Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 9

Tuần: 9

 Thứ hai ngày 31/10/2005

 ĐẠO ĐỨC

 TIẾT KIỆM THỜI GIỜ

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Cần phải tiết kiệm thời giờ, vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập. Thời giờ đã trôi qua thì không bao giờ trở lại.

 2. Thái độ:

- Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí

 3. Hành vi:

- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng,

- Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi các câu hỏi, giấy bút cho các nhóm

- Tranh vẽ minh họa

- Bảng phụ, giấy màu cho mỗi HS.

 

doc 26 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 966Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
áng 5: 
+ Tiến hành thảo luận nhóm và nhận phiếu.
+ Đại diện các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình.
- Các nhóm khác nhận xét 
5
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học, 
- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết.
- Dặn HS luôn có ý thức phòng tránh tai nạn sông nước và vận động bạn bè người thân cùng thực hiện.
- Phát cho HS phiếu bài tập, yêu cầu các em về nhà hoàn thành phiếu.
Môn : Chính tả
	Nghe – viết : THỢ RÈN
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe - viết lại đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Thợ rèn.
	2. Làm đúng các bài tập chính tả : phân biết các tiếng có phụ âm đầu hoặc vần dễ viết sai : l/n (uôn/uông).
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ ảnh hai bác thợ 
	Giấy khổ lớn viết sẵn nội dung bài tập 2a.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 học sinh lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con : đắt rẻ, dấu hiệu, chế giễu, yên ổn.
- Nhận xét và cho điểm từng học sinh. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn HS nghe - viết:
- Yêu cầu HS đọc đoạn thơ cần nghe – viết trong bài Thợ rèn.
+ Bài thơ cho các em biết những gì về nghề thợ rèn? 
+ Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : quai búa, nhẫy, diễn kịch.
+ Nêu cách trình bày bài thơ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2 a 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
- 2HS lên bảng viết 
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
+ Sự vất vả và niềm vui trong lao động của người thợ rèn.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ GV vừa hướng dẫn.
+ 1HS nêu 
+ 1 HS nêu 
 Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Điền vào chỗ trống l hay n.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 Năm gian lều cỏ thấp le te
 Ngõ tối đua bay đóm lập loè
 Lưng giậu phất phơ chôm khói nhạt
 Làn ao lóng lánh bóng trăng loe.
- Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Về nhà học thuộc những câu thơ ở phần bài tập.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
	LUYỆN TỪ VÀ CÂU	
	MỞ RỘNG VỐN TỪ: ƯỚC MƠ
I. MỤC TIÊU:
	- Củng cố và mở rộng vốn từ thuộc chủ điểm trên đôi cánh ước mơ.
	- Bước dầu phân biệt được giá trị những ước mơ cụ thể qua luyện tập sử dụng các từ bổ trợ cho từ ước mơ và tìm ví dụ minh hoạ.
	- Hiểu ý nghĩa một số câu tục ngữ thuộc chủ điểm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Từ điển.
	- Giấy khổ to và bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng
- Dấu ngoặc kép có tác dụng gì? Cho ví dụ.
- Đặt câu có sử dụng dấu ngoặc kép.
GV nhận xét và cho điểm HS. 
2. Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Mong ước có nghĩa là gì?
- Đặt câu với từ mong ước.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm. 
- Gọi nhóm làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Kết luận về lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại 2 nhóm từ.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi để ghép được từ ngữ thích hợp.
- Gọi HS trình bày. GV kết luận lời giải đúng.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm và tìm ví dụ minh hoạ cho những ước mơ đó.
- Gọi HS phát biểu ý kiến, sau mỗi HS nói GV nhận xem 
Bài 5:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS thảo luận để tìm nghĩa của các câu thành ngữ và em dùng thành ngữ đó trong tình huống nào?
- Gọi HS trình bày.
- GV kết luận lời giải đúng.
- Yêu cầu HS học thuộc lòng các câu thành ngữ.
- 2HS lên bảng làm 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Mong ước nghiã là mong muốn thiết tha điều tốt đẹp trong tương lai.
- HS đặt câu:
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán bài, nhận xét, bổ sung.
- Từ đồng nghĩa với ước mơ:
Bắt đầu bằng tiếng ước
Bắt đầu bằng tiếng mơ
Ước mơ, ước muốn, ước ao, ước mong, ước vọng.
