Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 6 năm 2005

Tiết 11 Môn : Tập đọc Ngày 10 / 10 / 2005

 NỖI DẰN VẶT CỦA AN – ĐRÂY - CA

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm, buồn, xúc động thể hiện sự ân hận, dằn vặt của An-Đrây-Ca trước cái chết của ông. Đọc phân biệt lời nhân vật và lời người kể chuyện.

 2. Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài.

 Hiểu nội dung câu chuyện : Nỗi dằn vặt của An-Đrây-Ca thể hiện phẩm chất đáng quí – tình cảm yêu thương và ý thức trách nhiệm với người thân, lòng trung thực, sự nghiêm khắc với lỗi lầm của bản thân.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 67 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 656Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 6 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mẫu)
5
Củng cố, dặn dò: 
- Nêu các bước vẽ quả theo mẫu?
- Giáo dục HS yêu thiên nhiên; biết chăm sóc và bảo vệ cây trồng
- Về nhà quan sát hình dáng các loại quả và màu sắc của chúng
- Chuẩn bị tranh, ảnh về đề tài Phong cảnh quê hương cho bài học sau.
Tiết 28	Môn : Toán	Ngày 12/10/2005
	LUYỆN TẬP CHUNG (t.t)
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh củng cố về :
	- Viết số liền trước, số liền sau của một số.
	- So sánh số tự nhiên.
	- Đọc biểu đồ hình cột.
	- Đổi đơn vị đo thời gian.
	- Giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS lên bảng yêu cầu HS làm các bài tập 2, 4, 5 tiết 27, đồng thời kiểm tra vở bài tập về nhà của một số HS khác.
GV nhận xét cho điểm từng HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được luyện tập về các nội dung đã học từ đầu năm chuẩn bị cho bài kiểm tra đầu học kì I.
Hướng dẫn luyện tập
- GV yêu cầu HS tự làm bài trong thời gian 35 phút, sau đó chữa bài và hướng dẫn HS cách chấm điểm.
Đáp án
Bài 1 : 5 điểm (mỗi ý khoanh đúng được 1 điểm).
a) Số gồm năm mươi triệu, năm mươi nghìn và năm mươi viết là:
A. 505050 B. 5050050 C. 5005050 D. 50050050
b) Giá trị của chữ số 8 trong số 548762 là:
A. 80000 B. 8000 C. 800 D. 8
c) Số lớn nhất trong các số 684257, 684275, 684752, 684725
A. 684257 B. 684275 C. 684752 D. 684725
d) 4 tấn 85 kg = . . . kg
 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 485 B. 4850 C. 4085 D. 4058
đ) 2 phút 10 giây = . . . giây
 Số thích hợp để viết vào chỗ chấm là:
A. 30 B. 210 C. 130 D. 70
Bài 2 : 2,5 điểm
a) Hiền đã đọc được 33 quyển sách.
b) Hoà đã đọc được 40 quyển sách.
c) Số quyển sách Hòa đọc được nhiều hơn Thục là : 40 – 25 = 15 (quyển sách).
d) Trung đọc ít hơn Thục 3 quyển sách vì 25 - 22 = 3 (quyển sách).
e) Bạn Hòa đọc được nhiều sách nhất.
g) Bạn Trung đọc được ít sách nhất.
h) Trung bình mỗi bạn đọc được số quyển sách là: (33 + 40 + 22 + 25) : 4 = 30(quyển sách)
Bài 3 : 2,5 điểm)
 Tóm tắt
 Ngày đầu : 120 m
 Ngày thứ hai : ½ ngày đầu
 Ngày thứ ba : gấp 2 lần ngày đầu
 Trung bình mỗi ngày : . . . m ?
 Bài giải
 Số mét vải ngày thứ hai cửa hàng bán là:
 120 : 2 = 60 (m)
 Số mét vải ngày thứ ba cửa hàng bán là:
 120 2 = 240(m)
 Trung bình mỗi ngày cửa hàng bán được là:
 (120 + 60 + 240) : 3 = 140(m)
 Đáp số: 140 m
 3
Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét kết quả bài làm của học sinh.
