Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 11 năm 2005

ĐẠO ĐỨC

 ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA KÌ I

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

 Có hiểu biết ban đầu về một số chuẩn mực hành vi đạo đức phù hợp với lứa tuổi: trong việc thực hiện quyền được có ý kiến và bày tỏ ý kiến ; trong việc tiết kiệm tiền của, thời giờ và thực hiện nhiệm vụ học tập của bản thân

 2. Kĩ năng:

 - Hình thành kĩ năng bày tỏ ý kiến, thái độ của bản thân đối với những quan niệm, hành vi, việc làm có liên quan đến các chuẩn mực đã học.

 3. Hành vi:

 - Có ý thức trung thực, vượt khó trong học tập, tiết kiệm trong cuộc sống

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Phiếu học tập

 - Bảng phụ ghi các tình huống

 

doc 27 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 563Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 11 năm 2005", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rong bài phải viết hoa? 
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai : triệu, chớp mắt, lặn, thuốc nổ.
+ Yêu cầu HS nhắc lại tư thế ngồi khi viết bài.
- Yêu cầu HS gấp sách.
- Yêu cầu HS viết bài.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- Chấm chữa 8 bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2B : 
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập.
- Đề bài yêu cầu gì?
- GV phát cho các nhóm giấy khổ lớn để làm bài.
- Yêu cầu HS các nhóm đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương những nhóm làm bài đúng.
Bài 3:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đọc bài làm của mình.
- GV theo dõi, nhận xét. tuyên dương 
- GV lần lượt giải thích nghĩa của từng câu.
- Yêu cầu HS đọc thuộc lòng các câu trên.
- GV nhận xét tuyên dương những em học thuộc tốt những câu trên.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm 4 khổ thơ.
+ Chữ đầu câu.
- 1 HS lên bảng viết, cả lớp viết vào bảng con.
+ 1 HS nhắc miệng 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV. 
- HS nhớ lại đoạn thơ và viết bài vào vở.
 - HS đổi chéo vở soát lỗi cho nhau
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cảø lớp đọc thầm.
- Đặt trên những chữ in đậm dấu hỏi hay dấu ngã.
- Các nhóm nhận giấy khổ lớn thảo luận và điền kết quả.
- Đại diện các nhóm treo bảng và trình bày bài làm của nhóm mình. 
* Thứ tự các từ cần điền:
nổi thưởng, đỗi, chỉ, nhỏ, thuở phải, hỏi, của,bữa, để ,đỗ .
-Nhận xét kết quả bài làm của nhóm bạn.
- 1 em đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 1 em lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
a) Tốt gỗ hơn tốt nước sơn.
b) Xấu người, đẹp nết.
c) Mùa hè cá sông, mùa đông cá bể.
d) Trăng mờ còn tỏ hơn sao
- Một số em đọc bài làm của mình, HS cả lớp nhận xét kết quả bài làm của bạn.
- HS thi đọc thuộc lòng những câu trên.
4
Củng cố, dặn dò:
- Vừa viết chính tả bài gì ?
- Về nhà học thuộc lòng những cậu thơ ở bài tập 3.
- GV nhận xét tiết học. Tuyên dương những HS viết chính tả đúng.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	LUYỆN TẬP VỀ ĐỘNG TỪ
I. MỤC TIÊU:
	- Nắm được một số từ bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ.
	- Bước đầu biết sử dụng các từ nói trên.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 1.
	- Giấy khổ để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh 
 1
2