Mơ ước, mơ tưởng, mơ mộng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi ghép từ. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS phát biểu ý kiến.
-1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS ngồi cùng bản thảo luận, viết ý kiến vào nháp.
- HS trình bày.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà làm bài tập 1, 4 vào vở.
- Chuẩn bị bài : Động từ.
- Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU : 
	1 Rèn kỹ năng nói:
	Học sinh chọn được một câu chuyện về ước mơ đẹp của mình hoặc của bạn bè, người thân. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	Lời kể tự nhiên, chân thật, có kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
	2 Rèn kỹ năng nghe: 
	Chăm chú nghe bạn kể chuyện nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	 Bảng phụ ghi vắn tắt phần gợi ý: hướng dẫn xây dựng cốt truyện.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 .
2.
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc về những ước mơ.
- Hỏi: Ý nghĩa của câu chuyện.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, 
Hỏi: + Yêu cầu của đề bài về ước mơ là gì?
+ Nhân vật chính trong truyện là ai?
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2.
- Treo bảng phụ.
b. Kể trong nhóm:
- Chia nhóm 4 học sinh, 
Kể chuyện trong nhóm. Cùng trao đổi, về nội dung, ý nghĩa 
c. Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh thi kể.
- Gọi học sinh nhận xét bạn kể theo các tiêu chí đã nêu như ở các tiết trước.
- Nhận xét cho điểm từng học sinh.
-1HS kể 
- 2 Học sinh đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu đây là ước mơ phải có thật.
- Nhân vật chính trong truyện là em hoặc bạn bè, người thân.
- 3 học sinh đọc thành tiếng.
- 1 học sinh đọc nội dung trên bảng phụ.
- Hoạt động trong nhóm. 
- 10 HS tham gia thi kể chuyện.
- Nhận xét nội dung truyện và lời kể của bạn.
3. 
Củng cố, dặên dò :
- Nhận xét tiết học.
- khuyến khích học sinh nên tìm truyện đọc.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 11. 
 Thứ tư ngày 02/11/2005
MÔN : TẬP ĐỌC
	ĐIỀU ƯỚC CỦA VUA MI-ĐÁT	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng khoan thai. Đổi giọng linh hoạt, phù hợp với tâm trạng thay đổi của của Mi-đát 
2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu nội dung, ý nghĩa của bài : Những ước muốn tham lam không mang lại hạnh phúc cho con người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Tranh đốt pháo hoa để giảng cụm từ đốt cây bông.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài Thưa chuyện với mẹ, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- GV giải nghĩa từ:
 + Khủng khiếp : hoảng sợ ở mức cao, từ đồng nghĩa với kinh khủng.
 + Phán : truyền bảo hay ra lệnh.
 - Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài: 
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: 
+ Vua Mi-đát xin thần Đi-ô-dốt điều gì?
 + Thoạt đầu, điều ước được thực hiện như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
 + Tại sao vua Mi-đát phải xin thần Đi-ô-ni-dốt lấy lại điều ước?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
 + Vua Mi-đát rút được bài học gì cho mình?
 + Vua Mi-đát đã hiểu được điều gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, 
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- 2HS lên bảng đọc bài 
- HS quan qát tranh 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Theo dõi, ghi nhớ.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Vua Mi-đát xin thần cho mọi vật mình chạm vào đều biến thành vàng.
+ Vua bẻ thử một cành sồi, ngắt thử một quả táo, chúng đều biến thành vàng. Nhà vua cảm thấy mình là người sung sướng nhất trên đời.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Vì nhà vua đã nhận ra sự khủng khiếp của điểu ước : 
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ HS trả lời.
+ Hạnh phúc không thể xây dựng bằng ước muốn tham lam.
- 3 HS đọc toàn bài theo cách phân vai 
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
4
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị : Ôn tập giữa kì một.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : TOÁN
	VẼ HAI ĐƯỜNG THẲNG SONG SONG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh biết vẽ một đường thẳng đi qua một điểm và song song với một đường thẳng cho trước (bằng thước kẻ và ê ke).
	- Đường cao của hình tam giác.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Thước thẳng, ê ke.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2 
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên bảng vẽ hai đường thẳng vuông góc và đường cao của hình tam giác.
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Hướng dẫn vẽ đường thẳng đi qua một điểm và song song với đường thẳng cho trước.
