Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 32 năm 2006

Tiết 63 Tập đọc Ngày 24 / 4 / 2006

 VƯƠNG QUỐC VẮNG NỤ CƯỜI

I. MỤC TIÊU:

1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: vương quốc, kinh khủng, rầu rĩ, cửa ải, ỉu xìu, ảo não, hớt hải, sằng sặc

- Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả sự buồn chán, âu sầu của vương quốc, sự thất vọng của mọi người khi viên đại thần đi du học về

- Đọc diễn cảm toàn bài với giọng chậm rãi, thay đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung truyện và nhân vật

2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: nguy cơ, thân hình, du học

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Cuộc sống thiếu tiếng cười sẽ vô cùng tẻ nhạt, buồn chán

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài tập đọc trong SGK

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 61 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 440Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 32 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ơi trong mùa hè.
Tiết 158 Toán	 Ngày26/4/2006
ÔN TẬP VỀ BIỂU ĐỒ
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh ôn tập về: 
- Đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các biểu đồ trang 164, 165, 166 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3 
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 3/164.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập về Đọc, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ tranh và biểu đồ hình cột.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- GV treo biểu đồ bài tập yêu cầu HS quan sát biểu đồ và tự trả lời các câu hỏi của bai tập.
- GV lần lượt đặt từng câu hỏi cho HS trả lời trước lớp.
+ Cả bốn tổ cắt được bao nhiêu hình? Trong đó có bao nhiêu hình tam giác, bao nhiêu hình vuông, bao nhiêu hình chữ nhật?
+ Tổ ba cắt được nhiều hơn tổ hai bao nhiêu hình vuông nhưng ít hơn tổ hai bao nhiêu hình chữ nhật?
- GV hỏi thêm:
+ Tổ nào cắt đủ cả ba loại hình?
+ Trung bình mỗi tổ cắt được bao nhiêu hình?
- GV nhận xét các câu trả lời của HS.
Bài 2:
- GV treo biểu đồ và tiến hành tương tự như bài tập 1.
Bài 3: 
- Treo biểu đồ, yêu cầu HS đọc biểu đồ, đọc kĩ câu hỏi và làm bài vào vở.
- GV chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- HS làm việc cá nhân.
- Nghe và trả lời câu hỏi của GV.
+ Cả bốn tổ cắt được 16 hình. Trong đó có 4 hình tam giác, 7 hình vuông, 5 hình chữ nhật.
+ Tổ ba cắt được nhiều hơn tổ hai 1 hình vuông nhưng ít hơn tổ hai 1 hình chữ nhật.
- GV hỏi thêm:
+ Tổ 3 cắt đủ cả ba loại hình.
+ Trung bình mỗi tổ cắt được 4 hình
- HS trả lời miệng câu a, làm câu b vào vở bài tập.
a. Diện tích thành phố Hà Nội là: 921 km2.
Diện tích thành phố Đà Nẵng là: 1255 km2.
Diện tích thành phố Hồ Chí Minh là: 2095 km2.
b. Diện tích thành phố Đà Nẵng lớn hơn diện tích thành phố Hà Nội số ki-lô-mét là:
1255 – 921 = 334 (km2)
Diện tích thành phố Đà Nẵng nhỏ hơn diện tích thành phố Hồ Chí Minh số ki-lô-mét là:
2095 – 1255 = 840 (km2)
- 2 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. Trong tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải hoa là:
 50 42 = 2100 (m)
b. Trong tháng 12, cửa hàng bán được số cuộn vải là:
 42 + 50 37 = 129 (cuộn)
Trong tháng 12, cửa hàng bán được số mét vải là:
 50 129 = 6450 (m)
