Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 34

I. Mục tiêu:

- Đọc lưu loát, trôi chảy toàn bài. Biết đọc bài với giọng rõ ràng, rành mạch.

- Hiểu điều bài báo muốn nói: Tiếng cười làm cho con người khác với động vật, làm cho con người hạnh phúc, sống lâu.

II. Đồ dùng dạy học:

Tranh minh họa.

III. Các hoạt động:

A. Kiểm tra bài cũ:

Hai HS học thuộc lòng bài trước.

B. Dạy bài mới:

1. Giới thiệu:

2. Luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 27 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 926Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 4 - Tuần 34", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g cười là liều thuốc bổ?
- Vì khi cười tốc độ thở của con người tăng lên đến 100 kim/1giờ, các cơ mặt thư giãn, não tiết ra 1 chất làm con người có cảm giác sảng khoái, thỏa mãn.
- Người ta tìm cách tạo ra tiếng cười cho bệnh nhân để làm gì?
- Để rút ngắn thời gian điều trị bệnh nhân, tiết kiệm tiền cho Nhà nước.
- Em rút ra điều gì qua bài này? Hãy chọn ý đúng,
- ý b: Cần biết sống 1 cách vui vẻ.
c. Luyện đọc lại:
HS: 3 em nối nhau đọc 3 đoạn văn.
- GV hướng dẫn luyện đọc diễn cảm 1 đoạn và thi đọc.
HS: Thi đọc đúng.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học và đọc lại bài.
Toán
ôn tập về đại lượng (tiếp)
I.Mục tiêu:
- Giúp HS củng cố các đơn vị đo diện tích đã học và quan hệ giữ các đơn vị đó.
- Rèn kỹ năng chuyển đổi các đơn vị đo diện tích và giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng:
	Phiếu, bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
- GV nhận xét bài làm của HS.
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài rồi chữa bài.
+ Bài 2: 
- GV hướng dẫn HS chuyển đổi từ các đơn vị lớn ra các đơn vị bé và ngược lại, từ danh số phức thành các danh số đơn và ngược lại.
+ Bài 3: Tương tự.
HS: Đọc yêu cầu và tự làm.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét:
+ Bài 4: 
HS: Đọc đầu bài, suy nghĩ và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng giải.
Bài giải:
Diện tích thửa ruộng đó là:
64 x 25 = 1.600 (m2)
Thửa ruộng đó thu hoạch được là:
1.600 x = 800 (kg)
Đáp số: 800 kg.
- GV nhận xét, chấm bài cho HS.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm các bài tập ở vở bài tập.
đạo đức
dành cho địa phương
I. Mục tiêu:
- Giúp cho HS biết cách vệ sinh trường lớp.
- Có ý thức vệ sinh trường lớp sạch sẽ.
II. Nội dung:
1. GV phân công học sinh cả lớp vệ sinh trường lớp:
	- Tổ 1: Lau bàn, ghế, bảng.
	- Tổ 2: Quét mạng nhện.
	- Tổ 3: Quét nền phòng.
	- Tổ 4: Quét hành lang.
2. Phân công mang dụng cụ:
	- Tổ 1: Mang dẻ lau, chậu.
	- Tổ 2: Mang chổi cán dài.
	- Tổ 3: Mang chổi lúa, chổi chít.
	- Tổ 4: Mang chổi quét nền.
3. Tiến hành lao động:
	- Các tổ thực hiện theo đúng nhiệm vụ của tổ mình được phân công.
	- GV đi quan sát các tổ làm và nhắc nhở những tổ nào làm chưa tốt.
4. Tổng kết:
	- GV đánh giá, nhận xét buổi lao động.
	- Tuyên những cá nhân, những tổ làm tốt.
	- Nhắc nhở những tổ, cá nhân làm chưa tốt.
Kỹ thuật
Lắp con quay gió (tiết 3)
I. Mục tiêu:
- Biết chọn đúng và đủ các chi tiết để lắp con quay gió.
- Lắp được con quay gió đúng kỹ thuật.
- Rèn luyện tính cẩn thận, an toàn lao động.
II. Đồ dùng: 
Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS nêu các bước lắp con quay gió.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn lắp ráp con quay gió:
HS: Quan sát H5 SGK để lắp những bộ phận còn lại vào đúng vị trí.
- GV lưu ý HS:
+ Chỉnh các bánh đai giữa trục cho thẳng.
+ Khi lắp cánh quạt phải đúng và đủ các chi tiết.
- Lắp xong phải kiểm tra sự hoạt động của các con quay gió.
3. Đánh giá kết quả học tập:
- GV tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
HS: Trưng bày sản phẩm.
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá như SGV.
HS: Dựa vào những tiêu chuẩn đó để tự đánh giá sản phẩm của mình.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV nhắc HS tháo các chi tiết và cất gọn vào hộp.
Kỹ thuật
ôn tập và lắp ghép mô hình tự chọn (tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Biết tên gọi và chọn được các chi tiết để lắp ghép mô hình tự chọn.
	- Lắp được từng bộ phận và lắp ghép mô hình tự chọn theo đúng kỹ thuật, đúng quy trình.
	- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo khi thực hiện thao tác.
II. Đồ dùng:
	Bộ lắp ghép mô hình kỹ thuật.
III. Các hoạt động:
A. Kiểm tra:
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: HS chọn mô hình lắp ghép.
- GV cho HS chọn 1 mô hình lắp ghép.
HS: Quan sát và nghiên cứu hình vẽ trong SGK hoặc tự sưu tầm.
HS: Tự lắp ghép theo tổ, nhóm.
- GV đi quan sát, giúp đỡ các nhóm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập lắp ghép cho thuộc.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Kể chuyện
Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia
I. Mục tiêu:
1. Rèn kỹ năng nói:
- HS chọn được một câu chuyện về một người vui tính để kể.
- Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Lời kể tự nhiên, chân thực, kết hợp với cử chỉ điệu bộ.
2. Rèn kỹ năng nghe:
	- Lắng nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra: 
- Một HS kể lại một câu chuyện về người có tinh thần lạc quan
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề:

