Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 10

Tuần 10 Thứ hai ngày 07 /11 / 2005

ĐẠO ĐỨC

TIẾT KIỆM THỜI GIỜ (TT)

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức: Giúp học sinh hiểu:

- Cần phải tiết kiệm thời giờ, vì thời giờ rất quý giá cho chúng ta làm việc và học tập.

 2. Thái độ:

- Tôn trọng và quý thời gian. Có ý thức làm việc khoa học, hợp lí

 3. Hành vi:

- Thực hành làm việc khoa học, giờ nào việc nấy, làm việc nhanh chóng, dứt điểm, không vừa làm vừa chơi

- Phê phán, nhắc nhở các bạn cùng biết tiết kiệm thời giờ.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi nội dung các tình huống

- Bìa hai mặt xanh – đỏ cho các nhóm

 

doc 23 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần lễ 10", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
yên dương những nhóm chọn thức ăn phù hợp.
- Tiến hành hoạt động trong nhóm, sau đó trình bày một bữa ăn mà nhóm mình cho là đủ chất dinh dưỡng.
+ Trình bày và nhận xét.
- Lắng nghe
4
Củng cố, dặn dò:
- Gọi 2 HS đọc 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý.
- Dặn HS về nhà mỗi HS vẽ 1 bức tranh để nói với mọi người cùng thực hiện một trong 10 điều khuyên dinh dưỡng.
- Dặn HS về nhà học thuộc lại các bài học để chuẩn bị kiểm tra.
MÔN : CHÍNH TẢ
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 2)
I. MỤC TIÊU:
	1. Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài Lời hứa.
	2. Hệ thống hoá các qui tắc viết hoa tên riêng.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 2 để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
 3
 1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Giới thiệu bài: 
Viết chính tả:
- GV đọc bài chính tả, sau đó gọi 1 HS đọc lại.
- Gọi HS giải nghĩa từ trung sĩ.
- Yêu cầu HS tìm các từ dễ lẫn khi viết chính tả và luyện viết.
- Hỏi HS về cách trình bày khi viết
- Đọc chính tả cho HS viết.
- Soát lỗi, thu bài, chấm chính tả.
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và phát biểu ý kiến. GV nhận xét và kết luận câu trả lời đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS học tập theo nhóm.
- GV kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc, cả lớp lắng nghe.
- Đọc phần chú giải trong SGK.
- Các từ: ngẩng đầu, trận giả, trung sĩ.
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS viết bài vào vở.
- Soát lỗi, nộp bài.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi thảo luận.
- Theo dõi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Sửa bài.
4
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc các bài tập đọc, học thuộc lòng để chuẩn bị tiết sau.
- Nhận xét tiết học.
MÔN :LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TẬP GIỮA KÌ I
	TIẾT 3
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu 
	- Yêu cầu HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
	2. Hệ thống hoa ùmột số điều cần ghi nhớ về nội dung, nhân vật, giọng đọc 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9.
	- Phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 2 để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:	
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2 
3
1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Giới thiệu bài: 
Kiểm tra tập đọc (khoảng ⅓ lớp)
 - GV yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc, xem lại bài đọc trong vòng 2 phút trước khi đọc bài.
- HS đọc trong SGK 
-Trả lời 1, 2 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
- GV nhận xét 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc tên bài tập đọc là truyện kể ở tuần 4, 5, 6 đọc cả số trang. GV ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho từng nhóm. Yêu cầu HS trao đổi, thảo luận và hoàn thành phiếu. 
- Kết luận lời giải đúng.
- Gọi HS đọc phiếu đã hoàn chỉnh.
- Tổ chức cho HS thi đọc từng đoạn hoặc cả bài theo giọng đọc các em tìm đúng.
- Nhận xét tuyên dương học sinh học tốt.
- Phiếu đúng:
- HS lên bốc thăm chọn bài đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Các bài tập đọc:
+ Một người chính trực – trang 36.
+ Những hạt thóc giống – trang 46.
+ Nỗi dằn vặt của An-đây-ca – trang 55.
+ Chị em tôi –trang 59.
