Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần lễ 28

Tiết 1+2: TẬP ĐỌC

Ngôi nhà

I/ MỤC TIÊU:

- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: hàng xoan, xao xuyến, lảnh lót,. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.

- Hiểu nội dung bài : Tình cảm của bạn nhỏ với ngôi nhà.

Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)

II/ ĐỒ DÙNG:

 * GV: -Tranh minh họa bài đọc SGK

 - Bảng phụ ghi câu HD luyện đọc

 - Bộ chữ HVTH

 * HS: - Bộ chữ HVTH

 

doc 21 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 713Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần lễ 28", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 bài làm và chốt lại.
Bài 2: - 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra, nhận xét.
? Qua 2 bài tập trên giúp các em củng cố về những kiến thức gì. (H/s ; giải toán có lời văn).
Bài 3: H/s K,TB nêu y/c bài tập . 
- Gọi 3 HS lên bảng làm.
- HS cả lớp làm bài vào VBT. 
- GọI HS nêu cách thực hiện phép tính.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài 4: Hướng dẫn HS về nhà làm bài vào vở BT.
3, Củng cố, dặn dò. 
- GV nhắc lại nội dung luyện tập.
- Dặn học sinh về nhà làm BT 4 vào vở BT
-----------------------------------------
Tiết 2: ÂM NHạC
---------------------------------------------
Tiết 3+4: Tập đọc
Quà của bố
I/ Mục tiêu:
 - Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: đảo xa, có quà, vững vàng,... Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
- Hiểu nội dung bài : Bố là bộ đội ở đảo xa. Bố rất nhứ và yêu em.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
- Học thuộc lòng 1 khổ thơ của bài thơ.
II/ đồ dùng: 
 * GV: -Tranh minh họa bài đọc SGK
 - Bảng phụ ghi câu HD luyện đọc
 - Bộ chữ HVTH
 * HS: - Bộ chữ HVTH
III hoạt động dạy -học.
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 2, Bài mới: Giới thiệu bài: 
Hoạt động : HDHS Luyện đọc.
+ GV đọc mẫu bài văn.
+ HDHS luyện đọc.
* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: 
- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: về phép, vững vàng, nghìn cái nhớ, nghìn cái thương... (CN).
- GV- HS: giải nghĩa từ: nghìn cái nhớ, nghìn cái thương.
* HDHS Luyện đọc câu: 
- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3, 4 em đọc trơn câu thứ nhất.
- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1. 
- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. 
- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gọi từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc cho đến hết bài.
- HS đọc cá nhân cả bài.
- HS thi đọc theo bàn, nhóm.
- GV - HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn các vần oan, oat.
a/ Tìm và đọc câu có tiếng chứa vần oan, oat có trong bài.
- HS đọc thầm và nêu câu chứa vần cần tìm.
- Gọi HS đọc và phân tích các tiếng đó.( HSTB- K).
b/ Tìm tiếng ngoài bài có vần oan, oat.
- HS quan sát tranh và đọc thầm từ mẫu trong SGK. 
- 2 HSK-G đọc to các từ mẫu đó.
- Gọi HS phân tích các tiếng trong từ chứa vần cần ôn.
- Tổ chức trò chơi: Dùng bộ chữ hãy tìm và ghép các tiếng từ chứa vần oan, oat.
- Gọi một số HS đọc tiếng, từ mình vừa tìm.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
c/ Nói câu chứa tiếng có vần oan, oat.
