Giáo án Đạo đức 2 trọn bộ

I. Mục đích yêu cầu.

Kiến thức. Học sinh hiểu biết các biểu hiện cụ thể và ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Kĩ năng : Thực hiện một số hoạt động học tập, sinh hoạt đúng giờ ở trên lớp và ở nhà.Lập kế hoạch thời gian biểu cho việc học tập, sinh hoạt đúng giờ.

Thái độ . Đồng tình với các bạn biết học tập, sinh hoạt đúng giờ.

 - Không đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt không đúng giờ.

II. Chuẩn bị

Giáo viên : Dụng cụ phục vụ chơi sắm vai cho HĐ2 tiết 1.

- Phiếu giao việc cho hoạt động 1, 2 tiết 2.

- Học sinh : Vở BT Đạo đức 2.

III. Cá`c họat động dạy chủ yếu

1Ổn định : Hát

2. Kiểm tra bài cũ : Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của học sinh

3 Bài mới :

 

doc 67 trang Người đăng honganh Lượt xem 2573Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức 2 trọn bộ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tỏ ý kiến
 và nêu lý do vì sao.
Kết luận:
Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS.Khi quan tâm đến bạn,em sẽ mang lại niềm vui cho bạn,cho mình và tình bạn càng 
thêm thân thiết gắn bó.
-HS nghe và ghi nhớ.
-HS thảo luận theo 4 nhóm.
-Các bạn lớp 2A đỡ bạn Cường dậy và ân cần hỏi:Cậu có đi được không? Chân đau lắm à?
-Em đồng tình với việc làm của các bạn lớp 2A vì cùng học một lớp phải biết quan tâm giúp đỡ bạn.
-Trưởng nhóm lên trình bày.
Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Thảo luận theo 4 nhóm.
-Nhóm trưởng ghi kết quả thảo luận của nhóm.
-Các nhóm thi đua tìm nhanh những tranh có hành vi quan tâm giúp đỡ bạn.
-Đúng.
-Sai.
-Đúng.
-Đúng.
-Sai.
-Đúng.
-Sai.
-Đọc lại và ghi nhớ.
-Cả lớp làm phiếu bài tập.
-5 HS bày tỏ ý kiến của mình trước lớp.
-HS đọc lại và ghi nhớ.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 - Làm vở BT Đạo đức.
 - Học sinh về thực hành các hành vi đạo đức về sự quan tâm giúp đỡ bạn để tiết sau trình bày
 trước lớp.
 -Nhận xét tiết học. 
Ngày sọan: Ngày dạy:
 TUẦN 12
 Tiết :2 MÔN : ĐẠO ĐỨC
 BÀI 6: QUAN TÂM GIÚP ĐỠ BẠN 
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1:
Đoán xem điều gì sẽ xảy ra.
-Cho HS quan sát tranh:
Nội dung tranh: Cảnh trong giờ kiểm tra Toán.Bạn Hà không làm được bài đang đề nghị với bạn Nam ngồi bên cạnh:”Nam ơi,cho
Tớ chép bài với!”
-Chốt 3 cách ứng xử chính:
+Nam không cho Hà xem bài.
+Nam khuyên Hà tự làm bài.
+Nam cho Hà xem bài.
-Yêu cầu HS thảo luận theo câu hỏi:
+Em có ý kiến gì về việc làm của bạn Nam?
+Nếu là Nam em sẽ làm gì để giúp
bạn?
-Yêu cầu các nhóm thể hiện đóng vai.
Kết luận:
Quan tâm giúp đỡ bạn phải đúng lúc đúng chỗ và không vi phạm nội quy của nhà trường.
Hoạt động 2:
Tự liên hệ.
-Nêu yêu cầu: Hãy nêu các việc em đã làm thể hiện sự quan tâm,giúp đỡ bạn bè hoặc những trường hợp em đã được quan tâm giúp đỡ.
-GV mời một số HS trả lời.
-Yêu cầu HS nhận xét đồng ý hay không đồng ý với việc làm của bạn,tại sao?