- GV thực hiện bước vẽ như SGK đã giới thiệu, 
+ GV vẽ lên bảng đường thẳng AB và lấy điểm E nằm ngoài AB.
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng MN đi qua E và vuông góc với đường thẳng AB.
+ GV yêu cầu HS vẽ đường thẳng đi qua E và vuông góc với đường thẳng MN vừa vẽ.
+ GV kết luận :
Luyện tập
Bài 1:
- GV vẽ lên bảng đường thẳng CD và lấy một điểm M nằm ngoài CD như hình vẽ trong bài tập 1.
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- HS tự vẽ
Bài 2:
- Gọi HS đọc đề bài và vẽ lên bảng hình tam giác ABC.
- GV hướng dẫn HS vẽ đường thẳng A song song với cạnh BC:
- GV yêu cầu HS tự vẽ đường thẳng CY, song song với cạnh AB.
- GV yêu cầu HS quan sát hình và nêu tên các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- 2HS lên bảng 
- Theo dõi thao tác của GV.
+1 em lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp.
+1 em lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào giấy nháp.
+ Hai đường thẳng này song song với nhau.
- 1 em lên bảng vẽ, cả lớp vẽ vào vở.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS vẽ theo hướng dẫn của GV.
- HS thực hiện vẽ hình (1 em lên bảng vẽ, cả lớp vẽ hình vào vở).
- Các cặp cạnh song song với nhau có trong hình tứ giác ABCD là AD và BC, AB và DC.
4
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS vẽ hai đường thẳng song song vào bảng con.
- Về nhà luyện vẽ thêm các góc đã học.
- Về nhà làm bài tập 3/54.
- Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình chữ nhật.
- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	Biết cách Chuyển thề từ lời đối thoại trực tiếp sang lời văn kể chuyện.
	Dựa vào đoạn kịch Yết kiêu để kể lại câu chuyện theo trình tự không gian.
	Biết dùng từ ngữ chính xác, sáng tạo, lời kể hấp dẫn, sinh động.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	Giấy khổ ta, bút dạ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
2
1. Bài cũ:
Gọi học sinh lên bảng kể lại chuyện Ở Vương quốc Tương Lai theo trình tự không gian và thời gian.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập.
Gọi học sinh đọc từng đoạn trích phân vai. GV là người dẫn chuyện.
+ Cảnh 1 có những nhân vật nào?
+ Cảnh 2 có những nhân vật nào?
+ Yết Kiêu là người như thế nào?
+ Yết Kiêu xin cha điều gì?
+ Cha Yết Kiêu có đức tính gì đáng quý?
+ Những sự việc trong hai cảnh của vở kịch đọc diễn ra theo trình tự nào?
Bài 2:
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Câu chuyện Yết Kiêu kể như gợi ý trong SGK và kể theo trình tự nào?
- GV chuyển mẫu văn bản kịch sang lời kể chuyện.
- Gọi học sinh chuyển văn bản kịch sang lời kể chuyện.
+ Phát phiếu và bút dạ cho từng nhóm. 
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp.
- Gọi học sinh kể từng đoạn trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS.
- Gọi học sinh kể toàn truyện.
- Nhận xét bình chọn HS kể đúng nội dung hay nhất và cho điểm HS.
-1 HS lên bảng kể 
- 3 học sinh đọc theo vai.
- Cảnh 1 có nhân vật cha và Yết kiêu.
- Cảnh 2 có nhân vật Yết Kiêu và nhà vua.
- Yết Kiêu là người có lòng căm thù giặc sâu sắc, quyết chí giết giặc.
- Yết Kiêu xin cha giết giặc.
- Cha Yết Kiêu đồng tình 
- Diễn ra theo trình tự thời gian.
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh lắng nghe.
- 3 -5 học sinh.
- Hoạt động trong nhóm. Ghi các nội dung chính vào phiếu và thực hành kể trong nhóm.
- Mỗi học sinh kể từng đoạn truyện.
- 3 học sinh kể toàn truyện.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà kể lại câu chuyện đã chuyển thể vào vở, chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm ngày 03/11/2005
MÔN : TOÁN
	THỰC HÀNH VẼ HÌNH CHỮ NHẬT
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh biết sử dụng thước kẻ và ê ke để vẽ được một hình chữ nhật biết độ dài hai cạnh cho trước.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Thước thẳng, ê ke.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
Hướng dẫn vẽ hình chữ nhật theo độ dài các cạnh
- GV vẽ lên bảng hình chữ nhật MNPQ và hỏi HS:
+ Các góc ở các đỉnh của hình chữ nhật MNPQ có là hình vuông không?
- Hãy nêu các cặp cạnh song song với nhau ?
- GV yêu cầu học sinh vẽ từng bước như SGK giới thiệu:
Luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài toán .
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình chữ nhật có chiều dài 5 cm, chiều rộng 3 cm, sau đó đặt tên cho hình chữ nhật.
- GV nhận xét cho điểm học sinh.
Bài 2 :
- GV yêu cầu HS tự vẽ hình, tính chu vi của hình
- Các góc ở bốn đỉnh của hình chữ nhật MNPQ đều là hình vuông.
- HS vẽ ra giấy nháp.
- 1 HS đọc trước lớp.
- HS vẽ vào vở.
- Chu vi của hình chữ nhật là:
 (5 + 3) 2 = 16(cinh2
