏ cần nhường nhịn. Có như vậy anh chị mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng _HS biết cư xử lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ trong gia đình II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đưc1 _ Đồ dùng để chơi đóng vai _Các truyện, tấm gương, bài thơ, bài hát, ca dao, tục ngữ về chủ đề bài học III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 8’ 10’ 10’ 2’ Hoạt động 1: Làm bài tập 3 _ GV giải thích cách làm bài tập 3: +Em hãy nối các bức tranh với chữ Nên hoặc Không nên cho phù hợp. _GV mời một số em làm bài tập trước lớp. GV kết luận: _Tranh 1: Nối với chữ Không nên vì anh không cho em chơi chung. _Tranh 2: Nối với chữ Nên vì hai chị em đã biết bảo ban nhau cùng làm việc nhà. _Tranh 3: Nối với chữ Nên vì anh đã biết hướng dẫn em học. _Tranh 4: Nối với chữ Không nên vì chị tranh nhau với em quyển truyện là không biết nhường em. _Tranh 5: Nối với chữ Nên vì anh biết dỗ em để mẹ làm việc nhà. Hoạt động 2: Chơi đóng vai _ GV chia nhóm và yêu cầu HS đóng vai theo các tình huống của bài tập 2 (mỗi nhóm đóng vai một tình huống) GV kết luận: + Là anh chị, cần phải nhường nhịn em nhỏ. + Là em, cần phải lễ phép, vâng lời anh chị. * Hoạt động 3: _GV khen những em đã thực hiện tốt và nhắc nhở những em còn chưa thực hiện. Kết luận chung: Anh, chị, em trong gia đình là những người ruột thịt. Vì vậy, em cần phải thương yêu, quan tâm, chăm sóc anh, chị, em; biết lễ phép với anh, chị và nhường nhịn em nhỏ. Có như vậy, gia đình mới hòa thuận, cha mẹ mới vui lòng. *Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 6 _HS làm bài tập 3: +HS làm việc cá nhân. _HS chơi đóng vai. _Các nhóm HS chuẩn bị đóng vai. _Các nhóm lên đóng vai. _Cả lớp nhận xét: Cách cư xử của anh chị đối với em nhỏ, của em nhỏ đối với anh chị qua việc đóng vai của các nhóm như vậy đã được chưa? Vì sao? * HS tự liên hệ hoặc kể các tấm gương về lễ phép với anh chị, nhường nhịn em nhỏ. -Vở bài tập ĐĐ 1 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 1) I.MỤC TIÊU: 1. HS hiểu: _Trẻ em có quyền có quốc tịch _Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh _Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn 2. HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam 3. HS có kĩ năng nhận biết được Tổ quốc; phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức 1 _Một lá cờ Việt Nam (đúng quy cách, bằng vải hoặc giấy) _Bài hát “ Lá cờ Việt Nam” (Nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường và Lý Trọng) _Bút màu, giấy vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 9’ 12’ 5’ 1’ 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và đàm thoại. _Các bạn nhỏ trong tranh đang làm gì? _Các bạn đó là người nước nào? Vì sao em biết? Kết luận: Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. Mỗi bạn mang một quốc tịch riêng: Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Trẻ em có quyền có quốc tịch của chúng ta là Việt Nam. Hoạt động 2: Quan sát tranh bài tập 2 và đàm thoại. _GV chia HS thành từng nhóm nhỏ, yêu cầu HS quan sát tranh bài tập 2 và cho biết những người trong tranh đang làm gì? _Đàm thoại theo các câu hỏi: + Những người trong tranh đang làm gì? + Tư thế họ đứng chào cờ như thế nào? Vì sao họ lại đứng nghiêm trang khi chào cờ? (đối với tranh 1 và 2 ) + Vì sao họ lại sung sướng cùng nhau nâng lá cờ Tổ quốc? (đối với tranh 3). Kết luận: _Quốc kì tượng trưng cho một nước. Quốc kì Việt Nam màu đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh (GV đính Quốc kì lên bảng, vừa chỉ vừa giới thiệu). _Quốc ca là bài hát chính thức của một nước dùng khi chào cờ. _Khi chào cờ cần phải: + Bỏ mũ, nón. + Sửa sang lại đầu tóc, quần áo cho chỉnh tề. + Đứng nghiêm. + Mắt hướng nhìn Quốc kì. _Phải nhgiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam. Hoạt động 3: HS làm bài tập 3. GV kết luận: Khi chào cờ phải đứng nghiêm trang không quay ngang, quay ngửa, nói chuyện riêng. 