Giáo án chuyên Lớp 4+5 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2017-2018 - Lê Hữu Nghĩa

Tiết 1. Lịch sử 5B

 Bình Tây Đại Nguyên Sối –Trương Định

I. Mục tiêu:

- Học sinh biết được Trương Định là thủ lĩnh nổi tiếng của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Với lịng yêu nước, Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết ở lại cùng nhân dân chống Pháp xâm lược.

- Học sinh ghi nhớ sự kiện, nhân vật lịch sử.

- Giáo dục học sinh lịng yêu nước.

II. Chuẩn bị.

- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam.

- Học sinh: Tìm hiểu về nhân vật Trương Định.

III. Các hoạt động dạy- học:

Hoạt động 1. Tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp xâm lược.

- Học sinh thảo luận theo cặp tìm hiểu nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta. (4 phút)

- Đại diện các nhóm trình bày.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Học sinh nêu hiểu biết về nhân vật Trương Định.

- Giáo viên nhận xét kết luận.

- Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát vị trí Quảng Ngãi trên bản đồ.

* Học sinh biết tình hình đất nước ta sau khi thực dân Pháp xâm lược.

Hoạt động 2. Nhận được lệnh vua Trương định có thái độ như thế nào ?

- Học sinh đọc thầm nội dung SGK.

- Giáo viên chia nhóm, giao việc.

- Tổ chức cho học sinh thảo luận nhóm 4 quan sát tranh kết hợp trả lời câu hỏi 1/SGK (5p)

- Đại diện nhóm trình bày kết quả.

- Nhóm khác nhận xét bổ sung.

- Giáo viên nhận xét kết luận.

* Học sinh biết Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp xâm lược.

Rút kinh nghiệm. .

 

