Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 16 năm 2005

Tiết 29 Môn : Tập đọc Ngày 19 / 12/ 2005

 KÉO CO

I. MỤC TIÊU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc bài văn kể về trò chơi kéo co của dân tộc với giọng sôi nổi, hào hứng.

2. Hiểu các từ ngữ trong bài.

Hiểu tục chơi kéo co ở nhiều địa phương trên đất nước ta rất khác nhau. kéo co là một trò chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 Tranh minh hoạ trong SGK.

 Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.

III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

 

doc 60 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 691Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 16 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i lời các nhân vật.
2. Hiểu những từ ngữ mới trong bài.
Hiểu ý nghĩa của truyện : Chú bé người gỗ Bu-ra-ti-nô thông minh đã biết dùng mưu moi được túi mật về chiếc chìa khoá vàng ở những kẻ độc ác đang tìm mọi cách bắt chú.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ trong SGK. 
	Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn HS luyện đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS đọc bài Kéo co, trả lời câu hỏi về nội dung bài.
	- Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Cho HS quan sát tranh minh hoạ trong SGK. Hôm nay các em sẽ học một trích đoạn vui của truyện “Chiếc chìa khóa vàng hay truyện li kì của Bu-ra-ti-nô.
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng đoạn.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm nếu HS mắc lỗi. chú ý đọc đúng câu cầu khiến.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV đọc diễn cảm cả bài – giọng khá nhanh bất ngờ, hấp dẫn, đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
- Yêu cầu HS đọc đoạn 1, trả lời câu hỏi: 
+ Bu-ra-ti-nô cần moi bí mệt gì ở lão ba-ra-ba ?
 - Yêu cầu HS đọc đoạn 2, trả lời câu hỏi: 
+ Chú bé gỗ đã làm cách nào để buộc lão ba-ra-ba phải nói ra điều bí mật ?
- Yêu cầu HS đọc đoạn 3, trả lời câu hỏi: 
+ Chú bé gỗ gặp điều gì nguy hiểm và đã thoát thân như thế nào?
- Yêu cầu HS đọc lướt toàn bài, tìm những hình ảnh, chi tiết trong truyện emcho là ngộ nghĩnh và lí thú.
Hướng dẫn HS đọc diễn cảm :
- Yêu cầu HS đọc bài theo cách phân vai, GV hướng dẫn HS đọc giọng phù hợp với diển biến của câu chuyện, với tình cảm thài độ của từng nhân vật.
- GV đọc diễn cảm đoạn 1. 
- Yêu cầu HS đọc luyện đọc đoạn 1, GV theo dõi, uốn nắn.
- Thi đọc diễn cảm. 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn.
 + Đoạn 1 : Từ đầu đến ta sẽ tống nó vào cái lò sưởi này.
 + Đoạn 2 : Tiếp theo Ở . . . sau bức tra...anh trong nhà bác Các-lô ạ.
 + Đoạn 3 : Phần còn lại.
 - Sửa lỗi phát âm, đọc đúng theo hướng dẫn của GV, phát âm đúng những tiếng : Bu-ra-ti-nô, Tóoc-ti-la, Ba-ra-ba, Đu-rê-ma, A-li-xa, A-di-li-ô.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
 - HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc cả bài.
 - Theo dõi GV đọc bài.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ Bu-ra-ti-nô cần biết kho báu ở đâu.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
 + Chú chui vào cái bình bằng đất trên bàn ăn, ngồi im, đợi Ba-ra-ba uống rượi say, từ trong bình hét lên : Kho báu ở đâu, nói ngay, khiến hai tên độc ác sợ xanh mặt tưởng là lời ma quỉ nên đã nói ra bí mật.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm và trả lời : 
+ cáo A-li-xa và méo A-di-li-ô biết chú bé gõ đang ở trong bình đất, đã báo với Ba-ra-ba để kiếm tiền. Ba-ra-ba ném bình xuống sàn vỡ tan. Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa những mảnh bình. thừa dịp bọn ác đang há hốc mồm ngạc nhiên, chú lao ra ngoài.
- HS phát biểu. VD : Em thích nhất chi tiết Bu-ra-ti-nô chui vào chiếc bình bằng đất, ngồi im thin thít. / Em thích hình ảnh lảo già độc ác Ba-ra-ba sau khi uống rượu say, ngồi hơ bộ râu dài. / Em thích hình ảnh Bu-ra-ti-nô bò lổm ngổm giữa dống bình vỡ. / . . . 