- Hoạt độngtrong nhóm.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc (mỗi HS đọc một truyện).
- 1 bài 3 HS thi đọc.
4
Củng cố, dặn dò:
- Chủ điểm măng mọc thẳng gợi cho em suy nghĩ gì?
- Những truyện kể các em vừa đọc khuyên chúng ta điều gì?
- GV yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Nhận xét tiết học.
MÔN :KỂ CHUYỆN 
	ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 4)
I. MỤC TIÊU:
	1. Hệ thống hoá và hiểu sâu thêm các từ ngữ, các thành ngữ, tục ngữ đã học trong 3 chủ điểm Thương người như thể thương thân, Măng mọc thảng, Trên đôi cánh ước mơ.
	2. Nắm được tác dụng của dấu hai chấm và dấu ngoặc kép.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 1, 3 để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:	
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Giới thiệu bài: 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS nhắc lại các bài MRVT. GV ghi nhanh lên bảng.
- GV phát phiếu cho các nhóm yêu cầu HS trao đổi thảo luận và làm bài.
- Gọi các nhóm lên chấm bài của nhau.
 -Nhận xét tuyên dương 
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc các câu thành ngữ tục ngữ.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để đặt câu .
- Nhận xét chữa từng câu cho HS.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi về tác dụng của dấu ngoặc kép, dấu hai chấm và lấy ví dụ về tác dụng của chúng.
- 2 HS đọc thành tiếng.
- Nhân hậu – đoàn kết.
 Măng mọc thẳng.
 Trên đôicánh ước mơ.
 -HS hoạt động trong nhóm.ai2
 - Dán phiếu lên bảng, 1 HS đại diện trong nhóm trình bày.
 - Chấm bài của nhóm bạn bằng cách:
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
 - HS đọc thành ngữ tục ngữ.
 - HS làm bài vào phiếu học tập.
 - HS tìm tình huống sử dụng:
 - 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
 - Thực hiện theo yêu cầu của GV.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà học thuộc các từ ngữ, thành ngữ, tục ngữ vừa học.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ tư ngày 10/11/2005
	MÔN :TIẾNG VIỆT	
	ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 5)
I. MỤC TIÊU:
	1. Kiểm tra lấy điểm đọc và học thuộc lòng, kết hợp kiểm tra kĩ năng đọc – hiểu.
	- HS đọc trôi chảy các bài tập đọc đã học từ đầu học kì I của lớp 4 (phát âm rõ, tốc độ đọc tối thiểu 120 chữ/phút, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ, biết đọc diễn cảm thể hiện đúng nội dung văn bản nghệ thuật).
2. Hệ thống được một số điều cần ghi nhớ về thể loại, nội dung chính, nhân vật, tính cách, ..
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Phiếu viết tên từng bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 1 đến tuần 9.
	- Phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 2, 3 để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:	
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2 
3
1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Giới thiệu bài: 
Kiểm tra tập đọc (khoảng ⅓ lớp)
 - GV yêu cầu từng HS bốc thăm chọn bài tập đọc, xem lại bài đọc trong vòng 2 phút trước khi đọc bài.
- HS đọc bài theo chỉ định trong phiếu.
-Trả lời 1, 2 câu hỏi trong đoạn vừa đọc.
- GV cho điểm 
Hướng dẫn làm bài tập:
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Gọi HS đọc tên các bài tập đọc , số trang thuộc chủ điểm Trên đôi cánh ước mơ. GV ghi nhanh lên bảng.
- Phát phiếu cho nhóm HS.
. Nhóm nào xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm nhận xét, bổ sung.
- Kết luận phiều đúng.
- Gọi HS đọc lại phiếu.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
- Tổ chức cho HS làm bài theo nhóm.
- Yêu cầu HS trình bày.
- GV nhận xét và chốt lời giải đúng.
Nhân vật
Tên bài
Tính cách
- Nhân vật “tôi” (chị phụ trách)
- Lái
Đôi giày ba ta màu xanh
- Nhân hậu, muốn giúp trẻ lang thang. Quan tâm và thông cảm với ước muốn của trẻ.
- Hồn nhiên, tình cảm, thích được đi giày đẹp.
- Cương
- Mẹ Cương
Thưa chuyện với mẹ
- Hiếu thảo, thương mẹ. Muốn đi làm để kiếm tiền giúp mẹ.
- Dịu dàng, thương con.
- Vua Mi-đát
- Thần Đi-ô-ni-dốt
Điều ước của vua Mi-đát
- Tham lam như biết hối hận.
- Thông minh, biết dạy cho vua Mi-đát một bài học.