docx 91 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 643Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án chuyên Lớp 4+5 - Tuần 1 đến 7 - Năm học 2017-2018 - Lê Hữu Nghĩa", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 thể.
 - HS biết cách ăn thức ăn có đủ chất đạm và chất béo để có cơ thể khỏe mạnh. 
	* Học sinh chưa hoàn thành đọc đúng ghi nhớ.
Chuẩn bị:
	 - GV: Hình minh họa, phiếu học tập.
	 - HS: Tìm hiểu các loại thức ăn trước. 
Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1. Tìm hiểu vai trò của chất đạm, chất béo.
 - GV hướng dẫn HS quan sát hình SGK.
	 - HS thảo luận nhóm đôi nêu các thức ăn và vai trò chất đạm và chất béo. 
 	 - Đại diện nhóm nêu tên và vai trò của các thức ăn đó. 
	 - GV kết luận SGK.
	 - HS đọc ghi nhớ một lần.
 	 * Học sinh chưa hoàn thành đọc đúng ghi nhớ.
Hoạt dộng 2.Tìm hiểu nguồn gốc thức ăn.
	 - GV hướng dẫn HS xác định nguồn gốc thức ăn chứa nhiều chất đạm, chất béo.
	 - HS thảo luận nhóm 5 xác định nguồn gốc thức ăn. 
	 - Đại diện nhóm trình bày kết quả.
	 - HS nhận xét, bổ sung.
	 - GV nhận xét chốt ý đúng.
Hoạt động 3. Liên hệ thực tế. 
- HS liên hệ thực tế hàng ngày sử dụng các loại thức ăn .
- GV nhận xét tuyên dương.
Rút kinh nghiệm.. 
Thứ sáu ngày 08 tháng 09 năm 2017
 Tiết 3:	 Địa lý 4B
 Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
I. Mục tiêu: 
 - Nêu được tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn: Thái, Mông, Dao
 - Biết Hoàng Liên Sơn là nơi dân cư thưa thớt.
 - Biết Sử dụng tranh ảnh để mô tả nhà sàn và trang phục của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn.
 + Trang phục: mỗi dân tộc có cách ăn mặc riêng, trang phục của mỗi dân tộc được may, thêu trang trí rất Công phu và thường có màu sắc sặc sỡ
 + Nhà sàn được làm bằng các vật liệu tự nhiên như tre, nứa.
 - Tự hào về đất nước Việt Nam với các dân tộc anh em, mang nhiều nét văn hóa bản sắc.
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Bản đồ địa lí Việt Nam, tranh ảnh nhà sàn, trang phục của các dân tộc.
- Học sinh: Tranh, ảnh sưu tầm về một số dân tộc.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Làm việc với SGK
- HS đọc mục I SGK và trả lời cá nhân theo câu hỏi.
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt so với đồng bằng ? 
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ? 
+ Xếp thứ tự các dân tộc theo địa bàn từ thấp tới cao ? 
+ Người dân ở đây đi lại bằng phương tiện gì ? Vì sao ? 
- HS trả lời – lớp nhận xét.
- GV chốt ý đúng.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS quan sát tranh ảnh về bản làng và nhà sàn.
- HS thảo luận nhóm 4 câu hỏi 2 SGK.
- Trình bày kết quả - nhận xét.
- GVnhận xét – đánh giá.
- HS quan sát tranh mục 3 SGK. 
- HS thảo luận nhóm đôi để tìm hiểu về chợ phiên, lễ hội, trang phục.
- Đại diện nhóm trả lời – nhận xét, bổ sung.
- GV chốt ý đúng và giảng thêm về chợ phiên, lễ hội, trang phục.
- Chuẩn bị bài: Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
Rút kinh nghiệm.. 
Tiết 3: Âm nhạc 4B
Ôn Tập Bài Hát: Em Yêu Hoà Bình
(Nhạc và lời : Nguyễn Đức Toàn)
Bài Tập Cao Độ Và Tiết Tấu
I. Mục tiêu:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
- Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng cao độ của bài hát.
- Biết bài hát này là bài hát do nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn viết. Ôn lại các vị trí các nốt nhạc, và tiết tấu.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
 - Giáo viên: Máy nghe nhạc.
 - Học sinh: Thuộc bài hát ở nhà.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Ôn tập bài hát: Em Yêu Hoà Bình
- Giáo viên đệm nhịp cho học sinh hát lại bài hát dưới nhiều hình thức.
+ Hát đồng thanh.
+ Hát theo dãy.
+ Hát cá nhân.
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên hỏi học sinh, bài hát có tên là gì ? Lời của bài hát do ai viết ? 
