Giáo án Đại Số 8 - Tương Văn Hùng

I MỤC TIÊU

 1. Kiến thức.

 - HS nắm được qui tắc nhân đơn thức với đa thức

 2. Kĩ năng.

 - Thực hiện thành thạo phép nhân đơn thức với đa thức

 3.Thái độ.

II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH .

 1.Chuẩn bị của giáo viên

 - Soạn bài

 2. Chuẩn bị của học sinh

 - Ôn qui tắc nhân một số với một tổng, nhân hai luỹ thừa cùng cơ số

III. TIẾN TRÌNH GIỜ HỌC

 

doc 65 trang Người đăng honganh Lượt xem 1413Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đại Số 8 - Tương Văn Hùng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
]=x(x-y-3)(x+y+3)
b.2x-2y-x2+2x-y2=2(x-y)-(x2-2xy-y2)
 =2(x-y)-(x-y)2=(x-y)(2-x-y).
Bài 57:phân tích thành nhân tử
x2-4x+3
x2-x-6
x4+4
HS thảo luận nhóm để giảI các bài tập trên.
Đại diện các nhóm trình bày.
a.x2-4x+3=(x2-3x)-(x-3) 
 =x(x-3)-(x-3)
=(x-3)(x-1).
b.x2-x-6=x2-4-x-2
 =(x-2)(x+2)-(x+2)
 =(x+2)(x-1).
c.x4+4=x4+4x2+4-4x2
 =(x2+2)2-(2x)2
 =(x2+2x+2)(x2-2x+2).
GIảI bài tập 55. Tìm x
x3-? =0.
(2x-1)2-(x+3)2=0.
HS cả lớp nháp bài, 2 HS lên bảng thực hiện:
a.x3-?x=0ịx(x2-?)=0ịx=0 hoặc x=?.
b.(2x-1)2-(x+3)2=0
Û(2x-1-x-3)(2x-1+x+3)=0
Û(x- 4)(3x+2)=0ịx-4=0 hoặc 3x+2=0 hay x=4 hoặc x=-2/3
IV. Củng cố
Giáo viên hệ thống lại các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử.
Lưu ý những lỗi thường gặp khi phân tích đa thức thành nhân tử.
V. Hướng dẫn ở nhà
- Ôn bài theo sgk, vở ghi
- Làm bài tập 56 sgk , bài tập 34-37 sbt trang7.
- Hướng dẫn học sinh giảI bài tập 38 sgk.
Cho a+b+c=0. CMR: a2+b2+c2=3abc
Từ a+b+c=0ịa+b=-c ị(a+b)3=(-c)3
Hay: a3+3a2b+3ab2+b3=-c3
 a3+b3+c3+=-3ab(a+b)
 a3+b3+c3=-3ab-(-c)=3abc.
=====================================
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiết 14. Chia đơn thức cho đơn thức
I.Mục tiêu.
1. Kiến thức:
- HS hiểu được k/n đa thức A chia hết cho đa thức B
- HS nắm vững khi nào đơn thức A chia hết cho đơn thức B
2. Kỹ năng: hs thực hiện thành thạo phép chia đơn thức cho đơn thức.
3. TháI độ: cẩn thận, chính xác khi thực hiện phép tính.
II. Chuẩn bị: Phiếu học tập
III.Lên lớp 
1.Kiểm tra bài cũ
HS1: hãy cho biết a chia hết cho b khi nào?
HS2:Muốn chia 2 luỹ thừa cùng cơ số ta làm như thế nào.
2.Bài mới.
 Hoạt động của thầy 	 Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Điều kiện chia hết của đa thức.
-Cho đa thức A, đa thức B. Khi nào A ---Chia hết cho B?
-Gọi học sinh trả lời
-GV sửa chữa, giới thiệu điều kiện để đa thức a chia hết cho đa thức B.
-Suy nghĩ, vận sdụng tính chất chia hết của số để trả lời.
-Trả lời ( có thể chưa rõ ràng)
-HS ghi vở: đa thức A chia hết cho đa thức B nếu tồn taị đa thức Q mà A=B.Q
Hoạt động 2: quy tắc
-Củng cố lại phép chia 2 luỹ thừa cùng cơ số.
- Cho học sinh làm bài tập ?1 sgk
- Gọi các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, sưả chữa 
Đáp: a) x; b) 5x2; c)x2
- Cho học sinh làm ?2