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gạch chân dưới những động từ có trong đoạn văn sau: “Những mảnh lá mướp to bản đều cúp uốn xuống để lộ ra những hoa màu vàng ngắt. Có tiếng vỗ cánh sè sè của vài con ong bò đen bóng, bay rập rờn trong bụi chanh.”
- Động từ là gì cho? ví dụ.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Từ “sắp” bổ sung ý nghĩa gì cho động từ đến? Nó cho biết điều gì?
- Từ “đã “bổ sung ý nghĩa gì cho động từ trút? Nógợi cho em biết điều gì?
 - Kết luận: 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi và làm bài. 
- Gọi HS nhận xét, chữa bài.
- Chữa bài và cho điểm HS.
- Yêu cầu HS giải thích Tại sao 
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu và truyện vui.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS đọc các từ mình thay đổi 
- Nhận xét và kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc lại truyện đã hoàn thành.
- Truyện đáng cười ở điểm nào?
- 1 HS lên bảng làm bài.
- 2 HS trả lời và nêu ví dụ.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- 2 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở.
+ Trời ấm lại pha lành lạnh. Tết sắp đến.
+ Rặng đào đã trút hết lá.
- Học sinh nêu theo ý hiểu
- HS đọc 
- HS trao đổi thảo luận nhóm 4.
 - 2 HS lên bảng làm bài, dưới lớp làm bài vào nháp.
a) đã b, đa,õ đan sắp 
- Nhận xét, chữa bài cho bạn.
- Trả lời theo ý hiểu 
- 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS thảo luận nhân 2 
- HS đọc 
- 2 HS đọc lại bài đã hoàn thành.
 - HS trả lời
5
Củng cố, dặn dò:
- Những từ nào thường bổ sung ý nghĩa thời gian cho động từ?
- Về nhà học bài.
- Chuẩn bị bài : Tính từ
- Nhận xét tiết học.
KỂ CHUYỆN
BÀN CHÂN KÌ DIỆU
I. MỤC TIÊU : 
	1 Rèn kỹ năng nói:
	- Dựa vào lời kể của GV và tranh minh họa kể lại từng đoạn và toàn bộ câu chuyện 
- Biết phối hợp lời kể với điệu bộ, nét mặt, cử chỉ một cách tự nhiên.
	- Hiểu ý nghĩa của truyện: dù trong hoàn cảnh khó khăn nào, nếu con người giàu nghị lựa, có ý chí vươn lên thì sẽ đạt được điều mình mong ước.
	2 Rèn kỹ năng nghe: 
	- Tự rút ra bài học cho mình từ tấm gương Nguyễn Ngọc kí 
	- Biết lắng nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, đánh giá lời kể của bạn. 
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Tranh minh hoạ trong SGK.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1 .
2 .
3
1. Bài cũ:
- Gọi học sinh kể câu chuyện có nội dung về một ước mơ đẹp của em hoặc của bạn bè, 
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
GV kể chuyện:
-Cho HS quan sát tranh minh hoạ, đọc thầm các yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
- GV kể Lần1 :
- GV kể lần 2: Vừa kể vừa chỉ vào từng tranh minh hoa
Hướng dẫn kể chuyện.
a) Kể trong nhóm:
- GV chia nhóm 4 HS, Yêu cầu học sinh trao đổi, kể chuyện trong nhóm. 
b) Kể trước lớp:
- Tổ chức cho học sinh kể từng đoạn trước lớp.
- Nhận xét, cho điểm từng học sinh.
- Tổ chức cho học thi kể toàn truyện.
+ Hai cánh tay của Ký có gì khác mọi người?
+ Khi cô giáo đến nhà Ký đang làm gì?
+ Ký đã cố gắng như thế nào?
+ Ký đã đạt được những thành công gì?
+ Nhờ đâu mà Ký đạt được những thành công đó?
- Nhận xét và cho điểm học sinh
- Câu chuyện muốn khuyên chúng ta điều gì?
- 2HS kể 
- Nhận xét bạn kể 
- Học sinh quan sát tranh đọc thầm yêu cầu của bài kể chuyện trong SGK.
- HS theo dõi lắng nghe.
 HS theo dõi lắng nghe.
- Học sinh trong nhóm thảo luận, kể chuyện. Khi 1 học sinh kể, các em khác lắng nghe, nhận xét, góp ý cho bạn.
- Các tổ cử đại diện thi kể.
- 3 HS tham gia thi kể.
+ HS nối tiếp trả lời 
- Nhận xét 
