Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 11 - Trường Tiểu học An Lộc

I.MỤC TIÊU:

 - HS đọc được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao; từ và câu ứng dụng.

 - Viết được: ưu, ươu, trái lựu, hươu sao .

 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Hổ, báo, gấu, hươu, nai, voi.

 II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC:

 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá: trái lựu, hươu sao

 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.

 

doc 22 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 1002Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối lớp 1 - Tuần 11 - Trường Tiểu học An Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 chữa bài cho hs
Hoạt động nối tiếp : 
 - Cho hs đọc lại toàn bài 
 - Dặn hs về nhà đọc , viết lại bài học.
-------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập
	I.Mục tiêu: 
 - Giúp hs củng cố khắc sâu kiến thức đã học về phép trừ trong phạm vi 5 
 - Làm được các dạng bài tập đã học trong vở bài tập .
	II.Các hoạt động dạy học :
	Hoạt động 1: Hướng dẫn hs làm bài tập 
 - Gv ghi bài tập lên bảng - Lần lượt hướng dẫn hs cách làm 
 Bài 1: Tính 5 2 4 5 3 5 4
 -	 -	 -	 -	 -	 -	 -
 3 1 2 4 1 2 3
 Bài 2: Tính 
 5 -2 -1 = 4 - 2 -1 = 3 - 1 - 1 = 
 5 - 2 - 2 = 5 - 1 - 2 = 5 - 1 - 1 = 
 Bài 3: ( > < = ) 
 5 - 2 ....... 4 5 - 4 ........ 2 4 + 1 .........5 
 5 - 1 ...... 3 5 - 1 .........4 5 - 1 .........5
 Bài 4: 
 - Gv treo tranh lên bảng 
 - Hs quan sát tranh nêu bài toán
 - Gv nêu câu hỏi gợi ý , Hs viết phép tính
 - Gọi hs lên bảng làm bài
 - Chấm chữa bài 
	III. Hoạt động củng cố: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về nhà làm bài đầy đủ.
-----------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài 42 một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Thứ Ba, ngày 10 tháng 11 năm 2009
Thể dục
Thể dục rèn luyện tư thế cơ bản - Trò chơi
	I. mục tiêu:
 - Biết cách thực hiện tư thế đứng cơ bản và đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang và đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V.
 - Biết cách thực hiện tư thế đứng kiễng gót, hai tay chống hông, đứng đưa một chân ra trước ( có thể còn thấp), hai tay chống hông ( thực hiện bắt chước theo GV).
 - Bước đầu làm quen với trò chơi.
	II. Địa điểm, phương tiện:
 - Sân trường, + còi.
	III. Các hoạt động dạy - học:
	1. Phần mở đầu.
 - GV phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
 - Trò chơi: “ Diệt các con vật có hại ”
	2. Phần cơ bản.
 - Ôn tập phối hợp: Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay dang ngang: 2 lần.
 - Ôn tập phối hợp: Đứng đưa hai tay ra trước, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V : 2 lần.
 - Ôn tập phối hợp: Đứng đưa hai tay dang ngang, đứng đưa hai tay lên cao chếch chữ V : 2 lần.
 - Ôn đứng kiểng gót, hai tay chống hông: 4 lần.
 - Học động tác: Đứng đưa 1 chân ra trước, hai tay chống hông
 + GV làm mẫu và hướng dẫn HS làm.
 + HS làm - GV nhận xét và sữa sai.
 - Trò chơi: “ Chuyền bóng tiếp sức ”
 - GV nêu cách chơi - HS thực hiện
 - GV nhận xét và sửa sai cho HS
	3.Phần kết thúc.
 - GV cùng HS hệ thống lại bài.
 - Nhận xét chung giờ học.
----------------------------------------------------------------------
Toán
Số 0 trong phép trừ
	I. Mục tiêu:
 - Nhận biết vai trò số 0 trong phép trừ: 0 là kết quả của phép trừ hai số bằng nhau, một số trừ đi 0 bằng chính nó; biết thực hiện phép trừ có số 0; biết viết phép tính thích hợp với tình huống trong hình vẽ.