- Hướng dẫn cụ thể cách chia và yêu cầu học sinh làm bài.
Từ vd ?2 cho học sinh phát biểu quy tắc.
Giáo viên sửa chữa, củng cố.
Hoạt động 3: Vận dụng
Cho cả ớp làm bài ?3
-Gọi hs lên bảng thực hiện. Giám sát hs dưới lớp làm bài.
-Nhận xét, sửa chữa.
- Cho HS giảI bài tập 60;61 sgk
- Lưu ý HS vận dụng quy tắcmột cách linh hoạt, chính xác
- Học sinh ôn tập lại phpé chia 2 luỹ thừa cùng cơ số.
- Học sinh hoạt động nhóm giảI bài tập ?1
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Các nhóm nhận xét.
Học sinh lên bảng thực hiện giảI ?1
15x2y2:5xy2=
12x3y:9x2=--y=xy
HS páht biểu quy tắc chia đơn thức cho đơn thức(2-3 em)
Cả lớp ghi đề và làm vào vở
2 hs lên bảng thực hiện
15x3y5z:5x2y3=3x2y2z
P= 12x4y2L-9xy2)=-x3
Tại x= -3; y=1,005; Giá trị của P là:
P=-.(-3)3=36
Học sinh thực hiện giảI bài tập theo yêu cầucủa giáo viên.
IV. Củng cố.
Nêu lại cách chia 2 luỹ thừa cùng cơ số
Nhắc lại quy tắc chia đơn thức cho đơn thức.
V. Hướng dẫn ở nhà
- Ôn bài theo sgk và vở ghi
- GiảI bài tập 59;62sgk và bài tập 39;43 trong sbt
- Chuẩn bị bài chia đa thức cho đơn thức.
	 Ngày soạn: 
 Ngày dạy:
Tiết 15	chia đa thức cho đơn thức
I.Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh nắm được điều kiện đủ để đa thức chia hết cho đơn thức
- Nắm vững quy tắc chia đa thức cho đơn thức
2. Kỹ năng:Biết chia đa thức cho đơn thức thành thạo
3. TháI độ: Rèn luyện tính cẩn thận
II. Chuẩn bị
- GV: soạn bài đầy đủ
- Học sinh: phiếu học tập
III. Lên lớp:
Kiểm tra bài cũ
HS 1: Thực hiện phép chia:x3y3(-x2y3)
HS 2: Hãy viết 1 đa thức có các hạng tửchia hét cho 5xy2
2.Dạy học bài mới
Hoạt động của thầy	Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Quy tắc
 -Cho học sinh hoạt động nhóm giảI ?1 sgk
-Gọi các nhóm trình bày, nhận xét bài của nhau.
-Nhận xét bài của từng nhóm
-Đa thức A chia hết cho đơn thức B khi nào?
- Gv củng cố
-Cho HS páht biểu quy tắc chia đa thức cho đơn thức
-Cho cả lơpd làm bài tập 64 sgk
-Gọi 2 HS lên bảng thực hiện
Đáp:a) –x3+-2x; b) -2x2+4xy+6y2
- Gv sửa chữa, củng cố
Hoạt động 2: áp dụng
-Cho học sinh giảI ?2
- GV: em có nhận xét gì về bài làm của bạn
-GV: để thực hiện chia đa thức cho đơn thức ta có thể làm những cách nào?
- GV nhận xét,sửa chữa. Cho HS giảI bài tập.
-Hoạt động theo nhóm để giải?1
-Đại diện các nhóm trình bày kết quả, nhận xét.
-Trả lời: khi mỗi hạng tử của a chia hết cho B
Học sinh phát biểu quy tắc(3-4 em)
Ghi quy tắc vào vở
Học sinh cả lớp nháp bài 64, 2 HS lên giảI câu a;b.
HS nhận xét bài của bạn.
HS thực hiện giảI ?2
HS trả lời
HS trả lời: chia từng hạng tử hoặc phân tích đa thức thành nhân tử rồi chia.
HS lên bảng thực hiện
*[3(x-y)4+2(x-y)3-5(x-y)2](y-x)2
=(x-y)2[3(x-y)2+2(x-y)3-5]
HS nhận xét bài của bạn.
3.Củng cố:
Nêu lại quy tắc chia đa thớc cho đơn thức
HS giảI bài tập 66 sgk
4.Hướng dẫn ở nhà:
- Ôn bài theo sgk, vở ghi.
- Làm các bài tập: 44,45,46 sbt trang 8.