+ Bài :Em Yêu Hoà Bình
+ Nhạc sĩ: Nguyễn Đức Toàn
- Cho học sinh tự nhận xét:
- Giáo viên nhận xét:
- Giáo viên sửa cho học sinh hát chuẩn xác lời ca và giai điệu của bài hát.
Hoạt động 2: Tập cao độ và tiết tấu:
- Giáo viên kẻ khuông nhạc và ghi các nốt nhạc từ Đô1 đến Đô 2 lên bảng.
- Hỏi học sinh tên của các nốt nhạc được viết trên bảng.
- Luyện Tiết tấu giáo viên viết tiết tấu lên bảng:
- Hỏi học sinh đoạn tiết tấu có âm hình và ký hiệu gì ? 
- Luyện cao độ và tiết tấu:
- Giáo viên nhịp giai điệu từ 3 đến 5 âm yêu cầu học sinh nghe và đọc hòa theo tiếng nhịp.
- Cho học sinh xung phong đọc lại.
- Cho học sinh hát lại bài hát vừa học một lần trước khi kết thúc tiết học.
- Khen những em hát tốt, biểu diễn tốt trong giờ học, nhắc nhở những em hát chưa tốt, chưa chú ý trong giờ học cần chú ý hơn.
- Dặn học sinh về nhà ôn lại bài hát đã học.
Rút kinh nghiệm.. 
 Tiết 3: Địa lý 5B
 Khí hậu
I. Mục tiêu.
- HS nêu được một số đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam. Biết ranh giới hai miền khí hậu: Bắc - Nam, sự khác nhau giữa hai miền khí hậu.
- Nhận biết ảnh hưởng khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta. Nhận xét được bảng khí hậu ở mức độ đôn giản.
- Giáo dục HS luôn quan tâm đến dự báo thời tiết để có cách phòng tránh thiên tai.
II. Chuẩn bị.
- Giáo viên: Bản đồ địa lí Việt Nam.
- Học sinh: Sưu tầm ảnh về hậu quả do bão, hạn hán gây ra.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động 1: Nước ta có khí hậu gió mùa. (Làm việc theo nhóm đôi).
- HS quan sát hình 1 và đọc thông tin sách giáo khoa, thảo luận gợi ý giáo viên nêu:
+ Nước ta nằm trong đới khí hậu ? (Nhiệt đới).
+ Điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới là ? (Nóng).
+ Việt Nam nằm gần hay xa biển ? (Gần biển).
+ Tác động của biển và gió mùa đến Việt Nam là ? (Có mưa nhiều, gió mưa thay đổi theo mùa).
- Đại diện các nhóm trình bày. Lớp nhận xét.
- GV kết luận: HS biết nước ta có khí hậu nhiệt đới gió mùa và những điểm nổi bật của khí hậu gió mùa mang lại.
Hoạt động 2: Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau. (Làm việc cá nhân).
 - Gọi 2 HS lên chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ.
 + Dựa vào bảng số liệu hãy nhận xết về sự chênh lệch nhiệt độ trung bình gữa tháng 1 và tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh ? (Nhiệt độ trung bình vào tháng 1 ở Hà Nội thấp hơn nhiều so với Thành Phố Hồ Chí Minh.Nhiệt độ trung bình vào tháng 7 của Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh gần bằng nhau).
 + Miền Bắc có những hướng gió nào hoạt động ? Ảnh hưởng của hướng gió tới khí hậu miền Bắc ? 
 + Miền Nam có những hướng gió nào hoạt động ? Ảnh hưởng của hướng gió tới khí hậu miền Nam ? 
- HS trả lời – HS nhận xét.
- GV kết luận: Khí hậu nước ta có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam. Miền Bắc có mùa đông lạnh, mưa phùn. Miền Nam nóng quanh năm với mùa mưa và mùa khô rõ rệt. 
Hoạt động 3: Ảnh hưởng của khí hậu đến sản xuất và đời sống. (Làm việc cả lớp).
- Tại sao nói nước ta có thể trồng được nhiều loại cây khác nhau ? 
- Vào mùa mưa thì khí hậu nước ta thường xuyên xảy ra hiện tượng gì ? Có ảnh hưởng gì tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta ? 
- Hỗ trợ HS chưa hoàn thành biết ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất..
- HS trả lời - Lớp nhận xét.
- GV kết luận: Khí hậu nóng ẩm mưa nhiều giúp cây cối phát triển xanh tốt quanh năm. Sự thay đổi khí hậu theo vùng miền góp phần tích cực vào đa dạng hóa cây trồng. 
Chuẩn bị bài: Sông ngòi.
Rút kinh nghiệm.. 
Tuần 4:	 Thứ hai ngày 11 tháng 09 năm 2017
 Tiết 3:	 Kĩ thuật 5B
 Thêu dấu nhân (tiết 1)
I. Mục tiêu:
- HS biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, dúng quy trình.
- Giáo dục học sinh áp dụng vào thực tế.