-Yêu cầu các tổ lập kế hoạch giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong lớp,trong trường.
-GV mời đại diện một số tổ lên trình bày. 
Kết luận:
Cần quan tâm,giúp đỡ bạn bè,đặc biệt là các bạn có hoàn cảnh khó khăn.
Bạn bè như thể anh em
Quan tâm giúp đỡ càng thêm thân tình.
Hoạt động 3:
Tiểu phẩm.
-Yêu cầu 5 HS lên đóng tiểu phẩm
có nội dung sau:
+Giờ ra chơi,cả lớp ùa ra sân chơi vui vẻ.Nhóm Tuấn đang chơi bi thì Việt xin vào chơi cùng.Tuán không đồng ý cho Việt chơi vì nhà Việt nghèo,bố mẹ Việt chỉ đi quét rác.Nam ở trong nhóm chơi nghe 
Tuấn nói vậy liền phản đối,vẫn kéo Việt vào chơi cùng.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm:
1.Em tán thành cách cư xử của bạn nào,không tán thành cách cư xử của bạn nào?Vì sao?
2.Tiểu phẩm trên muốn nói điều gì?
-Nhận xét các câu trả lời của các nhóm.
Kết luận:
Cần cư xử tốt với bạn bè,không nên phân biệt đối xử với các bạn nghèo gặp hoàn cảnh khó khăn
Đó cũng chính là thực hiện quyền không bị phân biệt đối xử của trẻ
Em.
-Quan sát tranh và suy nghĩ đưa ra cách ứng xử.
+Nam không cho Hà xem bài.
+Nam khuyên Hà tự làm bài.
+Nam cho Hà xem bài.
-Thảo luận theo 4 nhóm.
-Các nhóm thể hiện đóng vai và nhận xét cách ứng xử nào là phù hợp,cách ứng xử nào chưa phù hợp. 
-HS nhắc lại và ghi nhớ.
-Cả lớp suy nghĩ theo yêu cầu của GV.
-4 HS lên trả lời.
-Các HS khác nhận xét bổ sung.
-Các tổ thảo luận lập kế hoạch.
-Tổ trưởng đại diện trình bày kết quả thảo luận.
-HS nhắc lại và ghi nhớ.
-Cả lớp quan sát theo dõi.
-Các nhóm HS thảo luận đưa ra ý kiến.
1.Em tán thành cách cư xử của bạn Nam,không tán thành cách cư xử của Tuấn. Vì tất cả các HS trong lớp đều có quyền được chơi với nhau,không phân biệt đối xử.
2.Nói lên điều ai cũng cần được quan tâm giúp đỡ.
-HS nghe và ghi nhớ.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 -Làm vở BT Đạo đức.
 -Học sinh về thực hành các hành vi đạo đức về sự quan tâm giúp đỡ bạn .
 -Nhận xét tiết học
Ngày sọan: Ngày dạy:
 TUẦN 13
 Tiết :1 MÔN : ĐẠO ĐỨC
BÀI 7: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP 
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
 -Giúp HS hiểu được:
 Một số biểu hiện cụ thể của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 Biết được vì sao cần phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
2. Thái độ tình cảm:
 -Đồng tình với các việc làm đúng để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 3. Hành vi:
 -Thực hiện một số công việc cụ thể để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
II. CHUẨN BỊ: 
 -Phiếu câu hỏi cho HĐ1 tiết 1.
 -Vở BT Đạo Đức.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động 1:
Tham quan trường lớp.
-Dẫn HS đi tham quan sân trường,vườn trường và lớp học.
-Yêu cầu HS làm phiếu BT sau khi đi tham quan.
1.Em thấy vườn trường,sân trường mình như thế nào?
 +Sạch,đẹp,thoáng mát.
 +Bẩn,mất vệ sinh.
 +Ý kiến khác của em:
2.Sau khi quan sát,em thấy lớp em như thế nào? Ghi lại ý kiến của em.
..
-GV tổng kết dựa trên những kết quả làm trong phiếu BT của HS.