- HS làm bài cá nhân.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện vẽ thêm các góc đã học, hình chữ nhật.
- Chuẩn bị bài: Thực hành vẽ hình vuông
- Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được ý nghĩa của động từ: là từ chỉ hoạt động, trạng thái, . . . của người, sự vật, hiện tượng.
	- Nhận biết được động từ trong câu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2.
	- Giấy khổ để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh 
 1
2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS làm bài tập 4 
- Gọi HS đọc thuộc lòng và tình huống sử dụng các câu tực ngữ :
 + Cầu được ước thấy.
 + Ước sao được vậy.
 + Ước của trái mùa.
 + Đứng núi này trông núi nọ.
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Giới thiệu bài:
Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc phần nhận xét.
- Yêu cầu HS thảo luận trong nhóm 
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- Kết luận lời giải đúng.
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về động từ chỉ hoạt động, động từ chỉ trạng thái.
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận và tìm từ.
- Kết luận về các từ đúng. Tuyên dương nhóm tìm được nhiều động từ.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. 
- Gọi HS trình bày, 
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo tranh minh họa và gọi HS lên bảng chỉ vào tranh để mô tả trò chơi.
- Tổ chức cho HS thi biểu diễn kịch câm.
+ hoạt động trong nhóm. GV gợi ý các hoạt động cho từng nhóm.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- HS đọc thuộc lòng và nêu tình huống sử dụng.
- HS nối tiếp nhau đọc 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, 
- Phát biểu nhận xét, bổ sung.
- Chỉ hoạt động của anh chiến sĩ hoặc của thiếu nhi: nhì, nghĩ, thấy.
- Chỉ trạng thái của các sự vật:
+ Của dòng thác: đổ, (đổ xuống).
+ Của lá cờ : bay.
- 3, 4 HS đọc thành tiếng.
- HS lấy ví dụ.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- Hoạt động trong nhóm.
- HS viết vào vở.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài.
- HS trình bày, nhận xét bổ sung.
+ Đến – yết kiêu – cho – nhận – xin – làm – dùi – có thể – lặn .
+ Mỉm cười – ưng thuận – thử – bẻ – biến thành – ngắt – thành – tưởng – có. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên mô tả.
- Từng nhóm 4 HS biểu diễn các hoạt động có thể nhóm bạn làm bằng các cử chỉ, động tác. Đảm bảo HS nào cũng biểu diễn và đoán hoạt động.
4
Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là động từ? Động từ được dùng ở đâu?
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK. Tìm 10 từ chỉ động tác đã chơi ở trò chơi xem kịch câm.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập về động từ.
- Nhận xét tiết học.
LỊCH SỬ
ĐINH BỘÂ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN
I. MỤC TIÊU:Sau bài hoc, HS nêu được.
Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước rơi vào cảnh loạn lạc do các thế lực phong kiến tranh giành quyền lực gây ra chiến tranh liên miên, đời sống nhân dân vô cùng cực khổ.
Đinh Bộ Lĩnh đã có công tập hợp nhân dân dẹp loạn, thống nhất lại đất nước ( năm 968).
Biết quan sát bản đồ, tranh ảnh lập bảng so sánh.
Căm ghép sự chia rẽ có ý thúc giữ gìn sự thống nhất đất nước.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình trong SGK, phóng to nếu có điều kiện. Bản đồ Việt Nam.
Phiếu học tập cho HS.
HS sưu tầm các tư liệu về Đinh Bộ Lĩnh.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS lên bảng, 
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?
+ Chiến thắng Bạch Đằng xảy ra vào thời gian nào và có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài:
Tình hình đất nước sau khi Ngô Quyền mất
-GV yêu cầu HS đọc SGK và trả lời : Sau khi Ngô Quyền mất tình hình nước ta như thế nào?
-GV kết luận 
Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân
-Gv chia HS thành các nhóm
-GV gọi các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-GV nhận xét kết quả thảo luận
-GV tuyên dương HS kể tốt.
-2 HS lên bảng thực hiên yêu cầu.HS cả lớp theo dõi và nhận xét)
-HS làm việc cá nhân 
 Sau khi Ngô Quyền mất, triều đình lục đục tranh nhau ngai vàng. Các thế lực phong kiến địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng 
-HS làm việc theo nhóm
-Mỗi đại diện nêu ý kiến của nhóm mình 
-1 đến 2 HS kể trước lớp, cả lớp theo dõi, nhận xét.
4
Củng cố, dặn dò:
Qua bài học, em có suy nghĩ gì về Đinh Bộ Lĩnh ?
- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS chỉ tỉnh Ninh Bình 
- GV tổng kết giờ học, 
ĐỊA LÝ
HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
CỦA NGƯỜI DÂN Ở TÂY NGUYÊN (TT)
I. MỤC T

Tài liệu đính kèm:

  • docT9-t10.doc