* Học sinh biết thực hiện an toàn lao động.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bộ đồ dùng cắt khâu, thêu.
- Học sinh: Bộ đồ dùng thêu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân, đặt các câu hỏi định hướng quan sát để HS nêu nhận xét về đặc điểm của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái của đường thêu.
- HS quan sát, so sánh đặc điểm mẫu thêu dấu nhân với mẫu thêu chữ V (ở mặt phải và mặt trái đường thêu).
- GV giới thiệu một số sản phẩm chính của thêu dấu nhân và đặt câu hỏi để HS nêu ứng dụng của thêu dấu nhân.
- GV kết luận: Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa hai đường thẳng song song ở mặt phải đường thêu. Thêu dấu nhân được ứng dụng để trang trí hoặc thêu trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối..
Hoạt động 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
- GV yêu cầu HS đọc nội dung mục II (SGK) để nêu các bước thêu dấu nhân.
 + So sánh cách vạch đường thêu dấu nhân với cách vạch đường thêu chữ V ? 
- HS trả lời – HS nhận xét.
- GV gọi HS lên bảng thực hiện các thao tác vạch dấu đường thêu dấu nhân.
- GV gọi HS đọc mục 2a và quan sát hình 3 (SGK) để nêu cách bắt đầu thêu.
- GV hướng đẫn HS cách thêu kết hợp giảng cho HS hiểu rõ hơn.
- Lưu ý HS: Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ hai phía bên phải đường dấu.
- GV gọi HS đọc mục 2b, 2c và quan sát hình 4 (SGK) để nêu cách thêu mũi thêu dấu nhân thứ nhất và thứ hai.
- GV hướng dẫn chậm các thao tác thêu – HS quan sát.
- GV lưu ý HS các điểm:
- Các mũi thêu được luân phiên thực hiện trên hai đường kẻ cách đều.
+ Khoảng cách lên kim và xuống kim ở đường dấu thứ hai gấp dài đôi khoảng cách lên kim và xuống kim ở đường dấu thứ nhất.
+ Sau khi lên kim cầm rút chỉ từ từ, chặt vừa phải để mũi thêu không bị dúm.
- GV gọi HS lên bảng thực hiện lại – HS quan sát và nhận xét.
- GV hướng dẫn HS quan sát và nêu cách kết thúc đường thêu dấu nhân. Sau đó gọi HS lên bảng thực hiện.
- GV hướng dẫn lại toàn bộ đường thêu dấu nhân (2 – 3 mũi thêu).
- Em hãy nêu cách thêu dấu nhân.
- GV liên hệ giáo dục HS áp dụng vào thực tế.
 - Chuẩn bị: Thêu dấu nhân (tiết 2)
Rút kinh nghiệm.. 
 Thứ ba ngày 12 tháng 09 năm 2017
 Tiết 6: Khoa học 4B
 Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ
I. Mục tiêu: 
- HS kể tên những thức ăn chứa nhiều vi-ta –min,chất khoáng và chất xơ.
- Học sinh cần ăn phối hợp nhiều loại rau xanh để có cơ thể khỏe manh. HS biết ăn uống đầy đủ các vi-ta-min để có đầy đủ chất dinh dưỡng.
- Giáo dục học sinh biết chọn những loại thức ăn giàu dinh dưỡng.
II. Chuẩn bị: 
- Giaó viên: Tranh khoa học lớp 4, bảng nhóm. 
- Học sinh: Một số loại rau, quả. 
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động 1: Kể tên thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng chất xơ.
 - Trò chơi thi kể các thức ăn chứa nhiều vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ.
 - GV chia lớp thành 4 nhóm.
 - HS thảo luận theo câu hỏi GV ghi trên bảng nhóm.
 - Các nhóm trình bày kết quả - nhận xét.
 - GV nhận xét, tuyên dương.
Hoạt động 2. Vai trò của chất Vitamin, chất khoáng và chất xơ.
 - Vai trò của vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ.
 - HS kể tên môt số vi-ta-min, chất khoáng, chất xơ và vai trò mà em biết. 
 - GV chốt lại kết luận của từng chất.
 - HS nhắc lại kết luận.
 - HS đọc mục bạn cần biết một lần. 
Hoạt động 3. Tìm hiểu chế dộ ăn uống hang ngày. 
 - HS liên hệ thực tế nêu chế độ ăn uống hàng ngày.
 - GV nhận xét tuyên dương.
 * Về học bài và chuẩn bị bài: Tại sao cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn. 
Rút kinh nghiệm.. 
Thứ tư ngày 13 tháng 09 năm 2017
 Tiết 4:	 Lịch sử 5B
 Xã hội Việt Nam
 cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
I. Mục tiêu:
- Giúp HS biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
