Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 1 năm học 2009

 Tuân1

 DẾ MÈN BÊNH VỰC KẺ YẾU

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài:

 - Đọc đúng các từ và câu, đọc đúng các tiếng có âm, vần đễ lẫn.

 - Biết đọc bài với giọng kể và tả chậm rãi, phù hợp với diễn biến của câu chuyện, với lời lẽ và tính cách của từng nhân vật (Nhà Trò, Dế Mèn).

 2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

 3- Hiểu ý nghĩa câu chuyện: Ca ngợi Dế Mèn có tấm lòng nghĩa hiệp – bênh vực người yếu, xóa bỏ áp bức, bất công.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK; tranh, ảnh dế mèn, nhà trò; truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí”.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 217 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 774Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần số 1 năm học 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nhiên.
- Điểm gốc của tia số ứng với số nào?
- Mỗi điểm trên tia số ứng với gì?
- Các số tự nhiên được biểu diễn trên tia số theo thứ tự nào?
- Cuối tia số có dấu gì? thể hiện điều gì?
- GV cho HS vẽ tia số. nhắc các em các điểm biểu diễn trên tia số cách đều nhau.
Giới thiệu một số đặc điểm của dãy số tự nhiên. 
- GV yêu cầu HS quan sát dãy số tự nhiên và đặt câu hỏi giúp các em nhận ra một số đặc điểm của dãy số tự nhiên.
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số nào?
+ Số 1 là số đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 0?
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được sốâ nào? Số này đứng ở đâu trên dãy số tự nhiên, so với số 1?
+ Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số nào ? số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 101.
- GV giới thiệu: khi thêm 1 vào bất kì số nào trong dãy số tự nhiên ta cũng được số liền sau của số đó. Như vậy dãy số tự nhiên có thể kéo dài mãi và không có số tự nhiên lớn nhất.
+ Khi bớt 1 ở 5 ta được mấy? Số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 5?
+ Khi bớt 1 ở 4 thì ta được sốâ nào? Số này đứng ở đâu trên dãy số tự nhiên, so với số 4?
+ Khi bớt 1 ở 100 thì ta được số nào? số này đứng ở đâu trong dãy số tự nhiên, so với số 100?
+ Vậy khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số nào?
+ Có bớt 1 ở 0 được 0?
+ Vậy trong dãy số tự nhiên, số 0 có số liền trước không?
+ Có số nào nhỏ hơn 0 trong dãy số tự nhiên không?
- Vậy 0 là số tự nhiên nhỏ nhất, không có số tự nhiên nào nhỏ hơn 0, số 0 không có số tự nhiên liền trước.
+ 7 và 8 là hai số tự nhiên liên tiếp. 7 kém 8 mấy đơn vị? 8 hơn 7 mấy đơn vị?
+ 1000 hơn 999 mấy đơn vị? 999 kém 1000 mấy đơn vị?
+ Vậy hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Luyện tập:
Bài 1:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
 Bài 2:
- Yêu cầu HS nêu đề bài.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài sau đó hỏi: hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó cho điểm HS.
- 2 đến 3 HS kể. Ví dụ : 5, 8, 10, 11, 35, 617, . . 
- HS lần lượt đọc.
- HS nghe giảng
- 4 đến 5 HS kể trước lớp.
- 2 HS lên bảng viết cả lớp viết vào giấy nháp 0, 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, . . . 99, 100, 101, . . .
- Các số trong dãy trên là các số tự nhiên, được sắp xếp theo thư ùtự từ bé đến lớn.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS quan sát từng dãy số và trả lời.
- Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu số 0. Đây là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
- Không phải là dãy số tự nhiên vì sau số 6 có dấu chấm thể hiện số 6 là số cuối cùng trong dãy số. dãy số này thiếu các số tự nhiên lớn hơn 6. đây chỉ là một bộ phận của dãy số tự nhiên.
- Không phải là dãy số tự nhiên vì thiếu các số ở giữa 5 và 10, ở giữa 10 và 15, ở giữa 15 và 20, . . . 
- Là dãy số tự nhiên, dấu ba chấm để chỉ các số lớn hơn 10.
- HS quan sát hình.
- Số 0.
- Ứng với một số tự nhiên.
- Theo thứ tự số bé đứng trước, số lớn đứng sau.
