Giáo án các môn lớp 2, học kì II - Tuần 26

I. Mục tiêu

1. Kiến thức:

- HS đọc lưu loát được cả bài.

- Đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ.

- Nghỉ hơi đúng sau dấu phẩy, dấu chấm, giữa các cụm từ.

- Phân biệt được lời của các nhân vật.

2. Kỹ năng:

- Hiểu ý nghĩa của các từ mới: búng càng, nhìn trân trân, nắc nỏm khen, quẹo, bánh lái, mái chèo,

- Hiểu nội dung của bài: Câu chuyện ca ngợi tình bạn đẹp đẽ, sẵn sàng cứu nhau khi hoạn nạn của Tôm Càng và Cá Con.

3. Thái độ: Ham thích học môn Tiếng Việt.

II. Chuẩn bị

- GV: Tranh minh hoạ bài Tập đọc trong SGK. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu, đoạn cần luyện đọc. Mái chèo thật hoặc tranh vẽ mái chèo. Tranh vẽ bánh lái.

- HS: SGK.

 

doc 38 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 737Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 2, học kì II - Tuần 26", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng Hương đã tạo cho Huế một nét đẹp riêng, rất êm đềm, quyến rũ. Bài học hôm nay sẽ đưa các con đến thăm Huế, thăm sông Hương. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc 
a) Đọc mẫu
GV đọc mẫu.
Chú ý: giọng nhẹ nhàng, thán phục vẻ đẹp của sông Hương.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS đọc bài theo hình thức nối tiếp, mỗi HS đọc 1 câu, đọc từ đầu cho đến hết bài. Theo dõi HS đọc bài để phát hiện lỗi phát âm của HS.
Hỏi: Trong bài có những từ nào khó đọc? (Nghe HS trả lời và ghi những từ này lên bảng lớp)
Đọc mẫu các từ trên và yêu cầu HS đọc bài.
Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc lại cả bài. Nghe và chỉnh sửa lỗi phát âm cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn
HS đọc từng đoạn, tìm cách ngắt giọng các câu dài.
Ngoài ra các con cần nhấn giọng ở một số từ gợi tả sau: nở đỏ rực, đường trăng lung linh, đặc ân, tan biến, êm đềm.
Yêu cầu 3 HS đọc nối tiếp theo đoạn, đọc từ đầu cho đến hết bài.
Chia HS thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 3 HS và yêu cầu luyện đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
GV tổ chức cho các nhóm thi đọc nối tiếp, phân vai. Tổ chức cho các cá nhân thi đọc đoạn 2.
Nhận xét và tuyên dương các em đọc tốt.
e) Đọc đồng thanh
Yêu cầu cả lớp đọc đồng thanh đoạn 2.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc phần chú giải.
Yêu cầu HS đọc thầm và gạch chân dưới những từ chỉ các màu xanh khác nhau của sông Hương?
Gọi HS đọc các từ tìm được.
Những màu xanh ấy do cái gì tạo nên?
Vào mùa hè, sông Hương đổi màu ntn?
Do đâu mà sông Hương có sự thay đổi ấy?
GV chỉ lên bức tranh minh hoạ và nói thêm về vẻ đẹp của sông Hương.
Vào những đêm trăng sáng, sông Hương đổi màu ntn?
Lung linh dát vàng có nghĩa là gì?
Do đâu có sự thay đổi ấy?
Vì sao nói sông Hương là một đặc ân của thiên nhiên dành cho thành phố Huế? 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 3 HS nối tiếp nhau đọc lại bài, và trả lời câu hỏi: Em cảm nhận được điều gì về sông Hương?
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị bài sau: Cá Sấu sợ Cá Mập.
Hát
2 HS đọc, 1 HS đọc 2 đoạn, 1 HS đọc cả bài sau đó lần lượt trả lời các câu hỏi. Bạn nhận xét. 
Cảnh đẹp ở Huế.
Mở SGK trang 72.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Đọc bài.
Từ: phong cảnh, xanh thẳm, bãi ngô, thảm cỏ, dải lụa, ửng hồng,
Một số HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Đọc bài nối tiếp, đọc từ đầu cho đến hết, mỗi HS chỉ đọc một câu.
