Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7

I. Mục tiêu:

- Đọc trơn toàn bài, biết đọc diễn cảm bài văn thể hiện tình cảm yêu mến thiếu nhi, niềm tự hào, ước mơ và hi vọng của anh chiến sỹ về một tương lai tươi đẹp của đất nước, của thiếu nhi.

- Hiểu các từ trong bài.

- Hiểu ý nghĩa trong bài: Tình thương các em nhỏ của anh chiến sỹ, mơ ước của anh về tương lai của các em trong đêm trung thu độc lập đầu tiên của đất nước ta.

II. Đồ dùng dạy - học:

- Tranh minh họa bài tập đọc.

III. Các hoạt động dạy và học:

A. Kiểm tra bài cũ:

- GV kiểm tra 2 HS đọc bài “Chị em tôi” và trả lời câu hỏi.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu chủ điểm và bài học:

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

a. Luyện đọc:

 

doc 35 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 863Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 7", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vừa chỉ vào tranh minh hoạ.
- Xem tranh minh họa đọc phần lời dưới mỗi tranh trong SGK.
- GV kể lần 3:
3. Hướng dẫn HS kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện:
HS: Tiếp nối nhau đọc các yêu cầu của bài tập.
a. Kể chuyện trong nhóm:
HS: Kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm 2 hoặc nhóm 4 em, mỗi em kể theo 1, 2 tranh sau đó kể toàn chuyện. Kể xong HS trao đổi về nội dung câu chuyện theo yêu cầu 3 trong SGK.
b. Thi kể trước lớp:
HS: 2 – 3 nhóm (mỗi nhóm 4 em) tiếp nối nhau thi kể lại toàn bộ câu chuyện.
- 1 vài HS thi kể cả câu chuyện.
- HS kể xong đều trả lời các câu hỏi a, b, c của yêu cầu 3.
- GV và cả lớp nhận xét, bình chọn bạn kể hay nhất, đúng nhất, hiểu chuyện nhất, 
- Lời giải:
a) Cô gái mù trong câu chuyện cầu nguyện cho bác hàng xóm bên nhà được khỏi bệnh.
b) Hành động của cô cho thấy cô là người nhân hậu, sống vì người khác.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét giờ học.
- Về nhà tập kể cho mọi người nghe.
Toán
Biểu thức có chứa 2 chữ
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
	- Biết tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa 2 chữ.
II. Đồ dùng: 
	Bảng phụ viết sẵn VD như SGK.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Giới thiệu biểu thức có chứa 2 chữ:
- GV nêu ví dụ đã viết sẵn ở bảng phụ.
HS: Đọc bài toán trong SGK.
Nếu anh câu được 3 con cá, 
Em câu được 2 con cá, 
Cả anh và em câu được mấy con cá?
HS: Câu được 5 con cá.
- GV ghi vào bảng.
- Làm tương tự với các trường hợp còn lại.
Nếu anh câu được a con cá, 
Em câu được b con cá,
Thì cả 2 anh em câu được mấy con cá?
HS: Câu được (a + b) con cá.
Gv giới thiệu (a + b) được gọi là biểu thức có chứa 2 chữ.
HS: Vài em nhắc lại.
3. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 2 chữ:
- Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu?
HS: Nếu a = 3; b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5
GV: Khi đó ta nói 5 là 1 giá trị của biểu thức a + b.
Tương tự với các trường hợp còn lại.
? Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm thế nào
HS: ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị.
? Mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì?
HS: Nêu .ta tính được giá trị của biểu thức a + b.
4. Luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
+ Bài 2: Làm tương tự bài 1.
