Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 7 năm 2005

Tuần : 7

 Thứ hai ngày 17/10/2005

Môn : ĐẠO ĐỨC

 Bài: TIẾT KIỆM TIỀN CỦA (T.1)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Mọi người ai ai cũng phải tiết kiệm tiền của, vì tiền của do sức lao động vất vả của con người mới có được.

- Tiết kiệm tiền của cũng chính là tiết kiệm sức lao động của con người.

 2. Thái độ:

 - Biết trân trọng giá trị các đồ vật do con người làm ra

 3. Hành vi:

 - Biết thực hành tiết kiệm tiền của

 - Có ý thức tiết kiệm tiền của

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi các thông tin

- Bìa xanh – đỏ – vàng cho các đội

- Phiếu quan sát

 

doc 28 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 726Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 7 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương 
Bài 3:
- Tổ chức cho HS thi tiếp sức trên bảng lớp.
- Yêu cầu các nhóm đọc kết quả.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
2 HS lên bảng viết 
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm bài thơ.
- HS theo dõi.
+ Bài thơ viết theo thể lục bát.
+ Chữ đầu câu, tên riêng.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con các từ dễ sai. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở.
- HS soát lại bài.
- HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả. Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
 - Một số em đọc bài làm của nhóm mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- Các nhóm HS tham gia chơi.
+ Ý muốn bền bỉ theo đuổi đến cùng một mục đích tốt đẹp : ý chí.
+ Khả năng suy nghĩ và hiểu biết : trí tuệ.
- HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Nêu cách trình bày bài chính tả thể thơ lục bát?
- Nhắc những HS viết sai lỗi trong bài viết về nhà viết lại mỗi lỗi hai dòng.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng. 
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÍ VIỆT NAM
I. MỤC TIÊU:
	- Hiểu được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
	- Viết đúng tên người, tên địc lí Việt Nam khi viết.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ hành chính của địa phương.
	- Giấy khổ to, bút dạ.
	- Bản phụ kẻ sẵn hai cột: tên người, tên địa phương.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng
- 3 HS lên bảng mỗi em đặt 2 câu với 2 từ: tự tin ; tự ti ; tự trọng ; tự kiêu ; tự hào ; tự ái.
- Nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài:
Tìm hiểu ví dụ:
- Viết sẵn trên bảng lới yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết hoa.
+ Tên người: 
+ Tên địa lí: 
- Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần viết như thế nào?
- Khi viết tên ngươi, tên địa lí Việt Nam ta cần phải viết như thế nào?
Ghi nhớ
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
Luyện tập
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó cho cả lớp theo dõi.
 Nhận xét :* Ví dụ: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét.
- Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao lại viết hoa từ đó mà từ khác lại không viết hoa.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS tự tìm trong nhóm và ghi vào phiếu thành hai cột a và b.
- Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS tìm các quận, huyện, thị xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh 
- Nhận xét, tuyên dương nhóm có hiểu biết về địa phương mình.
3 HS lên bảng làm bài 
- Quan sát thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết.
- Khi viết tên người, tên địa lí Việt Nam, cần viết hoa chữ cái đầu câu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
-2,3 HS đọc 
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu và nội dung bài, cả lớp đọc thầm.
- 3 HS lên bảng viết, cả lớp làm vào vở.
- Nhận xét bạn viết trên bảng.
- (Trả lời như bài 1)
- HS đọc thàng tiếng.
- Làm việc trong nhóm.
- Tìm trên bản đồ.
5
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách viết tên ngươi, tên địa lí Việt Nam.
- Về nhà học thuộc phần ghi nhớ trong SGK.
- Chuẩn bị bài : Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt nam.
- Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
LỜI ƯỚC DƯỚI TRĂNG	
I. MỤC TIÊU : 
	1 Rèn kỹ năng nói:
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa, HS kể lại được câu chuyện Lời ước dưới trăng , có thể phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt một cách tự nhiên.
	- Hiểu truyện, biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện .
	2 Rèn kỹ năng nghe: 
	- Chăm chú nghe GV kể chuyện, nhớ chuyện.
	- Theo dõi bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 .
2.
3
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh kể câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc về lòng tự trọng.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