- Chuẩn bị bài 12: chia đa thức một biến đã sắp xếp.
====================&&===================
 Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tiết 16 Chia đa thức một biến đa sắp xếp
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS hiểu được thế nào là phép chia hết, phép chia có dư
-Nắm vữg quy tắc chia đa thức một biến đã sắp xếp.
2. Kỹ năng: Biết chia thành thạo đa thức một biến đã sắp xếp.
II. Chuẩn bị:
1. GV: sgk, soạn bài
2. Học sinh: sgk, phiếu học tập, vở nháp.
III. lên lớp:
1.Kiểm tra bài cũ: Thực hiện phép chia.
HS1: (5xy2+9xy-x2y2):(-xy)
HS2: (x3+8y3):(x+2y)
2.Bài mới:
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Hoạt động1: K/N phép chia hết
GV: Khi nào thì đa hức A chia hết cho đa thức B
Gv lấy ví dụ: thực hiện phép chia:
2x4-13x3+15x2+11x-3:x2-4x-3
Hướng dẫn học sinh cách thực hiện.
Yêu cầu hs xác định hạng tử có bậc cao nhất của đa thức bị chia và đa thứ chia rồi thực hiện phép chia.
Yêu cầu học sinh trình bàycách tìm số dư như cách chia số tự nhiên.
Hướng dẫn học sinh thực hiện đến khi được dư bằng 0.
Củng cố lại 1 lần nữa cách thực hiện phép chia
Cho HS làm bài ? trong sgk
Lưu ý HS có thể nhân hoặc chia.
GV kiểm tra.
Hoạt động 2: Phép chia có dư
- yêu cầu học sinh thực hiện phép chia:
5x3-3x2+7 : x2+1
Yêu cầu học sinh giải thích vì sao không thể thực hiện tiếp phép chia
-5x+10: x2+1
GV giới thiệu phép chia có dư.
A=B.Q+R
Với cặp Q,R làd duy nhất và bậc của R nhỏ hơn bậc của B
HS nhắc lại điều kiện chia hết của đa thức.
Ghi đề và nháp bài
HS làm theo hướngdẫn của giáo viên.
2x4-13x3+5x2ở+11x-3 x2-4x-3
2x4-8x3-6x2 2x2-5x+1
 0-5x3+21x2+11x-3
 -5x2+20x2+15x 
 x2-4x-3 
 x2-4x-3 
 0 
- Hs đọc đề và giải
- Trả lời và đối chiếu kết quả với bạn.
ghi đề và nháp bài
1 HS lên bảng thực hiện:
5x3-3x2+ 7 x2+1
5x3 +5x 5x-3
 -3x2 -5x +7
 -3x2 -3
 -5x+10
- HS giảI thích
- Ghi nhớ chú ý: với 2 đa thức A, B (B≠0)tồn tại duy nhất cặp đa thức Q và R mà: A=B.Q+R( Bạc của R<bậc của B)
 3. Củng cố.
- cho học sinhiảI bài tập 67;68a,b sgk
- Củng cố lại cách chia đa thức cho đa thức
( lưu ý HS có thể phân tích thành nhân tử rồi chia)
4.Hướng dẫn ở nhà.
- Ôn bài theo sgk, vở ghi.
- Làm các bài tập 69-73 sgk trang 32
- Hướng dẫn học sinh giảI bài tập 74
Thực hiện phép chia đa thức: 2x3-3x2+a: x+2 được dư là:a-30
Để 2x3-3x2+x+a chia hết cho x+2 thì dư phảI bàng 0, tứclà:a-30=0ịa=30là:30
 ====================================
 Ngày soạn:
 Ngày dạy:
Tiết 17. Luyện tập
I. Mục tiêu.
1. Kiến thức: ôn tập củng cố các kiến thức và pgép chia đa thức, đơn thức
2. Kỹ năng: rèn kuyện kỹ năng chia đơn thức cho đơn thức, chia da thức cho đơn thức, chia đa thức 1 biến đã sắp xếp.
3. Thái độ: Rèn luyện thái độ cẩn thận, nghiêm túc chính xác khi giải toán.
III.Chuẩn bị:
1.Giáo viên: sgk, sgv.
2. Học sinh: SGK, vở ghi, vở nháp, ôn bài ở nhà, phiếu học tập.
III. Lên lớp: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Chữa bài tập