- 4 HS đọc toàn bài theo cách phân vai. 
- Cả lớp theo dõi.
- Từng cặp HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1.
 - Một vài cặp học sinh thi đọc diễn cảm đoạn 1 trước lớp.
 5
Củng cố, dặn dò:
- Câu chuyện giúp các em hiểu ra điều gì? 
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài văn.
- Chuẩn bị bài : Rất nhiều mặt trăng
- Nhận xét tiết học.
Tiết Toán Ngày 21 /12/2005	
	CHIA CHO SỐ CÓ BA CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
- Aùp dụng phép chia cho số có ba chữ số để giải toán về số trung bình cộng, tính giá trị biểu thức.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài. 
- GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện phép chia cho số có ba chữ số.
Hướng dẫn thực hiện phép chia 
a) Phép chia 1944 : 162
- GV viết lên bảng phép chia 1944 : 162 yêu cầu HS thực hiện đặt tính và tính.
- GV theo dõi HS làm bài nếu thấy HS làm đúng GV cho HS nêu cách thực hiện tính của mình trước lớp, nếu sai GV hỏi HS khác trong lớp có cách làm khác không?
- GV hướng dẫn HS thực hiện đặt tính và tính như nội dung SGK trình bày.
 1944 162
 0324 12
 000
Chia theo thứ tự từ trái sang phải
* 194 chia 162 được 1, viết 1 ; 
 1 nhân 2 bằng 2, 4 trừ 2 bằng 2,viết 2 ; 
 1 nhân 6 bằng 6, 9 trừ 6 bằng 3, viết 3 ; 
 1 nhân 1 bằng 1, 1 trừ 1 bằng 0, viết 0.
* Hạ 4, 324 ; 324 chia 162 được 2, viết 2 ; 
 2 nhân 2 bằng 4, 4 trừ 4 bằng 0, viết 0 ; 
 2 nhân 6 bằng 12, 12 trừ 12 bằng 0, viết 0 nhớ 1.
 2 nhân 1 bằng 2, thêm 1 bằng 3, 3 trừ 3 bằng 0, viết 0
Vậy 1944 : 162 = 12
- Hỏi : phép chia 1944 : 162 là phép chia hết hay là phép chia có dư?
- GV chú ý hướng dẫn HS cách ước lượng thương trong các lần chia.
b) Phép chia 8469 : 241
GV tiến hành tương tự như phép chia 
1944 : 162 nhưng lưu ý đây là phép chia có dư.
- Hỏi : phép chia 8469 : 241 là phép chia hết hay là phép chia có dư?
- Với phép chia có dư chúng ta phải chú ý điều gì?
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Khi thực hiện tính giá trị của biểu thức có các dấu tính cộng, trừ, nhân, chia và không có dấu ngoặc ta thực hiện theo thứ tự nào?
- Yêu cầu HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 3
- Gọi HS đọc đề bài. 
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 1 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào giấy nháp.
- HS nêu cách tính của mình.
- Là phép chia hết.
- Theo dõi và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- Là phép chia có dư.
- Số dư luôn nhỏ hơn số chia.
- 4 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Tính giá trị của các biểu thức.
- Ta thực hiện các phép tính nhân chia trước, thực hiện cộng trừ sau.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
a. 1995 × 253 + 8910 : 495
 = 504735 + 18
 = 504753
b. 8700 : 25 : 4
 = 348 : 4
 = 87
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải
 Số ngày cửa hàng 1 bán hết số vải đó là:
 7128 : 264 = 27 (ngày)
 Số ngày cửa hàng 1 bán hết số vải đó là:
 7128 : 297 = 24 (ngày)
 Vì 24 < 27 nên của hàng Hai bán hết số vải đó sớm hơn của hàng Một và sớm hơn số ngày là:
 27 – 24 = 3 (ngày)
 Đáp số : 3 ngày
4
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà tập thực hiện phép chia và tập ước lượng thương.
- Chuẩn bị bài: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
Tiết:29 	 Môn : Tập làm văn Ngày 21 /12/2005
LUYỆN TẬP GIỚI THIỆU ĐỊA PHƯƠNG
I. MỤC TIÊU : 
	Dựa vào bài tập đọc Kéo co giới thiệu được cách thức chơi kéo co của hai làng Hữu Trấp và Tích Sơn.
	Giới thiệu được một trò chơi hoặc lễ hội ở quê em. 
	Lời giới thiệu rõ ràng, chân thật, có hình ảnh 	
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng phụ ghi sẵn ghi dàn ý chung của bài giới thiệu.
	Tranh minh hoạ tr.160 SGK. Tranh minh hoạ một số trò chơi, lễ hội ở địa phương. 
 III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
1. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 1 HS trả lời câu hỏi: khi quan sát đồ vật cần chú ý đến điều gì?
Gọi 2 HS đọc dàn ý tả một đồ chơi mà em đã chọn.
Nhận xét cho điểm học sinh.
Nhận xét bài cũ.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Các em đã rất khéo léo khi trao đổi với người thân về nguyện vọng học thêm một môn năng khiếu, về một đề tài gắn liền với chủ điểm Có chí thì nên, các em hãy đóng vai là những hướng dẫn viên du lịch để giới thiệu với du khách về trò chơi hay lễ hội ở địa phương mình.
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc bài tập đọc Kéo co.
- Bài Kéo co giới thiệu trò chơi của những địa phương nào?
- Hướng dẫn HS thực hiện yêu cầu.
GV nhắc HS giới thiệu bằng lời của mình để thể hiện không khí sôi động, hấp dẫn.
- Gọi HS trình bày, nhận xét, sửa lỗi dùng từ, diễn đạt và cho điểm từng HS.
 Bài 2:
a. Tìm hiều đề bài:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS quan sát các tranh minh hoạ và nói tên những trò chơi, lễ hội được giới thiệu trong tranh.
+ Ở địa phương mình hàng năm có những lễ hội nào?
+ Ở lễ hội đó có những trò chơinào thú vị?
- GV treo bảng phụ gợi ý cho HS biết dàn bài chính: 
+ Mở bài: Tên địa phương em, tên lễ hội hay trò chơi.
+ Nội dung, hình thức trò chơi hay lễ hội:
	- Thời gian tổ chức.
	- Những việc tổ chức lễ hội hoặc trò chơi.
	- Sự tham gia của mọi người.
+ Kết thúc: Mời các bạn có dịp về tham địa phương mình.
b. Kể trong nhóm.
- Yêu cầu HS kể trong nhóm 2 HS. GV đi giúp đỡ hướng dẫn từng nhóm.
+ Các em cần giới thiệu rõ về quê mình. Ở đâu? Có trò chơi, lễ hội gì? Lễ hội đó đã đễ lại cho em những ấn tượng gì?
c. Giới thiệu trước lớp.
- Gọi HS trình bày. 
- GV nhận xét sửa lỗi dùng từ, diễn đạt cho HS.
- GV cho điểm khuyến khích nhữn HS nói tốt. 	
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
+ Bài văn giới thiệu trò chơi kéo co của làng Hữu Trấp, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh và làng Tích Sơn thị xả Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.
- 2 học sinh ngồi cùng bàn giới thiệu, sửa cho nhau. 
- 3 đến 5 học sinh trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- Quan sát:
Các trò chới: thả chim bồ câu, đu bay ném còn.
Lễ hội: hội bơi thả, hội cồng chiêng, hội hát quan họ.
- Phát biểu theo địa phương.
- Kể trong nhóm.
- 3, 5 học sinh trình bày.
3
Củng cố, dặên dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại bài giới thiệu của em và chuẩn bị bài sau.
Bài 14	Lịch sử 	Ngày 21 / 12 /2005
CUỘC KHÁNG CHIẾN
CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG - NGUYÊN
I. MỤC TIÊU:
Sau bài học, HS biết :
Dưới thời nhà Trần , quân Mông – Nguyên đã ba lần sang xâm lược nước ta, cả ba lần chúng đều bị thất bại.
Quân và dân nhà Trần ba lần chiến thắng vẻ vang trước giặc Mông – Nguyên là do có lòng đoàn kết, quyềt tâm đánh giặc, lại có kế sách đánh hay.
Kể về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm vẻ vang của dân tộc.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Phiếu học tập cho học sinh.
Hình minh họa SGK.
Sưu tầm những mẫu chuyện về anh hùng Trần Quốc Toản
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ:
-GV gọi 2 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 2 câu hỏi cuối bài 13.
-GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS
-GV treo tranh minh họa về Hội nghị Diên Hồng và hỏi : Tranh vẽ cảnh gì ? Em biết gì về cảnh được vẽ trong tranh ?
 2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Tranh vẽ cảnh hội nghị Diên Hồng. Hội nghị này được vua Trần Thánh Tôn tổ chức để xin ý kiến của các bô lão khi giặc Mông – Nguyên sang xâm lược nước ta. Bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thêm về hội nghị lịch sử này. Đặc biệt biết thêm nhiều điều về cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên xâm lược của nhân dân ta.
Yù chí quyết tâm đánh giặc của vua tôi Nhà Trần