Kết luận:
Các em cần giữ gìn trường lớp` cho sạch đẹp.
Hoạt động 2:
Những việc cần làm để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Yêu cầu các nhóm HS thảo luận ghi ra giấy,những việc làm cần thiết để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.Sau đó dán phiếu của nhóm mình lên bảng.
Kết luận:
Muốn giữ gìn trường lớp sạch đẹp,ta có thể làm một số công việc sau :
-Không vứt rác bừa bãi ra lớp học.
-Không bôi bẩn,vẽ bậy ra bàn ghế và lên tường.
-Luôn kê bàn ghế ngay ngắn.
-Vứt rác đúng nơi quy định.
-Quét dọn lớp học hàng ngày.
Hoạt động3:
Thực hành vệ sinh trường lớp.
-Giáo viên dựa vào thực tế của lớp học để cho HS thực hành.
-Chú ý : Những việc làm ở đây phải đảm bảo vừa sức với lứa tuổi
của các em như: nhặt rác bỏ vào thùng,kê bàn ghế cho ngay ngắn,làm trực nhật lớp thường xuyên.
-HS đi tham quan theo hướng dẫn .
-HS làm phiếu BT và đại diện cá nhân trình bày ý kiến.
-HS thảo luận nhóm và ghi kết quả thảo luận ra giấy khổ to.
-Lần lượt các thành viên trong nhóm sẽ ghi vào giấy ý kiến của mình.
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
-Trao đổi nhận xét bổ sung giữa các nhóm.
-HS nhắc lại và ghi nhớ.
-Cả lớp thực hành theo sự hướng dẫn của giáo viên.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 -Làm vở BT Đạo đức.
 -Học sinh về thực hành vệ sinh trong gia đình mình .
 -Nhận xét tiết học.
TUẦN 14
BÀI 7: GIỮ GÌN TRƯỜNG LỚP SẠCH ĐẸP 
TIẾT 2.
Hoạt động 1:
Nhận xét hành vi.
-Phát phiếu thảo luận và yêu cầu các nhóm hãy thảo luận để tìm ra cách xử lý tình huống.
+Tình huống 1-Nhóm 1:
Giờ ra chơi 3 bạn Ngọc ,Lan,Huệ rủ nhau ra cổng trường ăn kem.Sau khi ăn xong các bạn vứt giấy dựng và que kem giữa sân trường.
+Tình huống 2-Nhóm 2:
Hôm nay là ngày trực nhật của Mai.Bạn đã đến lớp từ sớm quét dọn lau bàn ghế sạch sẽ.
+Tình huống 3-Nhóm 3:
Nam vẽ rất đẹp và ham vẽ.Hôm nay vì muốn các bạn biết tài của mình,Nam đã vẽ ngay một bức tranh lên tường lớp học.
+Tình huống 4-Nhóm 4:
Hà và Hưng được phân công chăm sóc vườn hoa trước lớp.Hai bạn thích lắm,chiều nào hai bạn cũng dành ít phút để tưới và bắt sâu cho hoa.
-Yêu cầu đại diện các nhóm lên trình bày ý kiến.Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Yêu cầu HS tự liên hệ thực tế.
Kết luận:
Cần phải thực hiện đúng các quy định về vệ sinh trường lớp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
Hoạt động 2:
Ích lợi của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-GV tổ chức cho HS chơi trò chơi tiếp sức.
-Chia lớp làm 3 đội chơi.Các đội trong vòng 5 phút ghi được càng nhiều lợi ích của việc giữ gìn trường lớp sạch đẹp trên bảng càng tốt.Đội nào ghi được nhiều lợi ích đúng trong 5 phút sẽ trở thành đội thắng cuộc.
-GV tổ chức HS chơi.
-Nhận xét HS chơi.
Kết luận:
Giữ gìn trường lớp sạch đẹp mang lại rất nhiều lợi ích như:
+Làm môi trường lớp,trường trong lành sạch sẽ.
+Giúp em học tập tốt hơn.
+Thể hiện lòng yêu trường yêu lớp.
+Giúp các em có sức khỏe tốt.