+ Bài 3: GV kẻ bảng như SGK, cho HS làm bài theo mẫu rồi chữa bài.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng điền, cả lớp làm vào vở.
HS: Làm bài rồi chữa bài.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
chính tả
gà trống và cáo
I. Mục tiêu:
	- Nhớ – viết lại chính xác, trình bày đúng 1 đoạn trích trong bài thơ “Gà Trống và Cáo”.
	- Tìm đúng, viết đúng chính tả những tiếng bắt đầu bằng tr/ch hoặc có vần ươn/ương để điền vào chỗ trống hợp với nghĩa đã cho.
II. Đồ dùng dạy - học:
	Phiếu, những băng giấy.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 HS làm bài tập 3. Cả lớp làm ra nháp.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
HS: 1 em đọc thuộc lòng đoạn thơ cần viết.
- GV đọc lại đoạn thơ 1 lần.
- Đọc thầm lại đoạn thơ, ghi nhớ nội dung, chú ý những từ dễ viết sai, cách trình bày.
- Nêu cách trình bày bài thơ.
- GV chốt lại để HS nhớ cách viết:
+ Ghi tên vào giữa dòng.
+ Chữ đầu dòng viết hoa.
+ Viết hoa tên riêng 
HS: Gấp sách và viết bài.
- GV chấm từ 7 đến 10 bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
+ Bài 2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập, đọc thầm đoạn văn, suy nghĩ làm bài vào vở hoặc vở bài tập.
- GV dán giấy khổ to cho HS lên thi tiếp sức.
- Đại diện từng nhóm lần lượt đọc lại đoạn văn đã điền.
- GV và cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Cả lớp sửa bài theo lời giải đúng.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
GV chốt lại ý đúng:
3a) - ý chí
- Trí tuệ
3b) - Vươn lên
- Tưởng tượng
- GV nhận xét, cho điểm.
4. Củng cố – dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà tập viết cho đẹp.
Khoa học
Phòng bệnh béo phì
I. Mục tiêu:
	- HS nhận biết dấu hiệu và tác hại của bệnh béo phì.
- Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh béo phì.
- Có ý thức phòng tránh bệnh béo phì, xây dựng thái độ đúng với người béo phì.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 28, 29 SGK.
	- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
? Kể tên một số bệnh do thiếu chất dinh dưỡng
? Nêu cách đề phòng bệnh thiếu chất dinh dưỡng
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Các hoạt động: 
a. HĐ1: Tìm hiểu về bệnh béo phì
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
- Chia nhóm, phát phiếu học tập (SGV).
HS: Làm việc với phiếu học theo nhóm.
+ Bước 2: Làm việc cả lớp.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác bổ sung.
Đáp án: Câu 1: b
Câu 2: 2.1 – d; 2.2 – d; 2.3 – e.
- GV kết luận: (SGV).
b. HĐ2: Thảo luận về nguyên nhân:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi thảo luận:
HS: Quan sát H29 SGK để trả lời câu hỏi
? Nguyên nhân gây nên béo phì là gì
- Ăn quá nhiều bánh kẹo, nước ngọt, ăn vặt nhiều, ít vận động.
? Làm thế nào để phòng tránh
- Ăn uống hợp lý, điều độ, tập TDTT, 
? Cần phải làm gì khi em bé hoặc bản thân bạn bị béo phì
- Có chế độ ăn kiêng, thường xuyên luyện tập TDTT, không ăn vặt, 
- Đi khám bác sĩ để tìm đúng nguyên nhân và cách điều trị.
c. HĐ3: Đóng vai:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ (SGV).
+ Bước 2: Làm việc theo nhóm.
HS: Các nhóm thảo luận đưa ra tình huống.
+ Bước 3: Trình diễn.
- GV nhận xét, kết luận chung.
HS: Lên đóng vai. Các HS khác theo dõi và lựa chọn cách ứng xử.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, đi đều, vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp
Trò chơi: kết bạn
I. Mục tiêu:
	- Củng cố và nâng cao kỹ thuật về đội hình đội ngũ.
	- Trò chơi: “Kết bạn” yêu cầu tập trung chú ý, phản xạ nhanh, quan sát nhanh, chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng, nhiệt tình trong khi chơi.
II. Địa điểm, phương tiện:
	- Sân trường, còi, 
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu: 
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung yêu cầu giờ học.
HS: - Chơi trò chơi. 
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay.
2. Phần cơ bản: 
a. Đội hình - đội ngũ:
Ôn tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều, vòng phải, vòng trái, đứng lại, đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- GV điều khiển cho HS tập.
HS: Tập cả lớp do GV điều khiển.
- Chia tổ tập theo tổ.
- Cả lớp tập để củng cố.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và luật chơi.
- GV quan sát, nhận xét xử lý các tình huống xảy ra.
- 1 tổ lên chơi thử.
- Cả lớp cùng chơi.
3. Phần kết thúc:
- Cả lớp hát, vỗ tay theo nhịp.
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
HS: Hát, vỗ tay.
- Về nhà tập luyện cho thân thể khoẻ mạnh.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Mỹ thuật 
Vẽ tranh: đề tài phong cảnh quê hương
(GV chuyên dạy)
Tập đọc
ở vương quốc tương lai
I. Mục tiêu:
1. Biết đọc trơn, trôi chảy, đúng với 1 văn bản kịch. Cụ thể:
- Biết đọc, ngắt giọng rõ ràng, đủ để phân biệt tên các nhân vật với lời nói của nhân vật.
- Đọc đúng các từ địa phương dễ phát âm sai. Đọc đúng ngữ điệu các câu kể, câu hỏi, câu cảm.
- Biết đọc vở kịch với giọng đọc rõ ràng, hồn nhiên thể hiện được tâm trạng háo hức, ngạc nhiên thán phục của Tin – tin và Mi – tin, thái độ tự tin, tự hào của những em bé ở vương quốc Tương Lai. Biết hợp tác, phân vai, đọc vở kịch.
2. Hiểu ý nghĩa của màn kịch: Ước mơ của các bạn nhỏ về 1 cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc, ở đó trẻ em là những nhà phát minh giàu trí sáng tạo, góp sức mình phục vụ cuộc sống.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Tranh minh họa 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét, cho điểm.
HS: 2 em nối nhau đọc bài “Trung thu độc lập” và trả lời câu hỏi 3, 4.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu màn 1: “Trong công xưởng xanh”
a. GV đọc mẫu màn kịch:
HS: Quan sát tranh minh họa màn 1.
b. HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn: (2 lượt)
c. HS luyện đọc theo cặp:
d. 1 – 2 HS đọc cả màn kịch:
e. Tìm hiểu nội dung màn kịch:
- Tin – tin và Mi – tin đi đến đâu và gặp những ai?
-  đến vương quốc Tương Lai trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời.
- Vì sao nơi đó có tên là vương quốc Tương Lai?
- Vì những người sống trong vương quốc này hiện nay vẫn chưa được sinh ra trong thế giới hiện tại của chúng ta.
- Các bạn nhỏ ở công xưởng xanh sáng chế ra những gì?
+ Vật làm cho con người hạnh phúc.
+ Ba mươi vị thuốc trường sinh.
+ Một loại ánh sáng kỳ lạ.
+ Một cái máy biết bay trên không như 1 con chim.
+ Một cái máy biết rò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng.
- Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì?
- Được sống hạnh phúc, sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng, chinh phục vũ trụ.
g. GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm màn kịch theo cách phân vai:
HS: 1 em dẫn chuyện.