GV kể chuyện:
- quan sát tranh minh hoạ, đọc lời dưới tranh 
- Lần1 : Kể rõ từng chi tiết. Toàn truyện 
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoạ 
Hướng dẫn kể chuyện.
a) Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS, mỗi nhóm kể về nội dung một bức tranh, sau đó kể toàn truyện.
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp.
.- Nhận xét và cho điểm học sinh.
c) Tìm hiểu nội dung và ý nghĩa của truyện.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu học sinh thảo luận trong nhóm để trả lời câu hỏi.
+ Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện điều gì?
+ Hành động của cô gái cho thấy cô là người như thế nào?
+ Em hãy tìm một kết cục vui cho câu chuyện trên.
- Gọi 1 nhóm trình bày.
- Nhận xét tuyên dương các nhóm có ý tưởng hay.
- Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
GV chốt: Những điều ước cao đẹp mang lại niềm vui, niềm hạnh phúc cho người nói điều ước, cho tất cả mọi người.
2 HS lên bảng kể 
- HS theo dõi lắng nghe.
- HS theo dõi lắng nghe.
- Kể trong nhóm. 
- 4 HS tiếp nối nhau kể theo nội dung từng bức tranh 
- 3 HS tham gia thi kể.
- Nhận xét bạn kể
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
- Hoạt động nhóm.
- Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
- Hành động của cô gái cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
- Học sinh nêu.
- HS trình bày.
- Nhận xét.
- Bình chọn.
- HS trả lời.
4
Củng cố, dặên dò :
- Gọi 1 học sinh kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa câu chuyện.
- Nhận xét tiết học.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe, 
- Chuẩn bị bài tập kể chuyện trong SGK tuần 8.
 Thứ tư ngày 19/10/2005
	Môn : Tập đọc	
Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI
I. MỤC TIÊU:
	1. Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với một văn bản kịch. Cụ thể :
	- Biết đọc ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật.
	- Biết đọc vở kịch với giọng rõ ràng, hồn nhiên, thể hiện được tâm trạng 
	2. Hiểu ý nghĩa của màn kịch : Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em và những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Trung thu độc lập, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:Giới thiệu bài:
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn 1 : “Trong công xưởng xanh”
 - GV đọc mẫu màn kịch: 
 - Yêu cầu HS quan sát tranh minh hoạ màn 1 và nêu nhận xét.
 - Đọc từng đoạn.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại cả màn kịch.
 + Tin-tin và Mi-tin đến đâu và gặp những ai?
+ Vì sao nơi đó có tên là Vương quốc Tương Lai?
+ Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Các phát minh ấy thể hiện những mơ ước gì của con người?
 * Hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn, nhắc nhở các em. Trình tự : 
+ GV đọc mẫu lời thoại của Tin-tin với em bé thứ nhất
- Thi đọc diễn cảm. 
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn 2 : “Trong khu vườn kì lạ”
- GV đọc mẫu màn kịch 2 : GV cho HS hoạt động tương tự như màn 1
 * Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung màn kịch :
2HS lên bảng đọc 
- Quan sát và nêu 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn (2 lần).
 + Đoạn 1 : Năm dòng đầu. 
 + Đoạn 2 : Tám dòng tiếp theo. 
 + Đoạn 3 : Bảy dòng còn lại.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả màn kịch.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 + Hai bạn nhỏ đến Vương quốc Tương Lai, trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. 
 + Vì những người sống trong Vương quốc này hiện nay vẫn chưa ra đời, ..
 + HS nêu 
+ Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người : được sống hạnh phúc,..
- 7 HS đọc màn kịch theo các vai 
- HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai trước lớp.
4
Củng cố, dặn dò:
- Vở kịch nói điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc vởû kịch theo cách phân vai.
- Chuẩn bị bài : Nếu chúng mình có phép lạ.
- Nhận xét tiết học.
	Môn : Toán	
TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
	- Áp dụng tính chất giao hoán của phép cộng để thử phép cộng và giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi 4 HS lên bảng làm bài mỗi em làm 1 dòng. 
Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống: 
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Giới thiệu tích chất giao hoán của phép cộng
- GV treo bảng phụ.
- Yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a.
- Hãy so sánh giá trị của biểu thức a + b với giá trị của biểu thức b + a khi a = 20 và b = 30.
- Yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK.
Luyện tập
Bài 1:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó nối tiếp nhau nêu kết quả của các phép tính cộng trong bài.