Hoạt động3:
Trò chơi đoán xem tôi đang làm gì?
-Giáo viên phổ biến cách chơi.
Chọn 2 đội chơi, mỗi đội 3 em.
-Hai đội thay nhau làm một hành động cho đội kia đoán tên.Các hành động phải có nội dung về giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
-Đoán đúng được 5 điểm.Sau 5-7 hành động thì tổng kết.
-Đội nào nhiều điểm hơn là đội thắng cuộc.
-Các nhóm HS thảo luận và đưa ra cách ứng xử tình huống.
-Các bạn làm như thế là không đúng.Các bạn nên vứt rác vào thùng rác.
-Bạn Mai làm như thế là đúng.Quét 
hết rác bẩn sẽ làm cho lớp học sạch đẹp thoáng mát.
-Bạn Nam làm như thế là sai vì sẽ làm bẩn tường mất đi vẻ đẹp của trường lớp.
-Các bạn này làm như thế là đúng.
Vì chăm sóc cây hoa sẽ làm cho hoa nở,đẹp trường lớp. 
-Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả.
-Tự liên hệ bản thân:Em (hoặc nhóm em) đã làm gì để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,những việc chưa làm được.
-Có giải thích nguyên nhân vì sao?
HS nghe và ghi nhớ.
-HS chơi theo 3 nhóm,mỗi nhóm 5 em chơi.
HS nghe và ghi nhớ.
HS thưc hiện trò chơi.
IV. CỦNG CỐ DẶN DÒ:
 -Làm vở BT Đạo đức.
 -Học sinh về thực hành vệ sinh trong gia đình mình .
 -Nhận xét tiết học.
TUẦN 15
Bài 8
GIỮ TRẬT TỰ, VỆ SINH NƠI CÔNG CỘNG
I.MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
Lí do cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Biết giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
2. Thái độ, Tình cảm
Tôn trọng và nghiêm chỉnh chấp hành những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Đồng tình, ủng hộ các hành vi giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
3. Hành vi
Thực hiện một số việc cần làm để giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Không làm những việc ảnh hưởng đến trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. CHUẨN BỊ
Tranh ảnh cho Hoạt động 1 – Tiết 1.
Mẫu phiếu điều tra.
Nội dung các ý kiến cho Hoạt động 2 – Tiết 2.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
Hoạt động1: 
QUAN SÁT TRANH VÀ BÀY TỎ THÁI ĐỘ
Yêu cầu các nhóm HS thảo luận theo tình huống mà phiếu thảo luận đã ghi.
+ Tình huống 1: Nam và các bạn lần lượt mua vé vào xem phim.
+ Tình huống 2: Sau khi ăn quà xong, Lan và Hoa cùng bỏ vỏ quà vào thùng rác.
+ Đi học về, Sơn và Hải không về nhà ngay mà còn rủ các bạn chơi đá bóng dưới lòng đường.
+ Nhà ở tầng 4, Tuấn rất ngại đi đổ rác và nước thải. Có hôm, cậu đổ cả chậu nước từ trên tầng 4 xuống dưới.
- Kết luận:
Cần phải giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Hoạt động 2:
XỬ LÍ TÌNH HUỐNG
- Yêu cầu các nhóm quan sát tình huống ở trên bảng, sau đó thảo luận, đưa ra cách xử lí (bằng lời hoặc bằng cách sắm vai).
+ Tình huống:
Mẹ bảo Lan mang rác ra đầu ngõ đổ. Lan định mang rác ra đầu ngỏ nhưng em lại nhìn thấy một vài túi rác trước sân, mà xung quanh lại không có ai. Nếu em là bạn Lan, em sẽ làm gì?
Đang giờ kiểm tra, cô giáo không có ở lớp, Nam đã làm bài xong nhưng không biết mình làm có đúng không. Nam rất muốn trao đổi bài với các bạn xung quanh. Nếu em là Nam, em có làm như mong muốn đó không? Vì sao? 
- GV tổng kết lại các ý kiến của các nhóm HS.