7 em đọc theo phân vai.
2 tốp thi đọc.
3. Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: “Trong khu vườn kỳ diệu”
a. GV đọc diễn cảm màn 2:
HS quan sát tranh màn 2.
b. Đọc nối tiếp đoạn:
c. Luyện đọc theo cặp:
d. 1 – 2 HS đọc cả màn:
e. Tìm hiểu nội dung:
- Những trái cây mà Tin – tin và Mi – tin thấy trong khu vườn kì diệu có gì khác thường?
- Chùm nho tưởng là quả lê à rất to.
- Quả táo đỏ à tưởng là quả dưa đỏ
- Quả dưa to tưởng là quả bí đỏ.
g. GV hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm màn 2 theo phân vai:
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài.
Toán
Tính chất giao hoán của phép cộng
I. Mục tiêu:
- Giúp HS chính thức nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng.
- Bước đầu sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong 1 số trường hợp đơn giản.
II. Đồ dùng: 
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV gọi HS lên bảng chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Nhận biết tính chất giao hoán của phép cộng:
- GV kẻ sẵn bảng như SGK.
HS: Quan sát.
- Nếu a = 20; b = 30 thì a + b = ?
b + a = ?
HS: a + b = 20 + 30 = 50
b + a = 30 + 20 = 50
- So sánh a + b và b + a ta thấy thế nào?
HS: a + b = b + a = 50
- Làm tương tự như trên với các giá trị khác của a, b.
- Vậy giá trị của a + b và giá trị của b + a như thế nào?
HS: Giá trị của a + b và b + a luôn luôn bằng nhau.
=> Ghi nhớ:
HS: 2 – 4 em đọc ghi nhớ.
3. Thực hành: 
+ Bài 1: Làm cá nhân.
HS: Nêu yêu cầu và tự làm.
+ Bài 2: Làm cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
Dựa vào phép cộng có tính chất giao hoán viết số thích hợp:
b) m + n = n + m
84 + 0 = 0 + 84
a + 0 = 0 + a = a
+ Bài 3: Làm vào vở.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 1 em lên bảng chữa bài.
- Cả lớp làm vào vở.
- Yêu cầu HS giải thích:
VD: 2975 + 4017 < 4017 + 3000
- Vì sao không thực hiện phép tính lại điền được dấu bé hơn vào chỗ chấm?
HS: Vì 2 tổng có chung 1 số hạng là 4017, còn số hạng kia 2975 < 3000 nên:
2975 + 4017 < 4017 + 3000
- GV thu bài, chấm cho HS.
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập.
- Chuẩn bị bài để giờ sau học.
Tập làm văn
Luyện tập xây dựng đoạn văn kể chuyện
I. Mục tiêu:
Dựa trên hiểu biết về đoạn văn, HS tiếp tục luyện tập xây dựng hoàn chỉnh các đoạn văn của 1 câu chuyện gồm nhiều đoạn.
II. Đồ dùng dạy - học:
Tranh minh họa truyện “Ba lưỡi rìu”, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy và học:
A. Kiểm tra bài cũ:
HS: 2 em nhìn tranh phát triển ý nêu thành 1 đoạn văn hoàn chỉnh.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
+ Bài tập 1: 
HS: 1 em đọc cốt truyện “Vào nghề”.
- GV giới thiệu tranh.
- Cả lớp theo dõi SGK.
- Yêu cầu HS nêu tên các sự việc chính trong cốt truyện trên.
HS: Phát biểu:
1) Va – li – a mơ ước ..đánh đàn.
2) Va – li – a xin ..chuồng ngựa.
3) Va – li – a làm quen với chú ngựa.
4) Say này Va – li – a trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước.
+ Bài tập 2: 
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
- 4 HS nối tiếp nhau đọc 4 đoạn chưa hoàn chỉnh.
- Đọc thầm lại 4 đoạn, tự lựa chọn để hoàn chỉnh 1 đoạn, viết lại vào vở.
- 1 số em làm vào phiếu dán bảng.
- GV gọi 1 số HS đọc kết quả bài làm.
- GV kết luận những HS hoàn chỉnh đoạn văn hay nhất.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Về nhà tập viết lại đoạn văn cho hay.