	II. Đồ dùng dạy - học:
 - Sử dụng bộ đồ dùng dạy học toán.
 - Các mô hình vật thật ở bộ đồ dùng dạy học toán.
	III. Các hoạt động dạy học:
	1. Giới thiệu phép trừ có hai số bằng nhau: 
 a. Phép trừ : 1 - 1 = 0 1 - 0 = 1
 2 - 2 = 0 2 - 0 = 2
 - Bằng tranh vẽ ở SGK, GV đặt câu hỏi cho HS nêu thành bài toán. VD: Có 3 con cá trong bình bớt 1 con còn 2 con, 2 con bớt 1 con còn lại 1 con, 1 con bớt 1 con còn lại 0 con.
 - Nêu phép tính: 3 - 3 = 0.
 - HS nhắc lại các phép tính: 1 - 1 = 0 2 - 2 = 0 3 - 3 = 0
 4 - 4 = 0 5 - 5 = 0
 1 - 0 = 1 3 - 0 = 3 5 - 0 = 5
 2 - 0 = 2 4 - 0 = 4 
b. GV nêu kết luận: Một số trừ đi 0 cũng bằng chính số đó.
 VD: 3 - 0 = 3 4 - 0 = 4 5 - 0 = 5
	2. Thực hành: 
 - HD học sinh làm các bài tập vào vở bài tập toán.
 - HS tìm hiểu nội dung của từng bài
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ HS yếu làm bài.
 - Chấm bài - chữa bài.
	3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
--------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 43: Ôn tập
	I. Mục tiêu:
 - Đọc được các vần có kết thúc bằng u hay o, các từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
 - Viết được các vần, các từ ngữ ứng dụng từ bài 38 đến bài 43.
 - Nghe hiểu và kể được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Sói và cừu.
	II. Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh hoạ cho đoạn thơ ứng dụng.
 - Tranh minh hoạ cho truyện kể Sói và Cừu.
	III. Các hoạt động dạy học:
	A. Kiểm tra bài cũ:
 - HS viết vào bảng con: chú cừu, mưu trí, bầu rượu, bướu cổ.
 - 2 - 3 HS đọc câu ứng dụng: Buổi trưa, Cưu chạy theo mẹ ra bờ suối. Nó thấy hươu, nai đã ở đấy rồi.
	B. Dạy - học bài mới:
	1. Giới thiệu bài
	2. Ôn tập:
	a. Các vần vừa học
 - HS lên bảng chỉ các vần vừa học trong tuần:
 - GV đọc vần , HS chỉ chữ.
 - HS chỉ chữ và đọc vần.
	b. Ghép chữ và vần thành tiếng
 - HS đọc các tiếng ghép từ chữ ở cột dọc với chữ ở dòng ngang của bảng ôn
	c. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - HS tự đọc các từ ngữ ứng dụng: nhóm, cá nhân, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm và có thể giải thích thêm về các từ ngữ.
	d. Tập viết từ ngữ ứng dụng:
 - HS viết bảng con: cá sấu
 - GV chỉnh sữa chữ viết cho HS . GV lưu ý HS vị trí dấu thanh và các chỗ nối giữa các chữ trong từ vừa viết. 
 - HS viết vào bảng con: cá sấu, kì diệu
Tiết 2
	3. Luyện tập:
	a. Luyện đọc:
 * Nhắc lại bài ôn ở tiết trước.
 - HS lần lượt đọc các tiếng trong bảng ôn và các từ ngữ ứng dụng theo: cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm cho HS.
 * Đọc đoạn thơ ứng dụng
 - GV giới thiệu đoạn thơ.
 - HS thảo luận nhóm và nêu các nhận xét về cảnh em bé đang ngủ trưa trong tranh minh hoạ.
 - HS đọc đoạn thơ ứng dụng theo cá nhân, nhóm, cả lớp.
 - GV chỉnh sửa phát âm, khuyến khích HS đọc trơn.
	b.Kể chuyện: Sói và Cừu.
 - HS đọc tên câu chuyện: Sói và Cừu. GV dẫn vào câu chuyện.