+ Gọi học sinh lên bảng giảI bài tập 68
+ GV kiểm tra việc làm bài tập ở nhà của học sinh
+ Gọi học sinh nhận xét
+ GV nhận xét, sửa chữa, uốn nắn sai sót của HS . Nhắc lại một số hằng đẳng thức
+ GV hướng dẫn nhanh bài tập 68c( đổi dấu: y – x = -( x- y) )
2. Hoạt động 2: Tổ chức luyện tập
+ GV ghi đề bài 70 trên bảng. Thực hiện phép chia:
a. ( 25x5 – 5x4 +10x2) : 5x2
b. ( 15x3y2- 6x2y – 3x2y2) : 6x2y
+ GV hướng dẫn HS có thể chia theo quy tắc, hoặc đặt nhân tử chung( Gọi HS nhắc lại quy tắc chia đơn thức cho đơn thức, đa thức cho đa thức)
+ Yêu cầu HS lên bảng thực hiện
+ GV nhận xét sửa chữa.
b/ Bài tập 72 SGK. GV ghi đề bài 72: Thực hiện phép chia
( 2x4+x3- 3x2+5x-2): (x2-x+1)
+ GV yêu cầu HS nêu quy tắc chia đa thức một biến đã sắp xếp.
+ GV củng cố lại quy tắc, hướng dẫn HS thực hiện
+ Gv nhận xét sửa chữa, đặc biệt lưu ý HS khi thực hiện phép trừ mà số trừ có dấu ( - ).
c/ Bài tập 73 
+ Yêu cầu HS hoạt động nhóm giảI bài tập 73
+ GV quan sát, hướng dẫn các nhóm thực hiện
+ Nhận xét hoạt động của các nhóm, đánh giá kết quả, sửa chữa sai lầm cho từng nhóm
+ Củng cố bài học
+ Học sinh chuẩn bị lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
+ HS lên bảng thực hiện ( 2 em), lớp quan sát
+ HS nhận xét bài làm của bạn
a.( x2 + 2xy + y2): ( x+y) = x + y
b. (125x3 +1) : ( 5x +1 ) = 25x2+5x +1
+ Học sinh ghi vở, ghi nhớ cách giải câu c
a. Bài tập 70
+ Học sinh cả lớp nháp bài
+ Học sinh đứng tại chỗ nhắc lại quy tắc chia đơn thức, đa thức
+ Hai HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV
a. 5x3 – x2 +2
b. xy – 1 - y
+ Học sinh nhận xét, nêu những sai lầm thường gặp
b/ Bài tập 72
+ HS ghi đề bài vào vở và nháp bài
+ HS lên bảng thực hiện phép chia:
2x4+x3-3x2+5x-2
2x4-2x3+2x2
 3x3-5x2+5x-2
 3x3-3x2+3x
 -2x2+2x-2
 -2x2+2x-2
 0
+ Học sinh nhận xét, sửa chữa và ghi bài vào vở.
c/ Bài tập 73 SGK
+ HS hoạt động nhóm giảI bài tập trên phiếu học tập.
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả, các nhóm nhận xét và thống nhất kết quả
Đáp: a. 2x+3y
 b. 9x2+3x+1
 c. x - 3
IV. Củng cố
+ Nhắc lại quy tắc chi đa thức, đơn thức
+Lưu ý HS một số sai lầm thường gặp
V. Hướng dẫn ở nhà.
+ Hướng dẫn HS giải bài tập 74: Tìm số dư khi chia 2x3-3x2+x+a cho x+2 rồi cho số dư đó bằng 0 ị Tìm a
+ Yêu cầu HS ôn bài theo SGK và vở ghi
+ Chuẩn bị đề cương ôn tập chương I; Làm các bài tập: 75; 77; 78; 79; 80 SGK.
 =======================================
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
Tiết18 Ôn tập chương I
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
Hệ thống hoá các kiến thức cơ bản trong chương I : Nhân chia đơn đa thức, Hằng đẳng thức đáng nhớ, phân tích đa thức thành nhân tử.
2. Kỹ năng:
Rèn luyện kỹ năng thực hành giải toán, vận dụng lý thuyết vào bài tập.
3. TháI độ: Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác trong giải toán
