I/ Mục đích yêu cầu :
1. Rèn kỉ năng đọc thành tiếng :
- Đọc trơn toàn bài , chú ý các từ :-nắn nót , , ngáp, ngạc nhiên quay; quyển , nguệch ngoạc
- Biết đọc nghỉ hơi các dấu chấm , dấu phẩy và giữa các cụm từ .Bước đầu biết đọc phân biệt lời kể chuyện với lời nhân vật ( lời cậu bé , lời bà cụ ) .
2.Rèn kỉ năng đọc – hiểu -Hiểu nghĩa các từ mới ; Hiểu nghĩa đen , nghĩa bóng câu tục ngữ “ Có công mài sắt có ngày nên kim .”
-Rút được lời khuyên từ câu chuyện : làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công.
II / Chuẩn bị
-Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, bảng lớp viết các câu văn cần hướng dẫn luyện đọc
C/ Các hoạt động dạy học :
ớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Yêu cầu viết vào bảng con : -Số TN nhỏ nhất , số lớn nhất có 1 chữ số , 2 chữ số - Viết 3 số TN liên tiếp ? Nêu số ở giữa , liền trước và số liền sau của 3 số này ? -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta tiếp tục củng cố về các số trong phạm vi 100 . *) Đọc – Viết – Cấu tạo số có 2 chữ số : Bài 1 : - Yêu cầu đọc tên các cột trong bảng - Hãy nêu cách viết số 85 ? - Hãy nêu cách viết số có 2 chữ số ? - Nêu cách đọc số 85 ? -Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra . Bài 2: - Yêu cầu nêu đầu bài . - Số 57 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? -5 chục nghĩa là bao nhiêu ? -Bài này yêu cầu ta viết các số thành tổng như thế nào ? - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . *) So sánh số có 2 chữ số - Viết lên bảng 34 38 yêu cầu nêu dấu cần điền . - Vì sao ? - Nêu lại cách so sánh số có 2 chữ số . - Yêu cầu lớp làm vào vở . - Yêu cầu lớp nhận xét và chữa bài . - Tại sao 80 + 6 > 85 ? - Muốn so sánh 80 + 6 và 85 ta làm sao ? *Kết luận :Khi so sánh một tổng với 1số ta thực hiện phép cộng trước rồi mới so sánh . *) Thứ tự các số có 2 chữ số - Yêu cầu đọc đề bài rồi thực hiện vào vở . - Yêu cầu học sinh chữa bài miệng . d) Củng cố - Dặn dò: -Hôm nay toán học bài gì ? *Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập . -Lớp thực hành viết vào bảng con theo yêu cầu . - 0, 9 , 10 , 99 . - Viết 3 số tự nhiên tùy ý . *Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại tựa bài. - Chục , đơn vị , đọc số , viết số . - 8 chục , 5 đơn vị . Viết 85 Đọc : Tám mươi lăm - Viết 8 trước sau đó viết 5 bên phải . - Viết chữ số hàng chục trước sau đó viết chữ số hàng đơn vị . - Đọc chữ số hàng chục rồi đọc từ “ mươi “ rồi đến đọc chữ số hàng đơn vị . -Lớp làm vào vở - 3 em chữa bài miệng . - Một em nêu yêu cầu đề bài - 57 gồm 5 chục và 7 đơn vị . - 5 chục = 50 - Viết thành tổng của giá trị hàng chục cộng giá trị hàng đơn vị . - Làm bài vào vở . -Điền dấu < - Vì 3 = 3 và 4 < 8 nên ta có 34 < 38 . - So sánh chữ số hàng chục trước số nào có chữ số hàng chục