Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 31 - Lê Thị Hạnh

Tập đọc

Tiết 61. ĂNG – CO VÁT

I.MỤC TIÊU:

- Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng chậm rãi, biểu lộ tình cảm kính phục.

- Hiểu nội dung, ý nghĩa: Ca ngợi Ang – co Vát, một công trình kiến trúc và điêu khắc tuyệt diệu của nhân dân Cam – pu – chia.

II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Ảnh khu đền Ăng-co Vát.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC.

 

doc 34 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 608Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 31 - Lê Thị Hạnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Nhận xét, cho điểm.
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài 
HĐ2: Phát hiện những biểu hiện bên ngoài của trao đổi chất ở thực vật.
-Yêu cầu HS quan sát hình minh hoạ trang 122 SGK và mô tả những gì trên hình vẽ mà em biết được.
- Gọi HS trình bày.
+Những yếu tố nào cây thường xuyên phải lấy từ môi trường trong quá trình sống ?
+Trong quá trình hô hấp cây thải ra môi trường những gì ?
+Quá trình trên được gọi là gì ?
+Thế nào là quá trình trao đổi chất ở thực vật ?
- GVkết luận 
HĐ3: Thực hành vẽ sơ đồ trao đổi chất ở thực vật.
- Tổ chức cho HS hoạt động trong nhóm 4.
- Phát giấy cho từng nhóm.
- Vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn.
- Gọi HS đại diện nhóm lên trình bày. Yêu cầu mỗi nhóm chỉ nói về một sơ đồ, các nhóm khác bổ sung.
- Nhận xét, khen ngợi những nhóm vẽ đúng, đẹp, trình bày khoa học, mạch lạc.
3.Củng cố, dặn dò:
- Thế nào là sự trao đổi chất ở thực vật ?
- Gọi HS đọc mục bạn cần biết SGK/123.
 Về học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
- HS trả lời, cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát, trao đổi theo cặp.
- HS trình bày, bổ sung.
-HS nối tiếp nhau trả lời.
+Không khí, ánh sáng, nước,  
+Thải ra môi trường khí ôxi
+Quá trình trao đổi chất của thực vật.
- HS hoạt động nhóm 4
- Tham gia vẽ sơ đồ sự trao đổi khí và trao đổi thức ăn ở thực vật.
- Trình bày sự trao đổi chất ở thực vật theo sơ đồ vừa vẽ trong nhóm.
- Đại diện các nhóm lên trình bày, các nhóm khác bổ sung.
- 2HS đọc
- HS lắng nghe
Kĩ thuật
Tiết 31. Lắp ô tô tải
GV bộ môn soạn bài
Ngày soạn: 6/4/2012
Ngày dạy: Thứ tư ngày 11 tháng 4 năm 2012
Tập đọc
Tiết 62. Con chuồn chuồn nước. 
I.MỤC TIÊU: 
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài với giọng nhẹ nhàng, tình cảm thể hiện sự ngạc nhiên; đổi giọng linh hoạt phù hợp với nội dung từng đoạn. Bước đầu biết nhấn giọng các từ ngữ gợi tả.
- Hiểu nội dung bài: Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
II.ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Tranh minh hoạ trong SGK.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
KT bài: Ăng-co Vát.
+Ăng-co Vát được xây dựng ở đâu và từ bao giờ?
+Phong cảnh khu đền vào lúc hoàng hôn có gì đẹp ?
- GV nhận xét và cho điểm.
2.Bài mới: 
HĐ1: Giới thiệu bài
HĐ2: Luyện đọc và tìm hiểu bài .
a/Luyện đọc 
- Gọi HS đọc cả bài.
- GV chia đoạn: 2 đoạn
+Đọc nối tiếp 
+ Luyện phát âm
+ Giải thích nghĩa từ : Lộc vừng: ..
- Luyện đọc theo cặp 
- HS đọc lại cả bài.
- GV đọc mẫu 
bTìm hiểu bài: 
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1, trao đổi thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+Chú chuồn chuồn được miêu tả bằng những hình ảnh so sánh nào ?
+Em thích hình ảnh so sánh nào ? Vì sao?
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
+Cách miêu tả chú chuồn chuồn bay có gì hay ?