-GV gọi 1 HS đọc SGK từ Lúc đó quân Mông – Nguyên đang tung hoành khắp châu Âu và châu Á  các chiến sĩ tự thích vào tay mình hai chữ “ Sát Thát” ( giết chết giặc Nguyên)
GV kết luận : Cả ba lần xâm lược nuớc ta, quân Mông – Nguyên đều phải đối đầu với ý chí đoàn kết, quyết tâm đánh giặc của vua tôi nhà Trần. Cuộc kháng chiến diễn ra như thế nào ? Vua tôi nhà Trần đã dùng kế sách gì để đánh giặc ? Chúng ta cùng hiểu tiếp bài.
-GV nêu câu hỏi : Tìm những sự việc cho thấy vua tôi nhà Trần rất quyết tâm chống giặc.
Kế sách đánh giặc của vua tôi Nhà Trần và kết quả của cuộc kháng chiến
-GV tổ chức cho HS thảo luận theo nhóm với định hướng :
Hãy cùng đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau :
+ Nhà Trần đã đối phó với giặc như thế nào khi chúng mạnh và khi chúng yếu ?
+ Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rút khỏi Thăng Long có tác dụng như thế nào ?
- GV yêu cầu đại diện các nhóm phát biểu ý kiến.
-GV kết luận về kế sách đánh giặc của vua tôi nhà Trần, sau đó chuyển hoạt động : Với cách đánh giặc thông minh đó, vua tôi nhà Trần đã đạt được kết quả như thế nào ? Chúng ta cùng tìm hiểu kết quả của cuộc kháng chiến ba lần chóng lại giặc Nguyên.
-GV yêu cầu HS đọc tiếp SGK và hỏi : Kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên kết thúc thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta ?
-Theo em, vì sao nhân dân ta đạt được thắng lợi vẻ vang này ?
Tấm guơng yêu nước Trần Quốc Toản
- GV tổ chức cho HS cả lớp kể những câu chuyện đã tìm hiểu được về tấm gương yêu nước Trần Quốc Toản.
-GV tổng kết đôi nét về vị tướng trẻ yêu nước Trần Quốc Toản.
-1 HS đọc trước lớp, HS cả lớp theo dõi bài trong SGK.
-HS tiếp nối nhau phát biểu ý kiến, mỗi HS chỉ nêu một sự việc, đến khi đủ ý thì dừng lại :
+ Trần Thủ Độ khảng khái trả lời : “ Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo”.
+ Điện Diên Hồng vang lên tiếng đồng thanh của các bô lão : “ Đánh”
+Trần Hưng Đạo, người chỉ huy tối cao của cuộc kháng chiến viết Hịch tướng sĩ kêu gọi quân dân đấu tranh có câu : “ Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng ”
+Các chiến sĩ tự thích vào cánh tay mình hai chữ “ Sát thát” ( giết giặc Mông Cổ).
-HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS cùng đọc SGK và thảo luận.
Kết quả thảo luận mong muốn là :
+ Khi giặc mạnh, vua tôi nhà Trần chủ động rút lui để bảo toàn lực lượng. Khi giặc yếu, vua tôi nhà Trần tấn công quyết liệt buộc chúng phải rút lui khỏi bờ cõi nước ta.
+ Việc cả ba lần vua tôi nhà Trần đều rt khỏi Thăng Long có tác dụng rất lớn, làm cho địch khi vào Thăng Long không thấy một bóng người, không mọt chút lương ăn, càng thêm mệt mỏi và đói khát. Quân địch hao tổn, trong khi đó ta lại bảo toàn được lực lượng.
-2 nhóm đại diện phát biểu ý kiến về 2 câu hỏi, các nhóm khác theo dõi và nhận xét, bổ sung cho đủ ý.
-Sau ba lần thất bại, quân Mông – Nguyên không dám sang xâm lược nước ta nữa, đất nứoc ta sạch bóng quân thù, độc lập dân tộc được giữ vững.
-Vì dân ta đoàn kết, quyết tâm cầm vũ khí và mưu trí đánh giặc.
-Một số HS kể trước lớp.
5
Củng cố, dặn dò:
-GV tổng kết giờ học, dặn dò HS về nhà học thuộc bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá (nếu có) và chuẩn bị bài sau .
Tiết 79	Môn : Toán	Ngày 22/12/2005
	LUYỆN TẬP	
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh:
- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
- Củng cố về chia một s9ố cho một tích.
- Giải bài toán có lời văn.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS lên bảng làm bài. 
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Giờ học toán hôm nay các em sẽ rèn luyện kĩ năng chia số có nhiều chữ số cho số có ba chữ số.
Hướng dẫn luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự đặt tính rồi tính.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Biểu thức trong bài có dạng như thế nào?
- Khi thực hiện chia một số cho một tích chúng ta có thể làm như thế nào?
- GV yêu cầu HS làm bài.
 Cách 1	 Cách 2