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức vừa được ôn tập.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập về phân số.
Tiết 64	 Tập đọc Ngày 24 / 4 / 2006	
	NGẮM TRĂNG – KHÔNG ĐỀ
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc đúng các tiếng, từ khó: ngắm trăng, rượu, hững hờ, cửa sổ, chim ngân, bàn, xách bương 
- Đọc trôi chảy, lưu loát hai bài thơ, ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ
- Đọc diễn cảm hai bài thơ với giọng ngân nga thể hiện tâm trạng ung dung thư thái, hào hứng, lạc quan của Bác trong mọi hoàn cảnh
2. Hiểu nghĩa các từ khó trong bài: hững hờ, không đề, bương 
- Hiểu nội dung bài thơ: Nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác. Từ đó khâm phục, kính trọng và học tập ở Bác tinh thần lạc quan, yêu đời, không nản chí trước khó khăn
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Tranh minh họa 2 bài tập đọc trong SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 4 HS đọc theo hình thức phân vai truyện Vương quốc vắng nụ cười, 1 HS đọc toàn truyện và trả lời câu hỏi về nội dung truyện
- GV nhận xét và cho điểm từng HS.
Giới thiệu bài: 
Bác Hồ, vị lãnh tụ muôn vàn kính yêu của dân tộc ta ra đi, nhưng tinh thần lạc quan, yêu đời của Người vẫn là tấm gương sáng để mọi thế hệ noi theo. Giờ học hôm nay, các em sẽ được học hai bài thơ của Bác
 Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài NGẮM TRĂNG
 * Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc bài thơ
- Yêu cầu HS đọc phần xuất xứ và chú giải
- GV đọc mẫu
- Yêu cầu HS đọc bài thơ
* Tìm hiểu bài :
+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh nào?
+ Hình ảnh nào nói lên tình cảm gắn bó giữa Bác với trăng?
+ Qua bài thơ, em học được điều gì ở Bác Hồ?
+ Bài thơ nói lên điều gì?
- Ghi ý chính của bài
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi HS đọc bài thơ
- Treo bảng phụ có ghi sẵn bài thơ
- GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét , cho điểm từng HS
Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài KHÔNG ĐỀ
 * Luyện đọc
- Yêu cầu HS đọc bài thơ
- Yêu cầu HS đọc phần chú giải
- GV đọc mẫu. Chú ý giọng ngân nga, thư thái, vui vẻ
* Tìm hiểu bài :
+ Em hiểu từ “chim ngàn” như thế nào?
+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này trong hoàn cảnh nào?
+ Tìm những hình ảnh nói lên lòng yêu đời, phong thái ung dung của Bác?
+ Em hình dung ra cảnh chiến khu như thế nào qua lời kể của Bác?
+ Bài thơ nói lên điều gì về Bác?
- Ghi ý chính của bài
* Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng
- Gọi HS đọc bài thơ
- Treo bảng phụ có ghi sẵn bài thơ
- GV đọc mẫu, đánh dấu chỗ ngắt nghỉ, nhấn giọng
- Tổ chức cho HS nhẩm đọc thuộc lòng bài thơ
- Gọi HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng bài thơ
- Nhận xét , cho điểm từng HS
- 5 HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 5 HS đọc tiếp nối thành tiếng
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Bác Hồ ngắm trăng trong hoàn cảnh bị tù đày. Ngồi trong nhà tù Bác ngắm trăng qua khe cửa
+ Hình ảnh Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ. Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ.
+ Qua bài thơ, em học được ở Bác tinh thần lạc quan, yêu đời ngay cả trong lúc khó khăn, gian khổ.
+ Qua bài thơ, em học được ở Bác tình yêu thiên nhiên bao la
+ Bài thơ ca ngợi tinh thần lạc quan, yêu đời, yêu cuộc sống, bất chấp mọi hoàn cảnh khó khăn của Bác.
- 1 HS đọc thành tiếng
