Giáo án Chính tả Lớp 2 - Bài: Tập chép - Có công mài sắt, có ngày nên kim - Năm học 2016-2017 - Nông Thị Tuyết

I. MỤC TIÊU:

- Chép lại chính xác một đoạn trong bài ”Có công mài sắt, có ngày nên kim”.Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.

- Làm được các bài tập 2, 3, 4.

- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác

 

doc 4 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 1038Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Chính tả Lớp 2 - Bài: Tập chép - Có công mài sắt, có ngày nên kim - Năm học 2016-2017 - Nông Thị Tuyết", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Đại học Tây Nguyên	Lớp KTSP: 2
Họ và tên người soạn: Nông Thị Tuyết	Buổi: Sáng
Họ tên giáo viên hướng dẫn: ThS.Lưu Thị Dịu.
Ngày soạn: 2/4/2017	Tiết:
Ngày thực hiện:
GIÁO ÁN TIẾNG VIỆT LỚP 2
CHÍNH TẢ (Tập chép):
CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM.
I. MỤC TIÊU:
- Chép lại chính xác một đoạn trong bài ”Có công mài sắt, có ngày nên kim”.Viết hoa chữ đầu câu, ghi dấu câu đúng vị trí. Không mắc quá 5 lỗi trong bài.
- Làm được các bài tập 2, 3, 4. 
- Giáo dục tính cẩn thận, chính xác
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Giáo viên: 
Viết bài chính tả “Có công mài sắt, có ngày nên kim” lên bảng.
- Học sinh: Vở bài tập 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Ổn định:
Kiểm tra:
- GV: Kiểm tra dụng cụ học tập. 
- Hướng dẫn cách học phân môn Chính tả.
Bài mới 
- Giới thiệu bài: 
- Tựa bài: Có công mài sắt, có ngày nên kim
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép
+ Hướng dẫn HS chuẩn bị 
- GV đọc bài chính tả trên bảng. 
- Hướng dẫn HS nắm nội dung bài viết qua các câu hỏi gợi ý .
+Đoạn chép này là lời của ai nói với ai?
- GV hướng dẫn HS nhận xét : Trong bài chính tả có những dấu câu nào?
- Hướng dẫn HS viết chữ khó vào bảng con. 
- HS chép bài vào vở :GV nhắc HS : Các em cần nhớ viết tên bài chinh tả vào giữa trang vở. Chữ đầu câu viết hoa lùi vào 1 ô, nhớ đọc nhẩm từng cụm từ để chép cho đúng , đẹp, nhanh , ngồi viết đúng tư thế , cầm viết đúng qui định 
+ Chấm, chữa bài 
- Chữa bài 
- Chấm bài: GV chấm 5-7 bài 
- Nhận xét về các mặt 
* Hoạt động 2: Hướng dẫn làm bài tập 
Bài tập 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập
- Cho HS làm bài vào vở
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
Bài tập 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài
- Cho HS thảo luận nhóm 
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả 
- Chốt lại lời giải đúng
Bài tập 4:
 - Tổ chức cho HS học thuộc bảng chữ cái ở BT3
 - Nhận xét - ghi điểm
Củng cố - Dặn dò:
- Hỏi lại tựa bài
- Cho HS thi đua đọc thuộc bảng chữ cái. 
- Hỏi lại những điều cần nhớ.
- Giáo viên chốt lại những phần chính trong tiết học 
- Về nhà xem lại bài, làm bài ở vở bài tập chú ý những chữ viết còn sai sửa lại cho đúng. 
- Chọn một số vở HS viết chữ sạch đẹp không mắc lỗi cho cả lớp xem. 
- Nhận xét tiết học.
- Hát
- HS lắng nghe
- HS lặp lại
- Cả lớp đọc thầm
- Đoạn chép này là lời của bà cụ nói với cậu bé.
- Trong bài chính tả có những dấu câu như: Dấu chấm, dấu phẩy, dấu gạch đầu dòng .
- HS viết vào bảng con: Ngày, mài, sắt, cháu, kim
- HS viết vào vở
- HS tự chữa lỗi bằng bút chì gạch chân chữ viết sai, viết lại chữ đúng cuối bài chép.
- HS đọc to yêu cầu bài
- HS làm bài vào vở
(kim khâu; cậu bé; kiên nhẫn; bà cụ). 
- Đọc yêu cầu bài
- Các nhóm thảo luận
- Cử đại diện nhóm báo cáo kết quả thảo luận (Các chữ cái còn thiếu là: ă, â, b, d, đ, e, ê)
- Nhận xét
- HS học thuộc bảng chữ cái ở BT3
- Có công mài sắt có ngày nên kim
- HS thi đua đọc
- HS trả lời
- HS nghe
- HS nghe

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan_1_Tap_chep_Co_cong_mai_sat_co_ngay_nen_kim.doc