- Câu chuyện khuyên chúng ta hãy kiên trì, nhẫn nại vượt lên mọi khó khăn thì sẽ đạt được mong ước của mình.
4 
Củng cố, dặên dò :
- Nhận xét tiết học.
- Dăïn học sinh về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe.
- Chuẩn bị bài tuần 12.
 Thứ tư, ngày 15/11/2005
 MÔN : TẬP ĐỌC	 
	CÓ CHÍ THÌ NÊN 	 
I. MỤC TIÊU:
1. Đọc trôi chảy, rõ ràng, rành rẽ từng câu tục ngữ. Giọng đọc khuyên bảo nhẹ nhàng, chí tình.
2. Bước đầu nắm được đặc điểm diễn đạt của các câu tục ngữ.
Hiểu lời khuyên của các câu tục ngữ để có thể phân loại chúng vào 3 nhóm : 
	3. Học thuộc lòng 7 câu tục ngữ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Tranh minh hoạ nội dung bài tập đọc trong SGK.
	Bảng phụ viết sẵn nội dung câu cần hướng dẫn HS đọc.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
+ HS đọc câu hỏi, từng cặp HS trao đổi thảo luận để xếp 7 câu tục ngữ vào 3 nhóm đã học. HS làm bài trên phiếu và trình bày kết quả.
a) Khẳng định rằng có ý chí thì nhất định thành công.
1. Có công mài sắc, có ngày nên kim.
4. Người có trí thì nên . . . 
b) Khuyên người ta giữ vững mục tiêu đã chọn.
2. Ai ơi đã quyết thì hành . . . 
5. Hãy lo bền trí câu cua . . . 
c) Khuyên người ta không nản lòng khi gặp khó khăn.
3. Thua keo này, bày keo khác.
6. Chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo.
7. Thất bại là mẹ thành công.
7. 
4
1. Kiểm tra bài cũ:
 - HS đọc truyện Ông Trạng thả diều và trả lời câu hỏi với nội dung của mỗi đoạn.
- Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn luyện đọc :
 - Đọc từng câu tục ngữ.
- Theo dõi HS đọc và chỉnh sửa lỗi phát âm, cách đọc cho HS. 
Chú ý nghỉ hơi đúng ở các câu sau:
 - Ai ơi / đã quyết thì hành,
 Đã đan / thì lận tròn vành mới thôi !
 - Người có chí / thì nên
 Nhà có nền / thì vững.
- Yêu cầu HS đọc thầm phần chú thích các từ mới ở cuối bài. 
 - Đọc theo cặp.
 - Gọi HS đọc lại các câu tục ngữ.
 - GV đọc diễn cảm cả bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài :
 - GV yêu cầu Học sinh đọc thầm , trao đổi thảo luận trả lời lần lượt từng câu hỏi.
+ Câu hỏi 1: SGK
+ Câu hỏi 2 : SGK
+ Câu hỏi 3 : SGK
* Hướng dẫn HS đọc diễn cảm và học thuộc lòng bài thơ :
- Yêu cầu HS đọc bài.
 GV hướng dẫn HS tìm đúng giọng đọc 
 - GV đọc diễn cảm toàn bài.
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm. 
- Thi đọc diễn cảm. 
* Hướng dẫn HS học thuộc lòng:
 - Gọi HS đọc lại bài thơ.
- Tổ chức cho HS thi đọc thuộc lòng từng câu, cả bài.
- 2 HS lên bảng đọc 
HS quan sát tranh SGK,
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu tục ngữ.
- Sửa lỗi phát âm cách đọc theo hướng dẫn của GV.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS luyệïn đọc theo cặp.
 - Một, hai HS đọc đọc 7 câu tục ngữ.
 - Theo dõi GV đọc bài.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
+ HS đọc câu hỏi, cả lớp suy nghĩ, trao đổi, phát biểu ý kiến.
- Ngắn gọn, ít chữ - Có vần, có nhịp cân đối. Cụ thể: - Có hình ảnh :
 + HS đọc câu hỏi suy nghĩ và phát biểu ý kiến.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc bài thơ, theo sự hướng dẫn của GV.
- Cả lớp theo dõi.
- HS luyện đọc diễn cảm theo cặp.
 - Một vài HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
- HS nhẩm thuộc lòng bài thơ.
- HS thi đọc thuộc lòng theo hướng dẫn của GV.
3
Củng cố, dặn dò:
- HS hãy nêu ý nghĩa của một số câu tục ngữ.
- Về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài.
 - Nhận xét tiết học.
MÔN : TOÁN
	NHÂN VỚI SỐ CÓ TẬN CÙNG LÀ CHỮ SỐ 0	 