- GV hỏi: Vì sao em khẳng định 379 + 468 = 874 ?
- Yêu cầu HS giải thích tương tự với các trường hợp còn lại.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV viết bảng : 48 + 12 = 12 + . . .
- Hỏi : Em viết gì vào chỗ chấm trên ? Vì sao? 
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3:
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và hỏi :
+ Vì sao không cần thực hiện phép cộng có thể điền dấu bằng (=) vào chỗ chấm của 2975 + 4017 . . . 4017 + 2975.
+ Vì sao không thực hiện phép tính có thể điền dấu bé hơn vào chỗ chấm của 2975 + 4017 . . . 4017 + 3000?
- GV nhận xét và cho điểm HS.
- Đọc bảng số.
- 2 em lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng.
- HS đọc : a + b = b + a.
.
- HS nối tiếp nhau nêu kết quả của một phép tính.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Viết số hoặc chữ thích hợp vào chỗ chấm.
- HS giả thích 
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) 48 + 12 = 12 + 48 b) m + n = n + m
 65 + 297 = 297 + 65 84 + 0 = 0 + 84
 177 + 89 = 89 + 177 a + 0 = 0 + a = a
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- Vì khi ta đổi vị trí các số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- Vì hai tổng 2975 + 4017 và 4017 + 3000 cùng có chung một số hạng là 4017, nhưng số hạng thứ kia là 2975 < 3000 nên ta có : 
 2975 + 4017 < 4017 + 3000
4
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
- Về nhà luyện tập thêm về tính chất giao hoán của phép cộng.
- Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa ba chữ.
- Nhận xét tiết học.
 Môn : Tập làm văn 
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN
I. MỤC TIÊU : 
	Dựa trên những thông tin về nội dung của đoạn văn, xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của một câu chuyện.
	Sử dụng tiếng Việt hay, lời văn sáng tạo, sinh động.
	Biết nhận xét, đánh giá bài văn của mình.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu.
	Tranh minh hoạ truyện Vào nghề.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
2.
1. Bài cũ:
Gọi 3 học sinh lên bảng mỗi em kể 2 bức tranh truyện Ba lưỡi rìu.
Gọi 1 học sinh kể toản truyện.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc cốt truyện.
- Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. 
 Gọi HS đọc lại các sự việc chính.
Bài 2:
- Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của truyện.
-Phát phiếu thảo luân nhóm 
- Gọi 4 nhóm dán phiếu lên bảng, đại diện nhóm đọc đoạn văn hoàn thành. Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
- Yêu cầu các nhóm đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh.
- GV nhận xét và khen những nhóm làm tốt làm hay.
3 HS lên bảng 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm
- Đọc thầm thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc thành tiếng.
- Hoạt động trong nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét , bổ sung phiếu của các nhóm.
- Theo dõi sửa bài .
- 4 HS nối tiếp nhau đọc.
3.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu học sinh về nhà xem lại đoạn văn đã viết trong vở 
 Thứ năm ngày 20/10/2005
	Môn : Toán	
BIỂU THỨC CÓ CHỨA BA CHỮ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Nhận biết được biểu thức có chứa ba chữ, giá trị của biểu thức có chứa ba chữ.
	- Biết cách tính giá trị của biểu thức theo các giá trị cụ thể của chữ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ chép sẵn nội dung bài học.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Phát biểu và viết qui tắc của tính chất giao hoán của phép cộng.
HS 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
a) 76 + 45 = 45 + . . . 
b) . . . + 91 = 91 + 63
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Giới thiệu biểu thức có chứa ba chữ
a) Biểu thức có chứa ba chữ
- Yêu cầu HS đọc đề bài toán ví dụ.
- Muốn biết cả ba bạn câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào?
- GV ghi bảng 
- Làm tương tự với các trường hợp khác.
Số cá của An
Số cá của Bình
Số cá của Cường
Số cá của cả 3 người
2
3
4
2 + 3 + 4
5
1
0
5 + 1 + 0
1
0
2
1 + 0 + 2
. . .
. . . 
. . .
. . .
a
b
c
a + b + c
b) Giá trị của biểu thức chứa ba chữ
- GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c bằng bao nhiêu?
- GV làm tương tự với các trường hợp còn lại.
- Khi biết giá trị cụ thể của a, b và c muốn tính giá trị của biểu thức a + b + c ta làm như thế nào?
- Mỗi lần thay các chữ a, b, c bằng các số ta tính được gì?
Luyện tập
Bài 1:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 4:
- GV yêu cầu HS đọc phần a.
- Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm phần còn lại.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
2 HS lên bảng 
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của ba bạn với nhau.