lịch Sử
chiến thắng bạch đằng do ngô nguyền lãnh đạo
I. Mục tiêu:
	- Học xong bài này HS biết vì sao có trận Bạch Đằng.
	- Kể lại được diễn biến chính của trận Bạch Đằng.
	- Trình bày được ý nghĩa của trận Bạch Đằng đối với lịch sử dân tộc.
II. Đồ dùng dạy - học:
- Hình trong SGK phóng to.
- Bộ tranh vẽ diễn biến, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A.Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc phần ghi nhớ giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Các hoạt động:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
- GV yêu cầu HS điền dấu “x” vào ô trống những thông tin đúng về Ngô Quyền:
+ Ngô Quyền là người làng Đường Lâm – Hà Tây
+ Ngô Quyền là con rể Dương Đình Nghệ
+ Ngô Quyền chỉ huy quân ta đánh quân Nam Hán
+ Trước trận Bạch Đằng, Ngô Quyền lên ngôi vua
- GV yêu cầu 1 vài em dựa vào kết quả làm việc để giới thiệu 1 số nét tiểu sử về Ngô Quyền.
* HĐ2: Làm việc cá nhân.
- GV nêu câu hỏi:
HS: Đọc SGK để trả lời câu hỏi.
+ Cửa sông Bạch Đằng nằm ở địa phương nào?
+ Quân Ngô Quyền đã dựa vào thuỷ triều để làm gì?
HS:  để nhử giặc vào bãi cọc rồi đánh.
+ Trận đánh diễn ra như thế nào?
HS: Kể lại 
+ Kết quả trận đánh ra sao?
HS: Quân giặc hoàn toàn thất bại.
- GV yêu cầu 1 vài HS dựa vào kết quả làm việc để thuật lại diễn biến trận Bạch Đằng.
* HĐ3: Làm việc cả lớp.
- GV nêu vấn đề cho cả lớp thảo luận:
Sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền đã làm gì? Điều đó có ý nghĩa như thế nào?
HS:  Ngô Quyền đã xưng vương, đất nước ta được độc lập hơn 1 000 năm bị phong kiến phương Bắc đô hộ.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Luyện từ và câu 
Luyện tập viết tên người - tên địa lý Việt Nam 
I. Mục tiêu:
- Nắm được quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý Việt Nam.
- Biết vận dụng những hiểu biết về quy tắc viết hoa tên người và tên địa lý Việt Nam để viết đúng 1 số tên riêng Việt Nam.
II. Đồ dùng dạy – học:
- Bản đồ có tên các quận, huyện.
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi 1 HS làm bài tập 1; 1HS làm bài tập tập 2.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu và ghi đầu bài:
GV nêu mục đích yêu cầu của tiết học.
2. Dạy bài mới:
a. Phần nhận xét:
- GV nêu nhiệm vụ: Nhận xét cách viết các tên người, tên địa lý đã cho.
HS: 1 em đọc yêu cầu của bài và trả lời câu hỏi.
+ Mỗi tên đã cho gồm bao nhiêu tiếng?
- . 2, 3, 4 tiếng.
+ Chữ cái đầu của mỗi tiếng ấy được viết thế nào?
- Chữ cái đầu của mỗi tiếng được viết hoa.
+ Khi viết tên người và tên địa lý Việt Nam cần viết như thế nào?
HS:  cần viết hoa chữ cái đầu mỗi tiếng tạo thành tên đó.
b. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em đọc phần ghi nhớ.
- GV nói thêm về cách viết tên các dân tộc Tây Nguyên.
c. Phần luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Nêu yêu cầu bài tập.
2 – 3 em lên viết bài trên bảng lớp, cả lớp viết vào vở bài tập.
VD: Nguyễn Thị Ngân
thôn Vải, xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Bài 2: Tương tự bài 1.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 em lên bảng làm.
- Cả lớp làm vào vở bài tập.
VD: xã Quất Lưu, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- GV chia nhóm, làm vào phiếu.
- Làm bài theo nhóm.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