- Bước đầu nhận biết về mối quan hệ kinh tế và xã hội.
- Giáo dục học sinh yêu thích môn học.
* Học sinh chưa hoàn thành biết về mối quan hệ kinh tế và xã hội.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bản đồ hành chính Việt Nam.
- Học sinh: Xem trước bài.
III. Các họat động dạy học:
Hoạt động 1: Một vài điểm mới về tình hình kinh tế-xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX. 
- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp cùng đọc sách, quan sát hình để trả lời các câu hỏi:
 + Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế nước ta có những ngành nào là chủ chưa hoàn thành ? (nền kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp là chủ chưa hoàn thành, bên cạnh đó tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển một số ngành như: dệt, gốm, đúc đồng).
 + Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trò ở Việt Nam, chúng thi hành những biện pháp nào để khai thác, bóc lột vơ vét tài nguyên của nước ta ? 
 + Những việc làm đó đã dẫn đến sự ra đời của những ngành kinh tế nào ? 
 + Ai là người hưởng ứng những nguồn lợi do phát triển kinh tế ? 
- GV gọi HS trả lời.
- GV nhận xét kết luận: Biết được một số điểm nổi bật của kinh tế, xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX.
Hoạt động 2: Mối quan hệ kinh tế và xã hội. (Làm việc theo nhóm 4)
 - GV yêu cầu HS thảo luận, trả lời các câu hỏi sau: 
 + Trước khi thực dân Pháp vào xâm lược, xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào ? (có 2 giai cấp là: Địa chủ phong kiến và Nông dân).
 + Sau khi thực dân Pháp xâm lược, ở Việt Nam có thêm những tầng lớp nào ? (viên chức, trí thức, chủ xưởng nhỏ, đặc biệt là giai cấp công nhân).
 + Nêu những nét chính về đời sống của công nhân và nông dân Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX ? (nông dân Việt nam bị mất ruộng đất, đói nghèo phải vào làm việc trong các nhà máy, xí nghiệp, đồn điền và nhận đồng lương rẻ mạt, nên đời sống vô cùng khổ cực).
- Em Đạt biết về mối quan hệ kinh tế và xã hội.
- HS thảo luận: Cho đại diện nhóm trình bày.
- GV kết luận: Trước đây xã hội Việt Nam chủ chưa hoàn thành chỉ có địa chủ, phong kiến và nông dân, nay xuất hiện những giai cấp, tầng lớp mới: công nhân, chủ xưởng, nhà buôn, viên chức, trí thức,  Thành thị phát triển: Lần đầu tiên ở Việt Nam có đường ô tô, xe lửa nhưng đời sống nông dân và công nhân thì ngày càng kiệt quệ, khổ sở.
Chuẩn bị: Phan Bội Châu và phong trào Đông Du.
Rút kinh nghiệm.. 
Tiết 4: Kĩ thuật 4B
	Khâu thường
I. Mục tiêu: 
	 - HS biết cách cầm vải, cầm kim, lên kim, xuống kim khi khâu. Biết được đặc điểm của mũi khâu và đường khâu thường.
 - HS có kĩ năng khâu và khâu được các mũi khâu theo đường vạch dấu.
 - HS tính kiên trì, khéo léo trong lao động và học tập.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Bộ cắt may kĩ thuật 4.
 - Học sinh: Vải, kim, chỉ, thước kẻ.
 III. Các hoạt động dạy - học: 
 Hoạt động 1: Quan sát mẫu.
 - GV hướng dẫn quan sát mẩu.
 - GV giới thiệu mẫu khâu thường và giải thích HS quan sát.
 - GV nêu chốt ý chính: Thế nào là khâu thường ? 
 - HS trả lời, nhận xét – bổ sung. 
 - HS đọc mục 1 của phần ghi nhớ.
 Hoạt động 2: Tìm hiểu thao tác.
 - GV hướng dẫn thao tác kỷ thuật.
 - GV hướng dẫn HS thực hiện 1 số thao tác khâu thêu cơ bản.
 - GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
 - HS đọc phần ghi nhớ cuối bài.
 	 * Học sinh chưa đạt đọc đúng ghi nhớ.
 - GV tổ chức HS thực hành nháp, GV theo dõi và uốn nắn cho HS.
 * Nêu nội dung vừa học.
Rút kinh nghiệm.. 
 Tiết 4: Lịch sử 4B
 Nước âu lạc
I. Mục tiêu:
- Nắm sơ lược cuộc kháng chiến chống Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc: Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc. Thời kỳ đầu do đoàn kết, có vũ khí lợi hại nên giành được thắng lợi; nhưng về sau do An Dương Vương chủ quan nên cuộc kháng chiến thất bại.