- Về nhà ôn tập các kiến thức đã học trong chương I để kiểm tra cuối chương.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 12	Môn : Tập đọc	Ngày 12 / 10 / 2005
	CHỊ EM TÔI	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát toàn bài, chú ý đọc đúng các từ ngữ dễ mắc lỗi phát âm. Biết đọc bài với giọng kể nhẹ nhàng, hóm hỉnh, phù hợp với việc thể hiện tính cách, cảm xúc của các con vật.
	2. Hiểu các từ ngữ trong bài. 
Hiểu nội dung, ý nghĩa truyện : Cô chị hay nói dấi đã tỉnh ngộ nhờ sự giúp đỡ của cô em. Câu chuyện là lời khuyên học sinh không được nói dối. Nói dấi là một tính xấu làm mất lòng tin, sự tín nhiệm, lòng tôn trong của mọi người với mình.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu văn hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
 1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Nỗi dằn vặt của An-Đrây-ca trả lời câu hỏi về nội dung bài.
- 1 HS nói lời an ủi của em với An-Đrây-Ca. 
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nói dối là một tính xấu, làm mất lòng tin của mọi người, làm mọi người ghét bỏ, xa lánh mình. Các em đã biết câu chuyện một chú bé chăn cừu vì chuyên nói dối, cuối cùng gặp nạn chẳng được ai cứu. Truyện Chị em tôi các em học hôm nay kể về một cô chị hay nói dối đã sửa được tính xấu nhờ sự giúp đỡ của cô em.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Nhắc nhở HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng ở câu văn : Thỉnh thoảng, hai chị em lại cười phá lên khi nhắc lại chuyện / nó rủ bạn vào rạp chiều bóng chọc tức tôi, làm cho tôi tỉnh ngộ.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu các nhóm đọc và trả lời các câu hỏi, sau đó đại diện các nhóm trình bày trước lớp. GV nhận xét và tổng kết.
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trả lời các câu hỏi : 
 + Cô chị xin phép ba đi đâu?
 + Cô có đi học nhóm thật không? Em đoán xem cô đi đâu?
 + Cô nói dối ba như vậy đã nhiều lần chưa? Vì sao cô lại nói dối được nhiều lần như vậy?
+ Vì sao mỗi lần nói dối, cô chị lại thấy ân hận?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời các câu hỏi : 
+ Cô em đã làm gì để chị mình thôi nói dối?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời các câu hỏi : 
+ Vì sao cách làm của cô em giúp được chị tỉnh ngộ?
+ Cô chị đã thay đổi như thế nào?
 + Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
+ Hãy đặt tên cho cô em, cô chị theo tính cách.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn : HS đọc đúng những câu hỏi, câu cảm, nghỉ hơi đúng ở câu văn chú ý nhấn giọng ở các từ gợi tả, gợi cảm.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu cho đến tặc lưỡi cho qua.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo cho đến nên người.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại 
 - Sửa lỗi phát âm theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
- Một, hai HS đọc cả bài.
- Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - Cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Cô xin phép ba đi học nhóm.
+ Cô không đi học nhóm mà đi chơi với bạn bè, đến nhà bạn, đi xem phim hay la cà ngoài đường.
 + Cô nói dối ba nhiều lần đến nỗi không biết lần nói dối này là lần thứ bao nhiêu. Cô nói dối được nhiều lần như vậy vì ba tin cô.
 + Vì cô thương ba, biết mình đã phụ lòng tin của ba nhưng vẫn tặc lưỡi vì cô đã quen nói dối.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Cô em bắt chước chị, cũng nói dối ba đi tập văn nghệ, rồi rủ bạn vào rạp chiếu bóng, lướt qua trước mặt chị, vờ làm như không thấy chị. Chị thấy em nói dối đi học lại vào rạp chiếu bóng thì tức giận bỏ về.