a) huyện Mê Linh, huyện Bình Xuyên, huyện Vĩnh Tường, huyện Yên Lạc, huyện Lập Thạch, huyện Tam Dương, huyện Tam Đảo, thị xã Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên.
b) hồ Đại Lải, Tam Đảo, đền Hai Bà Trưng
- GV chữa bài, nhận xét bổ sung và cho điểm các nhóm làm đúng.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Hỏi lại nội dung bài.
	- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà học bài và làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
Toán
Biểu thức có chứa 3 chữ
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS nhận biết 1 số biểu thức đơn giản có chứa 3 chữ.
	- Biết tính giá trị của 1 số biểu thức đơn giản có chứa 3 chữ.
II. Đồ dùng:
	Bảng phụ viết sẵn VD như SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:	
Gọi HS nêu tính chất giao hoán của phép cộng.
HS: 2 HS lên bảng chữ bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu- ghi đầu bài:
2. Giới thiệu biểu thức có chứa 3 chữ:
- GV treo bảng phụ kẻ sẵn nội dung như SGK.
HS: Nêu bài toán trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- GV hỏi: An câu được 2 con cá, Bình câu được 3 con cá, Cường câu được 4 con cá. 
Cả 3 người câu được bao nhiêu con cá?
HS:  câu được 2 + 3 + 4 = 9 (con cá)
- Tương tự với các dòng khác.
- Nếu An câu được a con cá
Bình câu được b con cá
Cường câu được c con cá
Cả 3 bạn câu được ? con cá
HS: Cả 3 bạn câu được a + b + c con cá.
- GV giới thiệu a + b + c là biểu thức có chứa 3 chữ.
HS: Nhắc lại.
3. Giới thiệu giá trị của biểu thức có chứa 3 chữ:
- Nếu a = 2; b = 3; c = 4 thì a+b+c = ?
HS: a + b + c = 2 + 3 + 4 = 9
- Vậy 9 là giá trị của biểu thức a + b + c.
- Tương tự với các số còn lại.
? Vậy mỗi lần thay chữ bằng số ta tính được gì
HS: ta tính được giá trị của biểu thức.
à Cho HS nhắc lại.
4. Thực hành:
+ Bài 1: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm.
Hai HS lên bảng, cả lớp làm vào vở.
a = 5; b = 7; c = 10 thì:
a + b + c = 5 + 7 + 10 = 22
+ Bài 2: 
GV giới thiệu a x b x c cũng là biểu thức có chứa 3 chữ.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
a = 4
b = 3 a x b x c = 4 x 3 x 5 = 60
c = 5
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 2 HS lên bảng, dưới lớp làm vào vở.
+ Bài 4:
HS: Đọc yêu cầu rồi tự làm bài.
? Muốn tính chu vi hình tam giác ta làm thế nào
- Ta lấy 3 cạnh của tam giác cộng lại với nhau.
P = 5 + 4 + 3 = 12 (cm)
P = 10 + 10 + 5 = 25 (cm)
P = 6 + 6 + 6 = 18 (cm)
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài và làm bài tập.
địa lý
một số dân tộc ở tây nguyên
I. Mục tiêu:
	- HS biết được 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
	- Trình bày được những đặc điểm tiêu biểu về dân cư buôn làng, sinh hoạt, trang phục, lễ hội của 1 số dân tộc ở Tây Nguyên.
	- Mô tả về nhà Rông ở Tây Nguyên.
- Dựa vào lược đồ tranh ảnh để tìm ra kiến thức.
- Yêu quý các dân tộc ở Tây Nguyên, có ý thức tôn trọng truyền thống văn hoá của các dân tộc.
II. Đồ dùng dạy học: 
Tranh ảnh về nhà ở, buôn làng, trang phục, 
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS nêu phần ghi nhớ bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Tây Nguyên – nơi có nhiều dân tộc chung sống:
* HĐ1: Làm việc cá nhân.
HS: Đọc mục I SGK rồi trả lời câu hỏi.
+ Kể tên 1 số dân tộc ở Tây Nguyên?
 - Gia – rai, Ê - đê, Ba – na, Xơ - đăng, Mông – Tày – Nùng, 