- Biết những điểm giống nhau của người Lạc Việt và Âu Lạc. So sánh được sự khác nhau về nơi đóng đô của nước Văn Lang và Âu Lạc. Biết sự phát triển về quân sự của nước Âu Lạc. (nêu tác dụng của nỏ và thành cổ loa).
- Tự hào về tinh thần, sức mạnh đấu tranh giữ nước của cha ông ta.
II. Chuẩn bị: 
 - Giáo viên: Lược đồ Bắc bộ và Bắc trung bộ.
 - Học sinh: Xem trước lược đồ SGK.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Tìm hiểu về cuộc sống của người Lạc Việt – Âu Việt. (Làm việc cá nhân)
- Một em đọc SGK- lớp đọc thầm: “ Ở vùng núi với nhau” 
- Có những người dân nào sống ở vùng núi phía Bắc nước Văn Lang ? Người Âu Việt có điểm gì chung với người Lạc Việt ? 
- GV nhận xét – chốt ý:
* Sự ra đời của nước Âu Lạc.
- HS đọc từ “ 218TCN .. ngày nay.
- GV lần lượt nêu câu hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự thành lập nước Âu Lạc ? Ai là người đứng đầu nước Âu Lạc ? Kinh đô nước Âu Lạc ở đâu ? 
- HS trả lời lần lượt từng câu.
- GV nhận xét – chốt ý, đính lược đồ lên bảng.
- HS quan sát lược đồ và xác định trên bản đồ nơi đóng đô của nước Âu Lạc.
Hoạt động 2: Làm việc nhóm
- HS thảo luận nhóm 4 các câu hỏi:
 + So sánh sự khác nhau nơi đóng đô nước Văn Lang và Âu Lạc .
 + Thành tựu đặc sắc về quốc phòng của nguời dân Âu Lạc là gì ? (GV giải thích cho HS hiểu quốc phòng là gì ?)
 + Kể lại tóm tắt cuộc kháng chến chống quân Triệu Đà của nhân dân Âu Lạc.
- HS tiến hành thảo luận và cử đại diện trình bày – nhận xét
- GV nhận xét – chốt ý (GV giảng về tác dụng của nỏ thần và thành Cổ Loa.)
Chuẩn bị: Nước ta dưới ách nô lệ của các triều đại phong kiến phương Bắc.
Rút kinh nghiệm.. 
	 Thứ năm ngày 14 tháng 09 năm 2017
 Tiết 4: Âm nhạc 5B
 Học hát bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh
 Nhạc và lời: Huy Trần
I. Mục tiêu:
- Học sinh biết hát theo giai điệu và lời ca bài: Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Học sinh biết hát kết hợp vỗ đệm theo nhịp, tiết tấu lời ca.( Biết hát đối đáp. Biết đọc bài TĐN số 2).
- Qua bài giáo dục Hs yêu cuộc sống hoà bình, lên án bạo lực, chiến tranh.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy nghe nhạc, băng đĩa
- Học sinh: Nhạc cụ gõ.
III. Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động 1: Dạy hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Gv hát mẫu cho Hs nghe.
- Gv chia câu hát và đánh dấu những chỗ khó.
- Hs đọc lời ca, luyện thanh.
- Gv đệm giai điệu và hướng dẫn Hs hát từng câu theo lối móc xích từ đầu đến hết.
- Khi học xong cả bài Gv cho Hs luyện tập theo nhóm, cá nhân, lớp.
- Hs nhận xét.
- Gv uốn nắn, sửa sai.
Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm.
 - Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, tiết tấu, hát kết hợp vận động theo nhạc.
- Gv hướng dẫn Hs hát đối đáp đoạn 1, hoà giọng đoạn 2.
- Gv đệm nhạc cho Hs tập trình bày bài theo nhóm, cá nhân, lớp.
- Hs nhận xét.
- Gv nhận xét và đánh giá.
- Phần kết thúc.
- Hs hát lại bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh.
- Gv nhận xét giờ học và nhắc Hs về nhà học bài.
- Chuẩn bị:Ôn tập: Hãy giữ cho em bầu trời xanh, TĐN số 2
Rút kinh nghiệm.. 
 Tiết 7: Khoa học 4B
Tại sao cần ăn phối hợp các loại thức ăn ?
I. Mục tiêu:
- Biết phân biệt loại thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
- Chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói: Cần ăn đủ nhóm thức ăn nhiều chất bột đường, nhóm chứa nhiều vitamin và chất khoáng; ăn vừa phải nhóm thức ăn chứa nhiều chất đạm; ăn có mức độ nhóm chứa nhiều chất béo; ăn ít đường và ăn hạn chế muối.
- Ăn theo một chế độ hợp lí.
* KNS: Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn; hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khỏe. 
II. Chuẩn bị: 
- Giáo viên: Sơ đồ tháp dinh dưỡng.
- Học sinh: Xem trước bài ở nhà.