- Cuối tia có dấu mũi tên thể hiện tia số còn tiếp tục biểu diễn các số lớn hơn.
- Quan sát và trả lời câu hỏi.
+ Khi thêm 1 vào số 0 ta được số 1.
+ Số 1 là số đứng liền sau số 0.
+ Khi thêm 1 vào số 1 thì ta được số 2, số 2 là số liền sau của số 1.
+ Khi thêm 1 vào số 100 thì ta được số 101 là số liền sau của số 100.
+ Khi bớt 1 ở 5 ta được 4 là số đứng liền trước số 5 trong dãy số tự nhiên.
+ Khi bớt 1 ở 4 thì ta được sốâ 3, là số liền trước 4 trong dãy số tự nhiên.
+ Khi bớt 1 ở 100 thì ta được số 99 là số đứng liền trước 100 trong dãy số tự nhiên.
+ Khi bớt 1 ở một số tự nhiên bất kì ta được số liền trước của số đó.
+ Không bớt được 1 ở 0.
+ Trong dãy số tự nhiên, số 0 không có số liền trước.
+ không có.
- Theo dõi và nhắc lại.
+ 7 kém 8 là 1 đơn vị, 8 hơn 7 là 1 đơn vị?
+ 1000 hơn 999 là 1 đơn vị, 999 kém 1000 là 1 đơn vị.
+ Hai số tự nhiên liên tiếp thì hơn hoặc kém nhau 1 đơn vị.
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền sau của một số ta lấy số đó cộng thêm 1.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- HS đọc đề bài.
- Muốn tìm số liền trước của một số ta lấy số đó trừ đi 1.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
4
Củng cố, dặn dò:
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
- Có số tự nhiên lớn nhất không?
- Về nhà làm bài tập 4/19.
- Chuẩn bị tiết: Viết số tự nhiên trong hệ thập phân.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
MỞ RỘNG VỐN TỪ: NHÂN HẬU, ĐOÀN KẾT
I. MỤC TIÊU:
	- Mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm nhân hậu, đoàn kết.
	- Rèn luyện để sử dụng tốt vốn từ trên.
	- Hiểu được ý nghĩa của một số câu thành ngữ, tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Giấy khổ to kẻ sẵn 2 cột của bài tập 1, bài tập 2, bút dạ.
-	- Bảng lớp viết sãn 4 câu tục ngữ bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
	HS 1: Tiếng dùng để làm gì? Từ dùng để làm gì? Cho ví dụ.
	HS 2: Thế nào là từ đơn? Thế nào là từ phức? Cho ví dụ.
Nhận xét và cho điểm HS.
2. Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
-Yêu cầu HS sử dụng từ điển và tra từ.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Hỏi HS cách tra từ điển.
- Yêu cầu HS có thể huy động trí nhớ của các nhóm tìm từ sau đó kiểm tra lại trong từ điển xem mình tìm được số lượng bao nhiêu.
- Yêu cầu 2 nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Tuyên dương nhóm tìm được nhiều từ.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài trong nhóm.
- Gọi nhóm xong trước dán lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- GV hỏi về nghĩa của các từ HS vừa làm.
- Nhận xét tuyên dương những HS có sự hiểu biết về từ vựng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS viết vào vở nháp. 1 HS làm trên bảng.
- Gọi HS nhận xét bài của bạn.
- Chốt lại lời giải đúng.
- Em thích câu thành ngữ nào nhất? Vì sao?
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gợi ý: Muốn hiểu được các thành ngữ, tục ngữ em phải hiểu được tất cả nghĩa đem lẫn nghĩa bóng. Nghĩa bóng có thể suy ra từ nghĩa đen.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi.
- Gọi HS phát biểu.
- Câu thành ngữ (tục ngữ) em vừa giải thích có thể dùng trong tình huống nào?
- Lời giải:
câu
Nghĩa đen
Nghĩa bóng
Tình huống sử dụng
Môi hở răng lạnh.
Môi và răng là hai bộ phận trong miệng người. Môi che chở, bao bọc răng. Môi hở thì răng lạnh.
Những người ruột thịt gần gũi xóm giềng của nhau phải biết che chở đùm bọc nhau. Một người yếu kém hoặc bị hại thì những người khác cũng bị ảnh hưởng.
Khuyên những người trong gia đình, họ hàng, làng xóm.
Máu chảy ruột mềm.
Máu chảy thì đau tận trong ruột gan.
Người thân gặp hoạn nạn, mọi người khác đều đau đớn.
Nói đến những người thân.
Nhường cơm sẻ áo.
Nhường cơm cho nhau.
Giúp đỡ, san sẻ cho nhau lúc khó khăn, hoạn nạn.
Khuyên con người phải biết giúp đỡ nhau.
Lá lành đùm lá rách.
Lấy lá lành bọc lá rách cho khỏi hở.
Người khoẻ mạnh cưu mang, giúp đỡ người yếu. Người may mắn giúp đỡ người bất hạnh. Ngươi giàu giúp người nghèo.