* Kết luận: 
Chúng ta cần phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ở mọi lúc, mọi nơi.
Hoạt động 3:
THẢO LUẬN CẢ LỚP
- Đưa ra câu hỏi:
Lợi ích của việc giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là gì?
- Yêu cầu: Cả lớp thảo luận trong 2 phút sau đó trình bày.
- GV ghi nhanh các ý kiến đống góp của HS lên bảng (không trùng lặp nhau).
* Kết luận:
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là điều cần thiết.
- Các nhóm HS, thảo luận và đưa ra cách giải quyết.
Chẳng hạn:
+ Nam và các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì xếp hàng lần lượt mua vé và sẽ giữ trật tự trước quầy bán vé.
+ Sau khi ăn quà, các bạn vứt vỏ vào thùng rác. Các bạn làm như thế là hoàn toàn đúng vì như thế trường lớp mới được giữ gìn vệ sinh sạch sẽ.
+ Các bạn làm như thế là sai. Vì lòng đường là lối đi của xe cộ, các bạn đá bóng dưới lòng đường rất nguy hiểm, có thể gây ra tai nạn giao thông.
+ Bạn Tuấn làm như thế là hoàn toàn sai vì bạn sẽ đổ vào đầu người đi đường.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thảo luận.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung giữa các nhóm.
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách xử lí tình huống (chuẩn bị trả lời hoặc chuẩn bị sắm vai).
Chẳng hạn:
Nếu em là Lan, em vẫn sẽ ra đầu ngõ đổ vì cần phải giữ vệ sinh nơi khu phố mình ở. Nếu em là Lan, em sẽ vứt ngay rác ở sân vì đằng nào xe rác cũng phải vào hốt, đỡ phải đi đổ xa.
Nếu em là Nam, em sẽ ngồi trật tự tại chỗ, xem lại bài làm của mình chứ không trao đổi với các bạn xung quanh, làm mất trật tự và làm ảnh hưởng tới các bạn. Nếu em là Nam, em sẽ trao đổi bài với các bạn, nhưng sẽ cố gắng nói nhỏ, để không ảnh hưởng tới các bạn khác.
- Đại diện các nhóm lên trình bày kết quả thào luận.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Nghe và ghi nhớ.
- Sau thời gian thảo luận, cá nhân HS phát biểu ý kiến theo hiểu biết của mình. Chẳng hạn:
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp cho quang cảnh đẹp đẽ, thoáng mát.
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng sẽ giúp ta sống thoải mái...
- Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
HÖÔÙNG DAÃN HOÏC ÔÛ NHAØ
-Yêu cầu HS về nhà làm phiếu điều tra và ghi chép cẩn thận để Tiết 2 báo cáo kết quả.
PHIẾU ĐIỀU TRA
STT
Nơi công cộng ở khu phố nơi em ở
Vị trí
Tình trạng hiện nay
Những việc cần làm để giữ vệ sinh, trật tự
1
2
3
4
TUẦN 16
TIẾT 2
CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1:
BÁO CÁO KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
Hoạt động 2
TRÒ CHƠI “AI ĐÚNG AI SAI”
PHẦN CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN
Hoạt động 3
TẬP LÀM NGƯỜI HƯỚNG DẪN VIÊN
-Yêu cầu một vài đại diện HS lên báo cáo kết quả điều tra sau 1 tuần.
-GV tổng kết lại các ý kiến của cá HS lên báo cáo.
- Nhận xét về báo cáo của HS và những đống góp ý kiến của cả lớp.
- Khen những HS báo cáo tốt, đúng hiện thực.
- GV phổ biến luật chơi:
Mỗi dãy sẽ thành lập một đội chơi. Mỗi dãy phải cử ra đội trưởng để điều khiển đội của mình.
Mỗi ý kiến trả lời đúng- đội ghi được 5 điểm.
Đội nào ghi được nhiều điểm nhất- sẽ trở thành đội thắng cuộc trong trò chơi.
- GV tổ chức cho HS chơi mẫu.
- GV tổ chức cho HS chơi.