HS: 1 em đọc đề bài.
- 3 HS nối nhau đọc các gợi ý 1, 2, 3.
- GV nhắc nhở HS:
+ Nhân vật trong câu chuyện là người vui tính.
+ Có thể kể theo 2 hướng.
HS: 1 số HS nói tên nhân vật mình chọn kể.
3. HS thực hành kể:
a. Kể theo cặp:
- GV đến từng nhóm nghe.
HS: Từng cặp quay mặt vào nhau kể.
- Trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
b. Thi kể chuyện trước lớp:
HS: Một vài em nối nhau thi kể trước lớp.
- Mỗi em kể xong nói ý nghĩa câu chuyện.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện kể hay nhất.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Yêu cầu về nhà tập kể cho người thân nghe.
Toán
ôn tập về hình học
I. Mục tiêu:
- Ôn tập về góc và các loại góc: góc vuông, góc nhọn, góc tù; các đoạn thẳng song song, đoạn thẳng vuông góc.
- Củng cố kỹ năng vẽ hình vuông có kích thước cho trước.
- Củng cố công thức tính chu vi, diện tích của một hình.
II. Các hoạt động dạy học:	
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Quan sát hình vẽ trong SGK và nhận biết các cạnh song song với nhau, vuông góc với nhau.
- Một HS nêu kết quả, cả lớp nhận xét.
- GV nhận xét, cho điểm.
AB // DC ; AB AD ; AD DC.
+ Bài 2:
HS: Vẽ hình vuông có cạnh dài 3 cm sau đó tính chu vi và diện tích.
- Một HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, cho điểm những em làm đúng.
- Cả lớp làm vào vở.
Giải:
Chu vi hình vuông là:
3 x 4 = 12 (cm)
Diện tích hình vuông là:
3 x 3 = 9 (cm2)
Đáp số: 12 cm; 9 cm2.
+ Bài 3:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- Một HS lên chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 4:
HS: 1 em đọc đầu bài, tóm tắt và làm bài vào vở.
- Một HS lên bảng làm.
Giải:
Diện tích phòng học đó là:
5 x 8 = 40 (m2) = 4000 (dm2)
Diện tích 1 viên gạch men là:
20 x 20 = 400 (cm2) = 4 (dm2)
Số viên gạch cần dùng để lát là:
4000 : 4 = 1000 (viên gạch)
Đáp số: 1000 viên gạch.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học và làm bài tập.
Chính tả
Nói ngược
I. Mục tiêu:
- Nghe – viết đúng chính tả, trình bày đúng bài vè dân gian “Nói ngược”.
- Làm đúng bài tập chính tả, phân biệt âm đầu và dấu thanh dễ lẫn r/d/gi, dấu hỏi, ngã.
II. Đồ dùng dạy học:
	Phiếu khổ to, bút dạ
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:
Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS nghe – viết:
- GV đọc bài vè “Nói ngược”.
HS: Theo dõi SGK.
- GV nhắc HS chú ý cách trình bày.
- Đọc thầm lại bài vè.
? Nội dung bài vè nói gì
- Nói những chuyện phi lí, ngược đời, không thể nào xảy ra nên gây cười.
- GV đọc bài cho HS viết.
HS: Gấp SGK, nghe GV đọc, viết bài vào vở.
- Đọc lại cho HS soát lỗi.
- Chấm 7 đ 10 bài, nêu nhận xét.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập:
- GV nêu yêu cầu bài tập.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng.
HS: Đọc thầm đoạn văn, làm bài vào vở bài tập.
- 3 nhóm HS lên thi tiếp sức.
- Đại diện nhóm đọc lại đoạn văn.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng:
giải đáp – tham gia – dùng một thiết bị – theo dõi – bộ não – kết quả - không thể
4. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà đọc lại thông tin ở bài 2, kể cho người thân nghe.
Khoa học
ôn tập: thực vật và động vật
I. Mục tiêu:
HS củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết:
+ Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của một nhóm sinh vật.
+ Phân tích được vai trò của con người với tư cách là một mắt xích của chuỗi thức ăn trong tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