- Gọi 2 HSG đọc mẫu câu trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiẹm vụ cho các nhóm: nối tiếp thi nói câu chứa tiếng có vần: oan, oat nhóm nào nói đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng
cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi có trong bài.
- HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
* HDHS học thuộc lòng.
- GV hướng dẫn HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp theo cách xóa dần chỉ giữ tiếng đầu câu, và gọi HS đọc bài.
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ ( thi đọc cá nhân, nhóm, tổ).
- Gọi HS thi đọc thuộc bài thơ.
- HS nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
 GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Luyện nói.
- 1 HS đọc tên bài luyện nói: Hỏi nhau về nghề nghiệp của bố.
- GV gọi 2 HSG lên đóng vai làm mẫu câu luyện nói theo SGK.
- Cho HS từng nhóm bàn suy nghĩ hỏi và nói cho nhau nghe..
- Gọi đại diện 1 số cặp lên bảng đóng vai hỏi đáp. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm hỏi - đáp tự nhiên và hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương và khuyến khích các em.
3, Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài “Vì bây giớ mẹ mới về"..
- Dặn học sinh về nhà làm BT 4 vào vở ô li..
Thứ tư ngày 21 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chính tả
Ngôi nhà
I/ Mục tiêu: 
- Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 3 của bài Ngôi nhà trong khoảng 10 -12 phút.
- Điền đúng iêu hay yêu, điền chữ c hoặc k vào chỗ trống.
BT 2, 3 (SGK).
II/ đồ dùng: 
* GV: Bảng phụ viết ND bài tập 2, 3 và bài chính tả.
* HS: Vở ô li, bảng con, VBT.
III/ hoạt động dạy -học: 
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên bảng, HS cả lớp viết vào bảng con: nhiệt huyết, tuyệt đẹp. 
- GV nhận xét, cho điểm.
2, Bài mới
 GTB: GV nêu MĐ,Y/c của tiết học.
Hoạt động 1: Hướng dẫn tập chép.
* GV gắn bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi 2 HSK nhìn bảng đọc đoạn văn.
* HDHS viết tiếng dễ viết sai.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: mộc mạc, đất nước 
- Cho HS tự đánh vần lần lượt từng tiếng và viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
* HDHS tập chép bài vào vở. 
- GVHDHS cách trình bày bài viết.
- HDHS soát bài: GV đọc và chỉ thong thả từng chữ trên bảng cho HS soát lại bài.
- HDHS gạch chân những chũ viết sai, sữa bên lề vở.
- GV chữa lỗi phổ biến của HS lớp mắc phải.
- HS đổi vở sữa lỗi cho nhau.
- GV thu chấm, nhận xét một số bài.
Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả.
Bài 2: Điền vần iêu hay yêu.
-1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- HS quan sát tranh trong SGKvà tìm cách làm.
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài.
- HS cả lớp tự làm bài vào VBT.(GV quan tâm , giúp đỡ HS TB,Y)
- HS và GVnhận xét, chốt đáp án đúng.( gà mái, máy ảnh...
Bài 3: Điền chữ c hay k. 
- 1HS K nêu yêu cầu, cả lớp theo dõi đọc thầm theo.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, HS lên bảng làm bài theo cách tiếp sức - tìm âm...
điền vào chỗ ... để đợc từ đúng với tranh.
- Nhóm nào làm nhanh và đúng thì nhóm dõ thắng cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gọi 3 HSTB đọc lại các từ.