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh :
 	- Biết cách nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
	- Vận dụng để tính nhanh, tính nhẩm.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	Bảng, SGK, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Viết công thức và phát biểu tính chất kết hợp của phép nhân.
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hướng dẫn nhân với số có tận cùng là chữ số 0.
- GV viết lên bảng phép tính 1324 × 20
-Hướng dẫn HS tính như SGK
- Hãy tính giá trị của 1324 × (2 × 10)
- Vậy khi thực hiện nhân 1324 × 20 chúng ta chỉ việc thực hiện 1324 × 2 rồi viết thêm một chữ số 0 vào bên phải tích 
- GV yêu cầu HS thực hiện tính: 124 × 30; 1578 × 40; 5463 × 50
- GV nhận xét .
- GV viết lên bảng phép nhân 230 × 70
- Vậy ta có 230 × 70 = ( 23 × 10) × (7 × 10)
- GV: Hãy áp dụng tính chất giao hoán và kết hợp của phép nhân để tính giá trị của biểu thức (23 × 10) × (7 × 10)
- Vậy khi thực hiện nhân 230 × 70 chúng ta chỉ việc thực hiện 23 × 7 rồi viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải tích 23 ×7
- GV : hãy đặt tính và thực hiện tính 230 × 70 
- GV yêu cầu HS nêu cách thực hiện phép nhâ của mình.
- GV yêu cầu HS thực hiện tính: 1280 × 30; 4590 × 40; 2643 × 500
Luyện tập
Bài 1:
- Yêu cầu HS làm bài, sau đó nêu cách tính. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 3:
- Gọi HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
- 1HS lên bảng viết công thức
- Gọi 1 HS lên bảng sửa bài tập 2 / 61.
- HS tính.
1324x20= 13240
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở: 
1324 × (2 × 10) = (1324 × 2) × 10
	 = 2648 × 10 = 26480
- 1324 × 20 = 26480
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nêu : 
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính, sau đó nêu cách tính 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- (23 × 10) × (7 × 10) 
= (23 × 7) × (10 × 10) 
= 161 × 100 = 16100
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào nháp.
- HS nêu: nhân 23 với 7, được 161. viết thêm hai chữ số 0 vào bên phải được 16100.
- 3 HS lên bảng đặt tính và tính sau đó nêu cách tính như 230 × 70. 
- 3 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS làm bài sau đó nêu cách làm và kết quả.
1326 × 300 = 397800
3450 × 20 = 69000
1450 × 800 = 1160000
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng/sai. 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm bài,lớp làm bài vào vở. 
 Bài giải
Số ki-lô-gam gạo xe ô tô chỡ được là:
 50 × 30 = 1500 (kg)
Số ki-lô-gam ngô xe ô tô chỡ được là:
 60 × 40 = 2400 (kg)
Số ki-lô-gam gạo và ngô xe ô tô chỡ được là:
 1500 + 2400 = 3900(kg)
 Đáp số: 3900 kg 
 4
Củng cố, dặn dò:
- Nêu cách thực hiện phép nhân với số tận cùng là chữ số 0.
- Về nhà làm bài tập 4/62.
- Chuẩn bị bài: Đề-xi-mét vuông
- Nhận xét tiết học.
TẬP LÀM VĂN
LUYỆN TẬP TRAO ĐỔI Ý KIẾN VỚI NGƯỜI THÂN
I. MỤC TIÊU : 
	Xác định được đề tài, nội dung, hình thức trao đổi.
	Đóng vai trao đổi tự nhiên, tự tin, nhân ái, để đạt được mục đích đề ra.
	Biết cách nói, thuyết phục đối tượng đang thực hiện trao đổi với mình và người nghe.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
	SGK, phấn.
	Bảng lớp viết sẵn đề bài.
	Bảng phụ ghi sẵn tên truyện hay nhân vật có ghị lực, ý chí vươn lên.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP :
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
2
1. Bài cũ:
Gọi 2 cặp học sinh lên bảng thực hiện trao đổi ý kiến với người thân về nguyện vọng học thêm môn năng khiếu.