 + Bị chi mắng, em thủng thẳng đáp là em đi tập văn nghệ khiến chị càng tức hỏi : Mày đi tập văn nghệ ở rạp chiếu bóng à? Em giả bộ ngây thơ hỏi lại : Chị nói đi học nhóm sao lại ở rạp chiếu bóng vì phải ở rạp chiếu bóng mới biết em không đi tập văn nghệ. Chị sững sờ vì bị lộ.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Vì em nói dối hệt như chị khiến chị nhìn thấy thói xấu của chính mình. Chị lo em sao nhãng học hành và hiểu mình đã là gương xấu cho em. Ba biết chuyện, buồn rầu khuyên hai chị em bảo ban nhau. Vẻ buồn rầu của ba cũng tác động đến chị.
 + Cô không bao giờ nói dối ba đi chơi nữa. Cô cười mỗi khi nhớ lại cái cách em gái đã chọc tức mình, làm mình tỉnh ngộ.
 + Không được nói dối. / Nói dối đi học để bỏ đi chơi rất có hại. / Nói dối là tính xấu sẽ làm mất lòng tin của cha mẹ, anh em, bạn bè. / Anh chị mà nói dối sẽ là tấm gương xấu cho các em. / . . . 
 + Cô em thông minh. / cô bé ngoan. / cô bé biết giúp chị tỉnh ngộ. / . . . Cô chị biết hối lỗi. / cô chị biết nghe lời. / . . . 
- 3 HS nối tiếp nhau đọc 3 đoạn củabài theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
 4
Củng cố, dặn dò:
- Em học được gì ở ở câu chuyện này?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn
- Chuẩn bị bài: Trung thu độc lập.
- Nhận xét tiết học.
Bài 6	Lịch sử	Ngày 12 /10 /2005
KHỞI NGHĨA HAI BÀ TRƯNG
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài hoc HS có thể :
Nêu được nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa.
Tường thuật được trên lược đồ diễn biến của cuộc khởi nghĩa.
Hiểu và nêu được ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa : Đây là cuộc khởi nghĩa thắng lợi đầu tiên sau hơn 200 năm nước ta bị các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình minh họa trong SGK, phóng to nếu có điều kiện.
Lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng (phóng to)
GV và HS tìm hiểu về tên phố, tên đường, đền thờ hoặc địa danh nhắc đến khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
5
1. Kiểm tra bài cũ:
	-GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 3.( 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu).
	-GV nhận xét việc học bài ở nhà.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:Trong bài học trước các em đã biết để chống lại ách đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc, nhân dân ta đã liên tục nổi dậy khởi nghĩa. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu về một trong các cuộc khởi nghĩa ấy, đó là khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
Nguyên nhân của khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ Đầu thế kỷ thứ I  đền nợ nước, trả thù nhà.
-GV giải thích các khái niệm :
+ Quận Giao Chỉ : Thời nhà Hán đô hộ nước ta, vùng đất Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ chúng đặt là quận Giao Chỉ. ( chỉ vùng đất trên bản đồ Việt Nam).
+ Thái Thú : là một chức quan cai trị một quận thời nhà Hán đô hộ nước ta.
-GV yêu cầu HS : Hãy thảo luận với nhau để tìm nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
-GV gọi đại diện HS phát biểu ý kiến.
GV kết luận nội dung HĐ1 : Oùan hận ách đô hộ của nhà Hán, Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và được nhân dân khắp nơi hưởng ứng. Việc thái thú Tô Định giết chết chồng của bà Trưng Trắc là Thi Sách càng làm choHai Bà Trưng tăng thêm quyết tâm đánh giặc.
-GV nêu vấn đề : Khi tìm hiểu nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, có bạn cho rằng Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là do căm thù giặc áp bức, bóc lột nhân dân ta đến cùng cực. Em đồng tình với ý kiến nào ? Vì sao ?
Diễn biến của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-GV treo lược đồ khu vực chính nổ ra khởi nghĩa Hai Bà Trưng và giới thiệu : Năm 40, Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa; cuộc khởi nghĩa nổ ra trên một khu vực rộng, mạnh mẽ, trên lược đồ chỉ là khu vực chính của cuộc khởi nghĩa.