- Theo dõi GV đọc mẫu
Trong tù không rượu/ cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay/ khó hững hờ
Người ngắm trăng soi ngoài cửa số
Trăng nhòm khe cửa/ ngắm nhà thơ
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm đọc thuộc lòng
- 3 lượt HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- 5 HS thi đọc toàn bài thơ
- 1 HS đọc 
- 1 HS đọc 
- Theo dõi GV đọc mẫu
- 2 HS ngồi cùng bàn đọc thầm, trao đổi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi
+ Chim ngàn: là chim rừng
+ Bác Hồ sáng tác bài thơ này ở chiến khu Việt Bắc trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp. Những từ ngữ cho biết: đường non, rừng sâu quân đến, tung bay chim ngàn
+ Những hình ảnh nói lên lòng yêu đời, phong thái ung dung của Bác: đường non khách tới hoa đầy, tung bay chim ngàn,xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau.
+ Em thấy cảnh chiến khu rất đẹp, thơ mộng, mọi người sống giản dị, đầm ấm, vui vẻ
+ Bài thơ nói lên tinh thần lạc quan, yêu đời, phong thái ung dung của Bác, cho dù cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn 
- 1 HS đọc thành tiếng
- Theo dõi GV đọc mẫu
Đường non/ khách tới/ hoa đầy
Rừng sâu quân đến/ tung bay chim ngàn
Việc quân/ việc nước đã bàn
Xách bương, dắt trẻ ra vườn tưới rau
- 2 HS ngồi cùng bàn nhẩm đọc thuộc lòng
- 3 lượt HS đọc thuộc lòng từng dòng thơ
- 5 HS thi đọc toàn bài thơ
5
Củng cố, dặn dò:
- Hai bài thơ giúp em hiểu điều gì về tính cách của Bác Hồ?
- Em học được điều gì ở Bác?
- Về nhà đọc bài , tìm đọc tập thơ Nhật kí trong tù của Bác và chuẩn bị bài Vương quốc vắng nụ cười (tiếp theo)
- Nhận xét tiết học.
Bài 28	 LỊCH SỬ Ngày26/4/2006
	KINH THÀNH HUẾ
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có thể nêu được:
Sơ lược vè quá trình xây dựng kinh thành Huế: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng tẩm ổ Huế.
Tự hào vì Huế được công nhận là một Di sản Văn hóa thế giới.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Hình minh họa trong SGK, bản đồ Việt Nam.
GV và HS sưu tầm tư liệu, tranh ảnh về kinh thành Huế.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
	- GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 27.
	* 2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
	- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài:
	- GV treo hình minh họa trang 67 SGK và hỏi: Hình chụp di tích lịch sử nào?
	* Hình chụp Ngọ Môn trong cụm di tích lịch sử kinh thành Huế.
	- GV treo bản đồ Việt Nam, yêu cầu HS xác định vị trí Huế và giới thiệu bài: Sau khi lật đổ triều đại Tây Sơn, nhà Nguyễn được thành lập và chọn Huế làm kinh đô. Nhà Nguyễn đã xây dựng Huế thành một kinh thành đẹp, độc đáo bên bờ Hương Giang. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về di tích lịch sử này.
Quá trình xây dựng kinh thành Huế
- GV yêu cầu HS đọc SGK từ Nhà Nguyễn huy động  đẹp nhất nước ta thời đó.
- GV yêu cầu HS mô tả quá trình xây dựng kinh thành Huế.
- GV tổng kết ý kiến của HS.
- 1 HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
- 2 HS trình bày trước lớp
3
Vẻ đẹp của kinh thành Huế
- GV tổ chức cho HS các tổ trưng bày các tranh ảnh, tư liệu tổ mình đã sưu tầm được về kinh thành Huế.
- GV yêu cầu các tổ cử đại diện đóng vai là hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu về kinh thành Huế.
- GV và HS các nhóm lần luợt tham quan các góc trưng bày và nghe đại diện các tổ giới thiệu hay nhất, có góc sưu tầm đẹp nhất.