 a) 2205 : (35 × 7) 2205 : (35 × 7)
 = 2205 : 245 = 2205 : 35 : 7
 = 9 = 63 : 7 = 9
 b.) 3332 : (4 × 49) 3332 : (4 × 49)
 = 3332 : 196 = 3332 : 4 : 49
 = 17 = 833 : 49 = 17
Bài 3:
Gọi HS đọc đề bài.
- Bài toán hỏi gì?
- Muốn biết cần tất cả bao nhiêu hộp loại mỗi hộp 160 gói kẹo ta cần biết gì trước?
- Thực hiện phép tính gì để tính số gói kẹo?
- Yêu cầu HS tóm tắt và làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Nhận xét bài bạn làm đúng / sai.
- Bài tập yêu cầu chúng ta tính giá trị của biểu thức.
- Có dạng một số chia cho một tích.
- Chúng ta có thể lấy số đó chia lần lượt cho các thừa số của tích.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở.
- Người ta xếp những gói kẹo vào 24 hộp, mỗi hộp chứa 120 gói kẹo. Nếu mỗi hộp chứa 160 gói kẹo thì cần bao nhiêu hộp để xếp số kẹo đó?
- Nếu mỗi hộp đựng 160 gói kẹo thí cần tất cả bao nhiêu hộp.
- Cần biết có tất cả bao nhiêu gói kẹo.
- Phép nhân 120 × 24
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
Tóm tắt 
Mỗi hộp 120 gói: 24 hộp
Mỗi hộp 160 gói : . . . hộp? 
 Bài giải
 Số gói kẹo có tất cả là:
 120 × 24 = 2880 (gói kẹo)
 Nếu mỗi hộp có 160 gói kẹo thì cần số hộp là:
 2880 : 160 = 18 (hộp)
 Đáp số : 18 hộp
 3
Củng cố, dặn dò:
- Khi thực hiện chia một số cho một tích chúng ta có thể làm như thế nào?
- Chuẩn bị bài: Chia cho số có ba chữ số (tiếp theo).
- Nhận xét tiết học.
Tiết:16 	 Kể chuyện Ngày 22/12/2005
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
I. MỤC TIÊU : 
	1 Rèn kỹ năng nói:
	Học sinh chọn được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của bạn bèxung quanh. Biết sắp xếp các sự việc thành một câu chuyện. Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện.
	Lời kể tự nhiên, chân thật, có kết hợp lời nói với cử chỉ điệu bộ.
	2 Rèn kỹ năng nghe: 
	Chăm chú nghe bạn kể chuyện nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	 Bảng phụ viết đề bài, 3 cách xây dựng cốt truyện.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 
2
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh lên bảng kể câu chuyện em đã nghe, đã đọc có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: 
	Tiết kể chuyện hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của chính các em hoặc của bạn bè xung quanh. Chúng ta sẽ biết trong tiết học hôm nay, bạn nào có câu chuyện về đồ chơi hay nhất.
	- GV kiểm tra việc chuẩn bị bài của học sinh.
	- Nhận xét tuyên dương những tổ chuẩn bị bài tốt.
Hướng dẫn kể chuyện:
a. Tìm hiểu đề bài:
- Gọi HS đọc đề bài, GV phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: đồ chơi của em, của các bạn. 
Hỏi: + Yêu cầu của đề bài là gì?
b. Gợi ý kể chuyện
- Gọi 3 học sinh nối nhau đọc 3 gợi ý 
- Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào?
- Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể.
c. Kể trước lớp:
* Kể trong nhóm.
- Yêu cầu học sinh kể chuyện trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn.
* Kể trước lớp.
- Tổ chức cho học sinh thi kể trước lớp. GV khuyến khích học sinh dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung, các sự việc, ý nghĩa truyện.
- Gọi học sinh nhận xét từng bạn kể. 
- Nhận xét cho điểm từng học sinh.
- 2 Học sinh đọc đề bài.
- Đề bài yêu cầu câu chuyện kể phải là câu chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em.
- 3 học sinh nối nhau đọc thành tiếng.
- Khi kể em nên dùng từ xưng hô: tôi, mình.
+ Em muốn kể cho các bạn nghe câu chuyện vì sao em có con búp bê biết bò, biết hát.
+ Em muốn kể câu chuyện về con thỏ nhồi bông của em.
+ Em xin kể câu chuyện về chú siêu nhân mang mặt nạ màu nâu. . . . 
- 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau.
- 3 – 5 học sinh thi kể.
3
Củng cố, dặên dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện mà em nghe các bạn kể cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài k

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 16.doc