Giáo án Chính tả Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2013-2014 - Cô Tâm

Chính tả (Nghe-viết)

TIẾT: 22 HÀ NỘI

A. Mục đích, yêu cầu:

 - Nghe – Viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.

- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam ( BT2); Viết được 3 – 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu BT3.

- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.

* BVMT: GV liên hệ về trách nhiệm giữ gìn và bảo vệ cảnh quan môi trường của Thủ đô để giữ một vẻ đẹp của Hà Nội. (Khai thác gián tiếp nội dung bài)

B. Đồ dùng dạy học:

- VBT Tiếng Việt, tập hai.

- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam: Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó.

- Bảng nhóm kẻ sẵn các cột để viết tên bạn nam, bạn nữ trong lớp; tên anh hùng lịch sử nhỏ tuổi của nước ta; tên dòng sông, núi, hồ, đèo; tên xã, phường.

C. Hoạt động dạy học:

 

doc 29 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 583Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 5 - Học kì II - Năm học 2013-2014 - Cô Tâm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ên đó
- GV nhận xét câu trả lời của HS ?
- Gọi 1 HS đọc lại bài thơ.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai
 -Yêu cầu nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
- Vận dung quy tắc viết hoa, các em viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong văn bản.
V. Dặn dò:
- Viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai .
- Chuẩn bị Nghe, viết bài Núi non hùng vĩ.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc, lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS viết vào bảng con.
- Gấp sách và nhớ viết vào vở theo tốc độ quy định.
- Soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi
- Hai bạn ngồi cạnh đổi vở cho nhau, đối chiếu SGK để sửa lỗi.
- Vài HS đọc, lớp đọc thầm.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Chia nhóm, nhóm trưởng điều khiển nhóm thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bình chọn.
- Chữa vào VBT.
- Vài HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Thực hiện theo yêu cầu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS trả lời.
- Tiếp nối nhau đọc.
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN: 24 Thứ ba ngày 18 tháng 02 năm 2014
CHÍNH TẢ (Nghe – viết)
TIẾT: 24 NÚI NON HÙNG VĨ
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả, viết hoa đúng các tên riêng trong bài. 
- Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ ( BT2).
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
* BVMT: Bảo vệ các phong cảnh đẹp của đất nước .
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm .
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu viết những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài:
- Các em sẽ nghe để viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ đồng thời nắm chắc tên người, tên địa lí Việt Nam qua các bài tập chính tả.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ
- Hỏi: Đoạn văn cho em biết điều gì?
- Nêu: Đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- Luyện viết từ khó: Tày Đình, hiểm trở, lồ lộ, chọc thủng, Phan – xi – păng , Mây ô Quy Hồ.
* HĐ 1: Cho Hs viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- HS viết xong, GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- Bài tập 2:
 + Gọi HS đọc nội dung bài tập.
 + Yêu cầu tìm và nêu các tên riêng trong đoạn thơ.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng:
Tên người, tên dân tộc Tên địa lí
 Đăm Săn, Y Sun Tây Nguyên
 Nơ Trang Lơng (sông) Ba
 A-ma Dơ-hao