+Tình yêu quê hương, đất nước của tác giả thể hiện qua những câu văn nào ?
+Nêu nội dung bài?
HĐ3: Đọc diễn cảm:
- Gọi HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn văn ,cả lớp theo dõi, tìm cách đọc hay.
- Nhận xét cách đọc của bạn 
- GV treo đoạn văn cần luyện đọc GV đọc mẫu.(đoạn 2)
+Gọi HS đọc đoạn văn. Nêu cách đọc.
+Yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn
+Thi đua đọc diễn cảm. 
- GV nhận xét, cho điểm.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Luyện đọc bài ở nhà.
- Chuẩn bị bài: Vương quốc vắng nụ cười.
- HS đọc đoạn 1, 2, 3 và trả lời câu hỏi.
- HS nhắc lại.
- 1 HS đọc bài, HS cả lớp lắng nghe.
- HS dùng viết chì đánh dấu đoạn trong SGK.
- 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn
- HS luyện đọc từ ngữ khó theo sự hướng dẫn của GV: chuồn chuồn, lấp lánh, rung rung, bay vọt lên, tuyệt đẹp, lặng sóng.
- 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn .
- 2 HS đọc nối tiếp từng đoạn 
- Từng cặp HS luyện đọc.
- 1 HS đọc cả bài.
- HS đọc thầm đoạn 1.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi tìm ra câu trả lời.
- HS nối tiếp nhau phát biểu 
- HS khác nhận xét.
Vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn chuồn nước.
- HS đọc thầm đoạn 2, thảo luận nhóm tìm câu trả lời.
- HS các nhóm nối tiếp nhau trả lời.
Ca ngợi cảnh đẹp của quê hương, đất nước.
+Ca ngợi vẻ đẹp sinh động của chú chuồn chuồn nước và cảnh đẹp của quê hương.
- 2 HS tiếp nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- HS nhận xét cách đọc 
- 1 HS đọc
- Luyện đọc N2
- 3 HS thi đọc.
- HS nhận xét
- HS nêu.
- Cả lớp lắng nghe về nhà thực hiện.
Lịch sử
Tiết 31. Nhà Nguyễn thành lập 
I.MỤC TIÊU:
- Nắm được đôi nét về sự thành lập nhà Nguyễn:
+ Sau khi Quang Trung qua đời, triều đại Tây Sơn suy yếu dần. Lợi dụng thời cơ đó Nguyễn Ánh đã huy động lực lượng tấn công nhà Tây Sơn. Năm 1802, triều Tây Sơn bị lật đổ, Nguyễn Ánh lên ngôi Hoàng Đế, lấy hiệu là Gia Long, định đô ở Phú Xuân (Huế).
- Nêu được vài chính sách cụ thể của các vua nhà Nguyễn để củng cố sự thống trị:
+ Các vua nhà nguyễn không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng, tự mình điều hành mọi việc hệ trọng trong nước.
+ Tăng cường lực lượng quân đội (với nhiều thứ quân, các nơi đều có thành trì vững chắc)
+ Ban hành Bộ luật Gia Long nhằm bảo vệ quyền hành tuyệt đối của nhà vua, trừng trị tàn bạo kẻ chống đối.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu bài tập
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+Em hãy kể những chính sách về văn hoá, kinh tế, giáo dục của vu Quang Trung?
- GV nhận xét ghu điểm
HĐ 1: Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu, ghi tựa bài lên bảng.
2.Bài mới:
HĐ2: Hoạt động nhóm đôi
- GV phát PHT cho HS và cho HS thảo luận theo câu hỏi có ghi trong PHT :
+Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào?
+ Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì ? Đặt kinh đô ở đâu ? Từ năm 1802-1858 triều Nguyễn trải qua các đời vua nào ?
GV kết luận : 
- GV nói thêm về sự tàn sát của Nguyễn Ánh đối với những ngưòi tham gia khởi nghĩa Tây Sơn.
HĐ3: Hoạt động nhóm 4
- Yêu cầu các nhóm đọc SGK.
- GV cung cấp cho các em một số điểm trong Bộ luật Gia Long để HS chọn dẫn chứng minh họa cho lời nhận xét: nhà Nguyễn đã dùng nhiều chính sách hà khắc để bảo vệ ngai vàng của vua.