II. Chuẩn bị
1.Giáo viên: Bảng phụ ghi bảy hằng đẳng thức, bài tập trắc nghiệm
2.Học sinh: Làm đề cương ôn tập
 III. Lên lớp:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1. Ôn tập lý thuyết(20 phút)
+ Cho HS ôn tập theo các câu hỏi trong SGK
Gọi HS nhắc lại các quy tắc nhân, chia đa thức, đơn thức
+ Dùng bảng phụ cho HS phát biểu lại các hằng đẳng thức đáng nhớ.
+ Hệ thống các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử. Lưu ý phương pháp: Đặt nhântử chung và dùng HĐT
+ Nhắc lại điều kiện chia hết của đa thức.
GV củng cố, lưu ý HS một số sai lầm thường gặp khi phân tích đa thức thành nhân tử, nhân chia đa thức.
Hoạt động 2: Giải bài tập
- Ghi đề 75 lên bảng
- Nhắc lại một lần nữa quy tắc nhân đơn thức với đa thức, gọi Hs lên bảng thực hiện.
- Nhận xét củng cố.
- Ghi đề, hướng dẫn học sinh thực hiện.
- Lưu ý học sinh khi bỏ ngoặc, đổi dấu, vận dụng HĐT vào phép tính.
- Ghi đề bài 81: tìm x biết:
a.x(x2-4)=0
b. (x+2)2-(x-2)(x+2)=0.
- Hướng dẫn học sinh phân tích các biểu thức vế trái thành nhân tử rồi sử dụng tính chất: a.b=0ịa=0 hoặc b=0.
- Nhận xét, uốn nắn các sai sót của học sinh.
- Cho học sinh giải bài tập trắc nghiệm.: (y3+3y+2)(y+1): ( ( y+1)2 = 
a.y+2; b. y-2; c. 2y-1; d. –y+2 
* Ghi đề bài 83 trên bảng: Tìm n ẻ Z để 2n2 – n + 2 chia hết cho 2n + 1
+ GV hướng dẫn để HS thực hiện
Chia đa thức 2n2 – n + 2 cho đa thức 2n+1. Tìm phần dư( Phân số)
Chỉ ra 2n+1 là ước của 3, từ đó tìm n
GV cho học sinh nhận xét, sau đó GV nhận xét sửa chữa, uốn nắn những sai sót của HS
3.Hoạt động 3: Củng cố
+ Nhắc lại về các hằng đẳng thức, các phương pháp phân tích đa thức thành nhân tử
+ Lưu ý HS phép chia đa thức, vận dụng các hằng đẳng thức vào phép tính giá trị biểu thức, tìm giá trị của x
+ Học sinh dùng đề cương đã làm trao đổi, ôn tập các kiến thức đã học
+ Học sinh thực hiện theo các yêu cầu của GV
+ Học sinh nêu những thắc mắc, băn khoăn khi làm toán.
2. Giải bài tập
* Bài tập 75. Làm tính nhân
a. 5x2( 3x2 – 7x + 2) = 
 = 15x4 – 35x3 +10x2
b. (2x2 – 3x)( 5x2 – 2x +1) = 
 = 10x4 – 4x3 + 2x2 – 15x3 + 6x2 – 3x
 = 10x4 – 19x3 + 8x2 – 3x
* Bài tập 81 SGK. Tìm x biết
a. Û x= 0 hoặc x2-4=0
Suy ra x = 0, x= 2 hoặc x = -2
b. (x+2)2-(x-2)(x+2)=0.
 Û ( x + 2)( x+2 – x+2) = 0
 Û 4( x+2) = o
 Û x = -2
HS nhận xét bài làm của bạn và thực hiện giải bài trắc nghiệm
Đáp án: y +2
* Bài tập 83.Tìm n ẻ Z để 2n2 – n + 2 chia hết cho 2n + 1
+ HS ghi đề vào vở và nháp bài theo hướng dẫn của GV
Ta có:
Để phép chia 2n2 – n + 2 cho 2n + 1 là phép chia hết thì 2n +1 phải là ước của 3. Mà U(3) = {-3; -1; 1; 3}, do đó:
Nếu 2n+1 = -3 ị n = -2
Nếu 2n+1 = -1 ị n = -1
Nếu 2n +1= 1 ị n = 0
Nếu 2n+1 = 3 ị n = 2
IV. Hướng dẫn học ở nhà
+ Ôn tập các kiến thức lí thuyết trong chương và xem các bài tập đã giải
+ Chuẩn bi tốt cho bài kiểm tra chương I. Chú ý các phần : Hằng đẳng thức, phân tích đa thức thành nhân tử, phép nhân và chia đa thức