2.Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 _Quan sát tranh bài tập 1 _Các bạn nhỏ trong tranh đang giới thiệu, làm quen với nhau. _Việt Nam, Lào, Trung Quốc, Nhật Bản. Dựa vào trang phục _Chia lớp thành nhóm _HS quan sát tranh theo nhóm +Đang chào cờ. + Nghiêm trang. Vì đứng nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam. _HS làm bài tập (có thể theo nhóm hoặc cá nhân). _HS trình bày ý kiến. -Bài tập 1-SĐĐ -Tranh 2 -Tranh 3 -Hình vẽ lá cờ -Bài tập 3 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 6: NGHIÊM TRANG KHI CHÀO CỜ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. HS hiểu: _Trẻ em có quyền có quốc tịch _Quốc kì Việt Nam là lá cờ đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh _Quốc kì tượng trưng cho đất nước, cần phải trân trọng, giữ gìn 2. HS biết tự hào mình là người Việt Nam, biết tôn kính Quốc kì và yêu quý Tổ quốc Việt Nam 3. HS có kĩ năng nhận biết được Tổ quốc; phân biệt được tư thế đứng chào cờ đúng với tư thế sai, biết nghiêm trang trong các giờ chào cờ đầu tuần II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức 1 _Một lá cờ Việt Nam (đúng quy cách, bằng vải hoặc giấy) _Bài hát “ Lá cờ Việt Nam” (Nhạc và lời: Đỗ Mạnh Thường và Lý Trọng) _Bút màu, giấy vẽ III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 5’ 5’ 18’ 1’ 1.Khởi động: Hoạt động 1: Tập chào cờ _GV làm mẫu. +Cá nhân +Cả lớp Hoạt động 2: Thi “ Chào cờ giữa các tổ. _GV phổ biến yêu cầu cuộc thi. _Cho HS thực hành theo từng tổ _Đánh giá: Tổ nào điểm cao nhất sẽ thắng cuộc. Hoạt động 3: Vẽ và tô màu Quốc kì (bài tập 4). _GV nêu yêu cầu vẽ và tô màu Quốc kì: Vẽ và tô màu đúng đẹp, không quá thời gian quy định. _Nhận xét Kết luận chung: _Trẻ em có quyền có quốc tịch. Quốc tịch của chúng ta là Việt Nam. _Phải nghiêm trang khi chào cờ để bày tỏ lòng tôn kính Quốc kì, thể hiện tình yêu đối với Tổ quốc Việt Nam. 2.Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 7 “Đi học đều và đúng giờ” _Cả lớp hát tập thể bài “ Lá cờ Việt Nam”. _HS tập chào cờ. +3 HS (mỗi tổ một em) lên tập chào cờ trên bảng. Cả lớp theo dõi và nhận xét. +Cả lớp tập đứng chào cờ theo hiệu lệnh của GV hoặc lớp trưởng. _Theo dõi _Từng tổ đứng chào cờ theo hiệu lệnh của tổ trưởng. _Cả lớp theo dõi, nhận xét và cùng GV cho điểm từng tổ. _HS vẽ và tô màu Quốc kì. _HS giới thiệu tranh vẽ của mình. _Cả lớp cùng GV nhận xét và khen các bạn vẽ Quốc kì đẹp nhất. _HS đọc đồng thanh câu thơ cuối bài theo sự hướng dẫn của GV. “Nghiêm trang chào lá Quốc kì, Tình yêu đất nước em ghi vào lòng”. -Bài tập 4 (bút màu) Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: – HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. _HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức 1 _Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to (nếu có thể) _Điều 28 Công ước quốc tế về quyền trẻ em _Bài hát “ Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hoàng Vân) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 9’ 10’ 10’ 1’ Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập và thảo luận nhóm. _GV giới thiệu tranh bài tập 1: Thỏ và Rùa là hai bạn học cùng lớp. Thỏ thì nhanh nhẹn còn Rùa vốn tính chậm chạp. Chúng ta hãy đón xem chuyện gì xảy ra với hai bạn? _Cho HS trình bày nội dung tranh _GV hỏi: +Vì sao Thỏ nhanh nhẹn lại đi học muộn, còn Rùa chậm chạp lại