- Kết luận: Các vua nhà Nguyễn đã thực hiện nhiều chính sách để tập trung quyền hành vào tay và bảo vệ ngai vàng của mình. Vì vậy nhà Nguyễn không được sự ủng hộ của các tầng lớp nhân dân.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV Gọi HS đọc phần bài học.
- Để thâu tóm mọi quyền hành trong tay mình, nhà Nguyễn đã có những chính sách gì?
- Về nhà học bài và xem trước bài: “Kinh thành Huế”.
- Nhận xét tiết học.
- HS trả lời, nhận xét câu trả lời của bạn
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời 
- HS khác nhận xét .
+Năm 1802 triều đại Tây Sơn bị lật đổ.
+ Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Gia Long, chọn Huế làm kinh đô. Từ năm 1802 đến 1858, nhà Nguyễn trải qua các đời vua: Gia Long, Minh Mạng,Thiệu Trị ,Tự Đức .
- HS đọc SGK và thảo luận.
- HS cử người báo cáo kết quả .
- Cả lớp theo dõi và bổ sung.
- 2 HS đọc bài.
- 2 HS trả lời câu hỏi .
- HS cả lớp.
Toán
Tiết 153. Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) 
I.Mục tiêu:
- So sánh được các số có đến sáu chữ số.
- Biết sắp xếp bốn số tự nhiên theo thứ tự từ lớn đến bé, từ bé đến lớn.
II.Đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm, phiếu bài tập
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh đọc, viết các số: 
3 654 874; 165 080 541.
 - GV nhận xét và ghi điểm. 
2.Bài mới:
HĐ 1: Giới thiệu bài
HĐ 2: Hướng dẫn ôn tập:
Bài 1: 
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì ?
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS giải thích cách điền dấu. 
Bài 2: Yc học sinh nêu yêu cầu
-Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài. 
Bài 3:
Cho học sinh tự làm bài
Chấm bài
*Bài 4: HS khá giỏi 
-Yêu cầu HS đọc đề bài và viết số theo nhóm 4
-Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả 
- Nhận xét - đánh giá
*Bài 5: HS khá giỏi 
- Yêu cầu HS đọc đề bài
+ Vậy x phải thoả mãn điều kiện nào ?
- Yêu cầu HS tìm x
- GV chữa bài phần a, sau đó yêu cầu HS tự làm các phần còn lại của bài.
- Gọi 2 HS đọc bài làm của mình trước lớp.
 - GV nhận xét và cho điểm HS. 
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học.
- Chuẩn bị bài: Ôn về số tự nhiên (Tiếp)
- Đọc, viết, phân tích cá nhân
Nhận xét - chữa bài.
-HS lắng nghe. 
Bài 1: HS nêu yêu cầu bài 
- So sánh các số tự nhiên rồi viết dấu so sánh vào chỗ trống.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào SGK bằng bút chì.
 989 < 1321 	 34 579 < 34 601
 34579 < 34601 150 482 < 150 459
 8300: 10 = 830	 72 600 = 726 x 10
Giải thích một số trường hợp.
Bài 2: HS nêu yêu cầu
-Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở
a) 999, 7426, 7624, 7642
b) 1853, 3158, 3190, 3518
Bài 3: HS nêu yêu cầu
- 2 HS lên bảng, lớp làm bài vào vở
a)10 261, 1590, 1567, 897
b) 4270, 2518, 2490, 2476, 
*Bài 4: HS đọc bài
Cho học sinh thảo luận nhóm 4 
Gọi các nhóm tả lời miệng
a) 0, 10, 100
b) 9, 99, 999
c) 1, 11, 101
d). 8, 98, 998
*Bài 5: - HS nêu yêu cầu 
- x phải thỏa mãn hai điều kiện:
+x lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62.
+x là số chẵn.
- HS làm bài:
+Các số chẵn lớn hơn 57 và nhỏ hơn 62 là 58, 59, 60, 61.
+Trong các số trên có 58, 60 là số chẵn.
Vậy x = 58 hoặc x = 60.
- Mỗi HS đọc một phần, HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
 Tập làm văn 
Tiết 59. Luyện tập miêu tả các bộ phận của con vật 
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được những nét tả bộ phận chính của một con vật trong đoạn văn (BT 1, 2); quan sát các bộ phận của con vật em yêu thích và bước đầu tìm được những từ ngữ miêu tả thích hợp (BT3).
II.Đồ dùng dạy – học:
- Bảng phụ viết đoạn văn Con Ngựa 
- Tranh, ảnh một số con vật để HS làm bài tập 3.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ.
- Gọi HS đọc đoạn văn miêu tả hình dáng
hoạt động của con vật.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2. Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2. Luyện tập.
Bài 1, 2: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS gạch chân những từ ngữ miêu tả những bộ phận con vật.
- GV viết lên bảng 2 cột: Các bộ phận và từ ngữ miêu tả.
- Gọi HS nêu những bộ phận được miêu tả và những từ ngữ miêu tả bộ phận đó. GV ghi nhanh lên bảng.
- GV nhận xét và bổ sung 
Bài 3: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài, 2 HS làm vào giấy khổ to.
- Gợi ý HS có thể dùng dàn ý quan sát của tiết trước để miêu tả..
- Gọi 2 HS dán phiếu lên bảng. GV sửa chữa thật kĩ cho từng em.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn của mình.
- Nhận xét, cho điểm HS viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà hoàn thành đoạn văn tả các bộ phận của con vật và chuẩn bị bài sau.
Bài 1, 2: 
- HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
 - HS nghe.
-Tự làm bài.
- 7 HS tiếp nối nhau phát biểu. Mỗi HS chỉ nêu 1 bộ phận.
Bài 3: 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS tự làm bài vào vở.
- Theo dõi GV sửa bài cho bạn.
- 3-5 HS đọc đoạn văn.
- Ghi vào vở.
 Thể duc
Tiết 61. Bài TD tự chọn. Trò chơi
GV bộ môn soạn bài
Ngày soạn: 6/4/2012 
Ngày dạy: Thứ năm, ngày 12 tháng 4 năm 2012
Chính tả: (Nghe - viết)
Tiết 31: NGHE LỜI CHIM NÓI
I.Mục tiêu:
- Nghe viết đúng chính tả, trình bày đúng bài thơ Nghe lời chim nói theo thể thơ 5 chữ.
- Rèn tính cẩn thận, trình bày rõ ràng sạch đẹp.
GDBVMT: Bảo vệ các loài chim
II.Đồ dùng dạy – học: 
- Một số tờ phiếu viết nội dung BT 2a/2b, 3a/3b.
III.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho HS viết bảng con
2.bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài: 
HĐ2: Hướng dẫn HS nghe - viết chính tả.
- GV đọc bài thơ một lần.
- Yêu cầu HS nêu nội dung bài thơ.
GDBVMT: Bảo vệ các loài chim
- Luyện viết từ khó: Yêu cầu HS tìm và luyện viết: 
- Đọc bài cho HS viết.
- GV đọc một lần cho HS soát lỗi.
- Chấm bài.- Nhận xét chung.
HĐ3: Hướng dẫn làm bài tập:
Bài tập 2 
- Tìm 3 trường hợp chỉ viết l không viết với n và ngược lại.
- Gọi HS đọc yêu cầu của BT + đọc mẫu.
- Cho HS làm bài. GV phát phiếu cho các nhóm.
- Cho các nhóm trình bày kết quả tìm từ.
- GV nhận xét + chốt lại những từ các nhóm tìm đúng:
Bài tập 3: GV cho HS nêu miệng
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Viết lại bài chính tả ở nhà.
- HS viết bảng con
2 em đọc
- HS nêu 
-1HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con từ khó: bận rộn, bạt núi, tràn, thanh khiết, ngỡ ngàng,...
- HS viết chính tả.
- HS soát lỗi.
Bài tập 2:
a)-1 HS đọc, lớp đọc thầm theo.
- HS làm bài theo nhóm.
- Đại diện các nhóm dán bài làm lên bảng.
- Lớp nhận xét.
- HS chép những từ đúng vào vở.
+ Các trường hợp chỉ viết với l không viết với n: làm, lãm, lảng, lãng, lập, lất, lật, lợi, lụa, luốc, lụt 
+ Các trường hợp chỉ viết với n không viết với l: này, nằm, nấu, nêm, nến, nĩa, noãn, nơm 
b) Lời giải đúng:
+ Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh hỏi: bảng lảng, lủng củng, bảnh bao, bủn rủn, gửi gắm, hẩm hiu, liểng xiểng, lỉnh kỉnh, mải miết 
+ Từ láy bắt đầu bằng tiếng có thanh ngã: bão bùng, bẽ bàng, bỡ ngỡ, lẵng nhẵng, lẫm chẫm 
Bài tập 3:
- HS thảo luận nhóm đôi, trả lời
- Đọc lại cả bai
+Lời giải đúng: núi - lớn - Nam - năm - này.
-HS chép những từ đúng vào vở.
- HS làm bài cá nhân.
- Lắng nghe ghi nhớ về nhà thực hiện
 Khoa học
Tiết 62. Động vật cần gì để sống?
I.Mục tiêu: 
Sau bài học , HS biết:
- Cách làm thí nghiệm chứng minh vai trò của nước, thức ăn, không khí và ánh sáng đối với đời sống động vật.
- Nêu những điều kiện cần để động vật sống và phát triển bình thường.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trang 124, 125 SGk
- Phiếu học tập
III. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
+Hãy nêu quá trình trao đổi chất ở thực vật
2.Bài mới: 
HĐ1.Giới thiệu bài: 
HĐ 2: Trình bày cách tiến hành thí nghiệm động vật cần gì để sống?
- GV chia nhóm .
- GV hướng dẫn HS quan sát trang 124 SGK để xác định điều kiện sống của 5 con chuột trong thí nghiệm .
- Nhóm trưởng điều khiển .
- GV kiểm tra các nhóm làm việc 
- GV nhận xét .
HĐ3: Dự đoán kết quả TN 
+Cách tiến hành: Thảo luận nhóm 
- GV cho HS thảo luận nhóm dựa vào câu hỏi trang 125 SGK :
+Dự đoán xem con chuột trong hộp nào sẽ chết trước? tại sao? Những con chuột còn lại sẽ như thế nào?
- GV nhận xét 
3.Củng cố-dặn dò: 
- HS nêu ghi nhớ .
- Chuẩn bị bài: Động vật ăn gì để sống?
- GV nhận xét tiết học.
- 2 HS trình bày
- Hoạt động nhóm 
- HS quan sát hình trang 124
- Đại diện vài nhóm trình bày kết quả thảo luận :
1/ Điều kiện thiếu: thức ăn 
2/ Điều kiện thiếu: nước
3/ Điều kiện thiếu: không
4/ Điều kiện thiếu: không khí
5/ Điều kiện thiếu: ánh sáng 
- Hoạt động nhóm 
- Đại diện các nhóm trình bày dự đoán kết quả 
- Con chuột trong hộp số 4 sẽ chết trước.
Vì thiếu không khí, con chuột số 2 chết sau con số 4. Con số 1 chết sau con số 2 và 4. Con số 3 sống bình thường. Con số 5 sống khoẻ mạnh.
- 2 HS đọc 
Toán
Tiết 154. Ôn tập về số tự nhiên (tiếp theo) 
I.Mục tiêu: 
 	- Biết vận dụng dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 và giải các bài toán có liên quan đến dấu hiệu chia hết.
II.Đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm, phiếu bài tập
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- GV cho so sánh số
2.Bài mới:
HĐ1: Giới thiệu bài:
HĐ2: Hướng dẫn ôn tập
Bài 1: 
-Yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Cho Hs nhắc lại các dấu hệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 đã học
- GV chữa bài, yêu cầu HS giải thích rõ cách chọn số của mình.
 Bài 2:
- Cho HS đọc đề bài, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
Bài 3: -Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
 - Số x phải tìm phải thỏa mãn các điều kiện nào ?
 x vừa là số lẻ vừa là số chia hết cho 5, vậy x có tận cùng là mấy?
- Hãy tìm số có tận cùng là 5 và lớn hơn 23 và nhỏ hơn 31.
 -Yêu cầu HS trình bày vào vở.
*Bài 4: HS khá giỏi
-Yêu cầu HS đọc đề bài toán.
- Bài toán yêu cầu chúng ta viết các số như thế nào ?
- GV hướng dẫn:
+Để số đó là số vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 thì ta phải chọn chữ số nào là chữ số tận cùng.
-Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
*Bài 5: HS khá giỏi 
- Yêu cầu HS đọc đề bài.
+Bài toán cho biết những gì ?
+Bài toán hỏi gì ?
+Em hiểu câu “Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả, hoặc mỗi đĩa 5 quả đều vừa hết.” như thế nào ?
+Hãy tìm số nhỏ hơn 20, vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.
+Vậy mẹ đã mua mấy quả cam ?
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV tổng kết giờ học.
Nhận xét tiết học.
- HS làm bảng con theo dãy bàn
Bài 1: 
- 2 HS lên bảng làm bài, 1 HS làm các phần d, HS lắng nghe., HS cả lớp làm bài vào VBT.
a) Số chia hết cho 2 là 7362, 2640, 4136.
 Số chia hết cho 5 là 605, 2640.
b) Số chia hết cho 3 là 7362, 2640, 20601.
 Số chia hết cho 9 là 7362, 20601.
c) Số chia hết cho cả 2 và 5 là 2640.
d) Số chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3 là 605.
e) Số không chia hết cho cả 2 và 9 là 605, 1207.
Bài 2:
- 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một phần. HS cả lớp làm bài vào VBT.
a). 2 52 ; 5 52 ; 8 52
b) 1 0 8 ; 1 9 8 
c) 92 0 d) 25 5
Bài 3: -1 HS đọc yêu cầu
­ Là số lớn hơn 20 và nhỏ hơn 31.
­ Là số lẻ.
­ Là số chia hết cho 5.
- Những số có tận cùng là 0 hoặc 5 thì chia hết cho 5, x là số lẻ nên x có tận cùng là 5. - Đó là số 25.
*Bài 4: 1 HS đọc thành tiếng trước lớp, HS cả lớp đọc thầm đề bài trong SGK.
­ Có ba chữ số.
­ Đều có các chữ số 0, 5, 2.
­ Vừa chia hết cho 5 vừa chia hết cho 2.
+Chọn chữ số 0 là số tận cùng vì những số tận cùng là 0 thì vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5.
- 1 HS lên bảng làm bài
Các số đó là: 250, 520.
*Bài 5: 1 HS đọc 
+Số cam mẹ mua nếu xếp mỗi đĩa 3 quả, hoặc mỗi đĩa 5 quả đều vừa hết. Số cam này ít hơn 20 quả.
+Yêu cầu tìm số cam mẹ đã mua.
+Nghĩa là số cam mẹ mua vừa chia hết cho 3 vừa chia hết cho 5.
+Đó là số 15.
+15 quả cam..
 Luyện từ và câu
Tiết 62. Thêm trạng ngữ chỉ nơi chố cho câu 
I.Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (trả lời câu hỏi Ở đâu ?); nhận biết được trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu (BT1, mục III); bước đầu biết thêm trạng ngữ chỉ nơi chốn cho câu chưa có trạng ngữ (BT2); biết thêm những bộ phận cần thiết để hoàn chỉnh câu có trạng ngữ cho trước (BT3).
II.Đồ dùng dạy – học:
- Bảng nhóm
II.Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ:
- Yêu cầu HS đặt 2 câu có thành phần trạng ngữ và nêu ý nghĩa của trạng ngữ.
- Nhận xét, cho điểm từng HS.
2.Bài mới.
HĐ1. Giới thiệu bài.
HĐ2 Tìm hiểu ví dụ
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS tự làm bài theo cặp.
- Gọi HS phát biểu, GV chữa bài trên bảng lớp.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 2: - GV nêu yêu cầu.
+Em hãy đặt câu hỏi cho các bộ phận trạng ngữ tìm được trong các câu trên?
+Trạng ngữ chỉ nơi chốn trả lời cho câu hỏi nào?
HĐ3. Ghi nhớ.
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ.
- Yêu cầu HS đặt câu có trạng ngữ chỉ nơi chốn. GV chú ý sửa chữa cho HS, khen ngợi HS hiểu bài nhanh.
HĐ4. Luyện tập.
Bài 1: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS nhận xét 
- Nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc câu đã hoàn thành. Yêu cầu HS khác bổ sung nếu đặt câu khác. GV chú ý sửa chữa.
- Nhận xét, kết luận câu trả lời đúng.
Bài 3: - Gọi 1 HS đọc yêu cầu 
- GV chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm 4 HS.
- Phát giấy và bút dạ cho từng nhóm.
- Yêu cầu HS đặt tất cả các câu nếu có.
+ Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu văn là bộ phận nào?
- Yêu cầu 1 nhóm dán phiếu lên bảng.
- Gọi các nhóm khác nhận xét, bổ sung. GV nhận xét, kết luận câu đúng.
5. Củng cố dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà học thuộc phần ghi nhớ, đặt câu có thành phần phụ trạng ngữ chỉ nơi chốn và chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đặt câu.
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- HS phát biểu.
- Tiếp nối nhau đặt câu hỏi trước lớp.
+Trả lời cho câu hỏi Ở đâu?
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng. HS đọc thầm để thuộc bài tại lớp.
- 3 HS tiếp nối nhau đọc câu của mình.
Bài 1: - 1 HS đọc yêu cầu của bài.
- 1 HS làm bài trên bảng. HS dưới lớp làm vào vở BT
- HS gạch chân trạng ngữ chỉ nơi chốn trong câu:
+Trước rạp,....
+Trên bờ,...
+Dưới những mái nhà ẩm ước,...
- Nhận xét.
Bài 2: - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài trước lớp.
- HS thảo luận nhóm đôi, nêu miệng
- Đọc câu văn đã hoàn thành.
a)Ở nhà,...
b)Ở trường,...
c) Trong vườn,...
 Bài 3: - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu của bài tập.
- Hoạt động trong nhóm.
- Bộ phận cần điền để hoàn thiện các câu là hai bộ phận chính CN và VN.
- Nhận xét bổ sung.
- Viết bài vào vở.
Âm nhạc
Tiết 31. Ôn tập hai bài TĐN số 7 và số 8
Ngày soạn: 6/4/2012 
Ngày dạy: Thứ sáu, ngày 13 tháng 4 năm 2012
 Tập làm văn
Tiết 62. Luyện tập xây dựng đoạn văn, 
 miêu tả con vật
I.Mục tiêu:
- Nhận biết được đoạn văn và ý chính của từng đoạn trong bài văn tả con chuồn chuồn nước (BT1); biết sắp xếp các câu cho trước thành một đoạn văn (BT2); bước đầu viết được một đoạn văn có câu mở đầu cho sẵn (BT3).
- Rèn kĩ năng viết được đoạn văn miêu tả con vật.
II.Đồ dùng dạy học: 
- Tranh ảnh con vật.. 
III.Các hoạt động dạy - học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc ND cần ghi nhớ của tiết trước.
2.Dạy bài mới: 
HĐ1.Giới thiệu bài
HĐ2. Luyện tập.
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS đọc thầm bài: Con chuồn chuồn nước xác định các đoạn văn trong bài và tìm ý chính của từng đoạn.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- Kết luận - Chốt lại câu trả lời đúng.
Bài 2: - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài.
- Yêu cầu HS làm việc theo cặp.
- Gợi ý HS sắp xếp các câu theo trình tự hợp lí khi miêu tả
- Gọi HS đọc đoạn văn đã hoàn chỉnh. Yêu cầu HS khác nhận xét.
- Kết luận lời giải đúng.
Bài 3: - Gọi HS đọc yêu cầu và gợi ý của bài tập
- Yêu cầu HS tự viết bài.
- Chữa bài
- Yêu cầu 2 HS dán phiếu lên bảng, đọc đoạn văn. GV chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu, diễn đạt cho từng HS.
- Gọi HS dưới lớp đọc đoạn văn.
- Cho điểm HS - tuyên dương những học sinh viết tốt.
3. Củng cố, dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 3 HS đoc
Bài 1: 
- 1HS đọc yêu cầu của bài.
- Làm bài cá nhân.
+Đoạn 1: Ôi chao.. phân v

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 4(1).doc