================&=================
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết 19 Kiểm tra chương I
I. Mục tiêu
+ Đánh giá việc tiếp thu các kiến thức sau khi học chương I, cụ thể là: Phép nhân ,chia đa thức, các hằng đẳng thức đáng nhớ; phân tích đa thức thành nhân tử
+ Kiểm tra đánh giá kỹ năng thực hành giải toán, kĩ năng vận dụng kiến thứclí thuyết vào giả toán.
II. Đề bài
Họ và tên:
Lớp:.
Đề kiểm tra chương I
Môn: Đại số 8
Thời gian: 45 phút
************
đề bài
I.phần trắc nghiệm
Câu I/ Hãy khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng.
Giá trị biểu thức : A = 16x2y3 : (-4xy3) tại x= 1000 ,y= 9999 là :
A.2764 B.(-1000) C.(-4000) D.9999
Câu2/ Hãy điền vào dấu chấm để được đẳng thức đúng:
a/ 9x2 +........+........ = (......+ 2y)2
b/ .......... +16x2 + 64x4 = (........ +.......)2
c/ ......... - .......... = (4x +.......)(........- 1)
Câu3 /Hãy điền chữ đúng (Đ) hoặc sai (S) vào ô vuông đứng trước câu trả lời đúng.
a/ Nếu x(x-2) =0 thì x= 0 và x=-2
b/ Biểu thức : 872+732-272-132 bằng 12700
c/ Dư trong phép chia đa thức x2 +2x +5 cho đa thức x+1 là 4
d/ Giá trị biểu thức x2 -y2 tại x=87 , y= 13 là 6400
II.phần tự luận
Câu4/ Tìm x biết:
a/ 4x2- 9 = 0 b/ (x-5)(x+5) -x2+3x +13 =0
Câu5. a/ Chứng minh rằng giá trị biểu thức sau không phụ thuộc vào giá trị của biến: x(x2+x+1)-x2(x +1) -x +5.
b/ Phân tích các đa thức sau thành nhân tử: f(x)= x3 +4x2 +4x; g(x) =x2 +4x +3 
c/ Cho a +b +c =1, = 0. Tính giá trị biểu thức :
 A = a2 +b2 +c
 III. Biểu chấm
Câu1. 1 điểm
Câu2. 1,5 điểm ( Đúng một ý cho 0,5 điểm)
Câu3. 1,5 điểm (Đúng một ý cho 0,5 điểm)
Câu4. 3 điểm (Đúng một câu cho 1,5 điểm)
Câu5. 2 điểm
Câu6. 1 điểm
--------------------------------&-----------------------------------
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 20. Phân thức đại số
A. Mục tiêu
1. Kiến thức: 
- Học sinh hiểu rõ khái niệm phân thức đại số
- Học sinh có khái niệm về 2 phân thức bằng nhau để nắm vững tính chất cơ bản của phân thức 
2. Kỹ năng: Kỹ năng nhận biết phân thức đại số
3. TháI độ: Yêu thích môn toán, tò mò khi học toán.
B. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh
- Giáo viên: 
- Học sinh: Ôn về biểu thức phân, biểu htức nguyên, định nghĩa 2 phân số bằng nhau
C.Tiến trình bài giảng
	Đặt vấn đề: Chương I đã cho ta thấy trong tập các đa thức không phải mỗi đa thức đều chia hết cho mọi đa thức ạ 0.Cũng giống như tập hợp các số nguyên không phải mỗi số nguyên đều chia hết cho mọi số nguyên ạ 0. Nhưng thêm các phân số vào tập hợp số nguyên thì phép chia cho mọi số ạ 0 đều thực hiện được ở đây ta cũng thêm vào tập hợp những phân tử mới tương tự như phân số mà ta sẽ gọi là phân thức đại số. Dần dần qua từng bài học của chưng này, cuối cùng ta sẽ thấy rằng trong các tập phân thức đại số, mỗi đa thức đều chia được cho mọi đa thức khác.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Định nghĩa