* GV nêu lại quy tắc chính tả: k+i, e, ê. 
- Gọi 3 HS nhắc lại quy tắc chính tả: 
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li.
------------------------------------------------------
Tiết 2: Tập viết
Tô chữ hoa: h, i, k
I/ Mục tiêu: 
- Tô được các chữ hoa : H, I, K
- Viết đúng các vần: vần uyết, iet, yêu, iêu; các từ ngữ: hiếu thảo, yêu mến, ngoan ngoãn, đoạt giải kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở TV1/2 (mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần).
* HS K, G viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong TV1/2. 
II/ đồ dùng: 
 * GV: - Bảng phụ viết sẵn mẫu chữ hoa: H, I, K
 - Các vần uôi, ươi, các từ ngữ: nải chuối, tưới cây, hiếu thảo, yêu mến
 * HS: Vở TViết, bảng con.
III/ hoạt động dạy- học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- GV kiểm tra vở viết phần B của HS.
- GV nhận xét. 
2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: HD tô chữ hoa.
* HDHS quan sát và nhận xét:
- GV gắn chữ H hoa lên bảng. 
- HS quan sát, nhận xét về số lượng nét và kiểu nét.
- GV nhận xét và chốt lại.
- GVHDHS cách tô từng nét chữ trên chữ mẫu. 
- GV viết mẫu chữ H lên bảng, vừa viết vừa nói lại quy trình viết.
* HDHS viết trên bảng con.
- HS tập viết 2,3 lượt (GV giúp đỡ HS Y)
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
 	(Các chữ còn lại quy trình dạy tương tự như HD chữ H.)
Hoạt động 2: HD viết vần và từ ngữ ứng dụng.
- GV gẵn bảng các vần, từ đã chuẩn bị.
- Gọi 2 HSK đọc lại vần và từ ngữ ứng dụng. 
uôi, ươi, nải chuối, tưới cây, hiếu thảo, yêu mến
- HS quan sát và nhận xét về độ cao của các chữ.
- GVviết mẫu và HDHS viết lần lợt từng vần, từ vào bảng con.
 - HS - GV nhận xét, sữa lỗi bài viết bảng
Hoạt động 3: HD HS viết (tô) vào vở TV.
- GV nhắc nhở HS viết bài trong vở tập viết.
- Lưu ý: HS tư thế ngồi, cách viết cho đúng quy trình. 
- GV quan sát, giúp đỡ HSY khi viết bài.
- GV thu chấm, nhận xét và chữa lỗi một số bài. 
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn HS về nhà luyện viết ở vở ô li.
-------------------------------
Tiết 3: Toán
Tiết 111 : Luyện tập
I/ Mục tiêu: 
- Biết giải và trình bày bài giải bài toán có lời văn có 1 phép trừ.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2, 3, 4.
II/đồ dùng:
*GV: Bảng phụ ghi BT.
* HS: Bảng con. 	 	
III/ hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng làm BT 4 trong vở BT của tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài. 
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1: HS đọc đề bài toán. (HS K đọc).
- Cả lớp suy nghĩ điền số thích hợp vào chổ chấm để hoàn chỉnh tóm tắt. 
- GV ghi tóm tắt lên bảng. 
- GV hướng dẫn học sinh nêu lời giải và cách giải.
? Muốn biết còn lại bao nhiêu hình vuông chưa tô màu ta làm như thế nào. 
- Gọi HS nêu.
Bài 2: - 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
Bài 3:- 1 HS đọc bài toán. 
- HDHS tìm hiểu đề bài toán. GV viết tóm tắt lên bảng, 
- HD cách giả bài toán.
- Gọi 1 HSK lên bảng giải bài toán.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
- HS - GV nhận xét bài làm và chốt lại.
- HS đổi vở cho nhau để kiểm tra, nhận xét.
Bài 4: HS K,TB nêu y/c bài tập . ( Giải bài toán theo tóm tắt ; Bằng hình vẽ). 