- GV nhận xét HS chơi.
- GV phát phần thưởng cho các đội thắng cuộc.
Người lớn mới phải giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường.
Đi nhẹ, nói khẽ là giữ trật tự nơi công cộng.
Không được xả rác nơi công cộng.
Xếp hàng trật tự mua vé vào xem phim.
Bàn tán với nhau khi đang xem trong rạp chiếu phim.
Bàn bài với nhau trong giờ kiểm tra.
- GV đặt ra tình huống.
Là một hướng dẫn viên dẫn khách vào thăm Bảo tàng, để giữ gìn trật tự, vệ sinh, em sẽ dặn khách tuân theo những điều gì?
- GV yêu cầu HS suy nghĩ sau 2 phút một số đại diện HS lên trình bày.
- Trao đổi, nhận xét, bổ sung của các HS trong lớp.
- GV nhận xét.
- GV khen những HS đã đưa ra những lời nhắc nhở đúng
-Một vài đại diện HS lên báo cáo.
Chẳng hạn:
STT
Nơi công cộng ở khu phố
Vị trí
Tình trạng hiện nay
Những việc cần làm...
1
Công viên
Gần hồ Thành Công
Bồn hoa giữa công viên bị phá do trẻ em vào nghịch
Cử ra đội bảo vệ công cộng
2
Bể nước công cộng
Dưới sân
Bị tràn nước
Báo với ban tổ trưởng
-Trao đổi, nhận xét, góp ý kiến của HS cả lớp.
Nhiệm vụ của các đội chơi:
Sau khi nghe GV đọc các ý kiến, các đội chơi phải xem xét ý kiến đó đúng hay sai và đưa ra tín hiệu (giơ tay) để xin trả lời.
- Hết thời gian, một số đại diện HS lên trình bày.
Chẳng hạn:
Kính mới quý khách thăm Viện Bảo tàng Hồ Chí Minh. Để giữ gìn trật tự, vệ sinh của viện bảo tàng, tôi xin nhắc nhở các quý khách những vấn đề sau:
Không vứt rác lung tung ở Viên Bảo tàng.
Không được sờ vào hiện vật trưng bày.
Không được nói chuyện trong khi đang đi tham quan.
TUẦN 17
ÔN TẬP
A. MỤC TIÊU.
Củng cố cho HS về nếp sống văn minh: sinh hoạt đúng giờ giấc, vệ sinh ngăn nắp, chăm chỉ học bài, quan tâm giúp đỡ bạn.
Bồi dưỡng cho HS tình cảm yêu quý bạn bè, yêu trường yêu lớp
 HS có thói quen làm việc đúng giờ, có ý thức giữ vệ sinh trường lớp, vệ sinh nơi công cộng
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU.
CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
*HĐ1: Thảo luận nhóm. 
*HĐ2:Làm việc trước lớp.
*HĐ3: Trò chơi sắm vai.
-Chia lớp làm 4 mhóm.
-Phát nội dung thảo luận cho từng nhóm.
-Cho các nhóm cử đại diện trình bày ý kiến thảo luận.
-Cho HS nhận xét, bổ sung.
-Cho các nhómchơi sắm vai.
-Cho HS nhận xét hành vi đúng hoặc sai của các vai.
-Nhận xét nhóm có vai diễn hay nhất, lời thoại hay nhất.
-Nhóm 1: Thảo luận 2 nộI dung:
 + Sinh hoạt đúng giờ giấc.
 + Biết nhận lỗi và sửa lỗi.
-Nhóm 2:
 + Gọn gàng ngăn nắp.
 + Chăm làm việc nhà.
-Nhóm 3:
 + Chăm chỉ học tập.
 + Quan tâm giúp đỡ bạn.
-Nhóm 4:
 + Giữ gìn trường lớp sạch đẹp.
 + Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng.
-Đại diện các nhóm trình bày ý kiến thảo luận của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Các nhóm tự chọn một trong hai nội dung vừa thảo luận để xây dựng kịch bản và tự phân vai. 
-HS trong nhóm tự phân vai và tập sắm vai.