-Giáo viên ghi các biểu thức sau vào bảng phụ.
a) 4x-7 
 2x3+4x-5	
b) 
b) 15
 3x2-7x+8
c) x-12
 1
- Giáo viên treo bảng phụ
- Yêu cầu học sinh quan sát
Các biểu thức như thế được gọi là phân thức đại số.
- Phát biểu chính xác định nghĩa phân thức đại số.
- Yêu cầu 2 học sinh nhắc lại định nghĩa phân thức đại số
?1 Em hãy viết 1 phân thức đại số
?2 ! số thực a bất kỳ có phảI là một phân thức không? vì sao?
- Giáo viên khẳng định thêm số 0, số1 cũng là phân thức đại số
Hoạt động 2: Hai phân thức bằng nhau.
Trên tập hợp các phân số có những phân số bằng nhau
Em hãy nhắc lại định nghĩa 2 phân số bằng nhau?
Trên tập hợp các phân thức đại số ta cũng định nghĩa 2 phân thức bằng nhau một cách tương tự. Giáo viên giới thiệu ngay định nghĩa.
?3 Có thể kết luận:
 hay không?
?4 Xét xem 2 phân thức và có bằng nhau không?
Yêu cầu HS lên bảng làm
+ Yêu cầu HS thảo luận nhóm ?5
Y/c các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét bài làm của nhau. Sau đó GV nhận xét sửa chữa uốn nắn sai sót cho HS.
Hoạt động 3: Luyện tập
Yêu cầu HS làm bài 1 SGK ( bài a; b đơn giản. GV yêu cầu HS trình bày bài c;d;e).
Hoạt động 4: Hướng dẫn học ở nhà
Yêu cầu HS:
+ Học thuộc định nghĩa phaan thức đại số, hai phân thức bằng nhau
+ Làm bài tập 2 SGK. GV gợi ý để HS giảI bài tập 2 bằng cách rút gọn phân thức thứ nhất, phân thức thứ 3 bằng phân thức thứ hai.
+ Ôn tập tính chất cơ bản của phân số.
- Quan sát các biểu thức trong bảng phụ và lắng nghe.
Định nghĩa SGK.
- Mỗi học sinh viết vào vở nháp 1 phân thức đại số.
Ví dụ:
Mỗi số thực được coi là phân thức có mẫu số là 1.
Đáp: Û ad = bc
Định nghĩa: nếu AB = CD
+ HS suy nghĩ giải ?3 và ?4 trong SGK
HS lên bảng thực hiện
+ Ta có: vì 3x2y.2y2=6xy3.x
+ Ta có: x(3x+6) = 3x2 + 6x 
 3(x2 +2x) = 3x2 + 6x 
nên: = 
HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
c/ (x+2)(x2-1) = (x+2)(x-1)(x+1)
d/ ( x2-x-2)(x-1) = (x+1)(x-2)(x-1)
 = (x+1)(x2-3x+2)
e/ x3+8 = (x+2)(x2-2x+4)
================================= 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 21.
Bài2 Tính chất cơ bản của phân thức đại số
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
+ HS nắm vững tính chất cơ bản của phân thức để làm cơ sở cho việc rút gọn phân thức
+ HS hiểu được qui tắc đổi dấu suy ra được từ T/C cơ bản của phân thức, năm vững và vận dụng tốt qui tắc này.
2. Kỹ năng: + Kỹ năng rút gọn phân thức
+ Kỹ năng đổi dấu của phân thức.
II. Chuẩn bị
1. GV: Soạn bài, đọc thêm cuốn: “Đa thức- Phân thức- Phương trình đại số” 
2. HS: Ôn lại tính chất cơ bản của phân số
II. Lên lớp
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Tính chất cơ bản của phân thức đại số
+ Yêu cầu HS làm ?1 SGK ( Nhắc lại tính chất cơ bản của phân số)
+ Y/c học sinh giảI ?2 và ?3 SGK
Từ đó cho HS phát biểu T/c cơ bản của PTĐS
GV quan sát HS làm, giúp đỡ HS yếu kém cùng làm.