- HS trả lời miệng 
- HS nêu tổng số các của cả ba người trong mỗi trường hợp để có bảng số nội dung như sau:
- Nếu a = 2, b = 3 và c = 4 thì a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- HS tìm giá trị biểu thức a + b + c trong từng trường hợp.
- Ta thay các số vào chữ a, b và c bằng số rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức.
- Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được một giá trị của biểu thức a + b + c.
- Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức c + b + c.
- 2 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Muốn tính chu vi của một hình tam giác ta lấy ba cạnh của tam giác cộng với nhau.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) P = 5 + 4 + 3 = 12(cm)
b) P = 10 + 10 + 5 = 25(cm)
c) P = 6 + 6 + 6 = 18(dm)
- Nhận xét bài bạn là đúng / sai.
4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu mỗi HS lấy 1 ví dụ về biểu thức có chứa ba chữ.
- Yêu cầu HS lấy ví dụ về giá trị của các biểu thức trên.
- Về nhà làm bài tập 3/44.
- Chuẩn bị bài: Tính chất kết hợp của phép cộng
- Nhận xét tiết học.
	Môn :Luyện từ và câu	
LUYỆN TẬP VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
	- Oân tập cách viết tên người tên địa lí Việt nam.
	- Viết đúng tên người, tên địa lí Việt Nam trong mọi văn bản.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu in sẵn nội dung bài tập 1.
	- Bản đồ địa lí Việt Nam.
	- Giấy khổ to.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ : Gọi HS lên bảng.
- Em hãy nêu qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt nam? Cho ví dụ.
- Viết tên địa chỉ của gia đình em, viết tên các danh lam thắng cảnh mà em biết.
- Nhận xét, cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS đọc đề bài và phần chú giải.
- Phát phiếu và bút dạ cho các nhóm yêu cầu HS thảo luận, gạch chân dưới những tên riêng viết sai và sửa lại.
- Gọi 3 nhóm dán lên bảng để hoàn chỉnh bài ca dao.
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Gọi HS đọc lại bài ca dao đã hoàn chỉnh.
- Cho HS quan tranh minh hoạ và hỏi: Bài ca dao cho em biết điều gì?
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Treo bản đồ địa lí Việt Nam lên bảng.
- Phát phiếu, bút dạ, bản đồ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS thảo luận làm việc theo nhóm.
- Gọi các nhóm dán phiếu lên bảng. Nhận xét bổ sung để tìm ra được nhóm đi được nhiều nơi nhất.
2 HS nêu 
Lớp viết bảng con 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Hoạt động trong nhóm theo hướng dẫn của GV.
- Dán phiếu.
- Nhận xét chữa bài.
- HS đọc theo yêu cầu của GV.
- Quan sát và trả lời: Bài ca dao giới thiệu cho em biết tên 36 những phố cổ của Hà Nội.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Nhận đồ dùng học tập.
- Làm việc theo nhóm.
- Dán phiếu, nhận xét phiếu của các nhóm.
3
Củng cố, dặn dò:
- Tên người và tên địa lí Việt Nam cần được viết như thế nào?
- Về nhà ghi nhớ tên địa danh vừa tìm được và tìm hiểu tên, thủ đô của 10 nước trên thế giới.
- Chuẩn bị bài : Cách viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : LỊCH SỬ
BÀI : CHIẾN THẮNG BẠCH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO ( Năm 938)
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có thể :
Nêu được nguyên nhân dẫn đến trận Bạch Đằng.
Tường thuật được diễn biến của trận Bạch Đằng.
Hiểu và nêu ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc :
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến chiến thắng Bạch Đằng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
5
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 2.
-GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: 
Tìm hiểu về con người Ngô Quyền
-GV yêu cầu HS đọc SGK và tìm hiểu về Ngô Quyền theo định hướng : 
+ Ngô Quyền là người ở đâu ?
+ Ông là người như thế nào ?
+ Ông là con rể của ai ? 
-GV yêu cầu HS phát biểu ý kiến.
Trận Bạch Đằng
-GV chia HS thành các nhóm nhỏ, yêu cầu HS thảo luận nhóm theo định hướng :
+Vì sao có trận Bạch Đằng ?
+ Trận Bạch Đằng diễn ra ở đâu ? Khi nào?
+ Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc ?
+ Kết quả cuả trận Bạch Đằng ?
-GV gọi đại diện các nhóm trình bày nội dung thảo luận.
-GV tổ chức cho 2 – 3 HS thi tường thuật lại trận Bạch Đằng.
-GV nhận xét và tuyên dương HS tường thuật tốt.
Yù nghĩa cuả chiến thắng Bạch Đằng
-GV hỏi : Sau chiến thắng Bạch Đằng Ngô Quyền đã làm gì ?
-Theo em, chiến thắng Bạch Đằng và việc Ngô Quyền xưng vương có ý nghiã như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
Củng cố, dặn dò:
GV tổng kết trò chơi và tiết học, dặn dò HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ cuối bài và chuẩn bị bài ôn tập.
- 2HS lên bảng thực hiện yêu cầu
-HS làm việc ca

Tài liệu đính kèm:

  • docT7-10.doc