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: Sự cần thiết phải ăn nhiều loại thức ăn và thường thay đổi món. 
- HS quan sát tranh, thảo luận nhóm 4: Tìm hiểu sự cần thiết cần ăn phối hợp nhiều loại thức ăn.
- GV theo dõi, giúp đỡ các nhóm làm việc.
- Đại diện các nhóm trình bày – nhận xét.
- GV nhận xét, bổ sung.
- Rút ra kết luận – 2 em nêu lại.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tháp dinh dưỡng. (Làm việc cả lớp)
- HS quan sát tháp dinh dưỡng GV đính trên bảng.
- HS trao đổi về thức ăn đủ - vừa đủ- ăn có mức độ - ăn ít- hạn chế.
- HS nêu – nhận xét.
- GV nhận xét - Rút ra kết luận: Các thức ăn chứa nhiều chất bột đường, vi-ta-min, chất khoáng và chất xơ cần được ăn đầy đủ. Các thức ăn chứa nhiều chất đạm cần được ăn vừa phải. Đối với các thức ăn chứa nhiều chất béo nên ăn có mức độ. Không nên ăn nhiều đường và nên hạn chế ăn muối.
- HS nêu.
- GV liên hệ, giáo dục.
Hoạt động 3: Trò chơi Đi chợ
- GV đưa ra các phiếu đã viết tên thức ăn và một số loại rau, củ, quả.
- GV tổ chức cho Hs chơi trò chơi đi chợ. GV phổ biến cách chơi.
- Hs tổ chức thành các đội chơi và chơi.
- Sau khi đi chợ về các đội chơi phải cử đại diện giới thiệu trước lớp những thứ ăn, đồ uống mà mình đã lựa chọn.
- GV và HS cùng nhận xét đội nào lựa chọn thức ăn phù hợp, có lợi cho sức khỏe. Tuyên dương đội thắng cuộc.
- GV giáo dục HS các kĩ năng trong việc ăn uống.
- Chuẩn bị: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật, đạm thực vật ?
Rút kinh nghiệm.. 
	 Thứ sáu ngày 15 tháng 09 năm 2017
 Tiết 4:	 Địa lý 4B
Hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn
I. Mục tiêu:
	 - Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
 - Xác lập được mối quan hệ địa lí và hoạt động của con người ở Hoàng Liên Sơn
 - HS tôn trọng những sản phẩm của người dân ở Hoàng Liên Sơn.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam.
 - Học sinh: Xem thông tin sgk.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1. Trồng trọt trên đất dốc. (Làm việc cả lớp). 
 - HS đọc mục 1 SGK cho biết .
 - Người dân ở Hoàng Liên Sơn thường trồng những cây gì, ở đâu ?
 - GV yêu cầu HS tìm vị trí của địa điểm ghi ở hình 1 trên bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam ? 
 - Học sinh quan sát hình 1 trả lời các câu hỏi tiếp theo.
Hoạt động 2. Nghề thủ công truyền thống. (Làm việc theo nhóm).
 - HS thảo luận nhóm 4 dựa vào tranh ảnh:
- Kể tên một số sản phẩm thủ công nổi tiếng của một số dân tộc ở vùng núi Hoàng Liên Sơn ?
 - Nhận xét về màu sắc của thổ cẩm ? Hàng thổ cẩm thường được dùng để làm gì ?
 - Gọi đại diện các nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung.
 - GV chữa bài hoàn thiện câu trả lời.
Hoạt động 3: Khai thác khoáng sản. (Làm việc cá nhân).
 - HS quan sát hình 3 - 1 em đọc mục 3: Trả lời các câu hỏi còn lại.
 - HS trả lời GV nhận xét bổ sung.
 - HS thi đua nêu hoạt động của người dân ở Hoàng Liên Sơn
 - Chuẩn bị : Trung du Bắc Bộ
Rút kinh nghiệm.. 
Tiết 4: Âm nhạc 4B
Học Hát Bài : Bạn Ơi Lắng Nghe
(Dân ca: Bana- Lời Tô Ngọc Thanh)
Kể Chuyện Âm Nhạc
I. Mục tiêu:
- Hát thuộc lời ca và đúng giai điệu của bài hát.
- Biết hát kết hợp vổ tay theo nhịp và tiết tấu của bài hát, hát đều giọng, to rỏ lời đúng giai điệu của bài hát.
- Biết bài hát này là bài Dân Ca Ba-na, lời bài hát do nhạc sĩ Tô Ngọc Thanh viết.
- Nghe và kể lại được câu chuyện, giúp học sinh hiểu biết thêm về tác dụng của âm nhạc.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Máy nghe nhạc.
- Học sinh: Đọc trước lời bài hát.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Dạy hát bài: Bạn Ơi Lắng Nghe
- Giới thiệu bài hát, tác giả.
- GV cho học sinh nghe bài hát mẫu.
- Hướng dẫn học sinh tập đọc lời ca theo tiết tấu của bài hát .
- Tập hát từng câu, mỗi câu cho học sinh hát lại từ 2 đến 3 lần 

Tài liệu đính kèm:

  • docxGIAO_AN_CHUYEN_T1T7_Le_Huu_Nghia.docx