- HS lên bốc thăm chọn bài đọc và thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS đọc bài.
- HS trả lời câu hỏi.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Các bài tập đọc:
• Trung thu độc lập trang 66.
• Ở Vương quốc Tương Lai trang 70.
• Nếu chúng mình có phép lạ trang 76.
• Đôi giày ba ta màu xanh trang 81.
• Thưa truyện với mẹ trang 85.
• Điều ước của vua Mi-đát trang 90.
- Hoạt động trong nhóm.
- Chữa bài.
- HS nối tiếp nhau đọc.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện theo yêu ầcu của GV.
- Các nhóm đọc lại bài tập đọc là truyện và làm bài.
- Đại diện các nhóm trình bày kết quả.
3
Củng cố, dặn dò:
- GV yêu cầu những HS chưa có điểm kiểm tra đọc, đọc chưa đạt về nhà luyện đọc.
- Về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết ôn tập sau.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : TOÁN
BÀI : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KỲ 1
THEO ĐỀ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
	MÔN : TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP GIỮA KÌ I (TIẾT 6)
I. MỤC TIÊU:
	1. Xác định được các tiếng trong đoạn văn theo mô hình âm tiết đã học.
	2. Tìm được trong đoạn văn các từ đơn, từ láy, từ ghép, danh từ, động từ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ ghi mô hình đầy đủ của âm tiết.
	- Phiếu kẻ sẵn nội dung bài tập 2 để HS học nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:	
HĐ
Giáo viên
Học sinh
2
1. Kiểm tra bài cũ: (không có)
2. Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hướng dẫn làm bài tập
Bài 1:
- Gọi HS đọc đoạn văn.
- Cảnh đẹp của đất nước được quan sát ở vị trí nào?
- Những cảnh của đất nước hiện ra cho em biết điều gì về đất nước ta.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Phát phiếu cho HS, yêu cầu HS thảo luận và hoàn thành phiếu. 
-Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. 
- Nhận xét, kết luận phiếu đúng.
Bài 3:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Thế nào là từ đơn? Cho ví dụ.
- Thế nào là từ ghép? Cho ví dụ.
- Thế nào là từ láy? Cho ví dụ.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm từ.
- Gọi HS lên bảng viết các từ mình vừa tìm được.
- Kết luận lời giải đúng.
Từ đơn
Từ láy
Từ ghép
Dưới, tầm, cánh, chú, là, một, luỹ, tre, xanh, trong, bờ, ao, những, gió, rồi, cảnh, còn, tầng . . . 
Chuồn chuồn, rì rào, rung rinh, thung thăng.
Bây giờ, khoai nước, tuyệt đẹp, hiện ra, ngược xuôi, cao vút.
Bài 4:
- Gọi HS đọc yêu cầu.
- Thế nào là danh từ? Cho ví dụ.
- Thế nào là động từ? Cho ví dụ.
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, tìm từ.
- Gọi HS lên bảng viết các từ mình vừa tìm được.
- Kết luận lời giải đúng.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Cảnh đẹp của đất nước được quan sát từ trên cao xuống.
- Những cảnh đẹp đó cho thấy đất nước ta rất thanh bình, đẹp, hiền hoà.
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và hoàn thành phiếu.
- Chữa bài.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Từ đơn là từ chỉ gồm một tiếng. Ví dụ: ăn, ngủ, . . .
- Từ ghép là từ được ghép các tiếng có nghĩa lại với nhau. Ví dụ: dãy núi, ngôi nhà, cao vút, . . .
- Từ láy là từ phối hợp những tiếng có âm hay vần giống nhau. Ví dụ: long lanh, lao xao, . . . 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp.
- 4 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại một từ.
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm.
- Danh từ là những từ chỉ sự vật (người vật, hiện tượng, khái niệm, hoặc đơn vị). Ví dụ: học sinh, mây, đạo đức, . . .
- Động từ là những từ chỉ hoạt động trạng thái của sự vật. Ví dụ: ăn, ngủ, yên tĩnh, . . .
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận, tìm từ vào giấy nháp.
- 2 HS lên bảng viết, mỗi HS viết mỗi loại một từ.
3
Củng cố, dặn dò:
- Về nhà luyện tập tiết 7, 8 và chuẩn bị làm bài kiểm tra.
- Nhận xét tiết học.
 Thứ năm ngày 10/11/2005	
MÔN : TOÁN
	NHÂN VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU:Giúp học sinh :
 - Biết thực hiện phép nhân số có 6 chữ số với số có một chữ số (không nhớ và có nhớ).