Đoạn 1: Sông Hương  trên mặt nước.
Đoạn 2: Mỗi mùa hè  dát vàng.
Đoạn 3: Phần còn lại.
Tìm cách ngắt và luyện đọc các câu: 
Bao trùm lên cả bức tranh/ là một màu xanh/ có nhiều sắc độ đậm nhạt khác nhau:/ màu xanh thẳm của da trời,/ màu xanh biếc của cây lá,/ màu xanh non của những bãi ngô,/ thảm cỏ in trên mặt nước.//
Hương Giang bỗng thay chiếc áo xanh hằng ngày/ thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.//
3 HS đọc bài theo yêu cầu.
Luyện đọc theo nhóm.
Thi đọc theo hướng dẫn của GV.
1 HS đọc.
Đọc thầm tìm và dùng bút chì gạch chân dưới các từ chỉ màu xanh.
Xanh thẳm, xanh biếc, xanh non.
Màu xanh thẳm do da trời tạo nên, màu xanh biếc do cây lá, màu xanh non do những thảm cỏ, bãi ngô in trên mặt nước tạo nên.
Sông Hương thay chiếc áo xanh hàng ngày thành dải lụa đào ửng hồng cả phố phường.
Do hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ sông in bóng xuống mặt nước.
Dòng sông là một đường trăng lung linh dát vàng.
Aùnh trăng vàng chiếu xuống làm dòng sông ánh lên một màu vàng lóng lánh.
Do dòng sông được ánh trăng vàng chiếu vào.
Vì sông Hương làm cho không khí thành phố trở nên trong lành, làm tan biến những tiếng ồn ào của chợ búa, tạo cho thành phố một vẻ êm đềm.
Một số HS trả lời: Sông Hương thật đẹp và luôn chuyển đổi theo mùa. Sông Hương là một đặc ân thiên nhiên dành cho xứ Huế.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: TÌM SỐ BỊ CHIA
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Biết cách tìm số bị chia khi biết thương và số chia.
2Kỹ năng: Biết cách trình bày bài giải dạng toán này.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Các tấm bìa hình vuông (hoặc hình tròn) bằng nhau.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Luyện tập.
GV yêu cầu HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tìm số bị chia.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Ôn lại quan hệ giữa phép nhân và phép chia
 * Gắn 6 ô vuông lên bảng thành 2 hàng 
GV nêu: Có 6 ô vuông xếp thành 2 hàng đều nhau. Mỗi hàng có mấy ô vuông?
GV gợi ý để HS tự viết được:
	 6	 :	 2	=	 3
	Số bị chia	Số chia	Thương
Yêu cầu HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
a) GV nêu vấn đề: Mỗi hàng có 3 ô vuông. Hỏi 2 hàng có tất cả mấy ô vuông?
HS trả lời và viết: 3 x 2 = 6.
Tất cả có 6 ô vuông. Ta có thể viết: 6 = 3 x 2.
b) Nhận xét:
Hướng dẫn HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân tương ứng:
6 : 2 = 3	6 = 3 x 2
 Số bị chia	 Số chia	 Thương	
Số bị chia bằng thương nhân với số chia.
* Giới thiệu cách tìm số bị chia chưa biết:
a) GV nêu: Có phép chia X : 2 = 5
Giải thích: Số X là số bị chia chưa biết, chia cho 2 được thương là 5.
Dựa vào nhận xét trên ta làm như sau:
Lấy 5 (là thương) nhân với 2 (là số chia) được 10 (là số bị chia).
Vậy X = 10 là số phải tìm vì 10 : 2 = 5.
Trình bày:	X : 2 = 5
	X = 5 x 2
	X = 10
b) Kết luận: Muốn tìm số bị chia ta lấy thương nhân với số chia.
GV yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
v Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS lần lượt tính nhẩm phép nhân và phép chia theo từng cột.
	6 : 2 = 3
	2 x 3 = 6	
Bài 2: HS trình bày theo mẫu:
	X : 2 = 3
	X = 3 x 2
	X = 6
Bài 3:
Gọi 1 HS đọc đề bài
Mỗi em nhận được mấy chiếc kẹo?
Có bao nhiêu em được nhận kẹo?
Vậy để tìm xem có tất cả bao nhiêu chiếc kẹo ta làm ntn?
Yêu cầu HS trình bày bài giải