Khuyên người có điều kiện giúp đỡ người khó khăn.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Sử dụng từ điển.
- Hoạt dộng trong nhóm.
- Tìm chữ h và vần iên. Tìm vần ac.
- 1 HS viết từ do các bạn nhớ ra.
- Mở từ điển để kiểm tra lại.
- Dán phiếu, nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Trao đổi và làm bài.
+
-
Nhân hậu
nhân từ, nhân ái, hiền hậu, phúc hậu, đôn hậu trung hậu.
tàn ác, hung ác,tàn bạo.
Đoàn kết
cưu mang, che chở, đùm bọc.
đè nén, áp bức, chia rẽ.
- Dán bài nhận xét bổ sung.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Tự làm bài.
a) Hiền như bụt (hoặc đất)
b) Lành như dất (hoặc bụt).
c) dữ như cọp
d) Thương nhau như chị em gái.
- Nhận xét bài làm của bạn đúng sai.
- Theo dõi.
- HS phát biểu theo ý mình.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Lắng nghe.
- Thảo luận cặp đôi.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
- Trả lời theo yêu cầu của GV.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ.
- Về nhà làm bài tập 2, 3 vào vở.
- Chuẩn bị bài : Từ ghép và từ láy.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : LỊCH SỬ
NƯỚC VĂN LANG
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS nêu được :
Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống.
Tổ chức xã hội của nhà nước Văn Lang gồm 4 tầng lớp là : Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tỳ.
Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt.
Một số tục lệ của người Lạc Việt còn được lưu giữ tới ngày nay.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
Bảng phụ viết sẵn nội dung gợi ý cho các họat động .
Phiếu thảo luận nhóm, viết vào khổ giấy A3 hoặc A2, số lượng tùy theo số nhóm.
Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, phóng to.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Người Việt ta ai cũng thuộc câu ca dao :
Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng 10 tháng 3
- GV hỏi : Bạn nào cho biết ngày giỗ tổ mà câu ca dao trên nhắc đến là ngày giỗ của ai? (- HS : Là ngày giỗ các Vua Hùng).
- Em biết gì về các Vua Hùng ? 
(- các Vua Hùng là người có công dựng nước).
- Các Vua Hùng là những người đầu tiên gây dựng nên đất nước ta. Nhà nước đầu tiên ấy của dân tộc có tên là gì, ra đời vào khoảng thời gian nào ? Vào thời đó nhân dân ta sinh sống như thế nào ? Để biết được những điều đó chúng ta cùng tìm hiểu bài đầu tiên trong chương trình Lịch sử lớp 4, bài Nhà nước Văn Lang
THỜI GIAN HÌNH THÀNH VÀ ĐỊA PHẬN CỦA NƯỚC VĂN LANG
- GV treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay, treo bảng phụ và nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK, xem lược đồ, tranh ảnh để hoàn thành các nội dung sau :
1. Điền thông tin thích hợp vào bảng sau :
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Thời điểm ra đời
Khu vực hình thành
2.Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian :
-GV hỏi cả lớp :
+ Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt có tên là gì ?
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng thời gian nào ?
+ Hãy lên bảng xác định thời điểm ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian.
+Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực nào ?
+ Hãy chỉ trên lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay khu vục hình thành của nước Văn Lang.
-GV kết luận lại nội dung của họat động 1 : Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta là nước Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN trên khu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đây là nơi người Lạc Việt sinh sống.
CÁC TẦNG LỚP TRONG XÃ HỘI VĂN LANG
- GV yêu cầu HS : Hãy đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ sau :
- ( GV vẽ sẳn sơ đồ trên bảng lớp hoặc bảng phụ ) :
Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang :
-GV hỏi :
+ Xã hội Văn Lang có mấy tầng lớp, đó là những tầng lớp nào? 
+ Người đứng đầu trong Nhà nước Văn Lang là ai ? 
+ Tầng lớp sau vua là ai ? Họ có nhiệm vụ gì ?
+ Người dân thường trong xã hội Văn Lang gọi là gì ?
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là tầng lớp nào ? Họ làm gì trong xã hội ?
Kết luận nội dung của họat động 2 : Xã hội Văn Lang có bốn tầng lớp chính. Đứng đầu nhà nước có vua, gọi là Hùng Vương. Giúp vua cai quản đất nước có các lạc hầu và lạc tướng. Dân thừong thì được gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tỳ.
ĐỜI SỐNG VẬT CHẤT, TINH THẦN CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT
-GV treo các tranh ảnh về các cổ vật và họat động của người Lạc Việt như hình minh họa trong SGK .
-GV giới thiệu về từng hình, sau đó phát phiếu thảo luận nhóm cho HS và nêu yêu cầu : hãy cùng quan sát các hình minh họa và đọc SGK để điền các thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt vào bảng thống kê .
Đời sống vật chất tinh thần của người Lạc Việt
Sản xuất
Aên uống
Mặc và trang điểm
Ơ’
Lễ hội
-Trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, rau, dưa hấu
-Nuôi tằm, ươm tơ, dệt vải.
-Đúa đồng : Giáo, mác, mũi tên, rìu, lưỡi cày.
-Làm gốm.
-Đóng thuyền
-Cơm, xôi
-Bánh chưng, bánh dày
-Uống rượu.
-Làm mắm
-Nhuộm răng đen, ăn trầu, xăm mình. 
- Búi tóc hoặc cạo trọc đầu.
-Phụ nữ đeo hoa tai, vòng tay bằng đá, đồng.
-Ở nhà sàn
-Sống quây quần thành làng.
-Vui chơi nhảy múa.
-Đua thuyền.
-Đấu vật.
-GV gọi các nhóm dán phiếu của mình lên bảng, sau đó cho mỗi nhóm trình bày một nội dung trước lớp.
-GV nêu yêu cầu : Dựa vào bảng thống kê trên, hãy mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt bằng lời của em.
-GV gọi một số học sinh trình bày trước lớp.
-GV nhận xét, tuyên dương những HS tốt.
PHONG TỤC CỦA NGƯỜI LẠC VIỆT
-GV hỏi : Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết.
-GV hỏi : Địa phương chúng ta còn lưu trữ các phong tục nào của người Lạc Việt ?
-GV nhận xét và khen ngợi những HS nêu được nhiều phong tục hay.
- HS đọc SGK, quan sát lược đồ và làm việc theo yêu cầu.
-HS có thể dùng bút chì để gạch chân các phần cần điền vào bảng thống kê, hoặc viết các thông tin này vào vở. Kết quả của hoạt động :
1. Điền thông tin thích hợp vào bảng sau :
Nhà nước đầu tiên của người Lạc Việt
Tên nước
Văn Lang
Thời điểm ra đời
Khoảng 700 năm TCN
Khu vực hình thành
Khu vực sông Hồng, sông Mã, sông cả
2. Xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian :
-HS phát biểu ý kiến :
+ Là nước Văn Lang
+ Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN.
+1 HS lên bảng xác định, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
+ Nước Văn Lang được hình thành ở khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả.
+ 1 đến 2 HS lên bảng chỉ, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, sau đó 2 HS ngồi cạnh nhau chỉ cho nhau xem trong lược đồ của SGK.
- HS nghe kết luận.
- HS làm việc theo cặp, cũng vẽ sơ đồ vào vở và điền, 1 HS lên bảng điền.
Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang :
Vua Hùng
Lạc tướng , lạc hầu
Lạc dân
Nô tỳ
-HS xung phong phát biểu ý kiến
+ Xã hội Văn Lang có 4 tầng lớp, đó là vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, nô tỳ.
+Người đứng đầu trong Nhà nước Văn Lang là vua, gọi là Hùng Vương.
+ Tầng lớp sau vua là các lạc tướng và lạc hầu, họ giúp vua cai quản đất nước.
+ Dân thường gọi là lạc dân.
+ Tầng lớp thấp kém nhất trong xã hội Văn Lang là nô tỳ, họ là người hầu hạ trong các gia đình ngườiø giàu phong kiến.
-HS làm việc theo nhóm, mỗi nhóm từ 6-8 HS, thảo luận theo yêu cầu của GV.
-Lần lượt các nhóm báo cáo, các nhóm khác bổ sung ý kiến để có bảng kê đầy đủ như trên.
-HS làm việc theo cặp, 2 HS ngồi cạnh nói cho nhau nghe, có thể nói về 1 hoặc 2 mặt của cuộc sống mà em thích hoặc nói về tất cả các mặt.
-2 đến 3 HS trình bày, ví dụ :
+Người Lạc Việt đã biết trồng lúa, khoai, đỗ, cây ăn quả, dưa hấu để lấy thực phẩm. Từ những sản phẩm của đồng ruộng họ chế biến được nhiều món ăn như cơm, bánh chưng, nấu rượu, làm mắm,  Không chỉ trồng trọt, người Lạc Việt còn biết đúc đồng, họ làm giáo mác, mũi tên, lưỡi cày, rìu,  sản phẩm đúc đồng nổi tiếng của người Lạc Việt còn lưu truyền đến tận ngày nay, đó là trống đồng 