 Mơ-nông
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai.
- GV nhắc HS: Nắm vững quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam, nhất là tên người, tên địa lí vùng dân tộc thiểu số, các em sẽ viết đúng chính tả cũng như vận dụng vào viết văn bản. 
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị Nghe- viết Ai là thuỷ tổ loài người ?
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Theo dõi SGK.
- HS trả lời.
- Lắng nghe.
-Chú ý và viết nháp những chữ dễ viết sai.
- HS lắng nghe.
- Gấp sách và nghe để viết vào vở theo tốc độ quy định.
- Soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
- Hai bạn ngồi cạnh đổi vở cho nhau, đối chiếu SGK để sửa lỗi.
- HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Nối tiếp nhau phát biểu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN: 25 Thứ ba ngày 25 tháng 02 năm 2014
CHÍNH TẢ (Nghe - viết)
TIẾT: 25 AI LÀ THUỶ TỔ LOÀI NGƯỜI ?
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính ta.
- Tìm được các tên riêng trong truyện Dân chơi đồ cổ và nắm được quy tắc viết hoa tên riêng ( BT2).
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các câu đố, yêu cầu viết lời giải của câu đố.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu:
- Các em sẽ nghe để viết đúng chính tả bài Ai là thuỷ tổ loài người ? Đồng thời ôn lại tên người, tên địa lí nước ngoài qua các bài tập chính tả.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- Đọc bài chính tả Ai là thuỷ tổ loài người ?
- Yêu cầu đọc to bài chính tả và trả lời câu hỏi: Bài chính tả nói lên điều gì ?
* GV chốt ý.
- Cho biết truyền thuyết của một số dân tộc trên thế giới về thuỷ tổ loài người và cách giải thích khoa học về vấn đề này.
- Luyện viết từ khó: Chúa Trời, A-đam, Ê-va, Trung Quốc, Nữ Oa, Ấn Độ, Bra-hma, Sác-lơ Đác-uyn.
* HĐ 1: Cho Hs viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- HS viết xong, GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- Bài tập 2:
 + Gọi HS đọc nội dung bài tập và chú giải.
 + Giải thích từ Cửu Phủ (tên một loại tiền cổ ở Trung Quốc thời xưa).
 + Yêu cầu tìm và nêu các tên riêng, cách viết những tên riêng đó trong mẫu chuyện vui.
 + Nhận xét, chốt lại ý: Những tên riêng đó đều được viết hoa tất cả các chữ cái đầu của mỗi tiếng vì là tên nước ngoài nhưng được đọc theo âm Hán Việt.
 + Yêu cầu đọc thầm mẫu chuyện Dân chơi đồ cổ và nói về tính cách của anh chàng mê đồ cổ.
 + Nhận xét, kết luận: Anh chàng mê đồ cổ trong chuyện là một kẻ gàn dở, mù quáng.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai.
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị Nghe- viết Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Theo dõi SGK.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- Chú ý và viết nháp những chữ dễ viết sai.
- Gấp sách và nghe để viết vào vở theo tốc độ quy định.
- Soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
- Hai bạn ngồi cạnh đổi vở cho nhau, đối chiếu SGK để sửa lỗi.
- Tiếp nối nhau nêu.
- HS lắng nghe.
- Tiếp nối nhau nêu.
- HS lắng nghe.
- Đọc, suy nghĩ và tiếp nối nhau nêu.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS viết vào bảng con.
- HS nhắc lại.
- HS lắng nghe.
TUẦN: 26 Thứ ba ngày 03 tháng 03 năm 2014
CHÍNH TẢ( Nghe – viết)
TIẾT: 26 LỊCH SỬ NGÀY QUỐC TẾ LAO ĐỘNG
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài CT, trình bày đúng hình thức bài văn.
- Tìm được các tên riêng theo yêu cầu của BT2 và nắm vững quy tắc viết hoa tên riêng nước ngoài, tên ngày lễ.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Bảng nhóm kẻ thành 2 cột: tên riêng và quy tắc.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc các tên riêng trong bài chính tả Ai là thuỷ tổ loài người ? Yêu cầu bảng. 