Nhận xét cho điểm từng học sinh.
2. Bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hướng dẫn làm bài:
a) Phân tích đề bài:
- Gọi học sinh đọc đề bài trên bảng.
+ Cuộc trao đổi diễn ra giữa ai với ai?
+ Trao đổi về nội dung gì?
+ Khi trao đổi cần chú ý điều gì?
b) Hướng dẫn tiến hành trao đổi:
- Gọi 1 học sinh đọc gợi ý.
- Treo bảng phụ tên nhân vật có nghị lực, ý chí vươn lên.
- Gọi học sinh nói nhân vật mình chọn.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 2.
- Gọi học sinh khá giỏi làm mẫu về nhân vật và nội dung trao đổi.
- Gọi học sinh đọc gợi ý 3.
- Gọi 2 cặp học sinh thực hiện hỏi đáp.
c) Thực hành trao đổi.
- Trao đổi trong nhóm.
- Trao đổi trước lớp.
- Nhận xét chung và cho điểm từng học sinh. 
2 HS lên bảng 
- 2 học sinh đọc thành tiếng.
-Cuộc trao đổi diễn ra giữa em với người thân trong gia đình: 
-Trao đổi về một người có ý chí nghị lực vươn lên. 
-Khi trao đổi cần chú ý nội dung truyện. Truyện đó phải cả 2 người cùng biết và khi trao đổi phải thể hiện thái độ khâm phục nhân vật trong truyện.
- 1 học sinh đọc thành tiếng
- Đọc thầm, trao đổi để chọn bạn, chọn đề tài trao đổi.
- Một vài em phát biểu.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Học sinh làm theo yêu cầu của GV.
- 1 học sinh đọc thành tiếng.
- Là bố em / là anh em . . . . 
Em gọi bố, xưng con/ anh xưng em. . .- 2 HS đã chọn nhau cùng trao đổi, 
- Một vài cặp HS tiến hành trao đổi. Các học sinh khác lắng nghe.
- Nhận xét theo các tiêu chí đã nêu.
 3
Củng cố, dặên dò :
- Khi trao đổi ý kiến với người thân cần chú ý điều gì?
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn học sinh về nhà viết lại cuộc trao đổi vào VBT và chuẩn bị bài sau.
	Thứ năm, Ngày 17/11/2005
MÔN : TOÁN
ĐỀ-XI-MÉT VUÔNG
I. MỤC TIÊU:
	Giúp học sinh :
 	- Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích đề-xi-mét vuông.
	- Biết đọc, viết và so sánh các số đo theo đơn vị đề-xi-mét vuông.
	- Biết được 1 dm2 = 100 cm2 và ngược lại.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Hình vuông cạnh 1 dm đã chia thành 100 ô vuông , mỗi ô có diện tích 1 cm2. 
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1 
2
3
4
1. Kiểm tra bài cũ: 
 : Điền số tròn chục vào ô trống : 	× 3 < 9 × 4 < 100
HS 3: Sửa bài tập 4/ 62.
GV nhận xét cho điểm HS. 
2. Bài mới:
 Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu cảu tiết học
Ôn tập về xăng-ti-mét vuông
- GV yêu cầu: vẽ một hình vuông có diện tích là 1 cm2.
- GV kiểm tra một số HS, 
hỏi: 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh là bao nhiêu cm?
Giới thiệu đề-xi-mét vuông (dm2 )
a) Giới thiệu đề-xi-mét vuông.
- GV treo hình vuông Như SGK và giới thiệu:
- Hình vuông trên bảng có diện tích là 1 dm2 
- GV yêu cầu HS thực hiện đo cạnh của hình vuông.
- Vậy 1 dm2 chính là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 dm.
- GV nêu: đề-xi-mét vuông kí hiệu là dm2 .
GV viết trên bảng : 2 cm2, 3 dm2 , 24 dm2 .
b) Mối quan hệ giữa xăng-ti-mét vuông và đề-xi-mét vuông.
- GV: Hãy tính diện tích của hình vuông có cạnh dài 10 cm.
- GV : Hình vuông cạnh 10 cm có diện tích là bao nhiêu?
- Vậy 100 cm2 = 1 dm2 .
- GV yêu cầu HS vẽ hình vuông có diện tích 1 dm2 .
Luyện tập
Bài 1:
- cho HS nối tiếp nêu miệng 
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự điền cột đầu tiên trong bài. 
- GV viết lên bảng: 48 dm2 = . . . cm2
- Vì sao ?
- GV viết tiếp lên bảng: 2000 cm2 = . . . dm2 