-GV nêu yêu cầu : Hãy đọc SGK và xem lược đồ để tường thuật lại diễn biến cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng.
-GV yêu cầu HS tường thuật trước lớp.
-GV nhận xét, khen ngợi những HS trình bày tốt.
Kết quả và ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng
-GV yêu cầu HS cả lớp đọc SGK, sau đó lần lượt hỏi :
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã đạt kết quả như thế nào ?
+ Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi có ý nghĩa như thế nào ?
+ Sự thắng lợi của khởi nghĩa Hai Bà Trưng nói lên điều gì về tinh thần yêu nước của nhân dân ta ?
-GV nêu lại ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng. 
Lòng biết ơn và tự hào của nhân dân ta với Hai Bà Trưng
-GV cho HS trình bày các mẩu truyện, các bài thơ, bài hát về Hai Bà Trưng, trình bày các tư liệu về các tên đường, tên phố, đền thờ Hai Bà Trưng đã sưu tầm được.
-GV khen ngợi các HS sưu tầm được nhiều tư liệu, nhắc HS cả lớp góp tư liệu làm thành tư liệu chung và truyền tay nhau để cùng tìm hiểu.
-GV nêu : Với chiến công oanh liệt như trên, Hai Bà Trưng đã trở thành hai nữ anh hùng chống giặc ngoại xâm đầu tiên trong lịch sử nước nhà.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK
-HS nghe GV giải thích.
-HS chia thành các nhóm, mỗi nhóm 4HS, cùng đọc lại SGK và thảo luận theo yêu cầu.
-1 HS nêu, HS cả lớp theo dõi và bổ sung.
-HS suy nghĩ và trao đổi với nhau, sau đó một số HS phát biểu trước lớp.
-HS quan sát lược đồ.
-HS làm việc cá nhân, tự tường thuật theo lược đồ trong SGK.
-2 - 3 HS lên bảng vừa chỉ lược đồ, vừa trình bày, sau mỗi lần HS trình bày cả lớp nhận xét và bổ sung ý kiến : Cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng nổ ra vào mùa xuân năm 40, trên cửa sông Hát Môn, tỉnh Hà Tây ngày nay. Từø đây đoàn quân tiến lên Mê Linh và nhanh chóng làm chủ Mê Linh. Sau khi đã làm chủ Mê Linh, nghĩa quân tiến xuống đánh chiếm Cổ Loa rồi từ Cổ Loa tấn công Luy Lâu, trung tâm của chính quyền đô hộ. Bị đòn bất ngờ, quân Hán thua trận bỏ chạy tán loạn.
-HS tìm hiểu thông tin trong SGK và trả lời:
+ Trong vòng không đầy một tháng, cuộc khởi nghĩa hoàn toàn thắng lợi. Quân Hán bỏ của, bỏ vũ khí lo chạy thoát thân, Tô Định phải cải trang thành dân thường lẫn vào đám tàn quân trốn về nước.
+ Sau hơn 2 thế kỷ bị phong kiến nước ngoài đô hộ, từ năm 179 TCN đến năm 40, lần đầu tiên nhân dân ta giành được độc lập.
+ Nhân dân ta rất yêu nước và có truyền thống bất khuất chống giặc ngoại xâm.
-HS từng tổ góp các tư liệu sưu tầm được thành tư liệu chung của tổ. Sau đó các tổ lần lượt trình bày tư liệu của mình trước lớp. Ví dụ đọc thơ nói về Hai Bà Trưng, giới thiệu về một ngôi đền thờ Hai Bà Trưng.
6
Củng cố, dặn dò:
GV yêu cầu HS đọc phần ghi nhớ trong SGK (-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi SGK).
GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau.
Tiết:11 Môn : Tập làm văn Ngày 12 /10/2005
TRẢ BÀI VĂN VIẾT THƯ
I. MỤC TIÊU : 
	Hiểu được những lỗi mà thầy cô đã chỉ ra trong bài.