- HS chuẩn bị bàn trưng bày.
- Mỗi tổ cử một hoặc nhiều đại diện giới thiệu về kinh thành Huế theo các tư liệu tổ đã sưu tầm được và SGK.
- GV tổng kết nội dung hoạt động và kết luận: Kinh thành Huế là một công trình kiến trúc đẹp đầy sáng tạo của nhân dân ta. Ngày 11 – 12 – 1993, UNESCO công nhận kinh thành Huế là Di sản Văn hóa thế giới.
4
Củng cố, dặn dò:
- GV tổng kết giờ học.
- GV yêu cầu HS về nhà tìm hiểu thêm về kinh thành Huế, làm các bài tập tự đánh giá kết quả học (nếu có) và hoàn thành bảng thống kê các giai đoạn lịch sử của nước ta đã học theo mẫu sau:
Thời gian
Triều đại trị vì
Nhân vật và sự kiện lịch sử tiêu biểu
Tiết: 63 Môn : Tập làm văn Ngày 26 / 4 / 2006
LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN MIÊU TẢ CON VẬT (TT)
I. MỤC TIÊU : 
	- Củng cố kiến thức về đoạn văn
- Thực hành viết đoạn văn miêu tả ngoại hình, hoạt động của con vật.
- Yêu cầu sử dụng từ ngữ , hình ảnh miêu tả làm nổi bật con vật định tả
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- HS chuẩn bị tranh, ảnh về con vật mà em yêu thích
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
 2
3
Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 3 HS đọc đoạn văn miêu tả các bộ phận của con gà trống
- Nhận xét, cho điểm từng HS
Giới thiệu bài: 
- Tiết học này, các em cùng ôn tập kiến thức về đoạn văn và thực hành viết đoạn văn miêu tả ngoại hình và hoạt động của một con vật mà em yêu thích
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận theo cặp, với câu hỏi b, c các em có thể viết ra giấy để trả lời
- Gọi HS phát biểu ý kiến, GV ghi nhanh từng đoạn và nội dung chính lên bảng
+ Bài văn trên có mấy đoạn? Em hãy nêu nội dung chính của từng đoạn?
+ Tác giả chú ý đến những đặc điểm nào khi miêu tả hình dáng bên ngoài của con tê tê?
+ Những chi tiết nào cho thấy tác giả quan sát hoạt động của con tê tê rất tỉ mỉ và chọn lọc được nhiều đặc điểm lí thú?
- GV nêu: Để có một bài văn miêu tả con vật sinh động, hấp dẫn người đọc chúng ta cần phải biết cách quan sát
Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu
Bài 3
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập
- Yêu cầu HS tự làm bài
- Gọi HS dán bài lên bảng, đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét
- GV chú ý sửa lỗi dùng từ, đặt câu, diễn đạt cho từng HS
- Cho điểm HS viết đạt yêu cầu
- 3 HS thực hiện yêu cầu. Cả lớp theo dõi và nhận xét 
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi, thảo luận, cùng trả lời câu hỏi
- HS tiếp nối nhau phát biểu
+ Bài văn có 6 đoạn:
Đoạn 1: Con tê tê  đào thủng núi: giới thiệu chung về con tê tê
Đoạn 2: Bộ vảy của tê tê  mút chỏm đuôi: miêu tả bộ vảy của con tê tê
Đoạn 3: Tê tê săn mồi  mới thôi: miêu tả miệng, hàm, lưỡi của con tê tê và cách tê tê săn mồi
Đoạn 4: Đặc biệt nhất  trong lòng đất: miêu tả chân và bộ móng của tê tê, cách tê tê đào đất
Đoạn 5: Tuy vậy  miệng lỗ: miêu tả nhược điểm dễ bị bắt của tê tê
Đoạn 6: Tê tê là loại thú  bảo vệ nó: Kết bài tê tê là con vật có ích nên con người cần bảo vệ nó
+ Các đặc điểm ngoại hình của tê tê được tác giả miêu tả là: bộ vẩy, miệng, hàm, lưỡi và bốn chân. Tác giả chú ý miêu tả bộ vẩy của con tê tê vì đây là nét rất khác biệt của nó so với con vật khác. Tác giả đã so sánh: giống vẩy cá gáy, nhưng cứng và dày hơn nhiều, như một bộ giáp sắt
+ Những chi tiết khi miêu tả:
- Cách tê tê bắt kiến: nó thè cái lưỡi dài, nhỏ như chiếc đũa, xẻ làm ba nhánh, đục thủng tổ kiến rồi thò lưỡi sâu vào bên trong. Đợi kiến bâu kín lưỡi, tê tê rụt lưỡi vào mõm, tóp tép nhai cả lũ kiến xấu số.
- Cách tê tê đào đất: khi đào đất nó dũi đầu xuống đào nhanh như một cái máy, chỉ cần nửa phút đã ngập nửa thân hình nó. Khi ấy, dù có ba người lực lưỡng túm lấy đuôi nó kéo ngược cũng không ra. Trong chớp nhoáng tê tê đã ẩn mình trong lòng đất
- Lắng nghe
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài 
- 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
- Theo dõi
- 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình
- 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp
- 2 HS viết bài ra giấy, cả lớp làm bài vào vở
- Theo dõi
- 5 HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình
4
Củng cố, dặên dò :
- Dặn HS về nhà hoàn thành 2 đoạn văn vào vở, mượn vở của những bạn làm hay để tham khảo
- GV nhận xét tiết học.
Tiết: 62	Kĩ thuật 	Ngày 26 / 4 / 2006
LẮP XE CÓ THANG
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp xe có thang
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ráp xe có thang đúng kĩ thuật, đúng quy trình
	- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động khi thực hiện thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe có thang
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Mẫu xe có thang đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
- Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu các bước thực hành lắp xe ô tô tải?
- Bài mới
Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay chúng ta sẽ học cách LẮP XE CÓ THANG
- GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét mẫu:
+ GV cho HS quan sát mẫu lắp xe có thang đã lắp sẵn và nêu câu hỏi:
* Xe có mấy bộ phận chính?
* Nêu tác dụng của ô tô tải trong thực tế?
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật: 
* GV hướng dẫn HS chọn các chi tiết theo SGK
* Lắp từng bộ phận:
- Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin (H.2 – SGK)
+ GV nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
- Lắp ca bin (H.3 – SGK)
- Lắp bệ thang và giá đỡ thang (H.4 - SGK)
+ GV tiến hành lắp bệ thang và giá đỡ thang dựa vào hình 4 (SGK)
+ GV dùng vít dài và chỉ lắp tạm
+ Tại sao chỉ lắp tạm mà không lắp chặt ngay?
- Lắp cái thang (H.5 – SGK)
+ Hướng dẫn HS lắp từng bên thang một
- Lắp trục bánh xe
+ Bộ phận này các em đã được lắp nhiều, vì vậy GV có thể lắp nhanh để hoàn thành bước lắp
* Lắp ráp xe có thang
- GV tiến hành lắp ráp theo quy trình trong SGK. Trong quá trình lắp, Gv lưu ý HS cách lắp bệ thang và giá đỡ thang vào thùng xe. GV thao tác chậm để HS theo dõi và hiểu rõ bước lắp
- Khi lắp cần chú ý các mối ghép phải được vặn chặt để xe không bị xộc xệch
+ Sau khi lắp ráp xong, GV kiểm tra sự chuyển động của xe và sự quay của thang
* Hướng dẫn HS thực hiện tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào trong hộp
+ Khi tháo phải tháo rời từng bộ phận, tiếp đó mới tháo rời từng chi tiết theo trình tự ngược lại với trình tự lắp
+ Khi tháo xong phải xếp gọn các chi tiết vào hộp
- Lắp từng bộ phận:
+ Lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin
+ Lắp ca bin
+ Lắp thành sau của thùng xe và lắp trục bánh xe 
- Lắp ráp xe ô tô tải
- HS nhắc lại đề bài
+ HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời các câu hỏi: 