GV nhận xét và cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Luyện tập.
Hát
HS ước lượng về thời gian học tập và sinh hoạt. Bạn nhận xét
HS quan sát
HS trả lời: Có 3 ô vuông.
HS tự viết
 6	 :	 2	= 3
Số bị chia Sốchia Thương
HS nhắc lại: số bị chia là 6; số chia là 2; thương là 3.
2 hàng có tất cả 6 ô vuông
HS viết: 3 x 2 = 6.
HS viết: 6 = 3 x 2. 
HS đối chiếu, so sánh sự thay đổi vai trò của mỗi số trong phép chia và phép nhân
Vài HS lặp lại.
HS quan sát
HS quan sát cách trình bày
Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
HS làm bài. 
HS sửa bài
3 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Nêu quy tắc tìm số bị chia chưa biết trong phép chia để giải thích.
HS đọc bài.
Mỗi em nhận được 5 chiếc kẹo
Có 3 em được nhận kẹo
HS chọn phép tính và tính 5 x 3 = 15
 Bài giải
 Số kẹo có tất cả là:
	5 x 3 = 15 (chiếc)
	 Đáp số: 15 chiếc kẹo
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: LUYỆN TỪ
Tiết: TỪ NGỮ VỀ SÔNG BIỂN. DẤU PHẨY 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Mở rộng và hệ thống hoá vốn từ về các con vật sống ở dưới nước.
2Kỹ năng: Luyện tập về cách dùng dấu phẩy trong đoạn văn.
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ trong SGK. Thẻ từ ghi tên các loài cá ở bài 1. Bảng phụ ghi sẵn bài tập 3. 
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Từ ngữ về sông biển. Đặt và trả lời câu hỏi: Vì sao? 
GV viết sẵn bảng lớp 2 câu văn.
+ Đêm qua cây đổ vì gió to.
+ Cỏ cây héo khô vì han hán.
Gọi HS trả lời miệng bài tập 4.
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Từ ngữ về sông biển. Dấu phẩy. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn làm bài 
Bài 1
Treo bức tranh về các loài cá.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi HS đọc tên các loài cá trong tranh.
Cho HS suy nghĩ. Sau đó gọi 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS lên gắn vào bảng theo yêu cầu.
Gọi HS nhận xét và chữa bài.
Cho HS đọc lại bài theo từng nội dung: Cá nước mặn; Cá nước ngọt.
v Hoạt động 2: Thực hành, thi đua.
 Bài 2
Treo tranh minh hoạ.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Gọi 1 HS đọc tên các con vật trong tranh.
Chia lớp thành 2 nhóm thi tiếp sức. Mỗi HS viết nhanh tên một con vật sống dưới nước rồi chuyển phấn cho bạn. Sau thời gian quy định, HS các nhóm đọc các từ ngữ tìm được. Nhóm nào tìm được nhiều từ sẽ thắng.
Tổng kết cuộc thi, tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Bài 3
Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
Treo bảng phụ và đọc đoạn văn.
Gọi HS đọc câu 1 và 4.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm.
Gọi HS nhận xét, chữa bài.
Gọi HS đọc lại bài làm.
Nhận xét, cho điểm HS.
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn dò HS ghi nhớ cách dùng dấu phẩy, kể lại cho người thân nghe về những con vật ở dưới nước mà em biết.
Chuẩn bị: Ôn tập giữa HKII
Hát
1 HS lên bảng đặt câu hỏi cho phần được gạch chân.
1 HS lên bảng viết các từ có tiếng biển.
3 HS dưới lớp trả lời miệng bài tập 4.
Quan sát tranh.
Đọc đề bài.
2 HS đọc.
Cá nước mặn 	Cá nước ngọt
(cá biển) (cá ở sông, hồ, ao)
cá thu	cá mè
cá chim	cá chép
cá chuồn	cá trê
cá nục	cá quả (cá chuối)
Nhận xét, chữa bài.
2 HS đọc nối tiếp mỗi loài cá.
Quan sát tranh.
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
Tôm, sứa, ba ba.
HS thi tìm từ ngữ. Ví dụ: 