- GVHDHS cách làm, gọi HSK,G nhìn hình vẽ nêu Y/c bài toán. 
- Gọi 1 HSK lên bảng làm bài.
- HS cả lớp làm bài vào VBT. Cả lớp và GV nhận xét.
3, Củng cố - dặn dò : Nhận xét tiết hoc. 
------------------------------------------------
Tiết 4: Mỹ thuật
Bài28: Vẽ tiếp hình và vẽ màuVào hình vuông ,đường diềm
 I.Mục tiêu: 1.Kiến thức. HS thấy được vẻ đẹp của hình vuôngvà đường diềm có trang trí .
 2.Kỹ năng -HS biết cách vẽ hoạ tiết theo chỉ dẫn vào hình vuông và đường diềm
 -Vẽ được hoạ tiết như chỉ dẫn và vẽ màu theo ý thích.
II.Chuẩn bị.
1.Giáo viên.
-Một số bài trang trí hình vuông.
-Một số bài trang trí đường diềm và hình vuông đẹp của HS lớp trước.
2.Học sinh:
-Vở tập vẽ 1
-Bút chì,màu,..
III.Các hoạt động dạy-học chủ yếu.
-ổn định lớp học
-Kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
-Giới thiệu bài: ? Hình vuông là hình như thế nào?
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động1.Giới thiệu bài học 
-Giới thiệu một số bài trang trí hình vuông và đường diềm để HS nhận ra vẻ 
đẹp của chúng về hình và màu.
* GV tóm tắt :
-Có thể ttrang trí hình vuông và đường diềm bằng nhiều cách khác nhau.
-Có thể dùng cách trang trí hình vuông và đường diềm để trang trí nhiều đồ vật như:cái khăn quàng,cái thảm,gạch hoa,..
 Hoạt động2,Hướng dẫn cách làm bài
-Y/C HS xem hình 2(vở tập vẽ)và gợi để các em biết cách làm bài.
 Nhìn hình đã có để vẽ tiếp vào chổ cần thiết(hình vẽ giữa các góc hay giữa hình vuông,hình bông hoa có 4 cánh)Những hình giống nhau vẽ bàng nhau.
-Gợi ý HS cách vẽ màu:
+Tìm màu và vẽ màu theo ý thích.
+Các hình giống nhau cần vẽ một màu.
Màu nền khác với màu của hình vẽ.
Hoạt động3:Thực hành.
-Y/c HS vẽ tiếp hình và vẽ màu vào hình 2,vở tập vẽ.
-Vẽ màu theo ý thích.Vẽ màu có đậm có nhạt.
Hoạt động 4:Nhận xét đánh giá:
-Y/C hs chọn một số bài mình thích? Vì sao?
.-Nhận xét giờ học
-Khen ngợi,khuyến khích HS có nhiều ý kiến phát biểu ý kiến.
-xem tranh theo hướng dẫn của GV
-chú ý nghe.
-xem hinh2
-Chú ý nghe
-Say sưa vẽ bài.
-Chọn bài theo cảm nhậnvà giải thích.
-chú ý nghe
-vui mừng,vỗ tay.
*Dặn dò - Làm bài ở hình 3 
 Thứ năm ngày 22 tháng 3 năm 2012
Tiết 1+2: Tập đọc
Vì bây giờ mẹ mới về
I/ Mục tiêu: 
- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các; từ ngữ: khóc òa, hoảng hốt, cắt bánh, đứt tay. Biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
- Hiểu nội dung bài : cậu bé làm nũng mẹ nên đợi mẹ về mới khóc.
Trả lời được câu hỏi 1, 2 (SGK)
II/ đồ dùng: 
* GV: Tranh minh họa bài đọc trong SGK.
* HS: Đọc trước bài “Vì bây giờ mẹ mới về”.
III/ hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HSTB lên đọc thuộc lòng bài “Quà của bố” và trả lời câu hỏi 1, 2 trong SGK. 
- GV nhận xét cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài: (bằng tranh).
Hoạt động 1: HDHS Luyện đọc.
+ GV đọc mẫu bài văn.
+ HDHS luyện đọc.
* HDHS luyện đọc tiếng, từ ngữ khó: 
- GV lần lượt gạch các tiếng, từ: khóc òa, cắt bánh, hoảng hốt.
- HS luyện đọc và phân tích các từ khó: hoảng hốt, cắt bánh...
- GV- HS: giải nghĩa từ: 
* HDHS Luyện đọc câu: 
- GV chỉ bảng lần lượt từng câu để HS nhẩm theo: 3, 4 em đọc trơn câu thứ nhất.
- Tiếp tục với câu còn lại dạy tương tự như câu 1. 
- HS đọc trơn nối tiếp nhau từng câu. 