* Có 5 bộ phận: giá đỡ bánh xe và sàn ca bin; ca bin; bệ thang và giá đỡ thang; cái thang; trục bánh xe
* Trong thực tế, chúng ta thường thấy các chú thợ điện thường dùng xe có thang để thay bóng đèn trên các cột điện hoặc sửa chữa điện ở trên cao
- HS chọn đúng và đủ các chi tiết theo bảng trong SGK 
- Xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết
+ HS quan sát hình 2 (SGK)
+ 2 HS lên bảng lắp giá đỡ trục bánh xe và sàn ca bin, HS khác nhận xét, bổ sung cho hoàn chỉnh
+ HS quan sát hình 3 và nội dung trong SGK, hình dung lại các bước lắp
+ 4 HS lên bảng lắp lần lượt các hình 3a, 3b, 3c, 3d , toàn lớp góp ý để hoàn thành các bước lắp 
+ HS quan sát hình 4 (SGK)
+ HS theo dõi
+ Vì để khi lắp ráp còn lắp tiếp vào thùng xe
+ HS quan sát hình 5 (SGK) để thực hiện lắp một bên thang, sau đó HS khác lắp tiếp bên thang còn lại
- HS quan sát, theo dõi, ghi nhớ
5
Củng cố, dặn dò
- Nêu các bước thực hành lắp ráp xe có thang?
- GV nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị tiết học sau thực hành.
Tiết 159 Toán	 Ngày27/4/2006
ÔN TẬP VỀ PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh ôn tập về: 
- Khái niệm ban đầu về phân số.
- Rút gọn phân số ; quy đồng mẫu số các phân số.
- sắp xếp thứ tự các phân số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	- Các hình vẽ trong bài tập 1 SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3 
Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 3/166.
- GV nhận xét, cho điểm HS.
Giới thiệu bài mới: 
- Trong giờ học này chúng ta cùng ôn tập một số kiến thức đã học về phân số.
Hướng dẫn ôn tập 
Bài 1: 
- GV yêu cầu HS quan sát các hình minh hoạ và tìm hình đã được tô màu hình.
- GV yêu cầu HS đọc phân số chỉ số phần đã tô màu trong các hình còn lại.
- Nhận xét câu trả lời của HS.
Bài 2:
- GV vẽ tia số như trong bài tập lên bảng, sau đó gọi 1 HS làm bài trên bảng, yêu cầu các HS khác vẽ tia số và điền các phân số vào vở.
 | | | | | | | | | | | 
 0 1
Bài 3:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó hỏi: Muốn rút gọc phân số ta làm như thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó GV nhận xét và cho điểm HS.
Bài 5:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV hướng dẫn:
+ Trong các phân số đã cho, phân số nào lớn hơn 1, phân số nào bé hơn 1.
+ Hãy so sánh hai phân số với nhau.
+ Hãy so sánh hai phân số với nhau.
- GV yêu cầu HS dựa vào những điều phân tích để sắp xếp các phân số đã cho theo thứ tự tăng dần.
- Nhận xét cho điểm HS.
- HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Nghe giới thiệu bài.
- Hình 3 đã được tô màu hình.
- HS nêu:
° Hình 1 đã tô màu hình.
° Hình 2 đã tô màu hình.
° Hình 4 đã tô màu hình.
- HS làm bài.
- Muốn rút gọc phân số ta chia cả tử số và mẫu số của phân số đó cho cùng một số tự nhiên khác 1.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
- HS theo dõi bài chữa của GV, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- Bài tập yêu cầu chúng ta sắp xếp các phân số teo thứ tự tăng dần.
- Trả lời câu hỏi của GV.
+ Phân số bé hơn 1 là: 
+ Phân số lớn hơn 1 là: 
+ Hai phân số có cùng tử số nên phân số nào có mẫu số lớn hơn thì bé hơn. Vậy .
+ Hai phân số có cùng mẫu số phân số nào có tử số lớn hơn thì lớn hơn. Vậy .
- HS sắp xếp: 
 4
Củng cố, dặn dò:
- Yêu cầu HS nhắc lại một số kiến th

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 32.doc