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới;
1. Giới thiệu: 
- Các em sẽ nghe để viết đúng chính tả bài Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động Đồng thời ôn lại tên người, tên địa lí nước ngoài qua các bài tập chính tả.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- GV đọc bài chính tả Lịch sử Ngày Quốc tế Lao động - Hỏi: Bài chính tả nói lên điều gì ?
- Luyện viết từ khó: Chi-ca-gô, Mĩ, Niu Y-oóc, Ban-ti-mo, Pít-sbơ-nơ.
* HĐ 1: Cho Hs viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- HS viết xong, GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2:
 + Gọi HS đọc nội dung bài tập và chú giải.
 + Hướng dẫn: Đọc thầm bài Tác giả bài Quốc tế ca, dùng bút chì gạch chân các tên riêng tìm được và giải thích miệng cách viết những tên riêng đó. Phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày ý kiến.
 * Nhận xét, chốt lại ý đúng. 
- Tên riêng: Ơ gien Pô – chi – ê , pi – e Đơ – gây – tê , Pa – ri: viết hoa chữ cái đầu, mỗi bộ phận của tên được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
- Tên riêng: Pháp: viết hoa chữ cái đầu và đây là tên riêng nước ngoài nhưng đọc theo âm Hán Việt.
 + Yêu cầu đọc thầm bài Tác giả bài Quốc tế ca và nêu nội dung bài.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai.
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Hỏi: Bài tác giả Quốc tế ca cho em biết điều gì?
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài sau: Cửa sông.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Theo dõi SGK.
- HS trả lời.
- Chú ý và viết nháp những chữ dễ viết sai.
- Gấp sách và nghe để viết vào vở theo tốc độ quy định.
- Soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
- Hai bạn ngồi cạnh đổi vở cho nhau, đối chiếu SGK để sửa lỗi.
- HS đọc nội dung và chú giải.
- HS lắng nghe.
- Lớp tiếp nối nhau trình bày, HS làm bảng nhóm treo lên và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con.
- HS nêu
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
TUẦN: 27 Thứ ba ngày 11 tháng 03 năm 2014
CHÍNH TẢ( Nhớ – viết)
 CỬA SÔNG
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ và viết đúng chính tả, 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông.
- Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
*BVMT: Cảm nhận vẻ đẹp và tác dụng của cửa sông, có ý thức bảo vệ và giữ gìn.
*KNS: Quản lí thời gian. Tìm kiếm sự hỗ trợ.
B. Đồ dùng dạy học:
- VBT Tiếng Việt, tập hai.
- Bảng nhóm kẻ thành 2 cột: tên riêng và quy tắc.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài và viết ví dụ minh hoạ.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- Các em sẽ nhớ để viết đúng bốn khổ thơ cuối trong bài thơ Cửa sông và ôn lại cách viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn nhớ - viết:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Yêu cầu đọc thuộc lòng bốn khổ thơ cuối trong bài Cửa sông.
- Hỏi: Cửa sông là địa điểm đặt biệt như thế nào ?
- Luyện viết từ khó: con sóng, nước lợ, nông sâu, đẻ trứng, tôm rảo, uốn cong, lưỡi sóng, lấp lóa.
* HĐ 1: Cho HS viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- Cho HS đọc bài chính tả một lần.
- HS tự nhớ viết.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- HS tự soát lỗi..
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
- Bài tập 2
 + Hướng dẫn: Đọc thầm bài 2 đoạn văn, dùng bút chì gạch chân các tên riêng tìm được và giải thích miệng cách viết những tên riêng đó. Phát bảng nhóm cho 2 HS thực hiện.
 + Yêu cầu trình bày ý kiến.