- GV giúp đỡ, sữa lỗi cho HS nếu đọc sai.
* Luyện đọc đoạn, bài:
- Gọi từng nhóm 3 HS (mỗi em 1 đoạn) tiếp nối nhau đọc cho đến hết bài.
- HS đọc cá nhân cả bài.
- HS thi đọc theo bàn, nhóm.
- GV - HS bình chọn nhóm đọc tốt nhất.
- HS đọc đồng thanh toàn bài.
Hoạt động 2: Ôn các vần ưt, ưc.
a/ Tìm và đọc câu có tiếng chứa vầnưt, ưc có trong bài.
- HS đọc thầm và nêu câu chứa vần cần tìm.
- Gọi HS đọc và phân tích các tiếng đó.( HSTB- K).
b/ Tìm tiếng ngoài bài có vần ưt, ưc.
- HS quan sát tranh và đọc thầm từ mẫu trong SGK. 
- 2 HSK-G đọc to các từ mẫu đó.
- Gọi HS phân tích các tiếng trong từ chứa vần cần ôn.
- Tổ chức trò chơi: Dùng bộ chữ hãy tìm và ghép các tiếng từ chứa vần oan, oat.
- Gọi một số HS đọc tiếng, từ mình vừa tìm.
- HS nhận xét bài làm của bạn. GV nhận xét, chốt lại.
c/ Nói câu chứa tiếng có vần ưt, ưc.
- Gọi 2 HSG đọc mẫu câu trong SGK.
- GV HDHS cách làm bài.
- GV chia lớp thành 3 nhóm, giao nhiẹm vụ cho các nhóm: nối tiếp thi nói câu chứa tiếng có vần: ưt, ưc nhóm nào nói đúng và nhiều nhất thì nhóm đó thắng cuộc.
- HS nhận xét, bình chọn nhóm thắng cuộc.
- GV nhận xét và tuyên dương nhóm thắng cuộc.
Tiết 2
Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
- Gọi HS đọc thầm và trả lời lần lượt từng câu hỏi có trong bài.
- HS nhận xét bạn trả lời và bổ sung nếu cần.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV đọc diễn cảm bài văn. 
- HDHS luyện đọc.
- HS nhận xét bình chọn người đọc tốt nhất.
- GV nhận xét cách đọc của HS.
 GV nhận xét, cho điểm.
Hoạt động 4: Luyện nói.
- HS các nhóm lên luyện nói trước lớp. 
H: Bạn có hay làm nũng bố mẹ không?
Đ: Mình cũng giống cậu bé trong truyện.
- Cho HS từng nhóm bàn suy nghĩ hỏi và nói cho nhau nghe..
- Gọi đại diện 1 số cặp lên bảng đóng vai hỏi đáp. 
- HS nhận xét, bình chọn nhóm hỏi - đáp tự nhiên và hay nhất.
- GV nhận xét, tuyên dương và khuyến khích các em.
3, Củng cố, dặn dò :
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà đọc lại bài và đọc trước bài “Đầm sen".
--------------------------------------------------------
Tiết 3: Toán 
Tiết 112: Luyện tập chung
I/ Mục tiêu: 
- Biết lập đề toán theo hình vẽ, tóm tắt đề toán ; biết cách giải và trình bày bài giải bài toán.
- Bài tập cần làm : Bài 1, 2.
II/đồ dùng:
* GV: Bảng phụ viết bài tập 1,2
* HS: Bộ đồ dùng học toán, phấn, bảng con. 	 	
III/ hoạt động dạy -học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- HS lên bảng chữa BT 4 trong vở BT của tiết 111.
- GV nhận xét cho điểm.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hướng dẫn học sinh làm bài tập trong vở BT.
Bài 1a: HS đọc đề bài toán. (HS K đọc). Nhìn tranh vẽ, viết tiếp vào chỗ cấm để có bài toán rồi giải bài toàn đó.
- GV hướng dẫn H/s đém số hoa có trong hàng trên và só hoa ở hàng dưới rồi điền vào chỗ chấm.
- Một h/s giỏi đọc đề bài toán và tóm tắt đã làm hoàn chỉnh. 
- GV ghi tóm tắt lên bảng. GV hướng dẫn học sinh nêu lời giải và cách giải.
? Muốn biết có tất cả bao nhiêu bông hoa ta làm như thế nào. (phép cộng)
(H/s K, G nhắc lại cách trình bày bài giải).2 H/s K, TB lên bảng thi làm bài,ở dưới làm vào vở BT.GV q/s giúp đỡ H/s TB.
- Cả lớp và GV nhận xét bạn thắng cuộc.
Bài 1b: H/s K,TB nêu y/c bài tập. Gv hướng dẫn tương tự BT 1a.