cá chép, cá mè, cá trôi, cá trắm, cá chày, cá diếc, cá rô, ốc, tôm, cua, cáy, trạch, trai, hến, trùng trục, đỉa, rắn nước, ba ba, rùa, cá mập, cá thu, cá chim, cá nụ, cá nục, cá hồi, cá thờn bơn, cá voi, cá mập, cá heo, cá kiếm, hà mã, cá sấu, sư tử biển, hải cẩu, sứa, sao biển,
1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
2 HS đọc lại đoạn văn.
2 HS đọc câu 1 và câu 4.
1 HS lên bảng làm bài. Cả lớp làm vào Vở bài tập Tiếng Việt 
Trăng trên sông, trên đồng, trên làng quê, tôi đã thấy nhiều  Càng lên cao, trăng càng nhỏ dần, càng vàng dần, càng nhẹ dần.
2 HS đọc lại.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TOÁN
Tiết: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu
1Kiến thức: Giúp HS:
Rèn luyện kỹ năng giải bài tập “Tìm số bị chia chưa biết”.
2Kỹ năng:Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có phép chia.
3Thái độ: Ham thích học Toán.
II. Chuẩn bị
GV: Bảng phụ.
HS: Vở.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Tìm số bị chia
Gọi 2 HS lên bảng làm các bài tập sau:
x : 4 = 2 , x : 3 = 6
GV yêu cầu HS lên bảng giải bài 3
 Số kẹo có tất cả là:
	5 x 3 = 15 (chiếc)
 Đáp số: 15 chiếc kẹo 
GV nhận xét 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Luyện tập.
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: 
Bài 1: HS vận dụng cách tìm số bị chia đã học ở bài học 123.
Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
Yêu cầu HS tự làm bài
 Chẳng hạn:
	Y : 2 = 3
	Y = 3 x 2
	Y = 6 (Có thể nhắc lại cách tìm số bị chia)
Bài 2:
Nhắc HS phân biệt cách tìm số bị trừ và số bị chia.
HS nhắc lại cách tìm số bị trừ, cách tìm số bị chia.
Trình bày cách giải:
	X – 2 = 4	X : 2 = 4
	X = 4 + 2	X = 4 x 2
	X = 6	X = 8
Bài 3:
HS nêu cách tìm số chưa biết ở ô trống trong mỗi cột rồi tính nhẩm.
	Cột 1: Tìm thương	10 : 2 = 5
	Cột 2: Tìm số bị chia	5 x 2 = 10
	Cột 3: Tìm thương	18 : 2 = 9
	Cột 4: Tìm số bị chia	3 x 3 = 9
	Cột 5: Tìm thương	21 : 3 = 7
	Cột 6: Tìm số bị chia	4 x 3 = 12
v Hoạt động 2: Thực hành.
 Bài 4:
Gọi HS đọc đề bài.
1 can dầu đựng mấy lít?
Có tất cả mấy can
Bài toán yêu cầu ta làm gì?
Tổng số lít dầu được chia làm 6 can bằng nhau, mỗi can có 3 lít, vậy để tìm tổng số lít dầu ta thực hiện phép tính gì?
Trình bày:
Bài giải
Số lít dầu có tất cả là:
3 x 6 = 17 (lít)
	 Đáp số: 18 lít dầu 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: Chu vi hình tam giác 
 Chu vi hình tứ giác.
Hát
2 HS lên bảng làm bài. Bạn nhận xét 
HS lên bảng giải bài 3. Bạn nhận xét 
Tìm y
3 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nhắc lại cách tìm số bị chia.
X trong phép tính thứ nhất là số bị trừ, x trong phép tính thứ hai là số bị chia.
SBT = H + ST , SBC = T x SC
3 HS làm bài trên bảng lớp, mỗi HS làm một phần, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS nêu.
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
HS đọc đề bài
1 can dầu đựng 3 lít
Có tất cả 6 can
Bài toán yêu cầu tìm tổng số lít dầu.
HS chọn phép tính và tính: 3 x 6 = 18
1 HS làm bài trên bảng lớp, cả lớp làm bài vào vở bài tập.
Vài HS nhắc lại cách tìm số bị chia của một thương.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: KỂ CHUYỆN
Tiết: TÔM CÀNG VÀ CÁ CON 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Dựa vào tranh minh hoạ và gợi ý của GV kể lại từng đoạn và nội dung câu chuyện.
2Kỹ năng: Biết kể lại truyện theo vai, phân biệt đúng giọng kể, phối hợp lời kể với điệu bộ, cử chỉ, lời nói cho thật sinh động.