 + Nhận xét, chốt lại ý đúng:
 . Tên riêng: Tên người: Cri-xtô-phô-rô Cô-lôm-bô, A-mê-ri- gô Ve-xpu-xi, Ét-mân Hin-la-ri, Ten-sinh No-rơ-gay, tên địa lí: I-ta-li-a, Lo-ren, A-mê-ri-ca, E-vơ-rét, Hi-ma-lay-a, Niu Di-lân. Cách viết: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phậntạo thành tên riêng đó, các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
 . Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp. Viết giống như tên riêng Việt Nam vì được phiên âm theo Hán Việt.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai.
 - Yêu cầu nhắc lại quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị Ôn tập giữa HKII
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc to, lớp đọc thầm.
- Tiếp nối nhau đọc, lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS viết vào bảng con
- HS đọc.
- Gấp sách và nhớ viết vào vở theo tốc độ quy định.
- Soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
- Hai bạn ngồi cạnh đổi vở cho nhau, đối chiếu SGK để sửa lỗi.
- Vài HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe.
- Lớp tiếp nối nhau trình bày, HS làm bảng nhóm treo lên và trình bày.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS viết bảng con.
- HS nêu Lại quy tắc viết hoa.
- HS lắng nghe.
TUẦN 28 Thứ ba ngày 18 tháng 03 năm 2014
CHÍNH TẢ
TIẾT: 28 ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ II 
( TIẾT 5 ) 
A. Mục tiêu: 	
- Nghe – viết đúng chính tả bài “Bà cụ bán hàng nước chè”,tốc độ viết khoảng 100 chữ / 15 phút.	
- Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu tả ngoại hình cụ già ; biết chọn những nét ngoại hình tiêu biểu để miêu tả.
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
B. Chuẩn bị: 
+ GV: 1 số hình ảnh về Bà cụ ở nông thôn, SGK.
+ HS: Giấy kiểm tra, SGK.
C. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định :
II. Kiểm tra:
- Cho hs viết lại những từ đã viết sai bài trước.
- Nhận xét phần kiểm tra. 
III. Giới thiệu bài mới: 
*Hướng dẫn học sinh nghe, viết.
* HĐ1: HD chính tả.
- Cho HS đọc bài văn: Bà cụ bán hàng nước chè.
- Hỏi: Nội dung chính của bài văn là gì ?
- Luyện viết từ khó: tuổi giời, bạc trắng, tuồng chèo.
* HĐ 2: Cho Hs viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết.
* HĐ3: Chấm, chữa bài.
- HS viết xong, GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
* Viết đoạn văn.
 - Gọi 1 học sinh đọc yêu cầu đề. 
* Giáo viên gợi ý cho học sinh.
- Đoạn văn các em vừa viết tả đặc điểm gì của Bà cụ?
- Đó là đặc điểm nào?
- Đoạn văn tả Bà cụ nhiều tuổi bằng cách nào?
* Giáo viên bổ sung: 1 đoạn văn tả ngoại hình trong bài văn miêu tả ta cần tả 2 – 3 đặc điểm ngoại hình của nhân vật.
Để viết 1 đoạn văn tả ngoại hình của cụ già em biết, em nên chọn tả 2 – 3 đặc điểm tiêu biểu.
- HS đọc lại đoạn văn vừa viết.
- Giáo viên nhận xét.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai.
V. Dặn dò: 
Chuẩn bị: “Viết nháp bài Đất nước”.
Nhận xét tiết học. 
- Hát vui.
- HS viết vào bản con.
- Học sinh đọc 
- HS trả lời.
- HS viết bản con.
- HS viết vào vở.
- HS tự soát lỗi.
- HS sửa lỗi
- HS đọc.
- Học sinh trả lời câu hỏi.
Ví dụ: Tả đặc điểm ngoại hình.
- Tả tuổi của Bà.
- Bằng cách so sánh với cây bàng già tả mái tóc bạc trắng.
- HS lắng nghe.
- Học sinh làm bài.
- Học sinh tiếp nối nhau đọc đoạn văn của mình.
 - Lớp nhận xét.
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
TUẦN 29 Thứ ba ngày 25 tháng 03 năm 2014
CHÍNH TẢ (Nhớ- viết )
TIẾT: 29 ĐẤT NƯỚC
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nhớ và viết đúng chính tả, 3 khổ thơ cuối bài thơ Đất nước.