- Vì sao ?
- Yêu cầu HS tự làm tiếp phần còn lại.
Bài 5:
- Yêu cầu tính diện tích từng hình sau đó ghi Đ (đúng), S (sai) vào từng trống.
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
HS 1 lên bảng điền
HS 2: Tính 120 × 40 × 20 
 740 × 200 × 30
- HS vẽ ra giấy nháp.
- HS: 1 cm2 là diện tích của hình vuông có cạnh dài 1 cm.
- Quan sát.
- 1HS đo 
- Theo dõi và ghi nhớ.
- HS ghi nhớ
- Một số HS đọc trước lớp.
- HS tính và nêu: 10 cm × 10 cm = 100 cm2
- Là 1 dm2 
- HS vẽ vào giấy có kẻ sẵ các ô vuông 1 cm 2
- HS thực hành đọc 
 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
1 dm2 = 100 cm2 100 cm2 = 1 dm2 
- HS điền: 48 dm2 = 4800 cm2 
- Vì ta có: 1 dm2 = 100 cm2
Nhẩm 48 × 100 = 4800
- HS điền: 2000 cm2 = 20 dm2 
- HS nêu:
- HS làm bài sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
- HS tính và điền Đ vào a và S vào b, c, d. 
 5
Củng cố, dặn dò:
- 1 dm2 = . . . cm2 100 cm2 = . . . dm2 
- Về nhà làm bài tập 2, 4 /64.
- Chuẩn bị bài: Mét vuông
- Nhận xét tiết học.
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
	TÍNH TỪ
I. MỤC TIÊU:
	- HS hiểu thế nào là tính từ.
	- Bước đầu tìm được tính từ trong đoạn văn, biết đăït câu với tính từ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2, 3.
	- Giấy khổ để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh 
 1
 2
3
1.Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng đặt câu có các từ bổ sung ý nghĩa cho động từ.
- Gọi 3 HS tiếp nối đọc lại bài tập 2, 3 đã hoàn thành.
- Nhận xét và cho điểm từng HS.
2.Giới thiệu bài:Nêu yêu cầu của tiết học
Tìm hiểu ví dụ:
- Gọi HS đọc phần chú giải.
+ Câu chuyện kể về ai?
- Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi 
- Gọi HS nhận xét chữa bài cho bạn.
- Kết luận lời giải đúng.
 a. Tính tình, tư chất của cậu bé Lu-I Pa xtơ : chăm chỉ, giỏi.
 b. Màu sắc của sự vật:
- Những chiếc cầu: trắng phau.
- Mái tóc của thầy Rơ-nê: xám.
 c. Hình dáng, kích thước và các đặc điểm khác của sự vật:
- Thị trấn : nhỏ- Những ngôi nhà : nhỏ bé, cổ kính
- Dòng sông : hiền hoà- Vườn nho : con con- - Da của thầy Rơ-nê : nhăn nheo.
Bài 3:
- GV viết: đi lại vẫn nhanh nhẹn lên bảng.
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ nào?
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi như thế nào?
- Thế nào là tính từ?
* Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ trong SGK. 
- Yêu cầu HS đặt câu có tính từ.
Luyện tập:
Bài 1: 
- Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS trao đổi làm bài.
- Chữa bài, nhận xét và cho điểm HS.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
+ Người bạn hoặc người thân của em có đặc điểm gì? Tính tình ra sao? Tư chất như thế nào?
- Gọi HS đặt câu, GV nhận xét sửa lỗi dùng từ ngữ pháp cho từng em.
- 2 HS lên bảng viết.
- 3 HS đứng tại chỗ đọc bài.
- Nhận xét bài làmcủa bạn trên bảng 
- HS nối tiếp nhau đọc.
+ Câu chuyện kể về nhà bác học nổi tiếng người pháp, tên lu-i Pa-xtơ.
- HS đọc yêu cầu.
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận dùng bút chì viết những từ thích hợp.
- Phát biểu nhận xét, bổ sung.
+ Từ nhanh nhẹn bổ sung ý nghĩa cho từ đi lại.
+ Từ nhanh nhẹn gợi tả dáng đi hoạt bát, nhanh 
- Tính từ là từ miêu tả đặc điểm , tính chất của sự vật, hoạt động, trạng thái. . . .- 3, 4 HS đọc thành tiếng.
- HS đặt câu.
- 1 HS đọc thành tiếng 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi làm bài, dùng bút chì gạ

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 11.doc