 - GV kể diễn cảm, có kèm theo các tranh minh hoạ ở SGK.
 - HS thảo luận nhóm và cử đại diện lên trình bày.
 - HS lên kể theo từng tranh
 Tranh 1: Một con chó Sói đói đang lồng lộn đi tìm thức ăn, bỗng gặp Cừu . Nó chắc mẫm được một bữa ngon lành. Nó tiến lại và nói: 
- Này Cừu, hôm nay mày tận số rồi. Trước khi chết mày có mong ước gì không?
 Tranh 2 : Sói nghĩ con mồi này không thể chạy thoát được. Nó liền hắng dọng rồi cất tiếng sủa lên thật to.
 Tranh 3: Tận cuối bãi, người chăn cừu bỗng nghe tiếng gào của chó sói. Anh liền chạy nhanh đến. Sói đang ngửa mặt lên, rống ông ổng . Người chăn cừu liền dáng cho nó một gậy .
 Tranh 4: Cừu thoát nạn .
 * ý nghĩa câu chuyện: 
 - Con Sói chủ quan và kiêu căng nên đã phải đền tội .
 - Con Cừu bình tĩnh và thông minh nên đã thoát chết .
	c. Luyện viết:
 - HS tập viết vào vở tập viết cá sấu, kì diệu
	III. Củng cố - dặn dò:
 - GV chỉ bảng ôn cho HS theo dõi và đọc theo.
 - HS tìm tiếng có vần vừa học.
 - Về nhà đọc lại bài và xem trước bài sau.
---------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
 Luyện viết: mưu trí, cô khướu, bầu rượu, ao bèo, cái gầu,...
 I. Mục tiêu: 
 - Luyện viết tốt các từ có chứa âm đã học.
 - Rèn kĩ năng viết chữ đẹp cho HS.
	 II. Các hoạt động dạy- học:
	 1. GV nêu yêu cầu giờ học.
	 2. Luyện viết 
 - Luyện viết ở bảng con: vỉa hè, lá mía, cà chua, tre nứa,...
 - GV viết mẫu và hướng dẫn HS viết.
 - Luyện viết vào vở ô ly: 1 dòng vỉa hè,1 dòng lá mía , 1 dòng ca múa , 1 dòng cà chua , 1 dòng tre nứa , 1 dòng bò sữa.
 - HS luyện viết vào vở. 
 - GV quan sát, hướng dẫn thêm.
 - GV chấm bài, nhận xét.
	 III. củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện Số 0 trong phép trừ
	I. Mục tiêu:
 - Củng cố phép trừ hai số bằng nhau. Phép trừ một số trừ đi 0.
 - Rèn kĩ năng tính và điền số cho HS.
	II. hoạt động dạy học:
	1. Nhắc lại lí thuyết:
 - Một số trừ đi 0 cho kết quả như thế nào? Cho VD ?
 - Một số cộng với 0 cho kết quả như thế nào? Cho VD ?
 - Một số trừ đi chính nó cho kết quả như thế nào ? Cho VD ?
	2. Thực hành:
 Bài 1: Tính:
 5 - 0 = 2 - 0 =	5 - 2 - 3 =
 5 - 5 = 3 - 3 =	4 - 2 - 2 =
 4 - 4 = 1 - 0 =	2 - 1 - 1 =
 3 - 0 = 	2 - 2 =	5 - 1 - 2 =
 2 - 1 =	1 - 1 =	4 - 0 - 2 =
 Bài 2: Điền dấu =
 3 - 3 ... 5 - 5 1 - 0 ... 4 - 4
 5 - 0 ... 5 + 0 2 - 0 ... 0 + 2
 2 +0 ... 3 - 0 5 - 1 ... 5 - 0
 Bài 3: Viết phép tính cộng, trừ với các số 0, 3 và 3
 ..... + .....=..... ..... -..... =.....
 ......+ .....=..... ..... -..... =.....