Yêu cầu 3 HS nhắc lại T/c cơ bản của PTĐS
Hoạt động2: GiảI ?4 SGK. 
Cho HS hoạt động nhóm giảI ?4 để củng cố T/C cơ bản của PTĐS.
+ GV củng cố sữa chữa những sai sót của HS.
Hoạt động3: Qui tắc đổi dấu
GV giới thiệu: Từ đẳng thức em hãy phát biểu qui tắc đổi dấu?
+ Yêu cầu 2 HS nhắc lại
Củng cố: Y/c học sinh giảI ?5 SGK
GV: dựa vào qui tắc nào em đã tìm được 2 đa thức điền vào chỗ trống?
Cho HS nhận xét sau đó GV nhận xét sửa chữa.
Hoạt động4: Luyện tập củng cố.
Yêu cầu HS làm bài tập 4 SGK
GV: Bạn Hùng làm sai , em hãy sửa lại cho đúng?
Bài của bạn Lan, Hùng giảI dựa vào kiến thức nào?
Bạn Huy làm sai, em hãy nêu các phương án sửa lại cho đúng.
GV sửa chữa uốn nắn các sai sót của HS và củng cố bài học.
HS chuẩn bị để trả lời các câu hỏi của GV.
HS nêu: Phân số ạ o
HS làm ?2
Đáp ?3:
ị 
HS nêu T/c cơ bản của PTĐS
HS thảo luận nhóm để giảI ?4 SGK. ĐI đến kết quả:
a. Chi cả tử và mẫu cho x - 1
b. Nhân cả tử và mẫu với (-1)
Qui tắc đổi dấu: SGK
HS cả lớp cùng làm ?5
a. 
b.
HS làm bài
+ Lan làm đúng vì đã nhân cả tử và mẫu của vế tráI với x.
+ Hùng làm sai vì đã chia tử của vế tráI cho NTC là x +1 thì cũng phảI chia mẫu của nó cho x+1.
Sửa lại là: 
+ Giang làm đúng( theo qui tắc đổi dấu)
+ Huy làm sai vì:
(x-9)3= [-(9-x)]3 = -(9-x)3
nên: 
IV. Hướng dẫn học ở nhà.
+ Học thuộc tính chất và qui tắc đổi dấu phân thức
+ Làm bài tập 5 SGK và bài tập trong SBT
+ Chuẩn bị bài: Rút gọn phân thức.
=================&================== 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết 22
Bài3. Rút gọn phân thức
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: + HS nắm vững và vận dụng được các qui tắc rút gọn phân thức
+ Bước đầu nhận biết được những trường hợp cần đổi dấu và biết cachs đổi dấu để xuất hiện nhân tử chung của tử và mẫu.
2. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng rút gọn phân thức
3. TháI độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác trong giải toán.
II. Chuẩn bị
1. Giáo viên: Soạn bài đầy đủ
2. Học sinh: Học và làm bài tập phần PTĐS, ôn tập phép rút gọn phân số
III. Tiến trình bài giảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Kiểm tra
C1: Nêu tính chất cơ bản của phân thức
áp dụng: Cho phân thức 
a-Tìm nhân tử chung của cả tử và mẫu:
b- Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung
? hãy rút ra nhận xét về tử và mẫu của phân thức mới về hệ số, số mũ luỹ thừa.
So với hệ số và số mũ tương ứng trong phân thức đã cho.
Hoạt động 2 : 
Chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm 1 bài tập tương tự ?1 ở trên.
Nhóm 1: 
Nhóm 2 : b- 
Nhóm 3: c- 
Nhóm 4: d- 
yêu cầu cách làm: 
Tìm nhân tử chung của cả tr và mẫu
Chia cả tử và mẫu cho nhân tử chung.
- Nhận xét bài làm của học sinh.
Nếu nhóm nào sai thì cần thu bài để sửa sai.
- Các nhóm có kết quả đúng
Giáo viên yêu cầu một nhóm nê

Tài liệu đính kèm:

  • docde thi.doc