Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 10 - Bài: Chăm chỉ học tập (tiết 2)

I. Mục tiêu:

 - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.

 - Biết được lợi ích của chăm chỉ học tập

 -Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.

 - HS thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.HS KG biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.

 II. Đồ dùng dạy học: -Phiếu thảo luận nhóm.

 -Đồ dùng trò chơi sắm vai.

III.Hoạt động dạy học:

 1.Bài cũ:-Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?

 -Em đã làm gì thể hiện chăm chỉ học tập?

 

doc 4 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1905Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Đạo đức 1 - Tuần 10 - Bài: Chăm chỉ học tập (tiết 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠO ĐỨC(10):	CHĂM CHỈ HỌC TẬP(t.2)
I. Mục tiêu:
 - Nêu được một số biểu hiện của chăm chỉ học tập.
 - Biết được lợi ích của chăm chỉ học tập 
 -Biết được chăm chỉ học tập là nhiệm vụ của học sinh.
 - HS thực hiện chăm chỉ học tập hằng ngày.HS KG biết nhắc bạn bè chăm chỉ học tập hằng ngày.
 II. Đồ dùng dạy học: -Phiếu thảo luận nhóm.
	 -Đồ dùng trò chơi sắm vai.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Bài cũ:-Chăm chỉ học tập có ích lợi gì?
	 -Em đã làm gì thể hiện chăm chỉ học tập?
2. Hoạt động 1: Đóng vai
Mục tiêu: Giúp học sinh có khả năng ứng xử trong các tình huống của cuộc sống.
* Cách tiến hành:
1. Giáo viên yêu cầu các nhóm thảo luận để sắm vai trong tình huống.
Hôm nay khi Hà chuẩn bị đi học cùng bạn thì bà ngoại đến chơi. Đã lâu Hà chưa gặp đựơc bà nên Hà mừng lắm Hà băn khoăn không biết nên làm thế nào?
Giáo viên nhận xét.
- Giáo viên kết luận: Hà nên đi học. Sau buổi học Hà về chơi và nói chuyện với bà.
* Giáo viên nêu một số tình huống tương tự.
* Giáo viên kết luận: Học sinh cần phải đi học đều và đúng giờ
3. Hoạt động 2: Thảo luận nhóm
Mục tiêu: Giúp học sinh bày tỏ thái độ đối với các ý kiến liên quan đến các chuẩn mực đạo đức.
Cách tiến hành:
Giáo viên nêu yêu cầu các nhóm thảo luận để bày tỏ thái độ tán thành hay không tán thành.
a. Chỉ những bạn học không giỏi mới cần chăm chỉ.
b. Cần chăm chỉ học hằng ngày và khi chuẩn bị kiểm tra.
c. Chăm chỉ học tập là góp phần vào thành tích học tập của tổ, của lớp.
d. Chăm chỉ học tập là hằng ngày phải học đến khuya.
* Giáo viên kết luận
4. Hoạt động 3: Phân tích tiểu phẩm
Mục tiêu: Giúp học sinh đánh giá hành vi chăm chỉ học tập và giải thích.
* Cách tiến hành
Giáo viên mời lớp xem tiểu phẩm do một số bạn của lớp diễn
Nội dung: Trong giờ ra chơi bạn An cắm cúi làm bài tập. Bạn Minh thấy vậy liền bảo: “ Sao cậu không ra chơi mà làm việc gì vậy?” An trả lời: 
“Mình tranh thủ làm bài tập để về nhà không phải làm nữa và được xem ti vi cho thoả thích”
Bình quay sang nói với cả lớp: “Các bạn ơi đây có phải chăm chỉ học tập không nhỉ?”
Giáo viên hướng dẫn phân tích tiểu phẩm.
- Làm bài trong giờ ra chơi có phải là chăm chỉ học tập không? Vì sao?
- Em có thể khuyên bạn như thế nào?
* Giáo viên kết luận: Giờ ra chơi dành cho học sinh vui chơi, bớt căng thẳng trong học tập. Vì vậy không nên dùng thời gian đó để làm bài tập. Chúng ta cần khuyên bạn nên “giờ nào việc nấy”.