 - Học sinh làm bài vào vở, học sinh khá, giỏi làm từ bài 1 đến bài 3. Riêng học sinh hòa nhập cộng đồng chỉ làm bài 1 (cột 1, 2)
 - Giáo viên chấm bài một số em - chữa bài
 - Nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	 I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	 II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn HS làm bài tập VBT bài 43 ôn tập.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài ôn tập âm và chữ ghi âm một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
-------------------------------------------------------------------
Thứ Tư, ngày 11 tháng 11 năm 2009
Học vần
Bài 44: on, an
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: on, an, mẹ con, nhà sàn; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: on, an, mẹ con, nhà sàn .
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Bé và bạn bè.
	II. Đồ dùng dạy- học: 
 - Tranh minh hoạ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : mẹ con, nhà sàn.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
	 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con: ao bèo , cá sấu, kì diệu.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: ao bèo Tổ2: cá sấu Tổ 3: kì diệu
	 2. Bài mới: 
	 a. Giới thiệu bài
	 b. Dạy vần : on
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm o sau đó cài âm n . GV đọc on. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần on có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: o - n - on
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: on
 - GV: Vần on có trong tiếng con. GV ghi bảng
 ? Tiếng con có âm gì và vần gì.
 - HS đánh vần: cờ - on - con - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: con theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV: Tiếng con có trong từ mẹ con . GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: on - con - mẹ con - mẹ con - con - on.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
	c. Dạy vần an
 (Quy trình dạy tương tự như vần on )
	d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
	đ. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: on, an, mẹ con, nhà sàn.
Tiết 2
	3. Luyện tập
	a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
	b. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Bé và bạn bè.
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
 + Trong tranh vẽ mấy bạn ? 
 + Các bạn ấy đang làm gì ?
 + Bạn của em là những ai ? Họ ở đâu ?
 + Em và các bạn thường chơi những trò gì ?
 + Bố mẹ em có quý các bạn của em không ?
 + Em và các bạn thường giúp đỡ nhau những công việc gì ?
	c. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : on, an, mẹ con, nhà sàn.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
	d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần on., an vừa học
	IV. Củng cố - dặn dò:
 - HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
 - GV nhận xét tiết học.
-------------------------------------------------------------------
Toán
Luyện tập
	I. Mục tiêu: 
 -Thực hiện được phép trừ hai số bằng nhau, phép trừ một số cho số 0; biết làm tính trừ trong phạm vi các số đã học. 
	II. Các hoạt động dạy học:
1. Luyện tập ở bảng con:
 - Đặt tính rồi tính
Tổ 1; 1 - 0 Tổ 2; 3 - 1 Tổ 3; 5 - 5
 2 - 0 3 - 0 5 - 0
 Điền dấu ( >, <, = ) 
 1 - 0 ... 1 + 0 0 + 0 ... 4 - 4 5 - 2 ... 4 - 2
 - HS làm bài - GV nhận xét.
2. Luyện tập vào vở bài tập toán: 
 - HS mở bài tập làm bài tập toán 1, 2, 3, 4.
 - GV cho HS nêu yêu cầu của từng bài. GV hướng dẫn HS làm từng bài
 Bài 1: HS tự làm.
 Bài 2: Lưu ý viết các số phải thẳng cột với nhau.
 Bài 3: HS yếu còn lúng túng. GV hướng dẫn
 VD: 2 - 1 - 0 = ? ( Lấy 2 trừ 1 bằng 1, lấy 1 trừ 1 bằng 0 )
 Bài 4: Muốn điền dấu đúng trước hết các em tính kết quả cuae vế bên trái được bao nhiêu, sau đó so sánh 2 vế.
 Bài 5: HS quan sát hình vẽ và nêu 2 bước
 * Nêu bài toán 
 * Làm phép tính vào ô trống.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài 1 số em - chữa bài.
3. Nhận xét - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
------------------------------------------------------------------------
Tự nhiên xã hội
Gia đình
	I. Mục tiêu: 
 - Kể được với các bạn về ông, bà, bố, mẹ, anh, chị, em,ruột trong gia đình của mình và biết yêu quý gia đình.
	II. Các hoạt động dạy - học:
	HĐ1: Quan sát theo nhóm nhỏ
 Mục tiêu: Gia đình là tổ ấm của em.