lớn hơn thì lớn hơn . Nếu hàng chục bằng nhau ta so sánh chữ số hàng đơn vị , số nào có hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn . - Vì 80 + 6 = 86 mà 86 > 85 - Thực hiện phép cộng 80 + 6 = 86 -Đọc đề rồi thực hiện vào vở : Kết quả là : a/ 28 , 33 , 45 , 54 b/ 54 , 45 , 33 , 28 -Vài học sinh nhắc lại nội dung bài -Về nhà học và làm bài tập còn lại. -Xem trước bài mới . Tiết 5: Kể chuyện CÓ CÔNG MÀI SẮT, CÓ NGÀY NÊN KIM I/ Mục đích yêu cầu : - Dựa vào tranh minh họa gợi ý dưới mỗi tranh và các câu hỏi gợi ý của giáo viên kể lại được từng đoạn và toàn bộ nội dung câu chuyện . Biết thể hiện lời kể tự nhiên và phối hợp với nét mặt , điệu bộ . Biết thay đổi giọng kể cho phù hợp với từng nhân vật từng nội dung của chuyện . Biết theo dõi lời kể của bạn và nhận xét đánh giá lời kể của bạn . II / Chuẩn bị -Tranh ảnh minh họa sách giáo khoa, một thỏi sắt , một kim khâu , một hòn đá , khăn quấn đầu , tờ giấy và bút lông . C/ Các hoạt động dạy học : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 2.Bài mới a) Phần giới thiệu : *Giới thiệu câu chuyện đã được học bằng cách tự kể , đóng vai , đóng . -Hãy nêu tên câu chuyện ngụ ngôn vừa học ở tiết tập đọc ? -Câu chuyện cho em bài học gì ? - Trong giờ kể này các em sẽ nhìn tranh nhớ lại và kể nội dung câu chuyện “ Có công mài sắt có ngày nên kim “ * Hướng dẫn kể chuyện : * Kể trước lớp : - Mời 4 em khá tiếp nối nhau lên kể trước lớp theo nội dung của 4 bức tranh . -Yêu cầu lớp ùlắng nghe và nhận xét sau mỗi lần có học sinh kể . * Kể theo nhóm :- Yêu cầu chia nhóm , dựa vào tranh minh họa và các gợi ý để kể cho các bạn trong nhóm cùng nghe . - Có thể đặt câu hỏi gợi ý như sau :Tranh 1 -Cậu bé đang làm gì ? - Cậu còn đang làm gì nữa ? -Cậu có chăm học không ? -Thế còn viết thì sao?Cậu có chăm viết bài không ? - Tranh 2 : - Cậu bé nhìn thấy bà cụ đang làm gì ? - Cậu hỏi bà cụ điều gì ? Bà trả lời cậu ra sao ? - Cậu bé đã nói gì với bà cụ ?. - Câu chuyện này khuyên em điều gì ? - Tranh 3 : - Bà cụ giải thích với cậu bé ra sao ? -Tranh 4 Cậu làm gì sau khi nghe bà cụ giảng giải? *)Kể lại toàn bộ câu chuyện : - Yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện - Chọn một số em đóng vai - Hướng dẫn nhận vai . - Lần 1 : Giáo viên làm người dẫn chuyện cho học sinh nhìn vào sách . - Lần 2 : Yêu cầu 3 em đóng vai không nhìn sách - Hướng dẫn lớp bình chọn người đóng vai hay nhất . đ) Củng cố- dặn dò : -Giáo viên nhận xét đánh giá . - Dặn về nhà kể lại cho nhiều người cùng nghe . -Vài em nhắc lại tựa bài - Chuyện kể : Có công mài sắt có ngày nên kim - Làm việc gì cũng phải kiên trì , nhẫn nại mới thành công . -Lớp lắng nghe giáo viên . - Bốn em lần lượt kể lại câu chuyện . -Nhận xét bạn theo các tiêu chí : - Về diễn đạt -Nói đã thành câu chưa , dùng từ hay không , biết sử dụng lời văn của mình không - Thể hiện : Có tự nhiên không , có điệu bộ chưa , hợp lí không , giọng kể thể nào - Nội dung : Đúng hay chưa , đủ hay thiếu , đúng trình tự chưa . - Chia thành các nhóm mỗi nhóm 4 em lần lượt từng em nối tiếp nhau kể từng đoạn theo tranh . - Quan sát và trả lời câu hỏi : - Cậu bé đang đọc sách . -Cậu đang ngáp ngủ -Cậu bé không chăm học -Chỉ nắn nót vài dòng rồi nguêch ngoạc cho xong . - Bà cụ mải miết mài thỏi sắt vào hòn đá . -Bà ơi , bà làm gì thế ? – Bà đang mài thỏi sắt này thành một cái kim . -Thói sắt to như thế làm sao bà mài thành cái kim được ? - Mỗi ngày màiCháu sẽ thành tài . - Cậu bé đã quay về nhà học bài . -Thực hành nối tiếp kể lại cả câu chuyện . - Ba em lên đóng 3 vai ( Người dẫn chuyện , bà cụ và cậu bé ) - Ghi nhớ lời của vai mình đóng ( người dẫn chuyện , thong thả chậm rải . Cậu bé : tò mò , ngạc nhiên . Bà cụ : ôn tồn , hiền hậu ) -Các em khác lắng nghe và nhận xét bạn kể . -Về nhà tập kể lại nhiều lần cho người khác nghe . -Học bài và xem trước bài mới . Thứ tư, ngày 20 tháng 8 năm 2008 Tiết 1: Tập đọc : TỰ THUẬT A/ Mục đích yêu cầu- Đọc trơn cả bài và các từ khó như : Huyện Chương Mĩ , Hàn Thuyên , trường - Nghỉ hơi đúng sau các dấu chấm , dấu phẩy , giữa các dòng . -Hiểu nghĩa một số từ ngữ ở phần tự thuật . -Hiểu : Mối quan hệ giữa các từ chỉ đơn vị hành chính : phường / xã / quận / huyện / thành phố / tỉnh – Nhớ được các thông tin chính về bạn học sinh trong bài . Có hiểu biết ban đầu về một bản tự thuật B/Chuẩn bị – Bảng phụ vẽ sơ đồ mối quan hệ giữa các đơn vị hành chính : Thành phố / Tỉnh / Quận / Huyện Phường / Xã . C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Gọi 2 em lên bảng . -Nhận xét đánh giá ghi điểm từng em . - Nhận xét phần kiểm tra bài cũ . 2.Bài mới a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta tìm hiểu bài “ Tự thuật “ - Giáo viên ghi bảng tựa bài b) Luyện đọc: 1/ Đọc mẫu : chú ý đọc to rõ ràng , rành mạch 2/ Hướng dẫn phát âm từ khó : - Giới thiệu các từ khó phát âm yêu cầu học sinh đọc . -Mời học sinh nối tiếp nhau đọc từng câu . 3/ Hướng dẫn ngắt giọng : - Treo bảng phụ hướng dẫn ngắt giọng theo dấu phân cách , hướng dẫn cách đọc ngày , tháng , năm . - Yêu cầu đọc theo nhóm nhóm . - Yêu cầu lớp thi đọc cả bài . -Yêu cầu lớp đọc đồng thanh . c) Hướng dẫn tìm hiểu bài : - Yêu cầu lớp đọc thầm. - Em biết gì về bạn Thanh Hà ? Tên bạn là gì ? - Bạn sinh ngày , Tháng , Năm nào ? - Nhờ đâu mà em biết các thông tin về bạn Thanh Hà ? - Yêu cầu lưu ý đến các thông tin về mối quan hệ các đơn vị hành chính trong bài . - Dùng sơ đồ vẽ sẵn các mối quan hệ để giải thích . - Hãy nêu địa chỉ nhà em ở ? - Yêu cầu lớp chia ra các nhóm để tự thuật về bản thân - Đặt câu hỏi chia nhỏ bài tự thuật theo từng mục để gợi ý cho học