Giáo án Chính tả: (nghe - Viết) - Tuần 20 - Bài: Gió

I. Mục đích, yêu cầu

1. Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với hai khổ thơ.

2. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.

II. Đồ dùng dạy học

 - Bảng phụ, vở bài tập

III. Các hoạt động dạy học

A. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết vào bảng con: thi đỗ, xe đổ, vui vẻ, tập vẽ, giả vờ, giã gạo,

* 2 học sinh lên bảng

* Giáo viên nhận xét

B. Dạy học bài mới

 

doc 3 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1175Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả: (nghe - Viết) - Tuần 20 - Bài: Gió", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
CHÍNH TẢ: ( N – V )	GIÓ
I. Mục đích, yêu cầu
1. Nghe viết chính xác, không mắc lỗi bài thơ Gió. Biết trình bày bài thơ 7 chữ với hai khổ thơ.
2. Viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm, vần dễ lẫn do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ, vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Học sinh viết vào bảng con: thi đỗ, xe đổ, vui vẻ, tập vẽ, giả vờ, giã gạo,
* 2 học sinh lên bảng
* Giáo viên nhận xét
B. Dạy học bài mới
1. Giới thiệu bài: Tiết chính tả hôm nay chúng ta sẽ viết và trình bày bài: “ Gió“
2. Hướng dẫn viết chính tả
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc 1 lần bài thơ “ Gió “
- Trong bài thơ, ngọn gió có một số ý thích và hoạt động của con người. Hãy nêu những ý thích và hoạt động ấy.
* Hướng dẫn học sinh nhận xét
- Bài viết có mấy khổ thơ ? Mỗi khổ thơ có mấy câu ? Mỗi câu có mấy chữ?
- Những chữ nào bắt đầu bằng : r, gi, d
- Những chữ nào có dấu hỏi và dấu ngã
- Cho học sinh viết vào bảng con các chữ sau: Xa, mèo mướp, đàn ong mật, cánh diều, cây bưởi.
2.2 Giáo viên đọc cho học sinh viết bài vào vở.
2.3 Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập
* Bài tập 2a
- Gọi học sinh lên bảng, lớp làm vào vở
* Bài tập 3b
- Gọi 2 học sinh đọc lời đố và lời giải
4. Củng cố - dặn dò
* Nhận xét tiết học
* Bài sau: Mưa bóng mây
- 3 học sinh đọc lại
- Gió thích chơi thân ái với mọi nhà, gió cù mèo mướp, gió rủ ong mật đến thăm hoa, gió đưa những cánh diều bay lên, gió ru cái ngủ, gió thèm ăn quả nên trèo bưởi, trèo na.
- Bài viết có 2 khổ thơ, mỗi khổ thơ có 4 câu, mỗi câu có 7 chữ.
- Gió, rất, rủ, ra, diều, 
- Ở, khẽ, rủ, bẩy, ngủ, quả, bưởi
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết bài
- 1 học sinh lên bảng: 
Hoa sen, xen lẫn
Hoa súng, xúng xính.
- 2 học sinh đọc
- Nước chảy rất mạnh - Chảy xiết
- Tai nghe rất kém – Tai điếc.
 Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009 
CHÍNH TẢ: ( N – V )	MƯA BÓNG MÂY
I. Mục đích yêu cầu
1. Nghe - viết chính xác, trình bày đúng bài thơ: “ Mưa bóng mây “
2. Tiếp tục luyện viết đúng và nhớ cách viết những tiếng có âm vần dễ lẫn.
II. Đồ dùng dạy học
	- Bảng phụ
	- Vở bài tập
III. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 học sinh lên bảng: 
- Học sinh viết bảng: cá diếc, diệt ruồi, tai điếc, chảy xiết.
* Giáo viên nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả trước, các em sẽ luyện nghe - viết hai khổ thơ của bài thơ: “ Gió “. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe viết bài: “ Mưa bóng mây “để vừa luyện viết chính tả, vừa biết thêm một hiện tượng thiên nhiên thú vị - mưa bóng mây. Sau đó các em sẽ làm bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu s/x.
2. Hướng dẫn nghe viết
2.1 Hướng dẫn học sinh chuẩn bị
- Giáo viên đọc bài thơ
- Giúp học sinh nắm nội dung bài thơ
- Bài thơ tả hiện tượng gì của thiên nhiên ?
- Mưa bóng mây có điểm gì lạ ?
- Mưa bóng mây có điều gì làm bạn nhỏ thích thú.
- Bài thơ có mấy khổ ? Mỗi khổ có mấy dòng ? Mỗi dòng có mấy chữ ?
- Cho học sinh tìm những từ có vần ươi, vần oang, vần ay.
- Cho học sinh viết bảng con: Thoáng cười, tay, dung dăng.
- Giáo viên đọc cho học sinh viết vào vở.
2.3 Chấm, chữa bài
3. Hướng dẫn làm bài tập chính tả
- Cả lớp làm bài tập, gọi 4 học sinh lên bảng làm bài tập 2a. Những học sinh làm bài nhanh có thể làm bài tập 2b.
4. Củng cố - dặn dò
* Giáo viên nhận xét tiết học, tuyên dương các bài viết đúng, đẹp
* Về nhà chuẩn bị bài sau
- 3 học sinh đọc lại
- Mưa bóng mây
- Thoáng qua rồi tạnh ngay không làm ướt tóc ai, bàn tay che trang vở, mưa chưa đủ ướt bàn tay.
- Mưa dung dăng cùng đùa vui với bạn, mưa giống như bé làm nũng mẹ, vừa khóc xong đã cười.
- Bài thơ có 3 khổ, mỗi khổ có 4 dòng, mỗi dòng có 5 chữ.
- Cười, thoáng, tay.
- Học sinh viết bảng con
- Học sinh viết bài
- Lớp làm vở - 4 học sinh lên bảng
a. sương mù - cây xương rồng
 đất phù sa - đường xa
 xót xa - thiếu sót
b. chiết cành - chiếc lá
 nhớ tiếc - tiết kiệm.
 hiểu biết – xanh biếc.

Tài liệu đính kèm:

  • docCHINHTA.doc