	- Hình 134, 135, 136, 137 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc bài học.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu: 
2. Hoạt động 1: Thực hành vẽ sơ đồ chuỗi thức ăn.
* Bước 1: Làm việc cả lớp.
HS: Tìm hiểu các hình trang 134, 135 SGK và trả lời câu hỏi.
? Mối quan hệ thức ăn giữa các sinh vật được bắt đầu từ sinh vật nào
* Bước 2: Làm việc theo nhóm.
- GV chia nhóm, phát giấy bút.
HS: Các nhóm vẽ sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của 1 nhóm vật nuôi, cây trồng và động vật sống hoang dã.
*Bước 3: 
- Các nhóm treo sản phẩm.
- Cử đại diện lên trình bày.
- GV nhận xét, kết luận (SGV).
3. Hoạt động 2: Xác định vai trò con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát hình trang 136, 137 SGK kể tên những gì được vẽ trong hình.
- Dựa vào các hình trên bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người?
* Bước 2: Hoạt động cả lớp.
HS: Một số em lên trả lời các câu hỏi.
- GV nhận xét và kết luận:
	Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong tự nhiên.
4. Củng cố - dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Thể dục
Nhảy dây
trò chơi: Lăn bóng
I. Mục tiêu:
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau. Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích.
	- Trò chơi “Lăn bóng” yêu cầu chơi nhiệt tình, rèn sự khéo léo
II. Địa điểm – phương tiện:
	Còi, dây nhảy.
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
HS: Chạy nhẹ nhàng, đi vòng tròn, hít thở sâu. Ôn các động tác tay, chân, lườn
- Trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản:
- GV chia lớp thành 2 tổ.
Tổ 1: Chơi nhảy dây.
Tổ 2: Chơi trò chơi.
- Sau 1 vài lần lại đổi địa điểm.
a. Nhảy dây:
- Nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
HS: Tập cá nhân.
- Thi giữa các bạn.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại cách chơi.
HS: Chơi thử 1 – 2 lần sau đó chơi thật.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát, vỗ tay.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Mỹ thuật
Vẽ tranh đề tài tự chọn
 (GV chuyên dạy)
Tập đọc
ăn mầm đá
I. Mục tiêu:
- Đọc lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng kể vui, hóm hỉnh.
- Hiểu ý nghĩa các từ trong bài.
- Hiểu nội dung câu chuyện: Ca ngợi Trạng Quỳnh thông minh vừa biết làm cho chúa ăn ngon, vừa khéo răn chúa.
II. Đồ dùng dạy học:
Tranh minh họa.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS đọc bài trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
HS: Nối nhau đọc 4 đoạn của bài.
- GV sửa sai, kết hợp giải nghĩa từ.
- Luyện đọc theo cặp.
- 2 – 3 HS đọc cả bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
b. Tìm hiểu bài:
HS: Đọc thầm và trả lời câu hỏi.
? Vì sao chúa Trịnh muốn ăn món mầm đá
- Vì chúa ăn gì cũng không ngon miệng, thấy đá là món lạ thì muốn ăn.
? Trạng Quỳnh chuẩn bị món ăn cho chúa như thế nào
- Cho người đi lấy đá về ninh, còn mình thì chuẩn bị lọ tương đề bên ngoài hai chữ “đại phong” đói mèm.
? Cuối cùng chúa có được ăn mầm đá không? Vì sao
- Chúa không được ăn mầm đá vì thực ra không hề có món đó.
? Vì sao chúa ăn tương vẫn thấy ngon miệng
- Vì đói thì ăn gì cũng thấy ngon
? Em có nhận xét gì về Trạng Quỳnh
- Rất thông minh, hóm hỉnh
c. Hướng dẫn đọc diễn cảm:
HS: 3 em đọc theo phân vai.
- GV hướng dẫn cả lớp đọc diễn cảm 1 đoạn theo phân vai.
- Thi đọc diễn cảm theo vai.
- Cả lớp nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà tập đọc lại bài.
Toán
ôn tập về hình học (tiếp)
I. Mục tiêu:
- Giúp HS nhận biết và vẽ được hai đường thẳng song song, hai đường thẳng vuông góc.
- Biết vận dụng công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học để giải các bài tập có yêu cầu tổng hợp.
II. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra:
Gọi HS lên chữa bài về nhà.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu bài tập.
- Quan sát hình vẽ SGK để nhận biết:
DE // AB và CD BC.
- GV gọi HS nhận xét sau đó kết luận.
+ Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, chữa bài.
- Một HS lên bảng làm.
+ Bài 3:
HS: Vẽ hình chữ nhật theo kích thước sau đó tính chu vi và diện tích.
- Một em lên bảng vẽ hình và làm.
5 cm
4 cm
- GV chấm bài cho HS.
Chu vi hình chữ nhật là:
(5 + 4) x 2 = 18 (cm)
Diện tích hình chữ nhật là:
5 4 = 20 (cm2)
Đáp số: 20 cm2
18 cm.
+ Bài 4:
HS: Đọc bài, tự làm bài rồi chữa bài.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Tập làm văn
Trả bài văn miêu tả con vật
I. Mục tiêu:
- Nhận thức đúng về lỗi trong bài viết của bạn và của mình.
- Biết tham gia cùng các bạn trong lớp chữa lỗi.
- Nhận thức được cái hay của bài được cô giáo khen.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phấn màu.
III. Các hoạt động:
1. GV nhận xét chung về kết quả làm bài của lớp:
	- GV viết lên bảng đề kiểm tra.
	- Nhận xét về kết quả bài làm:
	+ Ưu điểm chính: xác định đúng đề bài, kiểu bài, bố cục, ý diễn đạt.
	+ Những thiếu sót, hạn chế:
- Thông báo điểm số cụ thể (Yếu, TB, Khá, Giỏi)
- Trả bài cho từng HS.	
2. Hướng dẫn HS chữa bài:
	a. Hướng dẫn từng HS sửa lỗi (SGV)
	b. Hướng dẫn chữa lỗi chung:
	- GV chép các lỗi định chữa lên bảng.
	- 1, 2 HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi. Cả lớp tự chữa trên nháp.
	- HS trao đổi về bài chữa trên bảng.
	- GV chữa lại bằng phấn màu, HS chép bài vào vở.
3. Hướng dẫn học tập những đoạn văn hay, bài văn hay:
	- GV đọc 1 số đoạn văn hay.
	- HS trao đổi thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, từ đó rút ra kinh nghiệm cho mình.
	- HS chọn 1 đoạn trong bài của mình viết theo cách hay hơn.
4. Củng cố – dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học, biểu dương những HS đạt điểm cao.
	- Về nhà viết lại bài cho hay hơn.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ: Lạc quan – yêu đời
I. Mục tiêu:
- Tiếp tục mở rộng hệ thống hóa vốn từ về tinh thần lạc quan, yêu đời
- Biết đặt câu với các từ đó.
II. Đồ dùng dạy học:
Bảng phụ, phiếu
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS đọc nội dung ghi nhớ và chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
* Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài vào vở bài tập.
- Một số em làm vào phiếu, dán bảng và trình bày.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 2: GV nêu yêu cầu.
HS: Suy nghĩ làm bài.
- Nối tiếp nhau đọc câu văn của mình.
- Các bạn khác nhận xét.
* Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- Nối nhau phát biểu ý kiến.
- Viết từ tìm được vào vở bài tập.
- GV nhận xét, chốt lời giải:
VD: 	Cười ha hả
đ Anh ấy cười ha hả, đầy vẻ khoái chí.
	Cười hì hì
đ Chị ấy cười hì hì.
	Cười hí hí
đ Mấy bạn học sinh cười hí hí trong lớp.
	Cười sằng sặc
	Cười khanh khách
	Cười khúc khích
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà học và làm bài tập.
Toán
ôn tập về số trung bình cộng
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS rèn kỹ năng về giải toán tìm số trung bình cộng.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra:	
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn luyện tập:
+ Bài 1:
HS: Đọc yêu cầu, tự làm bài và chữa bài.
- 1 HS lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
+ Bài 2, 3, 4: Tương tự.
HS: Đọc yêu cầu, suy nghĩ tìm cách giải.
- 1 em lên bảng làm, cả lớp làm vào vở.
- GV cùng cả lớp nhận xét, cho điểm những em làm đúng.
Bài 4: 	Giải:
Lần đầu 3 ô tô chở được là:
16 x 3 = 48 (máy)
Lần sau 5 ô tô chở được là:
24 x 5 = 120 (máy)
Số ô tô chở máy bơm là:
3 + 5 = 8 (ô tô)
Trung bình mỗi ô tô chở được là:
(48 + 120) : 8 = 21 (máy)
Đáp số: 21 máy.
- GV thu vở chấm bài.
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học. 
	- Về nhà làm vở bài tập.
địa lý
ôn tập địa lý (tiếp)
I. Mục tiêu:
	- HS chỉ trên bản đồ vị trí dãy núi Hoàng Liên Sơn, đỉnh Phan – xi – păng, đồng bằng Bắc Bộ, Nam Bộ, 
- So sánh hệ thống hóa ở mức đơn giản các kiến thức về thiên nhiên, con người
	- Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu của thành phố lớn.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bản đồ, phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi HS đọc ghi nhớ.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp.
* Bước 1:
HS: Làm câu hỏi 3, 4 SGK.
* Bước 2: 
HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án.
Đáp án câu 4: 
	4.1) ý d
	4.2) ý b.
	4.3) ý b.
	4.4) ý b.
3. Làm việc cá nhân hoặc theo cặp.
* Bước 1: 
HS: Làm câu hỏi 5 trong SGK.
* Bước 2: 
HS: Trao đổi kết quả trước lớp và chuẩn xác đáp án.
Đáp án câu 5:
Ghép 1 với b; Ghép 2 với c; Ghép 3 với a; Ghép 4 với d; Ghép 5 với e; Ghép 6 với đ.
- GV tổng kết, khen ngợi các em chuẩn bị bài tốt, có nhiều đóng góp cho bài học.
HS: 3 – 4 em đọc lại.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Khoa học
ôn tập thực vật và động vật
I. Mục tiêu:
- HS được củng cố và mở rộng hiểu biết về mối quan hệ giữa sinh vật và sinh vật thông qua quan hệ thức ăn trên cơ sở HS biết:
+ Vẽ và trình bày sơ đồ mối quan hệ về thức ăn của nhóm sinh vật.
+ Phân tích được vai trò của con người trong chuỗi thức ăn tự nhiên.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Hình trang 134, 135, 136, 137 SGK.
III. Các hoạt động dạy - học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS trả lời câu hỏi giờ trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hoạt động 1: xác định vai trò của con người trong chuỗi thức ăn.
* Bước 1: Làm việc theo cặp.
HS: Quan sát cá hình trang 136, 137 SGK.
? Kể tên những gì được vẽ trong bản đồ
? Dựa vào các hình trên, bạn hãy nói về chuỗi thức ăn trong đó có con người
* Bước 2: 
HS: Một số HS lên trả lời.
- GV nhận xét và gợi ý về sơ đồ.
	Các loài tảo đ Cá đ Người ; 
	Cỏ đ Bò đ Người.
- GV hỏi cả lớp:
? Hiện tượng săn bắt thú rừng, phá rừng sẽ dẫn đến tình trạng gì
? Chuỗi thức ăn là gì
? Nêu vai trò của thực vật đối với sự sống trên trái đất
- GV kết luận: Con người cũng là một thành phần của tự nhiên. Vì vậy chúng ta phải có nghĩa vụ bảo vệ sự cân bằng trong thiên nhiên.
4. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Thể dục
Nhảy dây
Trò chơi: dẫn bóng
I. Mục tiêu:
	- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
	- Trò chơi “Dẫn bóng” yêu cầu tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm, phương tiện:
	Sân trường, còi
III. Các hoạt động:
1. Phần mở đầu:
- GV nhận lớp, phổ biến nội dung và yêu cầu giờ học.
- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn.
- Xoay các khớp cổ tay, chân, đầu gối
2. Phần cơ bản:
a. Nhảy dây:
- GV quan sát các tổ, uốn nắn những đội tập sai.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