3Thái độ: Biết theo dõi, nhận xét, đánh giá lời bạn kể.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh. Bảng phụ ghi sẵn các câu hỏi gợi ý. Mũ Tôm, Cá để dựng lại câu chuyện 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Gọi 3 HS lên bảng.
Truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh nói lên điều gì có thật?
Nhận xét, cho điểm HS.
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Tôm Càng và Cá Con. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Hướng dẫn kể chuyện 
a) Kể lại từng đoạn truyện 
Bước 1: Kể trong nhóm.
GV chia nhóm, yêu cầu mỗi nhómkể lại nội dung 1 bức tranh trong nhóm.
Bước 2: Kể trước lớp.
Yêu cầu các nhóm cử đại diện lên trình bày trước lớp.
Yêu cầu HS nhận xét.
Yêu cầu các nhóm có cùng yêu cầu bổ sung.
Truyện được kể 2 lần.
Chú ý: Với HS khi kể còn lúng túng, GV có thể gợi ý: 
Tranh 1
Tôm Càng và Cá Con làm quen với nhau trong trường hợp nào?
Hai bạn đã nói gì với nhau?
Cá Con có hình dáng bên ngoài ntn?
Tranh 2
Cá Con khoe gì với bạn?
Cá Con đã trổ tài bơi lội của mình cho Tôm Càng xem ntn?
Tranh 3
Câu chuyện có thêm nhân vật nào?
Con Cá đó định làm gì?
Tôm Càng đã làm gì khi đó?
Tranh 4
Tôm Càng quan tâm đến Cá Con ra sao?
Cá Con nói gì với Tôm Càng?
Vì sao cả hai lại kết bạn thân với nhau?
b) Kể lại câu chuyện theo vai
GV gọi 3 HS xung phong lên kể lại.
Cho các nhóm cử đại diện lên thi kể.
Gọi các nhóm nhận xét.
Cho điểm từng HS. 
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện 
Chuẩn bị bài sau: Ôn tập giữa HKII.
Hát
3 HS lên bảng. Mỗi HS kể nối tiếp nhau từng đoạn trong truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh.
Nhân dân ta kiên cường chống lại lũ lụt.
Kể lại trong nhóm. Mỗi HS kể 1 lần. Các HS khác nghe, nhận xét và sửa cho bạn.
Đại diện các nhóm lên trình bày. Mỗi HS kể 1 đoạn.
Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
Bổ sung ý kiến cho nhóm bạn.
8 HS kể trước lớp.
Chúng làm quen với nhau khi Tôm đang tập búng càng.
Họ tự giới thiệu và làm quen.
Cá Con: Chào bạn. Tớ là Cá Con.Tôm Càng: Chào bạn. Tớ là Tôm Càng.
Cá Con: Tôi cũng sống dưới nước như bạn.
Thân dẹt, trên đầu có hai mắt tròn xoe, mình có lớp vảy bạc óng ánh.
Đuôi tôi vừa là mái chèo, vừa là bánh lái đấy.
Nó bơi nhẹ nhàng, lúc thì quẹo phải, lúc thì quẹo trái, bơi thoăn thoắt khiến Tôm Càng phục lăn.
Một con cá to đỏ ngầu lao tới.
Aên thịt Cá Con.
Nó búng càng, đẩy Cá Con vào ngách đá nhỏ.
Nó xuýt xoa hỏi bạn có đau không?
Cảm ơn bạn. Toàn thân tôi có một áo giáp nên tôi không bị đau.
Vì Cá Con biết tài của Tôm Càng. Họ nể trọng và quý mến nhau.
3 HS lên bảng, tự nhận vai: Người dẫn chuyện, Tôm Càng, Cá Con. 
Mỗi nhóm kể 1 lần. Mỗi lần 3 HS mặc trang phục để thể hiện.
Nhận xét bạn kể.
Thứ ngày tháng năm 200
MÔN: TẬP ĐỌC
Tiết: CÁ SẤU SỢ CÁ MẬP 
I. Mục tiêu
1Kiến thức: 
Đọc trơn cả bài, đọc đúng các từ khó, dễ lẫn do ảnh hưởng của phương ngữ: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm, (MB); ven biển, ở biển, quả quyết, (MT, MN).
Ngắt nghỉ hơi sau các dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ.
Giọng đọc khẩn trương, nhịp dồn dập, phân biệt giọng từng nhân vật.
2Kỹ năng: 
Hiểu ý nghĩa các từ mới: khách sạn, tin đồn, quả quyết, cá mập, mặt cắt không còn giọt máu.
Hiểu nội dung và tính hài hước của truyện: Khách tắm biển sợ bãi tắm có cá sấu. Oâng chủ khách sạn muốn làm yên lòng khách, quả quyết rằng vùng biển này có nhiều cá mập nên không thể có cá sấu. Bằng cách này, ông còn làm cho khách khiếp sợ hơn. 
3Thái độ: Ham thích môn học.
II. Chuẩn bị
GV: Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK. Tranh (ảnh) về cá sấu và cá mập. Bảng phụ ghi sẵn từ, câu cần luyện đọc. 
HS: SGK.
III. Các hoạt động
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Khởi động (1’)
2. Bài cũ (3’) Sông Hương.
Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi bài tập đọc Sông Hương.
Nhận xét cho điểm HS. 
3. Bài mới 
Giới thiệu: (1’)
Treo bức tranh và hỏi: Nội dung bức tranh nói gì?
Vì sao trong đầu họ lại hiện ra hai loài cá hung dữ, truyện vui Cá sấu sợ cá mập sẽ cho các con biết điều đó. 
Phát triển các hoạt động (27’)
v Hoạt động 1: Luyện đọc
a) Đọc mẫu 
GV đọc mẫu toàn bài.
Chú ý: giọng người kể: đọc khẩn trương, nhịp dồn dập.
Giọng người khách: lo lắng, bồn chồn.
Giọng ông chủ: quả quyết, ôn tồn.
b) Luyện phát âm
Yêu cầu HS tìm các từ khó, dễ lẫn khi đọc bài. Ví dụ: 
+ Tìm các từ có âm đầu l, n, d, r, ch, tr,  trong bài.
+ Tìm các từ có thanh hỏi, thanh ngã.
Nghe HS trả lời và ghi các từ này lên bảng.
Đọc mẫu và yêu cầu HS đọc các từ này (Tập trung vào những HS mắc lỗi phát âm).
Yêu cầu HS đọc từng câu. Nghe và chỉnh sửa lỗi cho HS, nếu có.
c) Luyện đọc đoạn 
Hỏi: Bài tập đọc có mấy đoạn?
Các đoạn được phân chia ntn?
Yêu cầu HS đọc bài nối tiếp nhau.
Chia nhóm HS và theo dõi HS đọc theo nhóm.
d) Thi đọc
e) Cả lớp đọc đồng thanh.
Yêu cầu HS cả lớp đọc đồng thanh.
v Hoạt động 2: Tìm hiểu bài 
Gọi 1 HS đọc toàn bài, 1 HS đọc phần chú giải.
Khách tắm biển lo lắng điều gì?
Họ phàn nàn với ai?
Oâng chủ khách sạn nói thế nào?
- Vì sao ông chủ lại quả quyết như vậy?
Vì sao khi nghe giải thích xong, khách lại sợ hơn?
Câu chuyện này có gì đáng buồn cười?
4. Củng cố – Dặn dò (3’)
Gọi 6 HS chia làm 2 nhóm đọc lại truyện theo vai (người dẫn chuyện, ông chủ khách sạn và khách du kịch).
Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
Nếu em là khách du lịch emsẽ nói gì với ông chủ?
Nhận xét, cho điểm HS.
Nhận xét tiết học.
Dặn HS về nhà kể lại truyện và đọc lại các bài tập đọc, chuẩn bị cho tuần kiểm tra.
Hát
3 HS nối tiếp đọc cả bài. 1 HS đọc toàn bài và trả lời câu hỏi 1, 2, 3 của bài.
Hai người khách du lịch đang nói chuyện với một người đàn ông béo tốt. Trong đầu họ hiện ra hình ảnh một con cá sấu và một con cá mập.
Mở SGK trang 74.
Theo dõi và đọc thầm theo.
Tìm từ và trả lời theo yêu cầu của GV: 
+ Các từ đó là: du lịch, quả quyết, làm gì có, khiếp đảm.
+ Các từ đó là: ven biển, quả quyết, ở biển, khiếp đảm.
5 đến 7 HS đọc bài cá nhân, sau đó cả lớp đọc đồng thanh.
Mỗi HS đọc 1 câu, đọc nối tiếp từ đầu cho đến hết bài.
Bài tập đọc được chia làm 3 đoạn: 
Đoạn 1: Có một  có cá sấu.
Đoạn 2: Một số  rất sợ cá mập.
Đoạn 3: Phần còn lại.
3 HS nối tiếp nhau đọc bài. Mỗi HS đọc 1 đoạn. Đọc từ đầu cho đến hết bài.
Lần lượt từng HS đọc trước nhóm của mình, các bạn trong nhóm chỉnh sửa lỗi cho nhau.
Đọc và theo dõi.
Lo lắng trước tin đồn: ỡ bãi tắm có cá sấu. 
Với ông chủ khách sạn.
Oâng chủ quả quyết: ở đây làm gì có cá sấu.
Oâng nói rằng, vùng biển này sâu, có nhiều cá mập mà cá sấu thì rất sợ cá mập.
Vì cá mập còn hung dữ hơn cá sấu.
Oâng chủ muốn làm yên lòng khách đang sợ cá sấu nên nói rằng ở đây có cá mập nên không thể có cá sấu.
Bằng cách này ông làm cho khách sợ hã

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 26.doc