sinh . d) Củng cố - Dặn dò: - Nhận xét đánh giá tiết học. - Dặn về nhà học thuộc bài và xem trước bài mới. -Hai em lên mỗi em đọc 2 đoạn bài : “ Có công mài sắt có ngày nên kim “ . -Nêu lên bài học rút ra từ câu chuyện -Lớp theo dõi giới thiệu. -Vài học sinh nhắc lại tựa bài. -Lắng nghe đọc mẫu và đọc thầm theo . - Một em khá đọc mẫu lần 2 . -3- 5 em đọc bài cá nhân sau đó cả lớp đọc đồng thanh các từ khó và từ dễ nhầm lẫn . -Mỗi em đọc một câu cho đến hết bài . - Nối tiếp nhau đọc từng câu , lớp đọc đồng thanh . - Lần lượt đọc theo nhóm trước lớp . -Thi đọc cá nhân . -Cả lớp đọc đồng thanh . -Cả lớp đọc thầm cả bài thơ . -Lần lượt từng em nói từng chi tiết về bạn Thanh Hà , sau đó 2 em nói tổng hợp các thông tin về bạn Thanh Hà - Nhờ vào bản tự thuật . - Nêu địa chỉ về nhà ở của mình . - Lớp chia nhóm tự thuật trong nhóm . - Mỗi nhóm cử cử ra 2 bạn , 1 bạn thi tự thuật về mình , 1 bạn thi thuật lại về 1 bạn trong nhóm của mình . -Ba học sinh nhắc lại nội dung bài -Về nhà học thuộc bài, xem trước bài mới Tiết 2: Luyện từ và câu Từ – Câu . A/ Mục đích yêu cầu - Làm quen với khái niệm Từ và Câu . Nắm được mối quan hệ giữa sự vật , hành động với tên gọi của chúng . Biết tìm các từ có liên quan đến HS theo yêu cầu . Biết dùng từ và đặt những câu đơn giản . B/ Chuẩn bị : - Tranh minh họa và các sự vật , hành động trong SGK .Bảng phụ viết sẵn bài tập 3 C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Mở đầu : - Nêu sơ lược về nội dung của tiết dạy luyện từ và câu . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta sẽ học môn : Luyện từ và câu -Luyện từ và câu có mấy tiếng ghép lại với nhau ? - Vậy các em đã biết tiếng , bây giờ chúng ta tìm hiểu về từ và câu . b)Hướng dẫn làm bài tập: * Bài 1 : - Yêu cầu một em đọc bài tập 1. -Có bao nhiêu hình vẽ ? - Tám hình vẽ này ứng với 8 tên gọi trong phần ngoặc đơn , hãy đọc 8 tên gọi này -Chọn 1 từ thích hợp trong 8 từ để gọi tên bức tranh 1 -Yêu cầu lớp thực hiện làm tiếp bài tập 1 . *Bài 2 -Mời một em đọc nội dung bài tập 2 lớp đọc thầm theo . -Yêu cầu lấy ví dụ về từng loại . - Tổ chức thi tìm nhanh . - Kiểm tra kết quả tìm từ của các nhóm - G V lần lượt đọc to từ của từng nhóm . - Nhận xét , tuyên dương nhóm thắng cuộc . *Bài 3 -Mời một em đọc nội dung bài tập 3 lớp đọc thầm theo . -Yêu cầu một em đọc câu mẫu - Câu mẫu vừa đọc hỏi về ai ? Cái gì ? - Tranh 1 còn cho ta thấy điều gì ? Vườn hoa được vẽ như thế nào ? - Tranh 2 cho ta thấy Huệ định làm gì ? - Theo em cậu bé trong tranh 2 sẽ làm gì ? - Yêu cầu viết câu của em vào vở . d) Củng cố - Dặn dò -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Dặn về nhà học bài xem trước bài mới - Luyện từ và câu có 4 tiếng ghép lại với nhau _ Mở SGK trang 8 -Một em đọc yêu cầu bài tập1 trong sách . -Chọn tên gọi cho