? Qua 2 bài tập trên giúp các em củng cố về những kiến thức gì. (H/s ;Lập đề toán, giải và trình bày bài giải có lời văn).
Bài 2: HS đọc đề bài toán. (HS K đọc).
- Một h/s giỏi đọc tóm tắt. Cả lớp suy nghĩ điền số thích hợp vào chổ chấm để hoàn chỉnh tóm tắt trong VBT.
- GV ghi tóm tắt lên bảng. GV hướng dẫn học sinh nêu lời giải và cách giải.
? Muốn biết trong vườn có bao nhiêu cây chanh ta làm như thế nào. (phép cộng)
(H/s K, G nhắc lại cách trình bày bài giải). H/s K lên bảng làm bài,ở dưới làm vào vở BT.GV q/s giúp đỡ H/s TB.
- Cả lớp và GV nhận xét.
 ? Qua tiết học này giúp ta cũng cố về kiến thức gì. (H/s : Rèn kỹ năng lập đề toán, giải toán có lời văn).
3, Củng cố, dặn dò. 
- GV nhắc lại nội dung tiết luyện tập chung.
----------------------------------------------------
Tiết 4: Đạo đức
Chào hỏi và tạm biệt (tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
- Nêu được ý nghĩa của việc chào hỏi, tạm biệt.
- Biết chào hỏi, tạm biệt trong các tình huống cụ thể, quen thuộc hằng ngày.
- Có thái độ tôn trọng, lễ độ với người lớn tuổi, thân ái với bạn bè và em nhỏ.
- Kĩ năng giao tiếp / ứng xử với mọi người ,biết chào hỏi khi gặp gỡvà tạm biệt khi chia tay.
II/ đồ dùng: 
 * GV : Điều 2 trong công ước quốc tế về quyền trẻ em. Bài hát “con chim vành khuyên”
 * HS : Vở BT đạo đức 1.
III/ hoạt động dạy- học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
 - Gọi 2 HS trả lời câu hỏi: Khi nào ta nói lời cảm ơn, xin lỗi.
 - GV nhận xét.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài 
Hoạt động 1: Chơi trò chơi: Vòng tròn chào hỏi.
- GV nêu y/c H/s đứng thành 2 vòng tròn đồng tâm có số người bằng nhau, quay mặt vào nhau làm thành từng đôi một.
- Người điều khiển dứng ở tâm 2 vòng trònvà nêu các tình huống để các H/s đóng vai chào hỏi. Ví dụ:
+ Hai người bạn gặp nhau. H/s gặp thầy giáo, cô giáo ở ngoài đường...
- Sau khi H/s thực hiện đóng vai chào hỏi trong mỗi tình huống xong, người điều khiển hô “chuyển dịch” thì H/s ở vòng tròn ngoài chuyển vào và chơi tiếp... Cứ như thế trò chơi tiếp tục.
Hoạt động 2: Thảo luận lớp.
- H/s thảo luận theo các câu hỏi:
- Cách chào hỏi trong mỗi tình huống giống nhau hay khác nhau? Khác nhau như thế nào?
- Em cảm thấy như thế nào khi:
? Được người khác chào hỏi.
? Em chào họ và họ đáp lại.
? Em gặp một người bạn, em chào nhưng bạn cố tình không đáp lại.
- GV gọi HS lần lượt trả lời.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV hỏi: Tại sao cần phải chào hỏi?
- Dặn học sinh về nhà học bài và chuẩn bị tiết 2.
Thứ sáu ngày 23 tháng 3 năm 2012
Tiết 1: Chính tả
Tập chép: Quà của bố
I/ Mục tiêu:
- Nhìn bảng chép lại đúng khổ thơ 2 bài Quà của bố trong khoảng 10 -12 phút.
- Điền đúng s hay x, điền vần im hay iêm vào chỗ trống.
BT 2a, 2b 
II/ Đồ dùng:
* GV: Bảng phụ chép bài Quà của bố và ND bài tập 2a, 2b.
* HS: Bảng con, phấn.
III/ hoạt động dạy -học:
1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2HS lên bảng làm bài tập 2b của tiết trước.
- GV nhận xét cho điểm.
2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tập chép.
* GV gắn bảng đoạn văn cần chép.
- Gọi 2 HSK nhìn bảng đọc đoạn văn.
* HDHS viết tiếng dễ viết sai.
- GV chỉ cho HS đọc những tiếng các em dễ viết sai: gửi, nghìn thương, chúc...).
