Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 23

Tiết 45 Tập đọc Ngày 06 / 2 / 2006

HOA HỌC TRÒ

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng, suy tư, phù hợp với nội dung bài và ghi lại những phát hiện của tác giả về vẻ đẹp đặc biệt của hoa phượng, sự thay đổi bất ngờ của màu hoa theo thời gian.

2. Cảm nhận được vẻ đẹp độc đáo của hoa phượng qua ngòi bút miêu tả tài tình của tác giả, hiểu ý nghĩa của hoa phượng – hoa học trò, đối với những học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 53 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 618Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 23", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ề đích trước em đó thắng.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- HS thực hiện hồi tĩnh
- GV cùng HS hệ thống bài
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học và giao bài tập về nhà
- Bài tập về nhà : Ôn bật xa
+ Tổ chức trò chơi theo nhóm vào các giờ chơi
6 – 10 phút
18 – 22 phút
12 – 14 phút
2 – 3 phút
4 – 6 phút
- Tập hợp lớp theo 4 hàng dọc, điểm số, báo cáo. GV phổ biến nội dung, yêu cầu của giờ học
- Mỗi động tác 2x8 nhịp
- Chạy chậm theo hàng dọc xung quanh sân tập
- Cả lớp cùng tham gia chơi
- GV nêu tên bài tập, hướng dẫn, giải thích kết hợp làm mẫu cách tạo đà (tại chỗ), cách bật xa, rồi cho HS bật thử và tập chính thức
- Cho HS khởi động kĩ lại các khớp, tập bật nhảy nhẹ nhàng trước, yêu cầu HS khi chân tiếp đất cần làm động tác chùng chân
- Sau khi HS thực hiện được tương đối thành thạo, GV mới yêu cầu HS bật hết sức rơi xuống hố cát hoặc đệm. Tránh tuyệt đối để các em dùng hết sức bật xa rơi xuống sân gạch hoặc trên nền cứng
- GV hướng dẫn các em thực hiện phối hợp bài tập nhịp nhàng, chú ý bảo đảm an toàn
- GV nêu tên trò chơi, giới thiệu cách chơi
- Một nhóm HS ra làm mẫu đồng thời giải thích ngắn gọn cách chơi. Cho HS chơi thử một lần để biết cách chơi, sau đó chơi chính thức.
- HS tập theo 2 – 4 hàng dọc có số người bằng nhau. Mỗi hàng trở thành một đội thi đấu 
- Chạy chậm, thả lỏng, kết hợp hít thở sâu
Tuần: 23	Mĩ thuật 	Ngày 7 / 02 / 2006
	Tập nặn tạo dáng
TẬP NẶN DÁNG NGƯỜI
I. MỤC TIÊU:
	- HS nhận biết được các bộ phận chính và các động tác của con người khi hoạt động. 
	- HS làm quen với hình khối điêu khắc (tượng tròn) và nặn được một dáng người đơn giản theo ý thích
	- HS quan tâm, tìm hiểu các hoạt động của con người
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Sưu tầm tranh, ảnh về các dáng người hoặc tượng có hình ngộ nghĩnh, cách điệu như con tò he, con rối, búp bê
	- Bài tập nặn của HS các lớp trước
	- Chuẩn bị đất nặn
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu cách vẽ cái ca và quả theo mẫu?
2. Bài mới:
+ Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay, cô sẽ hướng dẫn các em Tập nặn tạo dáng tập nặn dáng người
Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu ảnh một số tượng người, tượng dân gian , các bài tập nặn của HS các lớp trước
- GV gợi ý HS tìm một, hai hoặc ba hình dáng để nặn như: hai người đấu vật,ngồi câu cá, ngồi học, múa, đá bóng, 
Cách nặn dáng người
- GV thao tác để minh họa cách nặn cho HS quan sát:
+ Nhào, bóp đất sét cho mềm, dẻo 
+ Nặn hình các bộ phận: đầu, mình, chân tay
+ Gắn, dính các bộ phận thành hình người
+ Tạo thêm các chi tiết: mắt, tóc, bàn tay, bàn chân, nếp quần áo hoặc các hình ảnh khác có liên quan đến nội dung như quả bóng, con thuyền, cây, nhà, con vật,
THỰC HÀNH
- GV theo dõi, giúp đỡ HS. Gợi ý HS sắp xếp các hình nặn thành đề tài theo ý thích
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
- GV gợi ý HS bày sản phẩm
- GV lựa chọn để xếp loại bài
+ Quan sát kĩ mẫu trước khi vẽ
+ Ước lượng tỉ lệ giữa chiều cao với chiều ngang của mẫu để vẽ khung hình 
+ Ước lượng chiều cao, chiều rộng của cái ca và quả
+ Phác nét, vẽ hình cho giống mẫu
- HS nhắc lại đề bài
- HS quan sát nhận xét:
+ Dáng người đang làm gì?
+ Các bộ phận: đầu, mình, chân, tay
+ Chất liệu để nặn, tạc tượng (đất, gỗ )
- HS quan sát:
- HS thực hành theo nhóm để cùng nhau tạo thành một sản phẩm theo ý thích. Mỗi nhóm 4 – 5 HS
- Phân công mỗi thành viên trong nhóm làm một bộ phận:
+ Lấy lượng đất cho vừa với từng bộ phận
+ So sánh hình dáng, tỉ lệ để cắt, gọt, nắn và sửa hình
+ Gắn ghép các bộ phận
+Tạo dáng nhân vật: với các dáng như chạy, nhảy, cần phải dùng dây thép hoặc que làm cốt cho vững
- Nặn xong, để khô, sau đó có thể vẽ màu cho đẹp 
- HS bày sản phẩm và nhận xét:
+ Tỉ lệ hình, dáng hoạt động và cách sắp xếp đề tài
- HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng
4
Củng cố, dặn dò: 
- Nêu cách nặn dáng người?
- Về nhà có thể nặn thêm, dùng các loại vỏ hộp để lắp ghép, tạo dáng thành hình người theo ý thích – Quan sát kiểu chữ nét thanh, nét đậm và kiểu chữ nét đều trên sách báo, tạp chí, 
Tiết 113	Toán	Ngày8 /02/2006
LUYỆN TẬP CHUNG
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh ôn tập, củng cố về:
- Dấu hiệu chia hết cho 5; khái niệm ban đầu về phân số, so sánh phân số.
- Kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ, phép nhân, phép chia các số tự nhiên.
- Một số đăïc điểm của hình chữ nhật, hình bình hành và tính diện tích hình chữ nhật, hình bình hành.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
SGK, phấn, bảng con.
Bảng phụ chuẩn bị nội dung bài tập 1.
Bảng phụ vẽ sẵn hình bài tập 3.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng sửa bài tập 3/124.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Hướng dẫn luyện tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài, sau đó giải thích cách làm bài của mình.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
Bài3:
- GV treo hình vẽ lên bảng.
- Yêu cầu HS nhìn hình vẽ và trả lời từng câu hỏi của bài tập, HS có thể làm bằng nhiều cách khác nhau.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm HS.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp theo dõi chữa bài.
Trong các phân số những phân số bằng là: == 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào phiếu học tập.
a. khoanh vào C (vì 5145 tận cùng là 5).
b. khoanh vào D (vì Hùnh có 3 viên bi màu đỏ trong tổng số 8 viên bi).
c. khoanh vào C (vì v).
d. khoanh vào D (8 < 9).
- Đặt tính rồi tính.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào bảng con.
a. 53867 c. 864752
 49608 91846
 103475 772906
b. 482 d. 18490 215
 307 1290 86
 3374 0
 14460
 147974
- Theo dõi.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
* Cách 1:
 Bài giải
a. Hai đoạn thẳng AN và MC song song và bằng nhau vì chúng là hai cạnh đối diện của hình bình hành AMCN.
b. Diện tích hình chữ nhật ABCD là:
 12 5 = 60 (cm2)
Vì N là trung điểm của DC nên NC dài:
 12 : 2 = 6 (cm)
Diện tích hình bình hànhAMCN là:
 6 5 = 30 (cm2)
So với diện tích hình bình hành AMCN thì diện tích hình chữ nhật ABCD gấp:
 60 : 30 = 2 (lần)
* Cách 2:
- Chiều dài hình chữ nhật ABCD gấp đôi độ dài đáy hình bình hành.
- Chiều rộng hình chữ nhậtABCD bằng chiếu dài hình bình hành.
- Vậy diện tích hình chữ nhật ABCD gấp đôi diện tích hình bình hành.
 3
Củng cố, dặn dò:
- Nêu dấu hiệu chia hết cho 5.
- Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, diện tích hình bình hành.
- Chuẩn bị bài: Phép cộng phân số.
- Nhận xét tiết học.
Tiết 42	Tập đọc	Ngày 08 / 02 / 2005
KHÚC HÁT RU NHỮNG EM BÉ LỚN TRÊN LƯNG MẸ
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng âu yếm, dịu dàng, đầy tình yêu thương.
	2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu ý nghĩa bài thơ: ca ngợi tình yêu nước, yêu con sâu sắc của người phụ nữ Tà-ôi trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
3. Học thuộc 1 khổ thơ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
3
4
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS đọc bài Hoa học trò và trả lời câu hỏi:
+ Tại sao tác giả lại gọi hoa phượng là “Hoa học trò”?
+ Nêu cảm nhận của em khi học bài văn này.
- GV Nhận xét và cho điểm từng HS.
Giới thiệu bài: Bài thơ Khúc ru những em bé lớn trên lưng mẹ sáng tác trong những năm kháng chiến chống Mĩ gian khổ. Người mẹ trong bài thợ là một người phụ nữ dân tộc Tà-ôi. Thông qua lời ru của người mẹ, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm muốn nói lên vẻ đẹp của tâm hồn người mẹ yêu on yêu cách mạng.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc bài thơ.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. Chú ý đọc đúng các từ: Ka-lủi, Tà-ôi.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. GV giải thích thêm:
+ Tai: là tên em bè dân tộc Tà-ôi.
+ Ka-lủi: là tên một ngọ núi phía tây Thừa Thiên Huế.
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng âu yếm, dịu dàng, dầy tình yêu thương. Nhấn giọng những từ ngữ gơi tả.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- GV tổ chức cho HS tìm hiểu bài theo nhóm.
+ Em hiểu thế nào là những em bé lớn trên lưng mẹ?
- GV chốt lại: Phụ nữ miền núi đi đâu, làm gì cũng thường địu con theo. Những em bé cả lúc ngủ cũng nằm trên lưng mẹ. Có thể nói: các em lớm lên trên lưng mẹ.
+ Người mẹ làm những cộng việc gì? Những công việc đó có ý nghĩa như thế nào?
+ Tìm những hình ảnh đẹp nói lên tình yêu thương và niềm hi vọng của người mẹ đối với con.
+ Theo em cái đẹp thể hiện trong bài thơ này là gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm, học thuộc lòng:
- Yêu cầu HS đọc bài thơ, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với nội dung bài.
- GV đọc diễn cảm khổ thơ 2. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng bài thơ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Vì phượng là loài cây rất gần gũi, quen thuộc với học trò. Phượng thường được trồng trên các sân trường và nở vào mùa thi của học trò. Thấy màu hoa phượng, học trò nghĩ đến kì thi và những ngày nghỉ hè. Hoa phượng gắn với kỉ niệm của rất nhiều học trò về học trò.
+ HS trả lời.
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- HS đọc thầm từng đoạn gắn với mỗi câu hỏi và trả lời. Đại diện mỗi nhóm lên trả lời trước lớp.
+ HS trả lời.
- Theo dõi.
+ Người mẹ nuôi con khôn lớn, người mẹ giã gạo nuôi bộ đội, tỉa bắp trên nương. Những công việc này góp phần vào công cuộc chống mĩ cứu nước của toàn dân tộc.
+ Tình yêu của người mẹ với con: lưng đưa nôi, tim hát thành lời – Mẹ thương a-kay – mặt trời của mẹ mằn trên lưng. Hi vọng của mẹ với con: Mai sâu con lớn vung chày lún sân.
+ Tình yêu cẩu mẹ đối với con, với cách mạng.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm khổ thơ 2.
 - Một vài học sinh thi đọc diễn cảm trước lớp.
 - HS đọc thuộc lòng từng khổ thơ, bài thơ.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Nội dung bài này nói về điều gì?
- Về nhà tiếp tục luyện đọc thuộc lòng bài thơ.
- Chuẩn bị bài : Vẽ về cuộc sống an toàn.
- Nhận xét tiết học.
Bài 23	 Lịch sử Ngày 08 / 02 /2006
VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học HS nêu được :
Đến thời Hậu Lê văn học và khoa học phát triển rực rỡ, hơn hẳn các triều đại trước.
Tên một số tác phẩm và tác giả thời Hậu Lê.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu thảo luận nhóm Hình minh họa trong SGK.
GV và HS sưu tầm thông tin về các tác phẩm văn học, khoa học về các nhà thơ, nhà khoa học thời Hậu Lê ( Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Lương Thế Vinh )
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
 1. Kiểm tra bài cũ:
	- GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS trả lời câu hỏi của bài 18.
	- GV nhận xét và cho điểm HS.
	- GV yêu cầu HS quan sát chân dung Nguyễn Trãi và nói những điều em biết về Nguyễn Trãi.
 2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Thời Hậu Lê nhờ chú ý đến phát triển nên văn học và khoa học cũng được phát triển, đã để lại cho dân tộc ta những tác phẩm, tác giả nổi tiếng. Nguyễn Trãi là tác giả tiêu biểu cho văn học và khoa học thời Hậu Lê. Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về văn học và khoa học thời Hậu Lê.
Văn học thời Hậu Lê
- GV tổ chức cho HS họat động theo nhóm với định hướng như sau :
+ Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê.
-GV theo dõi các nhóm làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-GV nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu trả lời các câu hỏi :
+Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng chữ gì?
+GV giới thiệu về chữ Hán và chữ Nôm ;
* Chữ Hán là chữ viết của người Trung Quốc, khi người Trung Quốc sang xâm lược và đô hộ nước ta họ đã truyền bá chữ Hán vào nước ta, nước ta chưa có chữ viết nên tiếp thu và sử dụng chữ Hán.
* Chữ Nôm là chữ viết do người Việt ta sáng tạo dựa trên hình dạng của chữ Hán. Việc sử dụng chữ Nôm ngày càng phát triển qua các tác phẩm của các tác giả, đặc biệt của vua Lê Thánh Tông, của Nguyễn Trãi,  cho thấy ý thức tự cường của dân tộc ta.
+Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm văn học lớn thời kỳ này?
+ Nội dung của các tác phẩm thời kỳ này nói lên điều gì ?
-GV : Như vậy các tác giả, tác phẩm văn học thời kỳ này cho ta thấy cuộc sống của xã hội thời Hậu Lê.
-GV đọc cho HS nghe một số đoạn thơ, đoạn văn của nhà thơ thời kỳ này .
Khoa học thời Hậu Lê
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm với định hướng như sau 
+ Hãy cùng đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê về các tác giả, tác phẩm khoa học tiêu biểu thời Hậu Lê
Tác giả
Tác phẩm
Nội dung
Ngô Sĩ Liên
Đoàn Việt sử kí toàn thư
Ghi lại lịch sử nước ta từ thời Hùng Vương đến đầu thời hậu Lê
Nguyễn Trãi
Lam Sơn thực lục
Ghi lại diễn biến của cuộc khởi nghĩa lam Sơn
Nguyễn Trãi
Dư địa chí
Xác định rõ ràng lãnh thổ quốc gia, nêu lên những tài nguyên, sản phẩm phong phú của đất nước và một số phong tục tập quán của nhân dân ta.
Lương Thế Vinh
Đại thành toán pháp
Kiến thức toán học
-GV theo dõi các nhóm làm việc và giúp đỡ các nhóm gặp khó khăn.
-GV yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận.
-GV nhận xét về kết quả làm việc của các nhóm, sau đó yêu cầu HS dựa vào nội dung phiếu trả lời các câu hỏi :
+Kể tên các lĩnh vực khoa học đã được các tác giả quan tâm nghiên cứu trong thời kỳ Hậu Lê.
+ Hãy kể tên các tác giả, tác phẩm tiêu biểu trong mỗi lĩnh vực.
-GV : Dưới thời Hậu Lê, văn học và khoa học nước ta phát triển rực rỡ hơn hẳn các thời kỳ trước.
-GV hỏi : Qua nội dung tìm hiểu, em thấy những tác giả nào là tác giả tiêu biệu cho thời kỳ này ?
-HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có khoảng 5 đến 7 HS, nhận phiếu thảo luận sau đó cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu .
-HS làm việc theo nhóm.
-Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng để cả lớp cùng kiểm tra kết quả ( nếu phiếu là giấy khổ to), hoặc 1 nhóm đại diện báo cáo kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi và bổ sung ý kiến.
+ Các tác phẩm văn học thời kỳ này được viết bằng cả chữõ Hán và chữ Nôm.
+ Một số HS nối tiếp nhau kể trước lớp.
+Một số HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến trước lớp
-HS nghe GV đọc, đồng thời một số em trình bày hiểu biết về các tác giả, tác phẩm văn học thời Hậu Lê mà mình tìm hiểu được.
-HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 5 – 7 HS nhận phiếu thảo luận, sau đó cùng đọc SGK, thảo luận để hoàn thành phiếu.
-HS làm việc theo nhóm.
-Các nhóm dán phiếu thảo luận lên bảng để cả lớp cùng kiểm tra kết quả, hoặc 1 nhóm đại diện báo cáo kết quả trước lớp, cả lớp theo dõi bổ sung ý kiến.
+ Thời Hậu Lê các tác giả đã nghiên cứu về lịch sử, địa lý, toán học, y học.
+ Một số HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu một tác giả, một tác phẩm.
-HS trao đổi với nhau và thống nhất Nguyễn Trãi và Lê Thánh Tông là hai tác giả tiêu biểu cho thời kỳ này.
4
Củng cố, dặn dò:
-GV tổ chức cho HS giới thiệu về các tác giả, tác phẩm lớn thời Hậu Lê ( Nguyễn Trãi, Lương Thế Vinh... ) mà các em đã sưu tầm đươc.
-GV khen ngợi các HS có phần sưu tầm tiếp và giới thiệu các emcó thể tìm hiểu về các tác giả, tác phẩm thời kỳ này và các thời kỳ khác qua một số sách như : Danh nhân đất Việt – Nxb thanh niên. – Thần đồng nước ta – Nxb giáo dục – Chuyện hay sử cũ – Nxb thanh niên.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và ôn tập lại các bài lịch sử đã học để chuẩn bị cho bài 20.
Tiết:43 Môn : Tập làm văn Ngày 08 /02/2006
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI
I. MỤC TIÊU : 
	Thấy được những đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (hoa, quả) ở một số đoạn văn mẫu.
	Viết được một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả của cây.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	Bảng phụ ghi lời giải BT1.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
 2.
 3
Kiểm tra bài cũ:
	2 học sinh lần lượt đọc đoạn văn tả lá, thân hay gốc của cái cây em thích đã làm ở tiết tập làm văn trước.
	GV nhận xét + cho điểm.
Giới thiệu bài: 
Để viết bài văn tả cây cối, các em không chỉ cần biết viết đoạn văn tả lá, thân, gốc của cây mà còn phải biết tả các bộ phận khác nữa như tả hoa, tả quả. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết miêu tả các bộ phận của cây cối, biết viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả.
Làm bài tập 1:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 1.
- GV giao việc: Các em có nhiệm vụ đọc 2 đoạn văn và nêu nhận xét về cách miêu tả của tác giả.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả.
- GV nhận xét - Chốt lại (GV đưa bảng viết tóm tắt lên bảng lớp).
a. Đoạn tả hoa sầu đâu (Vũ bằng).
- Cách miêu tả: tả cả chùm hoa, không tả từng bông vì hoa sầu đâu nhỏ, mọc thành chùm, có cái đẹp của cả chùm.
- Đặc tả mùi thơm đặc biệt của hoa bằng cách so sánh: “ . . .mùi thơm mát mẻ, dịu dàng, mát mẻ còn hơn cả . . . hoa mộc”. Chomùi thơm huyền diệu đó hoà với các hương vị khác của đồng quê “mùi đất cày. . . rau cần”.
- Dùng từ ngữ, hình ảnh thể hiện tình cảm của tác giả “bao nhiêu thứ đó. . . . men gì”. 
b. Đoạn tả quả cà chua (Ngô Văn Phú).
- Tả cây cà chua từ khi hoa rụng đến khi kết quả, từ khi quả còn xanh đến khi quả chín.
- Tả cà chua ra quả xum xuê, chi chít với những hình ảnh so sanh: “quả lớn, quả bé. . . mặt trời nhỏ hiền dịu”.
- tả bằng hình ảnh nhân hoá:”quả leo nghịch ngợm. . . “, “cà chua thắp đèn lồng trong chùm cây”.
Làm bài tập 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu nội dung của bài tập 2.
- GV giao việc: các em chọn một loài hoa hoặc một thứ quả mà em thích. Sau đó viết một đoạn văn miêu tả hoa hoặc quả em đã chọn.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét và chấm những bài viết hay.
- 2 học sinh nối nhau đọc 2 đoạn văn trong SGK.
- Theo dõi.
- HS làm bài theo cặp. Từng cặp đọc thầm lại đoạn văn + trao đổi với nhau về cách miêu tả của tác giả.
- Học sinh phát biểu ý kiến,
- Lớp nhận xét.
- 1 học sinh nhìn lên bảng đọc.
- 1 học sinh đọc to, lớp theo dõi trong SGK.
- Theo dõi.
- Học sinh suy nghĩ chọn một loài hoa hoặc một thứ quả sau đó tả về nó.
- Một số học sinh đọc bài làm.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu về nhà hoàn chỉnh lại đoạn văn, viết lại vào vở.
- Đọc 2 đoạn văn đọc.
- Đọc trước nội dung tiết tập làm văn tới.
Tiết 114	Toán	Ngày09 /02/2006
PHÉP CỘNG PHÂN SỐ
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Nhận biết phép cộng hai phân số có cùng mẫu số.
- Biết cộng hai phân số có cùng mẫu số.
- Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng hai phân số.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
GV và HS chuẩn bị một băng giấy hình chữ nhật có chiều dài 30 cm, chiều rộng 10 cm, bút màu.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
 4
1.Kiểm tra bài cũ :
- Gọi HS lên bảng làm bài: Cho hai số 5 và 7, hãy viết:
a. Phân số bé hơn 1.
b. Phân số lớn hơn 1.
c. Phân số bằng 1.
- Nhận xét và cho điểm HS.
Thực hành trên băng giấy:
- GV

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 23 DIEM.doc