mỗi người , mỗi vật được vẽ dưới đây . - có 8 hình vẽ . - Đọc : học sinh , nhà , xe đạp , múa , trường , chậy , hoa hồng , cô giáo . - Trường - Làm tiếp bài tập 1 . Lớp trưởng điều khiển - Một học sinh đọc bài tập 2 .Lớp theo dõi và đọc thầm theo . -Lớp làm việc cá nhân . -Ba em nêu mỗi em một từ về mỗi loại trong các từ trên . (Bút chì – đọc sách – chăm chỉ) - Chia thành 4 nhóm , mỗi em trong nhóm ghi một từ vào tờ giấy nhỏ sau đó dán lên bảng -Đếm số từ các nhóm tìm được theo lời đọc của giáo viên . - Bình chọn nhóm thắng cuộc . - Một học sinh đọc bài tập 3 . -Lớp theo dõi và đọc thầm theo . -Huệ cùng các bạn vào vườn hoa . - Nói về Huệ và vườn hoa trong tranh 1 -Vườn hoa thật đẹp / Các bông hoa rực rỡ / - Nói về cô bé Huệ muốn ngắt một bông hoa - Ngăn Huệ lại / khuyên Huệ không nên ngắt hoa / -Hai em nêu lại nội dung vừa học -Về nhà học bài và làm các bài tập còn lại . Tiết 3: Toán : SỐ HẠNG -TỔNG A/ Mục đích yêu cầu : ªBiết và gọi tên đúng các thành phần và kết quả của phép cộng : số hạng , tổng > Củng cố , khắc sâu về phép cộng ( không nhớ ) các số có 2 chữ số . Củng cố kiến thức về giải bài toán có lời văn bằng một phép tính cộng . B/ Chuẩn bị : - Viết sẵn nội dung bài 1 sách giáo khoa .Thanh kẻ ghi sẵn : Số hạng – Tổng C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Bài cũ : -Yêu cầu 2 em lên bảng - Hỏi thêm : - 39 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? - Số 84 gồm mấy chục và mấy đơn vị ? -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra . 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài: -Hôm nay chúng ta tìm hiểu các thành phần trong phép tính cộng “ Số hạng – Tổng “ . *) Giới thiệu thuật ngư õ Số hạng- Tổng - Ghi bảng : 35 + 24 = 59 yêu cầu đọc phép tính trên . - Trong phép tính 35 + 24 = 59 thì 35 gọi là số hạng , 24 là số hạng và 59 gọi là Tổng . -35 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 24 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 59 gọi là gì trong phép cộng 35 + 24 = 59 - Vậy tổng là gì ? * Giới thiệu tương tự với phần tính dọc - 35 + 24 bằng bao nhiêu ? - 59 gọi là tổng , 35 + 24 = 59 nên 35 + 24 cũng được gọi là tổng . -Yêu cầu nêu tổng của phép cộng 35 + 24 = 59 b/ Luyện tập – Thực hành Bài 1 : - Yêu cầu đọc tên các số hạng của phép cộng .12 + 5 = 17 - Tổng của phép cộng là số nào ? - Muốn tính tổng ta làm như thế nào ? -Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra . Bài 2: - Yêu cầu nêu đầu bài đọc phép tính mẫu nhận xét về cách trình bày của phép tính mẫu . -Hãy nêu cách viết và thực hiện phép tính theo cột dọc ? - Yêu cầu lớp tự làm bài vào vở . - Mời 2 em lên bảng làm bài . - Gọi học sinh nêu cách viết , cách thực hiện phép tính 30 + 28 và 9 + 20 Bài 3 : - Yêu cầu đọc đề bài - Đề bài cho biết gì ? - Bài toán yêu cầu