-Các nhóm thể hiện vai sắm.
-HS nhận xét các hành vi đúng sai của các vai.
CỦNG CỐ DẶN DÒ.
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS xem lại bài, giờ sau kiểm tra.
TUẦN 18
KIỂM TRA HỌC KÌ 1TUẦN 19
Bài 9
TRẢ LẠI CỦA RƠI
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
Nhặt được của rơi tìm cách trả lại cho người bị mất.
Trả lại của rơi là thật thà, sẽ được mọi người quý trọng.
2. Thái độ, Tình cảm
Quý trọng những người thật thà, không tham của rơi.
Đồng tình, ủng hộ và noi gương những hành vi không tham của rơi.
3. Hành vi
Trả lại của rơi khi nhặt được.
II. CHUẨN BỊ
Nội dung tiểu phẩm cho hoạt động 1 – Tiết 1.
Phiếu học tập (Hoạt động 2 – Tiết 1).
Các mảnh bìa cho trò chơi “Nếu ... thì”.
Phần thưởng.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
Hoạt động 2
NHẬN XÉT HOẠT ĐỘNG
Hoạt động 3
TRÒ CHƠI “NẾU...THÌ”
- GV yêu cầu một số nhóm HS chuẩn bị trước tiểu phẩm lên trình bày trước lớp.
- Nhận xét cách giải quyết tình huống của các nhóm.
- Đưa ra đáp án đúng: Ở trong tình huống này, hai bạn HS nên trả lại ví cho người phụ nữ. Nếu không kịp đưa ngay cho người phụ nữ thì hai bạn có thể đứng chờ hoặc đưa cho bác bán hàng, nhờ bác trả lại giúp cho người phụ nữ.
Kết luận:
Khi nhặt được của rơi, cần trả lại cho người mất.
- Phát phiếu cho các nhóm HS.
- GV nhận xét các ý kiến của HS.
Kết luận:
Nhặt được của rơi cần trả lại cho người mất. Làm như thế sẽ không chỉ mang lại niềm vui cho người khác mà còn mang lại niềm vui cho chính bản thân mình.
- GV phổ biến luật chơi:
Hai dãy chia làm hai đội. Dãy giữa làm ban giám khảo. GV phát giấy cho 2 dãy các mảnh bìa ghi sẵn các câu; nhiệm vụ của các đội phải tìm được cặp từ tương ứng để ghép thành các câu đúng.
Nếu em nhặt được ví tiền
thì em sẽ đem gữi trả lại cho anh (chò)
 Dãy 1
thì em sẽ gữi trả lại người mất
1) a)
thì em sẽ đem nộp cho cô Tổng phụ trách
2) b)
Nếu em nhặt được hộp màu bạn bỏ quên trong ngăn bàn
thì em sẽ giữ cẩn thận và đem trả lại bạn
3) c)
thì em sẽ nộp cho chú công an
4) d)
5) e)
Đáp án: 1-e; 2-b; 3-d; 4-c; 5-a.
- Một số HS trình bày tiểu phẩm.
- Nội dung:
Hai bạn HS vào cửa hàng mua sách báo. Một người phụ nữ sau khi mua, đánh rơi ví tiền. Trong lúc đó sạp báo lại rất đông khách, chẳng ai để ý đến hai bạn cả.
- Nêu câu hỏi: Hai bạn HS phải làm gì bây giờ?
- Các nhóm HS thảo luận, đưa ra cách giải quyết tình huống và chuẩn bị sắm vai.
- Một vài nhóm HS lên sắm vai.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Các nhóm HS nhận phiếu, thảo luận cùng làm phiếu.
PHIẾU HỌC TẬP
Đánh dấu x vào ô trước ý kiến em cho là đúng (giải thích).
a) Trả lại của rơi là thật thà, tốt bụng.
b) Trả lại của rơi là ngốc nghếch.
c) Chỉ trả lại của rơi khi món đồ đó có giá trị.
d) Trả lại của rơi sẽ mang lại niềm vui cho người mất và cho chình bản thân mình.
đ) Không cần trả lại của rơi.
- Các nhóm HS trình bày kết quả và có kèm theo giải thích.
- Các nhóm trao đổi, nhận xét, bổ sung.
 Dãy 2
TUẦN 20
TIẾT 2
CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1
ĐỌC VÀ TÌM HIỂU TRUYỆN “CHIẾC VÍ RƠI”
Hoạt động 2
TỰ LIÊN HỆ BẢN THÂN
Hoạt động 3
THI “ỨNG XỬ NHANH”
- GV đọc (kể) câu chuyện.
- Phát phiếu thảo luận cho các nhóm.
PHIẾU THẢO LUẬN
Nội dung câu chuyện là gì?
Qua câu chuyện, em thấy ai đáng khen? Vì sao?
Nếu em là bạn học sinh trong truyện, em có làm như bạn không? Vì sao?
- GV tổng kết lại các ý kiến trả lời của các nhóm HS.
- Yêu cầu: Mỗi HS hãy kể lại một câu chuyện mà em sưu tầm được hoặc của chính bản thân em về trả lại của rơi.
- GV nhận xét đưa ra ý kiến đúng cần giải đáp.
 - Khen những HS có hành vi trả lại của rơi. Khuyến khích HS noi gương học tập theo các gương trả lại của rơi.
- GV phổ biến luật thi:
* Mỗi đội có 2 phút để chuẩn bị một tình huống, sau đó lên diễn lại cho cả lớp xem. Sau khi xem xong, các đội ngồi dưới có quyền giơ tín hiệu để bổ sung bằng cách đọc lại tiểu phẩm, trong đó đưa ra cách giải quyết của nhóm mình. Ban giám khảo(là GV và đại diện các tổ) sẽ chấm điểm, xem đội nào trả lời nhanh, đúng.
* Đội nào có nhiều lần trả lời nhanh, đúng thì đội đó thắng cuộc.
- Ban giám khảo chấm điểm.
- GV nhận xét HS chơi.
- Phát phần thưởng cho đội thắng cuộc.
- Cả lớp HS nghe.
- Nhận phiếu, đọc phiếu.
- Các nhóm HS thảo luận, trả lời câu hỏi trong phiếu và trình bày kết quả trước lớp.
- Cả lớp HS trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- Đại diện một số HS lên trình bày.
- HS cả lớp nhận xét về độ đúng mực của các hành vi của các bạn trong các câu chuyện được kể.
 - HS nghe, ghi nhớ.
- Mỗi đội chuẩn bị tình huống
- Đại diện từng tổ lên diễn, HS các nhóm trả lời.
TUẦN 21
Bài 10
BIẾT NÓI LỜI YÊU CẦU, ĐỀ NGHỊ
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Giúp HS hiểu được:
Cần nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống phù hợp. Vì như thế mới thể hiện sự tôn trọng người khác và tôn trọng bản thân mình.
2. Thái độ, Tình cảm
Quý trọng và học tập những ai biết nói lời yêu cầu, đề nghị phù hợp.
Phê bình, nhắc nhở những ai không biết hoặc nói lời yêu cầu, đề nghị không phù hợp .
3. Hành vi
Thực hiện nói lời yêu cầu, đề nghị trong các tình huống cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
Kịch bản mẫu hành vi cho HS chuẩn bị.
Phiếu thảo luận nhóm. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
TIẾT 1
CÁC HOẠT ĐỘNG
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
Hoạt động 1
QUAN SÁT MẪU HÀNH VI
Hoạt động 2
ĐÁNH GIÁ HÀNH VI
Hoạt động 3
TẬP NÓI LỜI ĐỀ NGHỊ, YÊU CẦU.
- Gọi 2 em lên bảng đóng kịch theo tình huống sau. Yêu cầu cả lớp theo dõi.
Giờ tan học đã đến. Trời mưa to. Ngọc quên không mang áo mưa. Ngọc đề nghị Hà:
* Bạn làm ơn cho mình đi chung áo mưa với. Mình quên không 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA dao duc lop 2 ca nambgls.doc