	Biết cách sửa lỗi do GV chỉ ra: về ý, bố cục, dùng tử, đặt câu, chính tả.
	Hiểu và biết được những lời hay, ý đẹp của những bài văn hay của các bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Chuẩn bị bảng phụ viết các đề bài TLV.
	SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1.
2.
3.
4.
1. Bài cũ:
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: hôm trước các em đã làm bài văn viết thư. Hôm nay, cô sẽ trả bài cho các em. Để các bài làm sau đạt kết quả tốt, hôm nay cô cùng các em đưa ra những lỗi các em còn mắc phải, từ đó ta sẽ tìm cách khắc phục từng loại lỗi. 
 GV đưa bảng phụ viết đề bài kiểm tra lên bảng.
- GV nhận xét về kết quả bài làm.
* Những ưu điểm chính – nêu vài ví dụ.
* Những khuyết điểm chính - nêu vài ví dụ.
- Thông báo điểm số cụ thể:
* Giỏi: 
* Khá:
* TB:
* Yếu:
 Hướng dẫn từng HS sửa lỗi.
- GV phát bài cho HS.
- GV theo dõi kiểm tra HS làm việc.
 Hướng dẫn sửa lỗi chung.
- GV chép các lỗi lên bảng theo từng loại lỗi.
- Cho HS lên bảng chữa lỗi.
- GV nhận xét và chốt lại những lỗi đã sửa đúng.
 Học tập đoạn tả thư hay.
- GV đọc một số đoạn, cả lá thư viết hay của HS trong lớp.
- HS trao đổi thảo luận.
- HS đọc lại đề bài một lần.
- HS đọc lời nhận xét của GV
- Đọc những chỗ GV chỉ lỗi sai trong bài.
- Viết những lỗi sai ra nháp.
- Đổi nháp cho bạn để soát lỗi và sửa lỗi. 
- Một vài HS lên bảng chữa lỗi.
- Lớp nhận xét.
- HS ghi vào vở.
HS lắng nghe.
- HS trao đổi về những cái hay, cái đáng học tập ở đoạn, ở lá thư đã đọc.
5
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Biểu dương những học sinh đạt điểm cao.
- Yêu cầu những học sinh viết thư chưa đạt về nhà viết lại để kết quả tốt hơn.
Tiết: 11	Kĩ thuật 	Ngày 12 / 10 / 2005
KHÂU ĐỘT MAU (TT)
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết cách khâu đột mau và ứng dụng của khâu đột mau
	- Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
	- Hình thành thói quen làm việc kiên trì, cẩn thận
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu đường khâu đột mau được khâu bằng len hoặc sợi trên bìa, vải khác màu (mũi khâu ở mặt phải dài khoảng 2, 5 cm)
	- Vật liệu và dụng cụ cần thiết:
	 + Một mảnh vải trắng hoặc màu, kích thước 20 cm x 30 cm
	 + Len (hoặc sợi) khác màu vải
	 + Kim khâu len và kim khâu chỉ, kéo, thước, phấn vạch.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là khâu đột mau?
- Nêu đặc điểm của các mũi khâu đột mau và so sánh mũi khâu ở mặt phải đường khâu đột mau với mũi khâu đột thưa?
- Kiểm tra vật liệu, dụng cụ HS chuẩn bị
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, chúng ta sẽ thực hành KHÂU ĐỘT MAU
Hướng dẫn HS thực hành khâu đột mau
- Gọi HS nhắc lại cách thực hiện các thao tác khâu đột mau
- Khi thực hiện khâu mũi đột mau em cần lưu ý điều gì?
- Kiểm tra sự chuẩn bị thực hành của HS và nêu thời gian, yêu cầu thực hành
- GV quan sát, chỉ dẫn hoặc uốn nắn cho những HS thực hiện chưa đúng 
- Đánh giá kết quả học tập của HS
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm thực hành
- Nêu các tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm:
+ Khâu được các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
+ Đường khâu thẳng theo đường vạch dấu và không bị dúm.
+ Các mũi khâu tương đối bằng nhau và khít nhau
 + Hoàn thành sản phẩm đúng thời gian quy định
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS theo hai mức: hoàn thành và chưa hoàn thành 
- HS nhắc lại nội dung phần ghi nhớ và thực hiện thao tác khâu 3 – 4 mũi khâu đột mau
+ Vạch dấu đường khâu
+ Khâu các mũi khâu đột mau theo đường vạch dấu
- Khi thực hiện khâu mũi đột mau, cần lưu ý: 
+ Khâu theo chiều từ phải sang trái
+ Khâu đột mau theo quy tắc “lùi 1, tiến 2”, có nghĩa là mỗi mũi khâu được bắt đầu bằng cách lùi 1 mũi để xuống kim. Khi xuống kim, mũi kim đâm khít vào điểm đầu của mũi khâu trước. Sau đó lên kim cách vị trí vừa xuống kim một khoảng cách gấp 2 lần chiều dài 1 mũi khâu ở mặt phải và rút kim, kéo chỉ lên .
+ Khâu theo đúng đường vạch dấu
+ Không rút chỉ chặt quá để được đường khâu thẳng, phẳng
- HS thực hành khâu các mũi khâu đột mau. 
- HS trưng bày sản phẩm thực hành.
- HS tự đánh giá sản phẩm theo các tiêu chuẩn
3
Củng cố, dặn dò:
- Kĩ thuật khâu đột mau có những điểm nào giống và khác nhau so với kĩ thuật khâu đột thưa?
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ để học bài “ Khâu viền đường gấp mép vải bằng mũi khâu đột”.
Tiết 29	Môn : Toán	Ngày 13/10/2005
	PHÉP CỘNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
	- Củng cố kĩ năng thực hiện tính cộng có nhớ và không nhớ với các số tự nhiên có bốn, năm, sáu chữ số.
	- Củng cố kĩ năng giải toán về tìm thành phần chưa biết của phép tính.
	- Luyện vẽ hình theo mẫu.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
 2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
Nhận xét bài kiểm tra tiết trước.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ được củng cố về kĩ năng thực hiện phép cộng có nhớ và không nhớ trong phạm vi số tự nhiên đã học.
Củng cố kĩ năng làm tính
- GV viết lên bảng hai phép tính cộng 48352 + 21026 và 367859 + 541728 và yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- GV yêu cầu HS cả lớp nhận xét bài làm của hai bạn trên bảng cả về cách đặt tính và kết quả tính.
- GV hỏi HS vừa lên bảng: Em hãy nêu lại cách đặt tính và thực hiện phép tính của mình?
 48352 * Đặt tính : Viết 48352 rồi viết 21026 xuống dưới sao cho hàng đơn vị thẳng
 21026 hàng đơn vị , hàng chục thẳng hàng chục, hàng trăm thẳng hàng trăm, hàng 
 69378 nghìn thẳng hàng nghìn, hàng chục nghìn thẳng hàng chục nghìn.
	 * Thực hiện tính cộng theo thứ tự từ phải sang trái :
	 - 2 cộng 6 bằng 8 viết 8.
 - 5 cộng 2 bằng 7 viết 7.
 - 3 cộng 0 bằng 3 viết 3.
 - 8 cộng 1 bằng 9 viết 9.
 - 2 cộng 2 bằng 6 viết 6.
	 * Vậy 48352 + 21026 = 69378
- GV nhận xét sau đó yêu cầu HS 2 trả lời câu hỏi : Vậy khi thực hiện phép cộng các số tự nhiên ta đặt tính như thế nào? Thực hiện phép tính theo thứ tự nào?
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính và thực hiện phép tính, sau đó chữa bài. Khi chữa bài, GV yêu cầu HS nêu cách đặt tính và thực hiện tính của một số phép tính trong bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS.
 4682 5247 2968 3917
 2305 2741

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 6 - THANG 10.doc