 Bước 1: Chia nhóm 4 em quan sát hình trong SGKvà GV nêu câu hỏi:
 ? Gia đình Lan có những ai ? 
 ? Minh và những người trong gia đình đang làm gì.
	HĐ2: Vẽ tranh trao đổi theo cặp.
 Mục tiêu: Từng em vẽ tranh về gia đình của mình.
 * Cách tến hành:
 - Từng em vẽ vào giấy vẽ những người thân trong gia đình mình.
 - Từng đôi một kể cho nhau nghe về những người thân trong gia đình mình.
 - GV chốt lại: Gia đình là tổ ấm của em. Bố mẹ, ông bà, anh chị em ( nếu có ) là những người em yêu quý nhất.
	HĐ3: Hoạt động cả lớp.
 Mục tiêu: Mọi người được kể và chia sẻ với bạn trong lớp về gia đình mình.
 + Động viên 1 số em dựa vào tranh đã vẽ giới thiệu cho các bạn trong lớp về những
 người thân trong gia đình mình.
 + Tranh vẻ những ai?
 + Em muốn thể hiện điều gì trong tranh ?
 - GV chốt lại: Mỗi người khi sinh ra đều có gia đình, nơi em được yêu thương chăm sóc và che chở. Em có quyền được sống chung với bố mẹ và người thân.
	III. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Nhận xét chung tiết học.
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện Đọc, viết bài on, an
	I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc, viết các tiếng, từ có vần on, an.
 - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
 	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Đọc bài ở SGK
 - HS đọc bài on,an theo cá nhân , nhóm , cả lớp
 - GV nhận xét - cho điểm.
 	 2. HS viết bài vào bảng con:
 - GV đọc cho HS viết 1 số từ : mẹ con, ngọn núi, hòn than, bạn bè, bàn ghế,....
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
 	 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 trang 45.
 - HS nêu yêu cầu của từng bài .
 Bài 1: Nối
 Bài 2: Điền vần on hay an.
 Bài 3: Viết : rau non, bàn ghế.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài .
 - Nhận xét tiết học - dặn dò.
------------------------------------------------------------------------
Luyện Toán
Luyện tập
	I. Mục tiêu:
 - Củng cố các phép tính trừ trong phạm vi 3, 4, 5 và so sánh số để các em nắm vững. Biết vận dụng bảng trừ vào làm toán.
 - Rèn kĩ năng tính và điền số cho HS.
	 II. hoạt động dạy học:
	 1. Ôn bảng cộng:
- HS đọc bảng trừ 3, 4, 5 ( 6 em, mỗi bảng 2 em )
	2. Thực hành:
 Bài 1: Tính:
 2 - 1 = 5 - 3 = 5 - 1 - 1 =
 4 - 2 = 1 + 4 = 1 + 3 - 4 =
 2 + 1 - 2 = 2 + 1 - 1= 4 + 1 - 5 =
 Bài 2: Điền dấu =
 4 + 1..... 5 - 1 5 - 2......3 + 2
 2 + 3.... 4 + 1 5 - 4..... 2 - 2
 Bài 3: Điền số:
 5 -.... = 3 4 - .... = 0
 3 + ... = 4 3 - .... = 2
 4 - ....= 2 .....- 2 = 1
 5 = 2 + ... 2 + 3...= ....+ 2
 Bài 4: Viết phép tính cộng, trừ với các số 2, 3 và 5.
 ..... + .....=..... ..... -..... =.....
 ......+ .....=..... ..... -..... =.....
 - Chấm bài một số em.
 - Chữa bài 3 ( 2 em) 
 - Nhận xét tiết học.
-----------------------------------------------------------------------
Tự học
hoàn thành bài tập
	I.mục tiêu:
 - HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
	II. hoạt động dạy học:
 - GV nêu yêu cầu giờ học .
 - GV hướng dẫn HS tự kiểm tra và hoàn thành bài tập theo yêu cầu.
 * Những HS đã hoàn thành bài tập trong VBT, GV hướng dẫn HS luyện đọc lại bài 44 một lần và luyện viết các từ ứng dụng đã học trong bài.
 - GV quan sát hướng dẫn thêm.
 - Cuối tiết học GV nhận xét giờ học.
-----------------------------------------------------------------------
Thứ Năm, ngày 12 tháng 11 năm 2009
Toán
Luyện tập chung
	I. Mục tiêu: 
 - Thực hiện được phép cộng, phép trừ các số đã học, phép cộng với số 0, phép trừ một số cho số 0, trừ hai số bằng nhau.
	II. Các hoạt động dạy học:
	1. Bài cũ: 
 - Gọi 3 em lên bảng làm các bài tập sau:
 HS1: 2 + 0 = HS 2: 3 - 3 = HS 3: 5 - 0 = 
 5 - 3 = 4 - 0 = 5 + 0 =
 - 2 HS lên bảng làm :
 1 + 4 - 3 = 5 - 3 - 2 =
 2 + 2 + 1 = 5 - 0 - 4 =
	2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Luyện tập chung
b. Hướng dẫn HS lần lượt làm các bài tập trong SGK ( bằng miệng )
 - HS nêu các bài tập 1, 2, 3, 4
 - GV cùng HS chữa bài ở bảng.
c. HS làm bài tập vào vở bài tập Toán:
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài.
	3. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Tuyên dương những em làm bài tốt.
-------------------------------------------------------------------------
Đạo đức
Thực hành kĩ năng giữa học kỳ I
	I. Mục tiêu:
 - Hệ thống lại các bài đạo đức đã học từ đầu năm lại nay.
 - Luyện tập 1 số kĩ năng hành vi đạo đức đã học.
	II. Các hoạt động dạy - học:
1.Giới thiệu bài: 
a.GV nêu yêu cầu cần luyện tập:
 - Đi học đúng giờ.
 - Kĩ năng về giữ gìn sách vở, đồ dùng học tập.
 - Kĩ năng về lễ phép vơi anh chị, nhường nhịn em nhỏ.
b. GV nêu tình huống trước lớp:
 * Nhiều lần em bị bố mẹ đưa đến lớp muộn, em sẽ nói gì với bố mẹ để khỏi chậm học.
 - HS thảo luận và nêu trước lớp.
 * Em lỡ đi học muộn giờ. Em sẽ nói gì với lớp, với cô ?
 - HS lên thể hiện trước lớp
c. Hãy nêu các cách để giữ gìn sách vở.
 - HS nêu trước lớp:
VD: + Em bọc sách vở cẩn thận.
 + Em không để sách vở quăn góc.
 + Em gấp sách vở nhẹ nhàng vào cặp...
d. Kiểm tra sách vở lẫn nhau: 2 em 1 bàn đổi sách vở cho nhau.
 - GV kiểm tra và nêu kết quả trước lớp.
	III. Nhận xét tiết học - dặn dò:
 - Tuyên dương những em đi học đúng giờ.
--------------------------------------------------------------------------
Học vần
Bài 45: ân, ă - ăn
	I.Mục tiêu:
 - HS đọc được: ân, ă, ăn,cái cân, con trăn; từ và câu ứng dụng.
 - Viết được: ân, ăn,cái cân, con trăn .
 - Luyện nói 2 - 4 câu theo chủ đề: Nặn đồ chơi.
	II. Đồ dùng dạy- học 
 - Tranh minh hoạ ( hoặc các vật mẫu) các từ khoá : cái cân, con trăn.
 - Tranh minh hoạ câu ứng dụng, phần luyện nói ở trong SGK.
	III. Các hoạt động dạy- học:
Tiết1
	 1.Kiểm tra bài cũ: 
 - 4 HS đọc ở bảng con: rau non, hòn đá, thợ hàn, bàn ghế.
 - HS viết vào bảng con: Tổ 1: rau non Tổ2: thợ hàn Tổ 3: bàn ghế
	 2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài
 b. Dạy vần ân
 * Nhận diện vần
 - HS cài âm â sau đó cài âm n . GV đọc ân. HS đọc theo: cá nhân, tổ, cả lớp 
 ? Vần ân có mấy âm ? Âm nào đứng trước ? Âm nào đứng sau ?