tìm gì ? - Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu xe ta làm phép tính gì ? -Yêu cầu lớp thực hiện vào vở sau đó đổi chéo vở cho nhau để kiểm tra . d) Củng cố - Dặn dò: -Hôm nay toán học bài gì ? *Nhận xét đánh giá tiết học –Dặn về nhà học và làm bài tập . - HS1:Viết các số 42,39 , 71 , 84 theo thứ tự từ bé đến lớn . HS2 :Viết các số trên theo thứ tự từ lớn đến bé . - Gồm 3 chục và 9 đơn vị - Gồm 8 chục và 4 đơn vị *Lớp theo dõi giới thiệu -Vài em nhắc lại tựa bài. 35 cộng 24 bằng 59 - Quan sát và lắng nghe giới thiệu . -35 gọi là số hạng -24 gọi là số hạng -59 gọi là Tổng - Tổng là kết quả của phép cộng -Bằng 59 . - Tổng là 59 , tổng là 35 + 24 - Đọc 12 cộng 5 bằng 17 - Đó là 12 và 5 - Là số 17 - Lấy các số hạng cộng với nhau -Lớp làm vào vở - 1 em lên làm bài trên bảng . - Một em nêu yêu cầu đề bài - Đọc : 42 cộng 36 bằng 78 - Phép tính được trình bày theo cột dọc . - Viết số hạng thứ nhất rồi viét số hạng kia xuống dưới sao cho các hàng đều thẳng cột với nhau rồi viết dấu + kẻ vạch ngang và tính từ phải sang trái - Thực hành làm vào vở và chữa bài . - Hai em làm trên bảng . - Viết 30 rồi viết 28 sao cho 8 thẳng cột với 0 và 2 thẳng cột với 3 viết dấu + kẻ vạch ngang và tính . - Đọc đề bài . - Cho biết buổi sáng bán 12 xe đạp , buổi chiều bán 20 xe đạp . - Số xe đạp bán được cả hai buổi . - Ta làm phép tính cộng -Làm bài vào vở .Tóm tắt và trình bày bài giải Giải : - Số xe đạp bán cả 2 buổi : 12 + 20 = 32 ( xe đạp ) Đ/S: 32 xe đạp -Vài học sinh nhắc lại nội dung bài -Về nhà học và làm bài tập còn lại. -Xem trước bài mới . Tiết 4 :Âm nhạc ÔN TẬP CÁC BÀI HÁT LỚP 1 NGHE HÁT QUỐC CA Gv bộ môn dạy Thứ năm, ngày 21 tháng 8 năm 2008 Tiết 1: Thể dục : . TẬP HỢP HÀNG DỌC, DÓNG HÀNG , ĐIỂM SỐ A/ Mục đích yêu cầu : ªÔn tập tập hợp hàng dọc ,dóng hàng , điểm số . Học cách chào , báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học . Yêu cầu thực hiện được ở mức tương đối đúng . B/ Địa điểm phương tiện :- Sân bãi chọn nơi thoáng mát , bằng phẳng , vệ sinh sạch sẽ sân tập đảm bảo an toàn luyện tập . Chuẩn bị còi C/ Lên lớp : Nội dung và phương pháp dạy học Định lượng Đội hình luyện tập 1 /Phần mở đầu : -Giáo viên nhận lớp phổ biến nội dung tiết học . - Giậm chân tại chỗ vỗ tay và hát . 2/Phần cơ bản : -Ôn tập hợp đội hình hàng dọc , dóng hàng , điểm số , giậm chân tại chỗ , đứng lại , - Chào báo cáo khi giáo viên nhận lớp và kết thúc giờ học . -Từ đội hình hàng dọc trên cho học sinh quay thành hàng ngang , hướng dẫn cán sự lớp và cả lớp học cách chào , báo cáo . Tập nhiều lần . Cho lớp giải tán . Cho cán sự lớp điều khiển . -Theo dõi uốn nắn và sửa sai cho một số em thực hiện chưa tốt . -Chơi trò chơi : “Diệt các con vật có hại “ -Nêu tên trò chơi nhắc lại cách chơi sau đó cho học sinh chơi thử 1-2 lần . Yêu cầu học sinh chơi ý thức tích cực 3/Phần kết thúc: -Yêu cầu học sinh làm các thả lỏng. -Đứng tại chỗ vỗ tay , hát . - Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp -Giáo viên hệ thống bài học -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -GV hô “ Giải tán !” , HS hô đồng thanh “ Khoẻ !” 2 phút 2phút 5 phút 2 - 3 lần 5 phút 1 phút 1phút 2phút Giáo viên § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § § GV Tiết 2:Chính tả : (nghe viết ) NGÀY HÔM QUA ĐÂU RỒI A/ Mục đích yêu cầu :- Nghe viết lại chính xác không mấc lỗi khổ thơ cuối trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi “ . Biết cách trình bày một bài thơ 5 chữ : Chữ cái đầu mỗi dòng thơ phải viết hoa . Bắt đầu viết từ ô thứ 3 cho đẹp . Biết phân biệt phụ âm đầu l / n và âm cuối ng / n . Điền đúng các chữ cái vào ô trống theo tên chữ . Học thuộc lòng tên 10 chữ cái tiếp theo trong bảng chữ cái . B/ Chuẩn bị ªGiáo viên : -Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2 và 3 C/ Lên lớp : Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Kiểm tra bài cũ: -Kiểm tra bài cũ mời 3 em lên bảng viết các từ học sinh thường hay viết sai -Nhận xét đánh giá phần kiểm tra bài cũ. 2.Bài mới: a) Giới thiệu bài -Bài viết hôm nay các em sẽ nghe viết khổ thơ cuối trong bài “ Ngày hôm qua đâu rồi “ b) Hướng dẫn nghe viết : 1/Ghi nhớ nội dung đoạn thơ - Treo bảng phụ đọc đoạn thơ cần viết . -Khổ thơ cho ta biết gì về ngày hôm qua ? 2/ Hướng dẫn cách trình bày : -Khổ thơ có mấy dòng ? Chữ cái đầu mỗi dòng viết thế nào ? - Hãy chọn cách viết em cho là đẹp nhất trong các cách sau : - Viết sát lề phải . Viết khổ thơ vào giữa trang giấy . Viết sát lề trái . 3/ Hướng dẫn viết từ khó: - Đọc các từ khó yêu cầu viết . - Chỉnh sửa lỗi cho học sinh . - 4/ Đọc viết – Đọc thong thả từng dòng thơ . - Mỗi dòng đọc 3 lần . đ/Soát lỗi chấm bài : - Đọc lại chậm rãi để học sinh dò bài -Thu tập học sinh chấm điểm và nhận xét. c/ Hướng dẫn làm bài tập *Bài 2 : - Nêu yêu cầu của bài tập -Yêu cầu cả lớp đọc thầm bài tập 2 - Mời một em lên làm mẫu . -Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . -Mời một em lên bảng làm tiếp . -Yêu cầu lớp nhận xét chốt ý chính -Giáo viên nhận xét đánh giá . *Bài 3 : - Yêu cầu học sinh nêu cách làm . - Mời một em lên làm mẫu . -Yêu cầu lớp làm bài cá nhân . -Mời một em lên bảng làm tiếp bài theo mẫu . -Yêu cầu một em đọc lại viết lại đúng thứ tự 9 chữ cái trong bài . - Xóa dần các chữ , các tên chữ trên bảng cho học sinh học thuộc . d) Củng cố - Dặn dò: -Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học -Nhắc nhớ tư thế ngồi viết và trình bày sách vở -Dặn về nhà học bài và làm bài xem trước bài mới -Ba em lên bảng viết mỗi em viết các từ : tảng đá , mải miết , tản đi , đơn giản , giả
Tài liệu đính kèm: