Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 19 năm 2006

 Tập đọc Ngày 16 / 01 / 2006

 BỐN ANH TÀI

I. MỤC TIÊU :

 1. Đọc:

 - Đọc đúng các từ ngữ, câu, đoạn, bài. Đọc liền mạch các tên riêng Nắm Tay Đóng Cọc, Lấy Tai Tát Nước, Móng Tay Đục Máng.

 - Biết đọc điễn cảm bài văn với giọng kể khá nhanh, nhấn giọng những từ ngữ ca ngợi tài năng, sức khoẻ, nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn cậu bé.

 2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.

Hiểu nội dung truyện (phần đầu): Ca ngợi sức khoẻ tài năng, lòng nhiệt thành làm việc nghĩa của bốn anh em Cẩu Khây.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

 

doc 32 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 873Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 19 năm 2006", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vài nén hương 
Tranh minh họa trang 74,75 SGK
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi 3 HS lên bảng trả lời câu hỏi về nội dung bài 36
-Nhận xét câu trả lời và cho điểm HS
Hỏi : 
-Vào muà hè, nếu trời nắng mà không có gió em cảm thấy thế nào ?
-Theo em, nhờ đâu mà lá cây lay động hay diều bay lên ?
2. Bài mới:
Giới thiệu bài :.
Trò chơi : Chơi chong chóng
 -Gọi HS báo cáo việc chuẩn bị chong chóng.
Hướng dẫn HS ra sân chơi chong chóng: Mỗi tổ đứng thành 1 hàng quay mặt vào nhau, đứng yên và giơ chong chóng ra phiá trước mặt.
+Khi nào chong chóng quay ?
+Khi nào chong chóng không quay ?
+Khi nào chong chóng quay nhanh, quay chậm ?
+Làm thế nào để chong chóng quay ?
Tổ chức cho HS chơi ngoài sân.
+Theo em tại sao chong chóng quay ?
+Tại sao khi bạn chạy nhanh thì chong chóng cuả bạn lại quay nhanh ?
+Nếu trời không có gió, làm thế nào để chong chóng quay nhanh?
Khi nào chong chóng quay nhanh, quay
Kết luận : Khi có gió thổi sẽ làm chong chóng quay. Không khí có ở xung quanh ta nên khi ta chạy, không khí xung quanh 
Nguyên nhân gây ra gió
GV yêu cầu HS đọc và làm thí nghiệm theo SGK.
GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
+Phần nào cuả hộp có không khí nóng?Tại sao?
+Phần nào cuả hộp có không khí lạnh ?
+Khói bay qua ống nào?
Gọi nhóm HS trình bày, các nhóm khác bổ sung.
+Khói bay từ mẫu hương đi ra ống A mà chúng ta nhìn thấy là do có gì tác động?
GV hỏi lại HS :
+Vì sao có sự chuyển động cuả không khí?
+Không khí chuyển động theo chiều như thế nào?
+Sự chuyển động cuả không khí tạo ra gì?
Sự chuyển động cuả không khí trong tự nhiên
-Treo tranh minh họa 6, 7 trong SGK yêu cầu trả lời câu hỏi
+Hình vẽ: khoảng thời gian nào trong ngày?
+Mô tả hướng gió được minh họa trong hình?
Kết luận : Trong tự nhiên, dưới ánh sáng mặt rời, các phần khác nhau cuả trái đất không nóng lên như nhau.
Phần đất liền nóng nhanh hơn phần nước và cũng nguội đi nhanh hơn phần nước. ..
-Gọi 2 HS lên bảng chỉ vào hình vẽ và giải thích chiều gió thổi.
3 HS lên bảng lần lượt trả lời các câu hỏi.
Vào mùa hè, trời nắng mà không có gió em cảm thấy không khí ngột ngạt, oi bức khó chịu.
Lá cây lay động, diều bay lên là nhờ có gió. Gió thổi làm cho lá cây lay động, diều bay lên cao.
-Thực hiện theo yêu cầu
-Lắng nghe
Thực hiện theo yêu cầu.
Tổ trưởng tổ báo cáo
+Chong chóng quay là do gió thổi.
Vì khi bạn chạy nhanh thì tạo ra gió.
+Muốn chong chóng quay nhanh khi trời không có gió thì ta phải chạy.
+Chong chóng quay nhanh khi có gió thổi mạnh, quay chậm khi gió thổi yếu.
-Lắng nghe.
HS làm thí nghiệm và quan sát các hiện tượng xảy ra.
+Phần hộp bên ống A không khí nóng lên là do một ngọn nến đang cháy đặt dưói ống A.
+Phần hộp bên ống B có không khí lạnh.
+Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A và bay lên.
+Khói từ mẩu hương cháy bay vào ống A mà mắt ta nhìn thấy là do không khí chuyển động từ B sang A.
HS lần lượt trả lời:
+Sự chênh lệch nhiẹt độ trong không khí làm cho không khí chuyển động.
+Không khí chuyển động từ nơi lạnh đến nơi nóng.
+Sự chuyển động cuả không khí tạo ra gió.
-2 HS lên bảng chỉ và trình bày.
+Hình 6: vẽ ban ngày và hướng gió thổi từ biển vào đất liền.
+Hình 7: vẽ ban đêm và hướng gió thổi từ đất liền ra biển.
-Lắng nghe và quan sát hình trên biển.
-2 HS lên bảng trình bày.
 5
Củng cố, dặn dò
- Nhận xét câu trả lời cuả HS.- Nhận xét tiết học.
	Kĩ thuật 	
 GIEO HẠT GIỐNG RAU, HOA 
I. MỤC TIÊU:
	- HS biết được các bước và yêu cầu của từng bước gieo hạt rau, hoa
	- Làm được công việc gieo hạt trong bầu đất
	- Có ý thức tiết kiệm hạt giống, yêu thích lao động
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Vật liệu và dụng cụ:
	+ Một số loại hạt giống rau, hoa hoặc đậu (đậu đen, đậu xanh)
	+ Túi bầu hoặc hộp nhựa, hộp sắt, đất
	+ Dầm xới, bát đựng hạt giống
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
+ Tại sao phải thử độ nảy mầm của hạt giống?
+ Nêu trình tự thực hiện thử độ nảy mầm của hạt giống?
2.Bài mới:
Giới thiệu bài: 
GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kĩ thuật gieo hạt
+ Tại sao phải chọn hạt giống, làm nhỏ đất khi chuẩn bị gieo hạt?
- GV treo tranh, hướng dẫn HS quan sát và nêu các bước gieo hạt
- GV nhận xét và giải thích một số điểm cần lưu ý:
+ Gieo đều hạt trên luống, 
+ Phủ lớp đất mỏng lên hạt sau khi gieo để hạt 
+ Gieo hạt xong phải thường xuyên tưới nước để đất luôn luôn được ẩm. Có như vậy hạt mới nảy mầm được
- GV hướng dẫn thao tác kĩ thuật
- GV hướng dẫn từng thao tác kĩ thuật theo nội dung SGK. Chú ý thực hiện kĩ những điểm cần lưu ý đã nêu
+ 2 HS lên bảng nêu
- HS đọc nội dung bài học trong SGK
+ Chọn hạt giống để có được hạt giống tốt đem gieo, đảm bảo số hạt nảy mầm nhiều và mầm cây khỏe, đồng thời loại bỏ được những hạt bị sâu bệnh, mối mọt, lép
+ Làm nhỏ đất là san phẳng mặt luống để giúp hạt nảy mầm dễ dàng, không bị đọng nước. Nếu gieo hạt theo rạch thì dùng cuốc đánh thành những rạch ngang trên luống cách đều nhau. Tùy theo kích thước hạt đem gieo to hay nhỏ và khoảng cách thích hợp cho cây phát triển mà đánh rạch nông hay sâu, khoảng cách giữa các rạch rộng hay hẹp
- HS quan sát tranh và nêu các bước gieo hạt:
+ Gieo hạt
+ Phủ đất
+ Tưới nước
- HS nhắc lại quy trình kĩ thuật gieo hạt
- 1 – 2 HS thực hiện lại các thao tác GV vừa hướng dẫn. Những HS khác quan sát và nhận xét.
3
Củng cố, dặn dò:
- Trước khi gieo hạt phải làm gì?
- Nêu trình tự thực hiện gieo hạt?
- GV nhận xét tinh thần , thái độ học tập của HS
- Chuẩn bị vật liệu, dụng cụ dể thực hành: “Gieo hạt giống cho rau, hoa”.
 Tập đọc	 Thứ tư ngay18/1/2006 
 CHUYỆN CỔ TÍCH VỀ LOÀI NGƯỜI	 
I. MỤC TIÊU:
	1. Đọc lưu loát trôi chảy toàn bài:
	- Đọc đúng các từ ngữ khó do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
	- Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng kể chậm, dàn trải, dịu dàng, chậm hơn ở câu thơ kết bài.
	2. Hiểu ý nghĩa của bài thơ : mọi vật được sinh ra trên trái đất này là vì con người, vì trẻ em. Hãy dành cho trẻ em mọi điều tốt đẹp nhất.
	3. Học thuộc lòng bài thơ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn nội dung câu, khổ thơ cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
 4
 1.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi hoc sinh lên đọc truyện Bốn anh tài, trả lời các câu hỏi về nội dung truyện.
- GV nhận xét cho điểm từng HS.
 2.Giới thiệu bài: Hôm nay các em sẽ học bài: Chuyện cổ tích về loài người.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng khổ thơ.
- Theo dõi HS đọc 
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
- Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - GV yêu cầu Học sinh đọc thầm từng đoạn, cả bài, trao đổi thảo luận trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Trong câu truyện cổ tích này ai là người được sinh ra đầu tiên?
+ Sau khi trẻ sinh ra, vì sao cần có ngay mặt trời?
+ Sau khi trẻ sinh ra vì sao cần có ngay người mẹ?
+ Bố giúp trẻ em những gì?
+Thầy giáo giúp trẻ em những gì?
- Yêu cầu HS đọc lại cả bài thơ, suy nghĩ nói lên ý nghĩa của bài thơ là gì?
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ :
- Yêu cầu HS đọc bài. GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc bài thơ và thể hiện diễn cảm phù hợp với nội dung bài thơ. 
 - GV đọc diễn cảm khổ thơ 4,5.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
* Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
 - Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ, cảø bài thơ.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc từng khổ thơ.
 - Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ Trẻ em được sinh ra đầu tiên trên trái đất. Trái đất lúc đó chỉ có toàn trẻ em, cảnh vật trống vắng, trụi trần, không dáng cây, ngọn cỏ.
+ Để trẻ nhìn cho rõ.
+ Vì trẻ cần tình yêu và lời ru, trẻ cần bế bồng, chăm sóc.
+ Giúp trẻ hiểu biết, bảo vệ cho trẻ ngoan, dạy trẻ biết nghĩ.
+ Dạy trẻ học hành.
- Đọc và nêu: Bài thơ thể hiện tình cảm yêu mến trẻ em. / Ca ngợi trẻ em thể hiện tình cảm trân trọng của người lớn với trẻ em. / Mọi sự thay đổi trên thế giới đều vì trẻ em. / . . . 
- Theo dõi.
- HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm đoạn văn theo cặp.
- Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Em hãy nêu ý nghĩa của bài thơ? .
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ. 
- Chuẩn bị bài: Bón anh tài (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học.
 Môn : Tập làm văn 
 LUYỆN TẬP XÂY DỰNG MỞ BÀI TRONG BÀI VĂN MIÊU TẢ ĐỒ VẬT
I. MỤC TIÊU : 
	Củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài (trực tiếp và gián tiếp) trong bài văn tả đồ vật.
	Thực hành viết đoạn mở bài cho một bài văn miêu tả đồ vật theo 2 cách trên.	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn nội dung cần ghi nhớ về hai cách mở bài.
	Bút dạ + 4 tờ giấy trắng.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1. 
 2.
1. Kiểm tra bài cũ:
	- Gọi hai học sinh nhắc lại kiến thức về hai cách mở bài trong bài văn tả đồ vật.
	- Nhận xét cho điểm.
2.Bài mới: 
Giới thiệu bài: Khi làm một bài văn, ta có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ được củng cố nhận thức về hai kiểu mở bài, các em sẽ được thực hành viết đoạn mở bàicho một bài văn miêu tả đồ vật.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: các em có nhiệm vụ chỉ ra 3 đoạn mở bài a, b, c có gì giống nhua và có gì khác nhau.
- Cho học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày.
- GV nhận xét + chốt lời giải đúng.
+ Điểm giống nhau giữa các đoạn mở bài: Các đoạn mở bài đều có mục đích giới thiệu đồ vật cần tả là chiếc cặp sách.
+ Điển khác nhau giữa các đoạn mở bài: 
* Đoạn a, b (mở bài trực tiếp): Giới thiệu ngay cái cặp cần tả.
* Đoạn c (mở bài gián tiếp): Nói chuyện khác để dẫn vào giới thiệu đồ vật định tả.
Bài 2:
- Cho học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- GV giao việc: Các em phải viết cho hay 2 đoạn mở bài của cùng một đề bài. Một đoạn viết theo kiểu mở bài trực tiếp, một đoạn thì viết theo kiểu gián tiếp.
- Cho học sinh làm bài. GV phát giấy cho 4 HS (nếu có) để học sinh làm bài.
- Cho học sinh trình bày kết quả bài làm.
- GV nhận xét + khen những học sinh viết mở bài theo hai kiểu hay.
- Học sinh đọc thầm lại từng mở bài.
- HS làm bài theo cặp.
- Một số học sinhlần lượt phát biểu.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp theo dõi trong SGK.
- 4 Học sinh làm bài vào giấy được phát.
- HS còn lại làm bài vào vở.
- 4 hS làm bài vào giấy lên bảng đọc kết quả.
- Lớp nhận xét.
3.
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Yêu cầu những học sinh viết bài chưa đạt về nhà hoàn chỉnh 2 đoạn văn, viết vào vở.
	Môn :Toán	
 HÌNH BÌNH HÀNH
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
	- Hình thành biểu tượng về hình bình hành.
	- Nhận biết một số đặc điểm của hình bình hành, từ đó phân biệt hình bình hành với một số hình đã học.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
Bảng phụ vẽ sẵn một số mô hình khác không là hình bình hành.
	Chuẩn bị cho HS giấy kẻ ô li.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
 3
1.Kiểm tra bài cũ :
- GV hỏi HS về mối quan hệ giữa các đơn vị đo diện tích đã học.
- Gọi HS lên bảng làm bài tập 1/100
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài: 
Hình thành biểu tượng về hình bình hành. 
- Vẽ lên bảng hình bình hành ABCD, và yêu cầu HS gọi tên hình.
 A B
- Giới thiệu: Đây là hình bình hành ABCD.
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh của hình bình hành.
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB và CD. 
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AD và BC. 
- Yêu cầu HS so sánh độ dài của cạnh AB và AD. 
- Vậy hình bình hành có hai cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- Vẽ lên bảng một số hình và yêu cầu HS nhận diện đâu là hình bình hành.
- Yêu cầu HS nêu các đặc điểm của hình bình hành.
Luyện tập
Bài 1: 
 - Yêu cầu HS tự nhận biết hình bình hành, sau đó dùng thước để kiểm tra lại.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS dùng thước để đo độ dài các cạnh đối diện của của tứ giác ABCD và tứ giác MNPQ sau đó báo cáo kết quả.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề và quan sát hình trong SGK.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- HS nối tiếp nhau trả lời.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Lắng nghe.
- Hình bình hành ABCD / hình tứ giác ABCD.
- Theo dõi.
- HS đo theo yêu cầu của GV.
- Độ dài cạnh AB bằng độ dài cạnh CD.
- Độ dài cạnh AD bằng độ dài cạnh BC.
- Độ dài cạnh AB lớn hơn độ dài cạnh AD.
- HS nhắc lại AB = CD; AD = BC.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nối tiếp nhau nêu.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV và nêu: Hình bình hành MNPQ có cặp cạnh đối diện song song và bằng nhau.
- HS quan sát và nêu: vẽ thêm hai đoạn thẳng để được một hình bình hành.
- 1 HS lên bảng vẽ, HS cả lớp vẽ vào vở sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
 5
Củng cố, dặn dò:
- Hỏi lại HS về đặc điểm của hình bình hành vừa học trong bài.
- Yêu cầu HS tìm các đồ dùng có dạng là hình bình hành.
- Chuẩn bị bài: Diện tích hình bình hành.
- Nhận xét tiết học.
 Lịch sử 	 
	 NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS có thể :
Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần.
Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ.
Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân Minh xâm lược.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu học tập cho HS.
Tranh minh họa như SGK ( nếu có)
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 14.
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
2.Bài mới:
 Giới thiệu bài:
Tình hình đất nước cuối thời Trần
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
+ GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS.
+ Phát phiếu học tập cho HS và yêu cầu HS thảo luận nhóm để hoàn thành phiếu.
GV yêu cầu đại diện nhóm HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét sau đó gọi 1 HS nêu khái quát tình hình của nước ta cuối thời Trần.
Nhà Hồ thay thế Nhà Trần
-GV yêu cầu HS đọc SGK từ Trước tình hình phức tạp và khó khăn  Nước ta bị nhà Minh đô hộ.
-GV lần lượt hỏi các câu hỏi :
+ Em biết gì về Hồ Quý Ly ?
+ Triều Trần chấm dứt năm nào ? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào ?
+ Hồ Quý Ly đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn ?
+ Theo em việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay sai ? Vì sao ?
+ Theo em vì sao nhà Hồ lại chống lại quân xâm lược nhà Minh ?
GV kết luận : Năm 1400, HoÀ Quý Ly truất ngôi vua Trần, lập nên nhà HoÀ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đua đất nước thoát khỏi tình trạng khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà HoÀ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược . Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh
-Làm việc theo nhóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên :
+ Chia nhóm, cử trưởng nhóm điều hành hoạt động.
+ Cùng đọc SGK và thảo luận để hoàn thành nội dung phiếu.
-Một nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi và bổ sung ý kiến.
-Giữa thế kỷ XIV, nhà Trần bước vào thời suy yếu. Vua quan ăn choi sa đọa, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta.
Một HS đọc trước lớp, cả lớp theo dõi trong SGK.
-HS trao đổi, thảo luận cả lớp và trả lời :
+ Hồ Quý Ly là quan đại thần có tài của nha Trần.
+ Năm 1400, nhà Hồ do Hồ Quý Ly đúng đầu lên thay nhà Trần , xây thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), đổi tên nước là Đại Ngu.
+Hồ Quý Ly thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt l các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tỳ của quan lại quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. Những năm có nạn đói, nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân.
+ Việc Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi hưởng lạc, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lăm le xâm lược. Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn.
+ Vì nhà Hồ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục lòng dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội.
4
Củng cố, dặn dò:
-GV hỏi : Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của một triều đại phong kiến
+ HS thảo luận và rút ra câu trả lời : Do vua quan lao vào ăn chơi sa đạo, không quan tâm đến đời sống nhân dân, phát triển đất nước nên các triều đại sụp đổ.
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài và chuẩn bị bài sau.
	Toán	Thứ năm, Ngày19 /01/2006
 DIỆN TÍCH HÌNH BÌNH HÀNH
 I. MỤC TIÊU :
Giúp học sinh:
- Hình thành công thức tính diện tích hình bình hành.
- Bước đầu biết vận dụng công thức tính diện tích hình bình hành để giải các bài tập có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- GV : Chuẩn bị các mảnh bìa có hình dạng như hình vẽ trong SGK.
- HS: Chuẩn bị giấy kẻ ô vuông (ô vuông cạnh 1 cm), thước kẻ, ê he và kéo.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1.Kiểm tra bài cũ :
- Vẽ và nêu đặc điểm của hình bình hành.
- Treo bảng vẻ sẵn một số hình và yêu cầu HS nhận dạng hình bình hành.
- Nhận xét và cho điểm HS.
2.Giới thiệu bài: Hôm nay các em được học cách tính diện tích của hình bình hành. 
Cắt ghép hình. 
- Vẽ lên bảng hình bình hành ABCD, và yêu cầu HS gọi tên hình.
GV yêu cầu HS lấy hình bình hành bằng bìa và kéo đã chuẩn bị ở nhà ra.
- Vì ta đã biết cách tính diện tích của hình chữ nhật nên ta sẽ cắt hình bình hành thành hai mảnh rồi ghép vào để có hình chữ nhật. Hãy làm theo cô.
- Bây giờ hình bình hành biến thành hình gì?
Giới thiệu cách tính diện tích hình bình hành: 
- Yêu cầu HS tính diện tích của hình chữ nhật ABIH.
- Em có nhận xét gì về diện tích của hình bình hành ABCD và điện tích của hình chữ nhật ABIH.
- Muốn tính diện tích hình bình hành em làm như thế nào?
- Vậy nếu gọi h là chiều cao, a là độ dài đáy em hãy viết công thức tính diện tích của hình bình hành ABCD.
- GV yêu cầu HS nhắc lại qui tắc và viết công thức tính diện tích hình bình hành.
Luyện tập
Bài 1: 
 - Yêu cầu HS vận dụng trực tiếp công thức tính diện tích hình bình hành khi biết độ dài cạnh đáy và chiều cao để tính.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 2:
- Yêu cầu HS tính diện tích của hình bình hành và hình chữ nhật.
- So sánh diện tích của 2 hình này.
- Chữa bài và cho điểm HS.
Bài 3:
- Yêu cầu HS đọc đề.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Lắng nghe.
- Hình bình hành ABCD / hình tứ giác ABCD.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS cắt và thực hành theo GV.
- Hình chữ nhật.
- HS thực hiện theo yêu cầu của GV. Diện tích của hình chữ nhật là: S = a h
- Diện tích hình bình hành ABCD bằng diện tích hình chữ nhật ABIH.
- Muốn tính diện tích hình bình hành ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng đơn vị 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 19son.doc