- Cho HS tự đánh vần lần lượt từng tiếng và viết vào bảng con.
- GV nhận xét, sữa lỗi chữ viết cho HS.
* HDHS tập chép bài vào vở. 
- GVHDHS cách trình bày bài viết.
- HDHS soát bài: GV đọc và chỉ thong thả từng chữ trên bảng cho HS soát lại bài.
- HDHS gạch chân những chũ viết sai, sữa bên lề vở.
- GV chữa lỗi phổ biến của HS lớp mắc phải.
- HS đổi vở sữa lỗi cho nhau.
- GV thu chấm, nhận xét một số bài.
Hoạt động 2: HD làm bài tập chính tả (lựa chọn).
Bài 2a: -1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.( HS: xe lu, dòng sông,....)
Bài 2b: -1HS K nêu yêu cầu,cả lớp theo dõi, GV treo bảng phụ đã viết sẵn nội dung bài. 
- HS làm cá nhân VBT, 2 HS K lên bảng làm (GV quan tâm , giúp đỡ HS TB)
- Cả lớp và GVnhận xét,chốt đáp án đúng.
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS luyện viết thêm vào vở ô li.
--------------------------------------------
Tiết 2: Kể chuyện 
Bông hoa Cúc trắng
I/ Mục tiêu: 
- Kể lại được từng đoạn của câu chuyện dựa theo tranh và gợi ý dưới tranh. 
- Hiểu được nội dung câu chuyện : Lòng hiếu thảo của cô bé trong truyện đã làm cho trời đất cũng cảm động, giúp cô chữa khỏi bệnh cho mẹ.
III/ hoạt động dạy- học:
 1, Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 2 HS lên kể lại chuyện: Trí khôn. 
- GV nhận xét.
 2, Bài mới: Giới thiệu bài.
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS luyện kể chuyện.
- GV kể chuyện 1-2 lần giọng diễn cảm :
+ Kể lần 1 để học sinh biết câu chuyện.
+ Kể lần 2-3 kết hợp với tranh minh họa 
- Giúp HS nhớ và kể lại được câu chuyện theo yêu cầu.
- Chú ý về kỹ thuật kể : Biết chuyển giọng kể linh hoạt từ lời người kể sang lời người mẹ, lời cụ già, lời cô bé.
- Lời người dẫn chuyện: Kể chậm rãi, cảm động.
- Lời cụ già: mệt mõi, yếu ớt.
- Lời cô bé: ngoan ngoãn, lễ phép khi trả lời cụ già...
Hoạt động 2: Học sinh kể lại từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- Tranh 1: GV yêu cầu HS xem tranh 1 trong SGK , đọc câu hỏi dưới tranh, trả lời câu hỏi:
? Tranh 1 vẽ cảnh gì.
? Câu hỏi dưới tranh là gì.
- Gv yêu cầu mỗi tổ cử đại diện kể đoạn 1. (Trình độ HS phải tương đương).
- HS thi kể cả lớp lắng nghe và nhận xét. 
- HS tiếp tục kể theo các tranh 2, 3, 4 (cách làm tương tự với tranh 1).
Hoạt động 3: *Giúp HS hiểu ý nghĩa truyện.
? Câu truyện này giúp em hiểu ra điều gì. 
3, Củng cố - dặn dò. 
- GV hỏi cả lớp: ? Em thích nhân vật nào ? Vì sao.
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà tập kể lại câu chuyện . 
-----------------------------------------------
Tiết 3: Tự nhiên xã hội
Con muỗi
I/ Mục tiêu: 
- Nêu một số tác hại của con muỗi
- Chỉ được các bộ phận bên ngoài của con muỗi trên hình vẽ.
- Kĩ năng tìm kếm và xử lí thông tin về muỗi.
- Kĩ năng tự bảo vệ:Tìm kiếm các lựa chọn và xác địnhcách phòng tránh muỗi thích hợp.
- Kĩ năng làm chủ bản thân:đảm nhiệm trách nhiệm bảo vệ bản thânvà tuyên 
truyền với gia đình cách phòng tránh muỗi.
- KN,hợp tác,hợp tác với mọi người cùng phòng tránh muỗi.
II/ đồ dùng:	
* GV: Các hình ảnh bài 28 trong SGK. 
* HS : Một vài lọ cá, lọ đựng bọ gậy...
III/ hoạt động dạy- học:
1, Kiểm tra bài cũ

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an lop 1tuan 28tham.doc