- Aùp dụng phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số để giải các bài toán có liên quan.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- SGK, bảng, phấn.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ: 
HS 1: Đặt tính rồi tính: 12458 + 45361 ; 804510 - 57983
HS 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: 7893 + 85412 + 107 + 4588
GV nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới:
Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu của tiết học
Hướng dẫn thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số
a) Phép nhân 241324 × 2 
- GV viết lên bảng : 241324 × 2
- Khi thực hiện phép nhân này, ta phải thực hiện tính bắt đầu từ đâu?
b) Phép nhân 136204 × 4 
- GV viết :136204 × 4.
- GV yêu cầu HS đặt tính, tính. 
- Yêu cầu HS nêu lại từng bước thực hiện phép nhân của mình.
Luyện tập
Bài 1: 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Yêu cầu lần lượt từng HS đã lên bảng trình bày cách tính của mình.
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 2:
- Đề bài yêu cầu chúng ta là gì? 
- Hãy đọc biểu thức trong bài.
- Chúng ta phải tính giá trị của biểu thức 201634 × m với những giá trị nào của m?
- Muốn tính giá trị của biểu thức 201634 × m với m = 2 ta làm thế nào?
- Yêu cầu HS làm bài. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
Bài 4:
- Gọi HS đọc đề. 
- Yêu cầu HS làm bài. 
- Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn. 
- GV chữa bài và cho điểm HS. 
- 2HS lên bảng làm 
- HS đọc: 241324 × 2.
- 2 HS lên bảng đặt tính, HS cả lớp tính vào bảng con
Nhận xét cách đặt tính trên bảng 
- Ta bắt đầu tính từ từ phải sang trái.
 241324 
 2 
 482648 
 Vậy 241324 × 2 = 846284.
- HS đọc 136204 × 4.
- 1 HS thực hiện trên bảng lớp, cả lớp thực hiện vào nháp.
- HS nêu các bước thực hiện như SGK.
- 4 HS lên bảng làm bàimỗi em làm một phép tính, cả lớp làm bài vào vở. 
- Thực hiện theo yêu cầu của GV.
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai. 
- Viết giá trị thích hợp của biểu thức vào ô trống.
- Biểu thức 201634 × m 
- Với m = 2, 3, 4, 5.
- Thay chữ m bằng số 2 và tính.
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
 - HS nhận xét bài làm của bạn 
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm. 
- 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào vở. 
- HS nhận xét bài làm của bạn đúng / sai. 
4
Củng cố, dặn dò:
- Khi thực hiện phép nhân số có sáu chữ số với số có một chữ số em thực hiện như thế nào?
- Về nhà làm bài tập 3 / 57.
- Chuẩn bị bài: Tính chất giao hoán của phép nhân.
- Nhận xét tiết học.
MÔN : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
BÀI : KIỂM TRA GIỮA HỌC KỲ 1
KIỂM TRA THEO ĐỀ CỦA PHÒNG GIÁO DỤC
LỊCH SỬ
CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG
XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
	Sau bài học, HS có thể :
Nêu được tình hình đất nước ta trước khi quân Tống xâm lược.
Hiểu được sự việc Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân.
Trình bày được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược.
Nêu được ý nghĩa của cuộc kháng chiến chống quân Tống.
Tự hào nền độc lập của nước nhà được giữ vững.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
Các hình minh họa SGK.
Lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981)
Phiếu học tập cho HS.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
HĐ
Giáo viên
Học sinh
1
2
3
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS trả lời 3 câu hỏi cuối bài 7 
- GV nhận xét việc học bài ở nhà của HS.
 2. Bài mới:
Giới thiệu bài: - Nêu yêu cầu tiết học 
Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược
- GV phát phiếu thảo luận cho từng cặp yêu cầu HS thảo luận để hoàn thành 
Nội dung thảo luận :
-GV yêu cầu đại diện HS phát biểu ý kiến.
-GV nhận xét câu trả lời của HS, sau đó hỏi HS cả lớp :
+ Hãy tóm tắt tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược?
+ Bằng chứng nào cho thấy khi Lê Hoàn lên ngôi rất được nhân dân ủng hộ ?
+Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là gì ? Triều đại của ông được gọi là triều gì ?
+ Nhiệm vụ đầu tiên của nhà Tiền Lê là gì?
- GV kết luận 
Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất.
-GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm.
-GV treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống ( năm 981) lên bảng và nêu yêu cầu :
-Hãy dựa vào lược đồ, nội dung SGK trình bày diễn biến của của cuộc kháng chiến?
Câu hỏi gợi ý:
1. Thời gian quân Tống vào xâm lược nước ta?
2. Các con đường chúng tiến vào nước ta.
3. Lê Hoàn chia quân thành mấy cánh và đóng quân ở những đâu để đón giặc?
4. Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống.
5. Kết quả của cuộc kháng chiến như thế nào?
- GV yêu cầu đại diện HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV nhận xét, 
- GV hỏi: cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa như thế nào đối với lịch sử dân tộc ta.
- GV tổng kết họat động 2, nhận xét tuyên dương những nhóm HS họat động tốt, có hiệu quả.
( 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu).
-HS tiến hành thảo luận theo cặp.
Kết quả thảo luận mong muốn.
-1 HS phát biểu trước lớp, HS cả lớp cùng theo dõi, nhận xét.
-Nghe GV hỏi và trả lời.
+ HS tóm tắt 
+ Khi Lê Hoàn lên ngôi vua, quân sĩ tung hô “ vạn tuế”
+ Khi lên ngôi, Lê Hoàn xưng là Hoàng đế Triều đại của ông được gọi là Tiền Lê để phân biệt với nhà Hậu Lê do Lê Lợi lập ra sau này.
+ Là lãnh đạo nhân dân ta kháng chiến chống quân xâm lược Tống.
-HS chia thành các nhóm 4 
-Tiến hành thảo luận theo yêu cầu.
+ HS xem lược đồ, đọc SGK và cùng xây dựng diễn biến.
Kết quả hoạt động mong muốn là:
1. Năm 981 quân Tống kéo quân sang xâm lược nước ta.
2. Chúng tiến vào nước ta theo hai con đường, quân thủy theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn.
3. Lê Hoàn chia quân thành hai cánh, sau đó cho quân chặn đánh giặc ở cửa sông Bạch Đằng và ải chi Lăng.
4. HS kể 
5. Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi.
- 1 nhóm HS lên bảng vừa trình bày vừa chỉ trên lược đồ 
- HS trao đổi với nhau và trả lời 
- Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược thắng lợi đã giữ vững được nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc.
5
Củng cố, dặn dò: 
- Gv hệ thống lại nội dung bài
-GV dặn dò HS về nhà ôn lại bài, trả lời các câu hỏi cuối bài, làm các bài tập tự đánh giá và chuẩn bị bài sau.
ĐỊA LÍ
THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT
I. MỤC TIÊU:
	Học xong bài này, học sinh biết:
	- Vị trí của thàng phố Đà Lạt trên bản đồ Việt Nam.
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu của thành phố Đà Lạt.
	- Dựa vào lượt đồ (bản đồ), tranh, ảnh để tìm kiến thức.
	- Xác lập được mối quan hệ địa lí giữa địa hình với khí hậu, giữa thiên nhiên với hoạt động sản xuất của con người.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Tranh ảnhvề thành phố Đà Lạt (HS, GV sưu tầm).
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP: 
HĐ
Giáo viên
Học sinh
 1
 2
Kiểm tra bài cũ: 
+ Nêu một số đặc điểm của sông ở Tây Nguyên và ích lợi của nó?
+ Mô tả rừng rậm nhiệt đới và rừng khộp ở Tây Nguyên?
+ Tại sao cần phải bảo vệ rừng và trồng lại rừng?
- Nhận xét bài cũ.
Giới thiệu bài mới: GV chỉ vị trí thành phố Đà Lạt trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài mới:
a.Thành phố nổi tiếng về rừng thông và thác nước:
- GV yêu cầu HS dựa vào hình 1, tranh ảnh mục 1 SGK 
+ Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
+ Đà Lạt ở độ cao khoảng bao nhiêu mét?
+ Với độ cao đó, Đà Lạt có khí hậu như thế nào?
- GV tổ chức cho HS quan sát hồ Xuân Hương, thác Cam Li. 
- Yêu cầu HS chỉ vị trí hồ Xuân Hương, thác Cam Li ở lược đồ hình 3.
+ Mô tả cảnh đẹp của Đà Lạt.
b.Đà Lạt – thành phố du lịch và nghỉ mát. 
- Yêu cầu HS dựa vào vốn hiểu biết, hình 3, mục 2 SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao Đà Lạt được chọn làm nơi du lịch nghỉ mát?
+ Đà Lạt có những công trình nào phục vụ cho việc nghỉ mát, du lịch?
+ Kể tên một số khách sạn ở Đà Lạt.
- Yêu cầu các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác theo dõi, bổ sung.
- GV KL : 
c. Hoa quả và rau xanh ở Đà Lạt 
- Yêu cầu HS quan sát hình 4 trả lời các câu hỏi sau:
+ Tại sao Đà Lạt được gọi là thành phố hoa, quả (trái) và rau xanh?
+ Kể tên một số loại hoa quả và rau xan

Tài liệu đính kèm:

  • docT10.doc