- Tập theo tổ.
b. Trò chơi vận động:
- GV nêu tên trò chơi, nhắc lại trò chơi.
HS: Chơi thử 1 – 2 lần.
- Chơi chính thức.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Đi đều 2 – 4 hàng dọc và hát.
- Tập 1 số động tác hồi tĩnh.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Giao bài về nhà.
Thứ . ngày . tháng . năm 200..
Tập làm văn
điền vào giấy tờ in sẵn
I. Mục tiêu:
- Hiểu các yêu cầu trong điện chuyển tiền đi, giất đặt mua báo chí trong nước.
- Biết điền nội dung cần thiết vào 1 bức điện chuyển tiền và giấy đặt mua báo chí.
II. Đồ dùng dạy học:
Vở bài tập Tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra: 
HS: 2 HS đọc lại thư chuyển tiền.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS điền nội dung cần thiết vào giấy tờ in sẵn:
+ Bài 1: GV giải nghĩa các chữ viết tắt.
HS: Đọc yêu cầu và mẫu chuyển tiền đi.
- Cả lớp nghe GV chỉ dẫn.
- 1 HS khá đóng vai em HS viết giúp mẹ.
- Cả lớp làm việc cá nhân.
- GV và cả lớp nhận xét.
- 1 số em đọc trước lớp.
+ Bài 2: GV giúp HS giải thích các chữ đã viết tắt, các từ khó.
HS: Đọc yêu cầu và nội dung.
- GV lưu ý HS về những thông tin mà đề bài cung cấp để các em ghi cho đúng:
+ Tên các báo chọn đặt cho mình, cho ông bà, bố mẹ, anh chị.
+ Thời gian đặt mua báo (3 tháng, 6 tháng, 12 tháng).
(Mẫu như vở bài tập)
3. Củng cố – dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Về nhà học bài.
Toán
ôn tập về tìm hai số 
khi biết tổng và hiệu của hai số đó
I. Mục tiêu:
- Giúp HS rèn kỹ năng giải bài toán “Tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó”.
II. Các hoạt động dạy – học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi HS lên chữa bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Hướng dẫn HS làm bài:
+ Bài 1:
HS: Làm tính vào giấy nháp.
HS: Kẻ bảng như SGK rồi viết đáp số vào ô trống.
+ Bài 2:
HS: Đọc yêu cầu và làm bài vào vở.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV và cả lớp nhận xét.
- Chấm bài cho HS.
+ Bài 3: 
HS: Đọc yêu cầu và tự làm bài.
- 1 em lên bảng làm.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
Chiều rộng:
Chiều dài:
47 m
265 m
? m
? m
- Chấm bài cho HS.
Bài giải:
Nửa chu vi của thửa ruộng là:
530 : 2 = 265 (m)
Ta có sơ đồ:
Chiều rộng của thửa ruộng là:
(265 – 47) : 2 = 109 (m)
Chiều dài của thửa ruộng là:
109 + 47 = 156 (m)
Diện tích của thửa ruộng là:
156 x 109 = 17.004 (m2)
Đáp số: 17.004 m2.
+ Bài 5: 
HS: Tự làm và chữa bài.
3. Củng cố – dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Về nhà học bài.
Luyện từ và câu 
Thêm trạng ngữ chỉ phương tiện cho câu
I. Mục tiêu:
- Hiểu được tác dụng và đặc điểm của trạng ngữ chỉ phương tiện.
- Nhận biết trạng ngữ chỉ phương tiện trong câu; thêm trạng ngữ chỉ phương tiện vào câu.
II. Đồ dùng dạy học:
	Bảng phụ, tranh ảnh 1 vài con vật.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ:
Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Phần nhận xét:
* Bài 1, 2: 
HS: 2 HS nối nhau đọc nội dung bài 1, 2.
- Phát biểu ý kiến.
- GV và cả lớp nhận xét, chốt lời giải (SGV).
3. Phần ghi nhớ:
HS: 2 – 3 em nhắc lại nội dung ghi nhớ.
4. Phần luyện tập:
* Bài 1: 
HS: Đọc yêu cầu và làm bài.
- 2 HS lên bảng gạch dưới trạng ngữ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
* Bài 2: 
HS: Đọc yêu cầu, quan sát tranh minh họa các con vật trong SGK.
- Viết đoạn văn tả con vật và nói rõ trong đó câu nào có trạng ngữ chỉ phương tiện.
- GV và cả 

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 34.doc