+ Người Lạc Việt rất thích lễ hội, vào những ngày hội làng mọi người thường hóa trang vui chơi nhảy múa theo nhịp trống đồng  Họ còn tổ chức nhiều tròchơi hấp dẫn như đua thuyền trên sông, đấu vật trên những bãi đất rộng 
-HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến:
+ Sự tích bánh chưng, bánh dày nói về tục làm bánh chưng.
+ Sự tích Mai An Tiêm, nói về việc trồng dưa hấu của người Lạc Việt.
+ Sự tích Sơn Tinh, Thủy Tinh nói về việc đắp đê, trị thủy của người Lạc Việt.
+ Sự tích Chử Đồng Tử ( học ở lớp 3) nói về việc thờ Chử Đồng Tử của nhân dân vùng sông Hồng.
+ Sự tích trầu cau nói về tục ăn trầu cùa người Việt 
- HS nêu theo hiểu biết . Ví dụ : Tục ăn trầu, trồng khoai, đỗ, tổ chức lễ hội vào mùa xuân có các trò đua thuyền, đấu vật, làm bánh chưng, bánh dày 
5
Củng cố, dặn dò:
-GV nêu : Trong một lần đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói với Đại đoàn Quân tiên phong trước khi tiếp quản thủ đô :” Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước “. Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ ?
-HS nêu ý kiến.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ trang 14, SGK, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá.
MÔN : ĐỊA LÝ
MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
I. MỤC TIÊU : Học xong bài này, học sinh biết:
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư, về sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn . 
	- Dựa vào tranh, ảnh, bảng số liệu để tìm ra kiến thức.
	- Xác lập mối quan hệ địa lý giữa thiên nhiên và sinh hoạt của con người ở Hoàng Liên Sơn . 
	- Tôn trọng truyền thống văn hóa của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnh về nhà sàn, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
* Kiểm tra bài cũ: 
	- Hãy chỉ vị trí dãy Hoàng Liên Sơn trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam và nêu đặc điểm của dãy núi này.
- Những nơi cao của Hoàng Liên Sơn có khí hậu như thế nào?
- Chỉ và đọc tên những dãy núi khác trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam?
* Bài mới:
 Giới thiệu bài: Hoàng Liên Sơn là dãy núi cao và đồ sộ nhất Việt Nam. Dân cư, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn có đặc điểm gì? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học hôm nay: MỘT SỐ DÂN TỘC Ở HOÀNG LIÊN SƠN
HOÀNG LIÊN SƠN – NƠI CƯ TRÚ CỦA MỘT SỐ DÂN TỘC ÍT NGƯỜI
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc mục 1 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Dân cư ở Hoàng Liên Sơn đông đúc hay thưa thớt hơn so với đồng bằng?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở Hoàng Liên Sơn ?
+ Xếp thứ tự các dân tộc(dân tộc Dao, dân tộc Mông, dân tộc Thái) theo địa bàn cư trú từ nơi thấp đến nơi cao?
+ Người dân ở những nơi núi cao thường đi lại bằng phương tiện gì? Vì sao?
- GV sửa chữa và giúp HS hoàn chỉnh phần trình bày 
BẢN LÀNG VỚI NHÀ SÀN
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về bản làng, nhà sàn, yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc mục 2 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Bản làng thường nằm ở đâu?
+ Bản có nhiều nhà hay ít nhà?
+ Vì sao một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn sống ở nhà sàn?
+ Nhà sàn được làm bằng vật liệu gì?
+ Hiện nay nhà sàn ở đây có gì thay đổi so với trước đây?
- GV nhận xét, giúp HS hoàn thiện phần trình bày.
CHỢ PHIÊN, LỄ HỘI, TRANG PHỤC
- GV cho HS xem một số tranh ảnh về chợ phiên, lễ hội, trang phục, các hình trong SGK , đọc mục 3 trong SGK, trả lời các câu hỏi sau:
+ Nêu những hoạt động trong chợ phiên?
+ Kể tên một số hàng hóa bán ở chợ? 
+ Kể tên một số lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn?
+ Lễ hội của các dân tộc ở Hoàng Liên Sơn được tổ chức vào mùa nào? Trong lễ hội có những hoạt động

Tài liệu đính kèm:

  • docGIAO AN TAP TRUNG.doc