- Tìm được những cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởngtrong BT2, BT3 và nắm được cách viết hoa những cụm từ đó. 
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
B.Đồ dùng dạy học:
- VBT Tiếng Việt, tập hai.
- Bảng nhóm kẻ bảng phân loại.
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Chữa bài kiểm tra giữa HKII.
- Nhận xét, thống kê điểm.
- Nhận xét phần kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu:
- Các em sẽ nhớ để viết đúng ba khổ thơ cuối trong bài thơ Đất nước vàbiết cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng qua bài tập thực hành.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn nhớ - viết:
- Cho HS đọc thuộc lòng 3 khổ thơ cuối trong bài : Đất nước.
- GV nêu câu hỏi gợi ý.
- Hỏi: Nội dung chính của đoạn thơ là gì ?
- Luyện viết từ khó: Rừng tre, phất phới, bát ngát, phù sa, rì rầm tiếng đất . . .
* HĐ 1: Cho HS viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- Cho HS đọc bài chính tả một lần.
- HS tự nhớ viết.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- HS tự soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2
 - Cho HS đọc yêu cầu của bài tập và đoạn văn: Gắn bó với miền Nam.
- GV gợi ý: Các em dùng bút chì gạch chân các cụm từ chỉ huân chương, danh hiệu, giải thưởng; nhận xét cách viết hoa về các cụm từ đó:
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cho HS phát biểu ý kiến.
* GV kết luận:
+ Cụm từ chỉ huân chương: Huân chương kháng chiến, Huân chương Lao đông.
+ Cụm từ chỉ danh hiệu: Anh hùng Lao động
+ Cụm từ chỉ giải thưởng: Giải thưởng Hồ Chí Minh.
+ Nên khi viết phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên này.
- Treo bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
* Bài tập 3
 - Cho HS đọc yêu cầu và đoạn văn.
- GV gợi ý cách làm:
+ Tìm các danh hiệu được in nghiên trong đoạn văn.
+ Dùng gạch chéo ( / ) phân tách các bộ phận tạo thành tên đó.
+ Viết lại tên các danh hiệu cho đúng.
- Cho HS làm bài vào vở.
- Cho HS nhận xét bài làm trên bảng
* GV nhận xét, kết luận:
. Anh hùng / Lực lượng vũ trang nhân dân.
. Bà mẹ / Việt Nam / Anh hùng.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại các từ đã viết sai.
- GV nhắc HS: Vận dụng kiến thức vừa học, các em viết đúng tên huân chương, danh hiệu, giải thưởng khi viết văn bản.
V. Dặn dò:
- Viết lại nhiều lần cho đúng những từ đã viết sai .
- Chuẩn bị Nghe-viết Cô gái của tương lai.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- Chú ý.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- Tiếp nối nhau đọc, lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS viết vào bảng con
- HS đọc bài chính tả.
- Gấp sách và nhớ viết vào vở theo tốc độ quy định.
- Soát bài, tự phát hiện và sửa lỗi.
- Hai bạn ngồi cạnh đổi vở cho nhau, đối chiếu SGK để sửa lỗi.
- Vài HS đọc, lớp đọc thầm.
-HS lắng nghe.
- HS làm cá nhân.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS quan sát.
- HS đọc yêu cầu và đoạn văn. 
- HS lắng nghe.
- HS làm cá nhân.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN 30 Thứ ba ngày 01 tháng 04 năm 2014
 CHÍNH TẢ ( Nghe - viết )
 TIẾT: 30 CÔ GÁI CỦA TƯƠNG LAI
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng chính tả, viết đúng những từ ngữ dễ viết sai ( VD: in-tơ-nét), tên riêng nước ngoài, tên tổ chức.
- Biết viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng, tổ chức ( BT2,3).
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ viết ghi nhớ về cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng.
- Bảng nhóm viết các cụm từ in nghiêng ở BT 2.
- Ảnh minh hoạ tên ba loại huân chương trong SGK.
- Bảng nhóm viết nội dung BT 3.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Đọc tên các huân chương, danh hiệu, giaỉ thưởng trong BT 2 tiết trước, yêu cầu 3 HS viết trên bảng, lớp viết vào nháp.
- Nhận xét, ghi điểm.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
- Các em sẽ nghe để viết đúng chính tả bài Cô gái của tương lai, đồng thời luyện tập viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng; biết một số huân chương của nước ta.
- Ghi bảng tựa bài.
2. Hướng dẫn nghe - viết:
- Cho HS đọc đoạn văn: Cô gái của tương lai. 
- Hỏi: Tại sao Lan Anh được gọi là mẫu người của tương lai.
- Luyện viết từ khó: in-tơ- nét, Ốt- xtrây- li- a, Nghị viện Thanh niên.
* HĐ 1: Cho HS viết chính tả.
- GV nhắc nhở HS về tư thế ngồi viết.
- GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận trong câu cho HS viết.
* HĐ2: Chấm, chữa bài.
- HS viết xong, GV đọc lại cho HS soát lỗi.
- GV cho HS đổi vở để chữa.
- GV chấm 1 số bài của HS.
- GV nhận xét chung về ưu khuyết điểm của các bài đã chấm.
3. Hướng dẫn làm bài tập:
* Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- GV yêu cầu: Em hãy đọc các cụm từ in nghiêng có trong câu văn.
- Cho HS viết lại các cụm từ in nghiên đó cho đúng chính tả.
- Cho HS nhận xét bài bạn làm trên bảng.
- Hỏi: Vì sao em lại viết hoa các từ đó ?
- Tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng được viết như thế nào ?
* GV nhận xét, kết luận:
. Anh hùng Lao động.
. Anh hùng Lực lượng vũ trang.
. Huân chương Sao vàng.
. Huân chương Độc lập hạng Ba.
. Huân chương Lao động hạng Nhất.
* Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu bài tập.
- Cho HS quan sát ảnh minh họa các huân chương.
- Cho HS tìm tên huân chương phù hợp để điền vào chỗ trống.
- Cho HS làm bài vào giấy khổ to.
- Cho HS dán kết quả lên bảng.
- Cho lớp nhận xét sửa chữa.
* GV nhận xét, kết luận:
- Các huân chương cần điền là.
a. Huân chương Sao vàng.
b. Huân chương Quân công.
c. Huân chương Lao động.
IV. Củng cố:
- Cho HS viết lại những từ đã viết sai.
- GV nhắc HS: Nắm vững cách viết hoa tên các huân chương, danh hiệu, giải thưởng của nước ta, các em sẽ viết đúng chính tả cũng như vận dụng vào viết văn bản. 
V. Dặn dò:
- Chuẩn bị Nghe- viết Tà áo dài Việt Nam.
- Nhận xét tiết học.
- Hát vui.
- HS được chỉ định thực hiện trên bảng, lớp viết vào nháp.
- HS lắng nghe.
- Nhắc tựa bài.
- 1 HS đọc lớp theo dõi.
- Vì Lan Anh là một bạn gái giỏi giang, thông minh, được xem là một trong những mẫu người của tương lai.
- HS viết vào bảng con.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào vở.
- HS theo dõi soát lỗi.
- HS chữa lỗi.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS lắng nghe.
- HS viết lại.
- Lớp nhận xét.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS quan sát.
- HS làm việc.
- Lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
- HS viết lại.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
TUẦN 31 Thứ ba ngày 08 tháng 04 năm 2014
CHÍNH TẢ ( Nghe - viết )
TIẾT: 31 TÀ ÁO DÀI VIỆT NAM
A. Mục đích, yêu cầu:
- Nghe - viết đúng bài chính tả.
- Viết hoa đúng tên các danh hiệu, giải thưởng huy chương và kỉ niệm chương ( BT2, BT3a hoặc b).
- Giáo dục HS ý thức rèn chữ viết, giữ gìn vở cẩn thận.
B. Đồ dùng dạy học:
- Bảng nhóm kẻ bảng nội dung BT 2.
- Bảng nhóm viết các danh hiệu, giải thưởng, huy chương và kỉ niệm chương in nghiêng ở BT 3.
C. Hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
I. Ổn định:
II. Kiểm tra bài cũ:
- Cho HS viết lại những từ ngữ đã viết sai ở bài trước.
- Nhận xét, ghi điểm.
- Nhận xét phần kiểm tra.
III. Bài mới:
1. Giới thiệu: 
- Các em sẽ ng

Tài liệu đính kèm:

  • docCHÍNH TẢ.doc