+ Trong những dân tộc kể trên, những dân tộc nào sống lâu đời ở Tây Nguyên? Những dân tộc nào từ nơi khác đến?
- Những dân tộc sống lâu đời ở Tây Nguyên: Gia – rai, Ê - đê, Ba – na, Xơ - đăng.
- Những dân tộc từ nơi khác đến là: Mông, Tày, Nùng.
+ Mỗi dân tộc ở Tây Nguyên có những đặc điểm gì riêng biệt? (tiếng nói, tập quán, sinh hoạt)
- Tiếng nói khác nhau.
Tập quán khác nhau.
Sinh hoạt khác nhau.
+ Để Tây Nguyên ngày càng giàu đẹp, Nhà nước và các dân tộc ở đây đã và đang làm gì?
HS:  đã và đang chung sức xây dựng Tây Nguyên trở nên ngày càng giàu đẹp.
3. Nhà Rông ở Tây Nguyên:
* HĐ2: Làm việc theo nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm dựa vào mục 2 SGK và tranh ảnh để thảo luận.
+ Mỗi buôn ở Tây Nguyên thường có ngôi nhà đặc biệt gì?
- Có nhà Rông.
+ Nhà Rông được dùng để làm gì? Hãy mô tả về nhà Rông?
- Nhà Rông được dùng để hội họp, tiếp khách của cả buôn
+ Sự to đẹp của nhà Rông biểu hiện cho điều gì?
- Biểu hiện cho sự giàu có, thịnh vượng của mỗi buôn.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
4. Trang phục, lễ hội:
* HĐ3: Làm việc theo nhóm.
HS: Làm việc theo nhóm dựa vào mục 3 và các hình 1, 2, 3, 4, 5, 6 SGK.
+ Người dân Tây Nguyên nam, nữ thường mặc như thế nào?
- Nam thường đóng khố.
Nữ thường quấn váy.
+ Nhận xét về trang phục truyền thống của các dân tộc trong hình 1, 2, 3.
+ Lễ hội ở Tây Nguyên được tổ chức khi nào?
- Lễ hội được tổ chức vào mùa xuân hoặc sau mỗi vụ thu hoạch.
+ Kể tên 1 số lễ hội đặc sắc ở Tây Nguyên?
- Lễ hội cồng chiêng, lễ hội đua voi hội xuân, lễ hội đâm trâu, lễ ăn cơm mới, 
+ Người dân ở Tây Nguyên thường làm gì trong lễ hội?
- Múa hát, uống rượu cần
HS: Các nhóm trình bày.
- GV, cả lớp nhận xét, bổ sung.
5. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Khoa học
Phòng một số bênh lây qua đường tiêu hoá
I. Mục tiêu:
- HS kể được tên 1 số bệnh lây qua đường tiêu hoá và nhận thức được mối nguy hiểm của các bệnh này.
- Nêu nguyên nhân và cách đề phòng các bệnh lây qua đường tiêu hoá.
- Có ý thức giữ vệ sinh phòng bệnh.
II. Đồ dùng dạy - học:
	- Hình trang 30, 31 SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu – ghi đầu bài:
2. Tìm hiểu về 1 số bệnh lây qua đường tiêu hóa:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
- GV đặt vấn đề:
+ Trong lớp ta có bạn nào đã từng bị đau bụng hoặc tiêu chảy?
HS: Giơ tay.
+ Khi đó sẽ cảm thấy như thế nào?
- Lo lắng, khó chịu, mệt, đau đớn
+ Kể tên các bệnh lây truyền qua đường tiêu hoá khác mà em biết?
- Tả, lị, 
- GV giảng về triệu trứng của 1 số bệnh (SGV).
? Các bệnh lây qua đường tiêu hoá nguy hiểm như thế nào
- Đều có thể gây chết người nếu không chữa trị kịp thời.
GV kết luận: (SGV).
3. Thảo luận về nguyên nhân và cách phòng bệnh:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: Làm việc theo nhóm.
HS: Quan sát H30, 31 SGK và trả lời câu hỏi.
+ Chỉ và nói về nội dung của từng hình?
HS: Từng em nói.
+ Việc làm nào của các bạn trong hình có thể dẫn đến bị lây bệnh qua đường tiêu hoá? Vì sao?
- Uống nước lã (H1), ăn uống mất vệ sinh (H2).
+ Việc làm nào có thể phòng được? Tại sao?
- H3, H4, H5, H6.
+ Nêu nguyên nhân và cách phòng bệnh?
HS: Tự nêu.
4. Vẽ tranh cổ động:
* Mục tiêu:
* Cách tiến hành:
+ Bước 1: GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm:
- Xây dựng

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 7.doc