 * Đánh vần: â - nờ - ân
 - HS đánh vần: cá nhân, tổ, cả lớp . HS đọc trơn: ân
 - GV: Vần ân có trong tiếng cân. GV ghi bảng
 ? Tiếng cân có âm gì và vần gì.
 - HS đánh vần: cờ - ân - cân - theo cá nhân, tổ, lớp
 - HS đọc trơn: cân theo cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS quan sát tranh vẽ ở SGK và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV: Tiếng cân có trong từ cái cân . GV ghi bảng.
 - HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp.
 - HS đọc: ân - cân - cái cân - cái cân - cân - ân.
 - GV theo dõi và sữa lỗi phát âm cho HS
c.Dạy vần ăn
 (Quy trình dạy tương tự như vần ân )
d. Đọc từ ngữ ứng dụng:
 - Cho 4 - 5 em đọc các từ ngữ ứng dụng
 - GV có thể giải thích các từ ngữ này cho HS dễ hiểu
 - Tìm tiếng có chứa vần vừa học
đ. Hướng dẫn viết:
 - GV viết mẫu - HS quan sát và nhận xét
 - HS viết vào bảng con: ân, ăn, cái cân, con trăn.
Tiết 2
	3. Luyện tập
a. Luyện đọc:
 - HS đọc lại bài của tiết 1
 + HS đọc : cá nhân, tổ, cả lớp
 - Đọc câu ứng dụng
 + HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi: ? Bức tranh vẽ gì.
 - GV ghi câu ứng dụng lên bảng
 - HS đọc: cá nhân, nhóm, cả lớp.
b. Luyện nói: 
 - HS đọc tên bài luyện nói: Nặn đồ chơi.
 - HS quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo sự gợi ý của GV:
 + Trong tranh vẽ các bạn đang làm gì ? 
 + Các bạn ấy nặn những con vật gì ?
 + Thường đồ chơi được nặn bằng gì ?
 + Em đã nặn được những đồ chơi gì ?
 + Trong số các bạn của em, ai nặn đồ chơi đẹp, giống như thật ?
 + Em có thích nặn đồ chơi không ?
 + Sau khi nặn đồ chơi xong, em phải làm gì ?
c. Luyện viết :
 - HS viết vào vở tập viết : ân, ăn, cái cân, con trăn.
 - GV theo dõi - giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - Nhận xét bài viết của HS.
d. Trò chơi: Tìm tiếng có chứa vần ân, ăn vừa học
IV. Củng cố - dặn dò:
- HS đọc lại toàn bài theo SGK 1 lần.
- GV nhận xét tiết học.
---------------------------------------------------------------------
 Buổi chiều Luyện Tiếng Việt
Luyện Đọc, viết bài ân, ă - ăn
	I. Mục tiêu:
 - Luyện đọc, viết các tiếng, từ có vần ân, ăn.
 - Rèn luyện kỹ năng nghe viết đúng cho HS.
 	II. Các hoạt động dạy - học:
	1. Đọc bài ở SGK
 - HS đọc bài ân, ăn theo cá nhân , nhóm , cả lớp
 - GV nhận xét - cho điểm.
 	 2. HS viết bài vào bảng con:
 - GV đọc cho HS viết 1 số từ : bạn thân,cởi trần, chăn trâu, dặn dò, cởi trần ,....
 - GV theo dõi và giúp đỡ thêm.
 	 3. Thực hành : HS làm bài tập vào vở BTTV
 - Hướng dẫn HS làm bài tập 1 , 2 , 3 trang 46.
 - HS nêu yêu cầu của từng bài .
 Bài 1: Nối
 Bài 2: Điền vần ăn hay ân.
 Bài 3: Viết : gần gũi, khăn rằn.
 - HS làm bài - GV theo dõi giúp đỡ thêm.
 - Chấm bài - chữa bài .
 - Nhận xét tiết học - dặn dò.
--------------------------------

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 11ca ngay CKTKN.doc