đi học đúng giờ? +Qua câu chuyện, em thấy bạn nào đáng khen? Vì sao? Kết luận: _Thỏ đang la cà nên đi học muộn. _Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. _Bạn Rùa đáng khen Hoạt động 2: HS đóng vai theo tình huống “Trước giờ đi học”. _GV phân vai _Thực hành: Hoạt động 3: HS liên hệ. _GV nêu câu hỏi gợi ý: +Bạn nào lớp mình luôn đi học đúng giờ? +Kể những việc cần làm để đi học đúng giờ? GV kết luận: _Được đi học là quyền lợi của trẻ em. Đi học đúng giờ giúp các em thực hiện tốt quyền được đi học của mình. _Để đi học đúng giờ cần phải: + Chuẩn bị quần áo, sách vở đầy đủ từ tối hôm trước. + Không thức khuya. + Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ. *Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 _HS làm việc theo nhóm 2 người. _HS trình bày (kết hợp chỉ tranh). “Đến giờ vào học, bác Gấu đánh trống vào lớp. Rùa đã ngồi vào bàn học. Thỏ đang la cà, nhở nhơ ngoài đường hái hoa, bắt bướm chưa vào lớp học” +Thỏ đang la cà nên đi học muộn. Rùa tuy chậm chạp nhưng rất cố gắng đi học đúng giờ. +Bạn Rùa đáng khen _Hai HS ngồi cạnh nhau làm thành một nhóm đóng vai hai nhân vật trong tình huống. _Các nhóm chuẩn bị đóng vai. +HS đóng vai trước lớp. _HS nhận xét và thảo luận: “Nếu em có mặt ở đó, em sẽ nói gì với bạn? Vì sao?” _HS trả lời -Bài tập 1 -Bài tập 2 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 7: ĐI HỌC ĐỀU VÀ ĐÚNG GIỜ (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: –HS biết ích lợi của việc đi học đều và đúng giờ là giúp cho các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. _HS thực hiện việc đi học đều và đúng giờ II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức 1 _Tranh bài tập 1, bài tập 4 phóng to (nếu có thể) _Điều 28: Công ước quốc tế về quyền trẻ em _Bài hát “ Tới lớp, tới trường” (Nhạc và lời: Hoàng Vân) III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 9’ 9’ 10’ 1’ 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Sắm vai tình huống trong bài tập 4. _GV chia nhóm và phân công mỗi nhóm đóng vai một tình huống trong bài tập 4. (GV đọc cho HS nghe lời nói trong hai bức tranh). _GV hỏi: Đi học đều và đúng giờ sẽ có lợi gì? GV kết luận: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm bài tập 5. _GV nêu yêu cầu thảo luận. GV kết luận: Trời mưa, các bạn vẫn đội mũ, mặc áo mưa vượt khó khăn đi học Hoạt động 3: Thảo luận lớp. _Đi học đều có lợi gì? _Cần phải làm gì để đi học đều và đúng giờ? _Chúng ta chỉ nghỉ học khi nào? Nếu nghỉ học cần phải làm gì? _Cho HS đọc hai câu thơ cuối bài _Cho HS hát 1 bài Kết luận chung: Đi học đều và đúng giờ giúp các em học tập tốt, thực hiện tốt quyền được học tập của mình. 2.Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 8: “Trật tự trong giờ học” _Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai _HS đóng vai trước lớp. _Cả lớp trao đổi, nhận xét và trả lời câu hỏi: Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ. _Giúp em được nghe giảng đầy đủ. _HS thảo luận nhóm. _Đại diện các nhóm HS trình bày trước lớp. _Cả lớp trao đổi, nhận xét. _Đi học đều và đúng giờ giúp em được nghe giảng đầy đủ. _Để đồng hồ báo thức hoặc nhờ bố mẹ gọi dậy đúng giờ. _Khi bị ốm nặng và phải xin phép cô giáo. _HS đọc hai câu thơ cuối bài “Trò ngoan đến lớp đúng giờ, Đều đặn đi học, nắng mưa ngại gì”. _Cả lớp cùng hát bài “ Tới lớp, tới trường”. -Bài tập 4 -Bài tập 5 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 1) I. MỤC TIÊU: 1. HS hiểu: _Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp _Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em 2. HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức _Tranh bài tập 3, bài tập phóng to (nếu có thể) _Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp _Điều 28 Công ước quốc tế quyền trẻ em III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 14’ 14’ 1’ 1.Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 1 và thảo luận. _Giáo viên chia nhóm, yêu cầu học sinh quan sách tranh bài tập 1 và thảo luận về việc ra vào lớp của các bạn trong tranh _Em có suy nghĩ gì về việc làm của bạn trong tranh 2? _Nếu em có mặt ở đó em sẽ làm gì? GV kết luận: Chen lấn, xô đẩy nhau khi ra, vào lớp làm ồn ào, mất trật tự và có thể gây vấp ngã Hoạt động 2: Thi xếp hàng ra, vào lớp giữa các tổ. _Thành lập ban giám khảo gồm giáo viên và các bạn cán bộ lớp. _GV nêu yêu cầu cuộc thi: + Tổ trưởng biết điều khiển các bạn. (1 điểm) + Ra, vào lớp không chen lấn, xô đẩy. (1 điểm) + Đi cách đều nhau, cầm hoặc đeo cặp sách gọn gàng. (1 điểm) + Không kéo lê giầy dép gây bụi, gây ồn. (1 điểm) _Tiến hành cuộc thi. _Ban giám khảo nhận xét, cho điểm, công bố kết quả và khen thưởng các tổ cao nhất. 2.Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 _Các nhóm thảo luận. _Đại diện các nhóm trình bày _Cả lớp trao đổi, tranh luận. _Bạn làm không đúng _Khuyên bạn không nên làm. _Nghe phổ biến cách thức tiến hành -Bài tập 1 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 8: TRẬT TỰ TRONG TRƯỜNG HỌC (Tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1. HS hiểu: _Cần phải giữ trật tự trong giờ học và khi ra vào lớp _Giữ trật tự trong giờ học và khi ra, vào lớp là để thực hiện tốt quyền được học tập, quyền được bảo đảm an toàn của trẻ em 2. HS có ý thức giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức _Tranh bài tập 3, bài tập phóng to (nếu có thể) _Phần thưởng cho cuộc thi xếp hàng vào lớp _Điều 28: Công ước quốc tế quyền trẻ em III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 1’ 9’ 9’ 9’ 1’ 1. Giới thiệu bài: Hoạt động 1: Quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận. _Cho HS thảo luận theo câu hỏi sau: +Các bạn trong tranh ngồi như thế nào? GV kết luận: Học sinh cần trật tự khi nghe giảng, không đùa nghịch, nói truyện riêng, giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. Hoạt động 2: Tô màu tranh bài tập 4 _Cho HS thảo luận: +Vì sao em lại tô màu vào quần áo các bạn đó? +Chúng ta có nên học tập các bạn đó không? Vì sao? GV kết luận: Chúng ta nên học tập các bạn giữ trật tự trong giờ học. Hoạt động 3: HS làm bài tập 5 _Cho HS thảo luận theo câu hỏi gợi ý: +Việc làm của 2 bạn đó đúng hay sai? Vì sao? +Mất trật tự trong lớp sẽ có hại gì? GV kết luận: _Hai bạn đã giằng nhau quyển truyện, gây mất trật tự trong giờ học. _Tác hại của mất trật tự trong giờ học +Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài. +Làm mất thời gian của cô giáo. làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. _Cho HS đọc 2 câu thơ cuối bài Kết luận chung: _Khi ra, vào lớp cần xếp hàng trật tự, đi theo hàng, không chen lấn, xô đẩy, đùa nghịch. _Trong giờ học cần chú ý lắng nghe cô giáo giảng, không đùa nghịch, không làm việc riêng. Giơ tay xin phép khi muốn phát biểu. _Giữ trật tự khi ra, vào lớp và khi ngồi học. Giúp các em thực hiện tốt quyền được học tập của mình. 2.Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 9: “lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo” _Học sinh quan sát tranh bài tập 3 và thảo luận: _Đại diện các nhóm HS trình bày. _Cả lớp trao đổi thảo luận. _HS tô màu vào quần áo, các bạn giữ trật tự trong giờ học. +Vì các bạn đó biết giữ trật tự trong giờ học. +Nên. Vì các bạn đó biết giữ trật tự trong giờ học. _Cả lớp thảo luận. +Sai. Vì hai bạn đã giành nhau quyển truyện +Bản thân không nghe được bài giảng, không hiểu bài. Làm mất thời gian của cô giáo. Làm ảnh hưởng đến các bạn xung quanh. _HS đọc theo GV: “Trò ngoan vào lớp nhẹ nhàng, Trật tự nghe giảng, em càng ngoan hơn”. -Bài tập 3 -Bài tập 4 -Bài tập 5 Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO CÔ GIÁO (Tiết1 ) I. MỤC TIÊU: 1.Học sinh hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo 2.Học sinh có thái độ: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: - Vở bài tập Đạo đức 1. - Bút chì màu. - Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể ). - Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 14’ 14’ 2’ * Hoạt động 1: Đóng vai (bài tập 1) _GV chia nhóm _Yêu cầu mỗi nhóm học sinh đóng vai theo 1 tình huống của bài tập 1. _Qua việc đóng vai của các nhóm, em thấy: + Nhóm nào thể hiện được lễ phép và vâng lời thấy giáo, cô giáo? + Cần là gì khi gặp thầy giáo, cô giáo? + Cần làm gì khi đưa hoặc nhận sách vở từ tay thầy giáo, cô giáo? GV kết luận: _Khi gặp thầy giáo, cô giáo cần chào hỏi lễ phép. _Khi đưa hoặc nhận vật gì từ thầy giáo, cô giáo cần đưa bằng hai tay. Lời nói khi đưa: Thưa cô đây ạ! Lời nói khi nhận lại: Em cám ơn cô! * Hoạt động 2: HS làm bài tập 2. GV kết luận: Thầy giáo, cô giáo đã không quản khó nhọc chăm sóc, dạy dỗ các em. Để tỏ lòng biết ơn thầy giáo, cô giáo, các em cần lễ phép, lắng nghe và làm theo lời thầy giáo, cô giáo dạy bảo. _Hoạt động nối tiếp: *Nhận xét- dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị tiết 2 bài 9: “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo” _Các nhóm chuẩn bị đóng vai. _Một số nhóm lên đóng vai trước lớp. _Cả lớp thảo luận, nhận xét: + Cần chào hỏi lễ phép + Khi đưa: Thưa cô đây ạ! Khi nhận : Em cám ơn cô! _HS làm bài tập 2. _HS tô màu tranh. _HS trình bày, giải thích lí do vì sao lại tô màu vào quần áo bạn đó? _Cả lớp trao đổi, nhận xét. _HS chuẩn bị kể về một bạn biết lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo. -Vở bài tập Đạo đức -Vở bài tập Đạo đức Thứ ,ngày tháng năm 200 Bài 9: LỄ PHÉP, VÂNG LỜI THẦY GIÁO CÔ GIÁO (tiết 2) I. MỤC TIÊU: 1.Học sinh hiểu: Thầy giáo, cô giáo là những người đã không quản khó nhọc, chăm sóc dạy dỗ em. Vì vậy, các em cần lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo 2.Học sinh có thái độ: Học sinh biết lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN: _Vở bài tập Đạo đức 1 _Bút chì màu _Tranh bài tập 2 phóng to (nếu có thể) _Điều 12 Công ước quốc tế quyền trẻ em III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU: Thời gian Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh ĐDDH 8’ 10’ 10’ 2’ * Hoạt Động 1: HS làm bài tập 3 _Giáo viên kể 1-2 tấm gương của các bạn trong lớp, trong trường. _Sau mỗi câu truyện, cả lớp nhận xét: bạn nào trong câu truyện đã lễ phép và vâng lời thầy giáo, cô giáo? * Hoạt động 2: Thảo luận nhóm theo bài tập 4. _GV chia nhóm và nêu yêu cầu: +Em sẽ làm gì nếu bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo? GV kết luận: Khi bạn em chưa lễ phép, chưa vâng lời thầy giáo, cô giáo, em nên nhắc nhở nhẹ nhàng và khuyên bạn không nên như vậy. * Hoạt động 3: Múa hát về chủ đề “Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo” *Nhận xét –dặn dò: _Nhận xét tiết học _Dặn dò: Chuẩn bị bài 10: “Em và các bạn” HS làm bài tập 3 _Một số HS kể trước lớp _Cả lớp trao đổi _Các nhóm thảo luận +Đại diện từng nhóm trình bày +Cả lớp trao đổi, nhận xét. _Học sinh vui múa hát về chủ đề “ Lễ phép, vâng lời thầy giáo, cô giáo” _Học sinh đọc 2 câu thơ cuối bài. “Thầy cô như thể mẹ cha. Vâng lời, lễ phép mới là trò ngoan”. -Vở bài tập Đạo
Tài liệu đính kèm: