I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe và viết đúng bài CT; không mắc quá 5 lỗi trong bài ; trình bày đúng hình thức thơ lục bát .
- Tìm được tiếng với ô trống theo yêu cầu của BT2 ; thực hiện đúng bài tập 3 .
2. Kĩ năng:
- Nắm được quy tắc viết chính tả với ng/ ngh, g/ gh, c/ k; Trình bày đúng đoạn thơ.
3. Thái độ:
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực.
II. CHUẨN BỊ:
- Giáo viên: Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
-HS khá ,giỏi làm được đầy đủ BT3 . 2. Kĩ năng: - Làm đúng các bài tập đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đôi uô/ ua. - Trình bày đúng 1 đoạn của bài “Một chuyên gia máy xúc”. 3. Thái độ: Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: - GV: - HS: III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Giáo viên dán 2, 3 phiếu có mô hình tiếng lên bảng. - 1 học sinh đọc tiếng bất kỳ - 1 học sinh lên bảng điền vào mô hình cấu tạo tiếng Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét 3. bài mới: - Luyện tập đánh dấu thanh * Hoạt động 1: HDHS nghe – viết - Hoạt động lớp, cá nhân Phương pháp: Đàm thoại, thực hành - Giáo viên đọc một lần đoạn văn - Học sinh lắng nghe - Nêu các từ ngữ khó viết trong đoạn - Học sinh nêu từ khó - Học sinh lần lượt rèn từ khó - Giáo viên đọc từng câu, từng cụm từ cho học sinh viết - Học sinh nghe viết vào vở từng câu, cụm từ - Giáo viên đọc toàn bài chính tả - Học sinh lắng nghe, soát lại các từ - Giáo viên chấm bài - Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi chính tả * Hoạt động 2: HDSH làm bài tập - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Luyện tập, thực hành, giảng giải Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1, 2 học sinh lần lượt đọc yêu cầu bài 2 - Học sinh gạch dưới các tiếng có chứa âm chính là nguyên âm đôi ua/ uô - Học sinh sửa bài Giáo viên chốt lại - Học sinh rút ra quy tắc viết dấu thanh trong các tiếng có chứa ua/ uô Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc bài 3 - 1, 2 học sinh đọc yêu cầu - Học sinh làm bài Giáo viên nhận xét - Học sinh sửa bài * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm, lớp Phương pháp: Thi đua, thực hành, thảo luận nhóm - Trò chơi: Dãy A cho tiếng - Dãy B đánh dấu thanh - Chia thành 2 dãy chơi trò chơi GV nhận xét - Tuyên dương 4. Tổng kết - dặn dò: - Chuẩn bị: Cấu tạo của phần vần - Nhận xét tiết học Tiết 6 : CHÍNH TẢ (nhớ viết) “Ê-mi-li con...”. ---o0o--- I. Mục tiêu: -Nhớ và viết đúng bài CT ; trình bày đúng hình thức thơ tự do . - Nhận biết được các tiếng chứa ưa, ươ và cách ghi dấu thanh theo yêu cầu của BT2 ; tìm được tiếng chứa ưa, ươ thích hợp trong 2,3 câu thành ngữ , tục ngữ ở BT3. - HS khá, giỏi làm đầy đủ được BT3; hiểu nghĩa của các thành ngữ , tục ngữ . - Nắm vững qui tắc đánh dấu thanh vào các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa. -Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Chuẩn bị: - Thầy: Bảng phụ, giấy khổ to ghi nội dung bài 2, 3 - Trò: Vở, SGK III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Ở tiết trước các em đã nắm được qui tắc đánh dấu thanh các tiếng có nguyên âm đôi uô/ ua để xem các bạn nắm bài ra sao, bạn lên bảng viết cho cô những từ có chứa nguyên âm đôi uô/ ua và cách đánh dấu thanh ở các tiếng đó. - Học sinh nghe - Giáo viên đọc cho học sinh viết: sông suối, ruộng đồng, buổi hoàng hôn, tuổi thơ, đùa vui, ngày mùa, lúa chín, dải lụa. - 2 học sinh viết bảng - Lớp viết nháp - Học sinh nhận xét cách đánh dấu thanh của bạn. Giáo viên nhận xét - Nêu qui tắc đánh dấu thanh uô/ ua - Học sinh nêu 3. bài mới: - Tiết học hôm nay các em sẽ tự nhớ và viết lại cho đúng, trình bày đúng khổ thơ 2, 3 bài “Ê-mi-li con...” đồng thời tiếp tục luyện tập đánh dấu thanh ở các tiếng có nguyên âm đôi ưa/ ươ. * Hoạt động 1: HDHS nhớ – viết - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên đọc một lần bài thơ - 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1 - Học sinh nghe - 2, 3 học sinh đọc thuộc lòng khổ thơ 2, 3 của bài - Giáo viên nhắc nhở học sinh về cách trình bày bài thơ như hết một khổ thơ thì phải biết cách dòng. - Học sinh nghe + Đây là thơ tự do nên hết mộtcâu lùi vào 3 ô + Bài có một số tiếng nước ngoài khi viết cần chú ý có dấu gạch nối giữa các tiếng như: Giôn-xơn, Na-pan, Ê-mi-li. + Chú ý vị trí các dấu câu trong bài thơ đặt cho đúng - Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh Giáo viên chấm, sửa bài * Hoạt động 2: HDSH làm bài tập - Hoạt động cá nhân, lớp Phương pháp: Luyện tập, thực hành, giảng giải Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm - Học sinh gạch dưới các tiếng có nguyên âm đôi ươ/ ưa và quan sát nhận xét cách đánh dấu thanh. - Học sinh sửa bài - Học sinh nhận xét các tiếng tìm được của bạn và cách đánh dấu thanh các tiếng đó. - Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh + Trong các tiếng lưa, thưa,mưa, giữa (không có âm cuối) dấu thanh nằm trên chữ cái đầu của âm ưa - chữ ư. + Tiếng mưa, lưa, thưa mang thanh không. + Trong các tiếng tưởng, nước, tươi, ngược (có âm cuối) dấu thanh nằm trên (hoặc nằm dưới) chữ cái thứ hai của âm ươ - chữ ơ. Giáo viên nhận xét và chốt - Ngoài các tiếng mưa, lưa, thưa, giữa thì các tiếng cửa, sửa, thừa, bữa, lựa cũng có cách đánh dấu thanh như vậy. - Các tiếng nướng, vướng, được, mượt cách đánh dấu thanh tương tự tưởng, nước, tươi, ngược. Bài 3: - Yêu cầu học sinh đọc bài - 1 học sinh đọc yêu cầu HSKG hiểu nghĩa thành ngữ tục ngữ . - Học sinh làm bài - sửa bài - Lớp nhận xét - 1 học sinh đọc lại các thành ngữ, tục ngữ trên. * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm Phương pháp: Trò chơi - Giáo viên phát bảng từ chứa sẵn tiếng. - Học sinh gắn dấu thanh GV nhận xét - Tuyên dương 4. Tổng kết - dặn dò: - Học thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài 3. -Xem trước :Dòng kinh quê hương - Nhận xét tiết học Tuần 7 -Tiết 7 : CHÍNH TẢ DÒNG KÊNH QUÊ HƯƠNG I. Mục tiêu: -Nghe - viết đúng một đoạn của bài CT; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi. -Tìm được vần thích hợp để điền vào cả ba chỗ trống trong đoạn thơ (BT2) ; thực hiện được 2 trong 3 ý (a,b,c) của BT3 . -HS khá , giỏi làm được đầy đủ BT3 II. Chuẩn bị: - Thầy: Bảng phụ ghi bài 3. -Trò: Bảng con III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Giáo viên đọc cho học sinh viết bảng lớp tiếng chứa các nguyên âm đôi ưa, ươ. - 2 học sinh viết bảng lớp - Lớp viết nháp Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét 3. Bài mới: - Tiết chính tả hơm nay các em sẽ viết bài “ Dịng kênh quê hương ” và làm bài tập chính tả về các tiếng cĩ nguyên âm đơi iê, ia . * Hoạt động 1: HDHS nghe – viết - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả. - Học sinh lắng nghe - Giáo viên yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết. - Học sinh nêu Giáo viên nhận xét - Học sinh nhận xét - Giáo viên đọc bài đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho học sinh biết. - Học sinh viết bài - Giáo viên đọc lại toàn bài - Học sinh soát lỗi - Giáo viên chấm vở - Từng cặp học sinh đổi tập dò lỗi - Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết cho học sinh * Hoạt động 2: HDSH làm luyện tập - Hoạt động cá nhân, lớp, nhóm đôi Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm - Giáo viên lưu ý cho học sinh tìm một vần thích hợp với cả ba chỗ trống trong bài thơ. - Học sinh nêu qui tắc đánh dấu thanh. Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài (thực hiện 2 trong 3 ý) .HSKG làm đầy đủ . - 1 học sinh đọc - lớp đọc thầm - Giáo viên lưu ý cho học sinh tìm một vần thích hợp với cả ba chỗ trống trong bài thơ. - Học sinh sửa bài - lớp nhận xét cách điền tiếng có chứa ia hoặc iê trong các thành ngữ . Giáo viên nhận xét - 1 học sinh đọc các thành ngữ đã hoàn thành. * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm - Nêu qui tắc viết dấu thanh ở các tiếng iê, ia. - Học sinh thảo luận nhanh đại diện báo cáo GV nhận xét - Tuyên dương - Học sinh nhận xét - bổ sung 4. Tổng kết - dặn dò: - Dặn HS ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa nguyên âm đơi . - Chuẩn bị: “Kì diệu rừng xanh” - Nhận xét tiết học Tiết 8 : CHÍNH TẢ KÌ DIỆU CỦA RỪNG XANH I. Mục tiêu: -Nghe - viết đúng bài chính tả , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi . - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2) ; tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3) . -Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở, trung thực. II. Chuẩn bị: - Thầy: Giấy ghi nội dung bài 3 - Trò: Bảng con, nháp III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: - Hát 2. Bài cũ: - Giáo viên đọc cho học sinh viết những tiếng chứa nguyên âm đôi iê, ia có trong các thành ngữ sau để kiểm tra cách đánh dấu thanh. + Sớm thăm tối viếng + Trọng nghĩa khinh tài + Ở hiền gặp lành + Làm điều phi pháp việc ác đến ngay. + Một điều nhịn là chín điều lành + Liệu cơm gắp mắm - 3 học sinh viết bảng lớp - Lớp viết nháp - Lớp nhận xét - Nêu quy tắc đánh dấu thanh ở các nguyên âm đôi iê, (dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính) Giáo viên nhận xét, ghi điểm 3. Bài mới: Kì diệu rừng xanh * Hoạt động 1: HDHS nghe – viết - Hoạt động lớp, cá nhân - Giáo viên đọc 1 lần đoạn văn viết chính tả. - Học sinh lắng nghe - Giáo viên nêu một số từ ngữ dễ viết sai trong đoạn văn: mải miết, gọn ghẽ, len lách, bãi cây khộp, dụi mắt, giẫm, hệt, con vượn. - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc đồng thanh - Giáo viên nhắc tư thế ngồi viết cho học sinh. - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết. - Học sinh viết bài - Giáo viên đọc lại cho HS dò bài. - Từng cặp học sinh đổi tập soát lỗi - Giáo viên chấm vở * Hoạt