- Các nhóm thảo luận: Cách ứng xử, phân vai cho nhau.
- Các nhóm lên trình bày.
Lớp nhận xét
a. Không tán thành.
b. Tán thành.
c. Tán thành.
d.Không tán thành.
- Học sinh quan sát vở diễn.
-Nhiều hs trả lời.
-Chọn lời khuyên hay nhất.
Kết luận chung: Chăm chỉ học tập là bổn phận của người học sinh đồng thời cũng là để giúp cho các em thực hiện tốt hơn đầy đủ hơn quyền được học tập của mình.
Dặn dò: Bài sau: Quan tâm giúp đỡ bạn bè.
	Nhận xét tiết học.
ĐẠO ĐỨC(8)	CHĂM LÀM VIỆC NHÀ(T.2)
I. Mục tiêu: - Trẻ em có bổn phận tham gia làm những việc nhà phù hợp với khả năng để giúp đỡ ông bà, cha mẹ.
 - Tham gia một số việc nhà phù hợp với khả năng.
HS khá giỏi: Nêu được ý nghĩa của làm việc nhà.Tự giác tham gia làm việc nhà phù hợp với khả năng.
II. Đồ dùng dạy học: Thẻ đỏ- xanh
	 Bảng phụ ghi các tình huống.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng
Hãy nêu những việc em thường làm để giúp đỡ bố mẹ ở nhà?
Khi được bố mẹ giao công việc em nên làm thế nào?
2.Bài mới: Chăm làm việc nhà(t.2)
Hoạt động 1:
- Các nhóm thảo luận sau đó đóng vai
Tình huống 1: Lan đang giúp mẹ trông em thì các bạn đến rủ đi chơi thì Lan sẽ làm gì?
Tình huống 2: Mẹ đi làm về muộn. Bé Lan sắp đi học mà chưa ai nấu cơm cả. Nam phải làm gì?
Tình huống 3: Ăn cơm xong mẹ bảo Hoa đi rửa bát nhưng ti vi chiếu phim hay. Bạn hãy giúp Hoa đi.
Tình huống 4: Các bạn đã hẹn trước với Sơn sang nhà vào sáng nay nhưng bố mẹ đi vắng, bà lại ốm Sơn được giao chăm sóc bà. Sơn phải làm gì bây giờ.
- Các nhóm học sinh thảo luận chuẩn bị đóng vai xử lý tình huống.
- Lan không nên đi chơi mà ở nhà trông em giúp mẹ
- Nam có thể đặt nồi cơm nhặt rau giúp mẹ, để mẹ có thể giúp nấu cơm nhanh chóng.
- Hoa rửa bát rồi đi xem phim tiếp
- Sơn có thể điện thoại xin lỗi các bạn. Vì bà Sơn ốm rất cần sự chăm sóc 
* Đại diện nhóm lên đóng vai và trình bày kết quả thảo luận.
Kết luận: Khi được giao làm bất cứ công việc nhà nào các em cần phải hoàn thành công việc đi rồi mới làm những việc khác.
Hoạt động 2:
- Điều này đúng hay sai
a. Làm việc nhà là trách nhiệm của người lớn trong gia đình
b. Trẻ em không phải làm việc nhà
c. Cần làm tốt việc nhà khi có mặt cũng như khi vắng mặt người lớn.
d. Tự giác làm việc nhà phù hợp
e. Trẻ em làm những việc phù hợp với khả năng.
Hoạt động 3: Thảo luận
- Ở nhà em làm những công việc gì?
- Kết quả ra sao?
- Những công việc đó do bố mẹ phân công hay tự giác làm?
- Trước những công việc đó em đã làm bố mẹ tỏ thái độ như thế nào?
- Em có mong muốn được tham gia vào những công việc nào? Vì sao?
- Đúng giơ cờ đỏ,sai giơ cờ xanh
- Nhóm 4
- Học sinh tự trả lời
- Những công việc đó do bố mẹ phân công
- Bố mẹ rất hài lòng
- Vì em đó là những công việc vừa với sức và khả năng của mình
* Kết luận: Hãy làm những việc nhà phù hợp với khả năng và bày tỏ nguyện vọng muốn được tham gia của mình đối với cha mẹ.
Hoạt động 4: Củng cố dặn dò:
 Về nhà thực hành chăm làm việc nhà.
 Nhận xét tiết học.
 Chuẩn bị bài tiết sau:Chăm chỉ học tập

Tài liệu đính kèm:

  • docDD - CHAM CHI HOC TAP(TT)TUAN10.doc