động 2: HDSH làm bài tập - Hoạt động nhóm, cá nhân, lớp Bài 2: Yêu cầu HS đọc bài 2 - 1 học sinh đọc yêu cầu - Lớp đọc thầm -Gọi ý HS gạch chân những từ cĩ tiếng chứa yê, ya Hai HS lên bảng làm bài . Các tiếng : khuya , truyền thuyết , xuyên yên . - Học sinh sửa bài Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3 - 1 học sinh đọc đề - Học sinh làm bài theo nhóm - Học sinh sửa bài Giáo viên nhận xét - Lớp nhận xét - 1 HS đọc bài thơ * Hoạt động 3: Củng cố - Hoạt động nhóm bàn - Giáo viên phát ngẫu nhiên cho mỗi nhóm tiếng có các con chữ. - HS thảo luận sắp xếp thành tiếng với dấu thanh đúng vào âm chính. GV nhận xét - Tuyên dương - Học sinh nhận xét - bổ sung 4 Tổng kết - dặn dò: -Xem trước và học thuộc bài cả bài :Tiếngđàn ba-la-lai-ca trên sông Đà. Viết bài CT nhớ viết . - Nhận xét tiết học Tuần 9 -Tiết 9 : CHÍNH TẢ (nhớ – viết) TIẾNG ĐÀN BA-LA LAI –CA TRÊN SÔNG ĐÀ ---o0o--- I. Mục tiêu: - Viết đúng bài CT ,trình bày đúng các khổ thơ , dòng thơ theo thể tự do . -Làm được BT(2) a/b hoặc BT (3) a/b . hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn . - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, tính cẩn thận, chính xác , giữ vở. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài 2 a/b (SGK), viết lông. + HS: Vở, bảng con. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: 2 nhóm học sinh thi viết tiếp sức đúng và nhanh các từ ngữ có tiếng chứa vần uyên, uyêt. Giáo viên nhận xét. 3. Giới thiệu bài mới: Tiết chính tả hôm nay các em sẽ nhớ viết bài đọc ( tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà) Phân biệt âm đầu l/ n âm cuối n/ ng. 4. Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh nhớ – viết chính tả. Giáo viên cho học sinh đọc một lần bài thơ. Trao đổi về nội dung bài thơ . Hỏi: Bài thơ cho em biết điều gì ? Giáo viên gợi ý học sinh nêu cách viết và trình bày bài thơ. + Bài có mấy khổ thơ? + Viết theo thể thơ nào? + Những chữ nào viết hoa? + Viết tên loại đàn nêu trong bài thơ? + Một số từ khó viết + Trình bày tên tác giả ra sao? + Giáo viên lưu ý tư thế ngồi viết của học sinh. +GV đọc lại cho HS soát bài . Giáo viên chấm một số bài chính tả. -GV nêu nhận xét chung . v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm luyện tập. Bài 2: Yêu cầu đọc bài 2. Yêu cầu HS làm bài theo nhĩm mỗi nhĩm 4 HS để hồn thành BT Gọi nhĩm làm song trước dáng lên bảng đọc phiếu nhĩm khác bổ sung - Giáo viên treo bảng phụ . a) La – na Lẻ – nẻ La hét – nết na Con la – quả na Lê la – nu na nu nống La bàn – na mở mắt Lẻ loi– nứt nẻ Tiền lẻ – nẻ mặt Đứng lẻ– nẻ toác b) – Học sinh bốc thăm đọc to yêu cầu trò chơi chia làm 4 nhóm Man- mang Vần – vầng lan man– mang vác khai man–con mang nghĩ miên man– phụ nữ có mang Vầnthơ–vẫng trăng Vần cơm– vầng trán Mưa vần vũ– vầng mặt trời Giáo viên nhận xét. v Hoạt động 3: Củng cố. Phương pháp: Thi đua, trò chơi. Thi đua giữa 4 nhóm tìm nhanh các từ có âm cuối ng. Giáo viên nhận xét tuyên dương. 5. Tổng kết - dặn dò: Gv giáo dục HS Chuẩn bị: “Ôn tập”. Nhận xét tiết học. Hát Đại diện nhóm viết bảng lớp. Lớp nhận xét. 1, 2 học sinh đọc lại những từ ngữ 2 nhóm đã viết đúng trên bảng. Hoạt động cá nhân, lớp. -Học sinh đọc lại bài thơ rõ ràng – dấu câu – phát âm. Bài thơ ca ngợi cảnh đẹp kì vĩ của công trường thủy điẹn sông Đà cùng với tiếng đàn ba la lai ca trong ánh trăng và ước mơ về tương lai tươi đẹp khi công trình hoàn thành . -3 đoạn: Tự do. Sông Đà, cô gái Nga. Ba-la-lai-ca. Ngẫm nghĩ , tháp khoan , lấp loáng , bỡ ngỡ -Quang Huy. +Học sinh nhớ và viết bài. 1 học sinh đọc và soát lại bài chính tả Từng cặp học sinh bắt chéo, đổi tập soát lỗi chính tả. .(SGK) Hoạt động lớp, cá nhân, nhóm. Học sinh đọc yêu cầu bài 2. Lớp đọc thầm. 1 nhĩm học sinh báo cáo kết quả nhĩm khác bổ sung . Lo – no lở – nở Lo lắng – ăn no Lo nghĩ – no nê Lo sợ – ngủ no mắt Đất lở – bột nở Lở loét – nở hoa Lở mồm long móng – Nở mày nở mặt dựa vào 2 tiếng để tìm 2 từ có chứa 1 trong 2 tiếng.nhóm lần lượt bốc thăm Buôn – buông Vươn – vương Buôn làng– buông màn Buôn bán– buông trôi Buôn làng– buông tay Vươn lên–vương vấn Vươn tay– vương tơ Vươn cổ –vấn vương – Học sinh sửa bài và nhận xét Đ diện nhóm ghi các từ tìm được vào giấy khổ to. Lớp nhận xét Tuần 10 -Tiết 10 : CHÍNH TẢ ÔN TẬP (T2) I. Mục tiêu : - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như tiết 1. - Nghe – viết đúng bài CT, tốc độ khoảng 95 chữ trong 15 phút , không mắc quá 5 lỗi . II. Đồ dùng dạy - học : - Giáo viên :Phiếu ghi sẳn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9 ( đã chuẩn bị từ tiết 1 ) - Học sinh chuẩn bị bài tốt như đã dặn. . III. Hoạt động dạy học : 1. Ổn định 2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Bài mới : * Hoạt động 1 : Giới thiệu bài : Tiết tiếng việt hôm nay cô cùng các em ôn lại các bài tập đọc và làm các bài tập . * Hoạt động 2 : kiểm tra đọc. Tiến hành tương tự như tiết 1 . * Hoạt động 3 : viết chính tả Tìm hiểu nội dung bài văn 2 học sinh đọc lớp nghe trả lời câu hỏi. - Giáo viên đọc lần 1 : hỏi nội dung bài - Gọi học sinh đọc bài văn và phần chú giải. Hỏi : tại sao tác giả lại nói chính người đốt rừng đang đốt cơ man nào là sách. Vì sao những người chân chính lại càng thêm canh cánh nỗi niềm giữ nước giữ rừng.? Vì sách làm bằng bột lúa, bột của gỗ rừng. Vì rừng cầm trịch cho mực nước sông Hồng và sông Đà. Bài văn cho em biết điều gì? Bài văn cho em biết nỗi niềm trăn trở , băn khoăn về trách nhiệm của con người đối với việc bảo vệ rừng và giữ gìn nguồn nước . * Hướng dẫn học sinh viết từ khó : Bột nứa, ngược, giận, nỗi niềm, cầm trịch, đỏ lừ. * Yêu cầu học sinh tìm các từ khó Trong bài có những tiếng nào phải viết chữ hoa cái đầu Đà , Hồng - Giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả. 2 Học sinh đọc lại sau giáo viên. - Đọc 2 - 3 lần / 1 câu Học sinh viết bài. - Giáo viên đọc lần 2 cho học sinh soát bài. Học sinh soát bài. - Yêu cầu học sinh đổi tập sửa lời theo SGK. Học sinh đổi tập để soát lỗi. Giáo viên thu bài chấm 4. Củng cố : - Gọi học sinh nêu lại nội dung chính của bài tập vừa đọc và nhắc lại các lỗi chính tả viết sai trong bài chính tả. - Giáo viên giáo dục học sinh. 5/ -Nhận xét - dặn dò : - Về tiếp tục luyện đọc và học thuộc lòng để tiết sau ôn tập. -Về xem trước ôn tập (T3) - Nhận xét tiết học . Tuần 11-Tiết 11 : CHÍNH TẢ (NGHE VIẾT) LUẬT BẢO VỆ MƠI TRƯỜNG I. Mục tiêu: - Học sinh nghe viết đúng chính tả bài “Luật bảo vệ môi trường”; trình bày đúng hình thức văn bản luật . - Làm được BT (2) a/b , hoặc BT 3 a/b , hoặc BTCT phương ngữ do GV biên soạn . - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ to thi tìm nhanh theo yêu cầu bài 3. + HS: Bảng con, bài soạn từ khó. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Giáo viên nhận xét bài kiểm tra giữa kỳ I 3. Giới thiệu bài mới: Phát triển các hoạt động: v Hoạt động 1: Hướng dẫn Hs nghe – viết. Giáo viên đọc lần 1 đoạn văn viết chính tả. Yêu cầu học sinh nêu một số từ khó viết. Giáo viên đọc cho học sinh viết. Hoạt động học sinh sửa bài. Giáo viên chấm chữa bài. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. . Bài 2 Yêu cầu học sinh đọc bài 2. Giáo viên tổ chức trò chơi. Giáo viên chốt lại, khen nhóm đạt yêu cầu. Bài 3: Giáo viên chọn bài a. Giáo viên nhận xét. 4: Củng cố. Giáo viên nhận xét. Giáo viên GDHS 5. Tổng kết - dặn dò: Về nhà làm bài tập 3a vào vở. Chuẩn bị: “Mùa thảo quả”. Nhận xét tiết học. Hát Hoạt động lớp, cá nhân. 1, 2 học sinh đọc bài chính tả – Nêu nội dung. Học sinh nêu cách trình bày (chú ý chỗ xuống dòng). Học sinh viết bài. Học sinh đổi tập sửa bài. Học sinh soát lại lỗi (đổi tập). - 1 học sinh đọc yêu cầu. Cả lớp đọc thầm. Thi viết nhanh các từ ngữ có cặp tiếng ghi trên phiếu. Học sinh lần lượt “bốc thăm” mở phiếu và đọc to cho cả lớp nghe cặp tiếng ghi trên phiếu (VD: lắm – nắm) học sinh tìm thật nhanh từ: thích lắm – nắm cơm Cả lớp làm vào nháp, nhận xét các từ đã ghi trên bảng. 1 học sinh đọc yêu cầu bài. Tổ chức nhóm thi tìm nhanh và nhiều, đúng từ láy. Đại diện nhóm trình bày. Hoạt động nhóm bàn. Tìm nhanh các từ láy . Đại diện nhóm nêu. Tuần 12 -Tiết 12 : CHÍNH TẢ (nghe viết) MÙA THẢO QUẢ ---o0o--- I. Mục tiêu: - Học sinh nghe viết đúngbài chính tả ,trình bày đúng hình thức bài văn xuôi . -Làm được bT(2) a / b hoặc BT (3 ) a / b , hoặc BTCT phương ngữ do GV biên soạn . - Giáo dục học sinh ý thức rèn chữ, giữ vở. II. Chuẩn bị: + GV: Giấy khổ A4 – thi tìm nhanh từ láy. + HS: Vở, SGK. III. Các hoạt động: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH 1. Khởi động: 2. Bài cũ: Luật bảo vệ môi trường -Cho HS viết lại những từ mà các em đã viết sai ở tiết trước. -Cho HS lên bảng sữa lại bài tập 3a. Giáo viên nhận xét – cho điểm. 3. Giới thiệu bài mới: Phát triển các hoạt động: vHoạt động1:Hướng dẫn HS nghe - viết. -Cho HS đọc bài chính tả. -Em hãy nêu nội dung của đoạn viết. - Hướng dẫn học sinh viết từ khó trong đoạn văn. • - Giáo viên đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu. • Giáo viên đọc lại cho học sinh dò bài. • Giáo viên chữa lỗi và chấm 1 số vở. v Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập chính tả. Bài 2: Yêu cầu đọc đề. -Cho HS lên bảng thi đua làm bài. Giáo viên nhận xét. *Bài 3b: Yêu cầu đọc đề. -Cho HS làm bài theo nhóm. -HS thi nêu các từ láy theo yêu cầu đề. Giáo viên chốt lại. 4. Củng cố. Đọc diễn cảm bài chính tả đã viết. Cho HS đặt câu có dùng từ láy. Giáo viên nhận xét. Giáo viên GDHS . 5. Tổng kết - dặn dò: Chuẩn bị: “hành trình của bầy ong” Nhận xét tiết học. Hát -HS lên bảng viết. Học sinh lần lượt đọc bài tập 3a. Học sinh nhận xét. - 1, 2 học sinh đọc bài chính tả. Nêu nội dung đoạn viết: Tả hương thơm của thảo quả, sự phát triển nhanh chóng của thảo q
Tài liệu đính kèm: