Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần dạy 27 (chương trình giảm tải)

TẬP ĐỌC

HOA NGỌC LAN

I. MỤC TIÊU

- Đọc trơn cả bài . đọc đúng các từ ngữ : hoa ngọc lan ,dày , lấp ló ,ngan ngát ,khắp vườn ,.Bước đầu biết nghỉ hơi ở dấu câu .

- Hiểu nội dumg bài :Tình cảm yêu mến cây hoa ngọc lan của bạn nhỏ.

- Trả lời câu hỏi 1,2 sách giáo khoa.

- Liên hệ mở rộng để HS nâng cao ý thức bảo vệ môi trường: Hoa ngọc lan vừa đẹp vừa thơm nên rất có ích cho cuộc sống con người . Những cây hoa như vậy cần được chúng ta gìn giữ và bảo vệ

- HS luỵên nói GV khẳng định rõ hơn về việc cần thiết phải bảo vệ môi trường.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong sách giáo khoa.

 

doc 26 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 663Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần dạy 27 (chương trình giảm tải)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ngày.
- Theo từng tình huống, 2 HS trình bày
kết quả: 
- Tình huống 1: Cần nhặt hộp bút lên trả cho bạn và nói lời xin lỗi vì mình có lỗi với bạn.
- Tình huống 2: Cần nói lời cảm ơn bạn vì bạn đã giúp đỡ mình.
- HS đọc tình huống
- Từng cặp HS thảo luận cách ứng xử và phân vai cho nhau.
- HS diễn vai.
- HS nhận xét về nội dung diễn: Cách ứng xử như vậy có đúng không, có 
cách nào khác không?
- HS đọc lại tình huống.
- Các nhóm độc lập làm việc.
- Các nhóm trình bày kết quả.
- HS nhận xét.
- HS lắng nghe và nhắc lại.
- HS nêu yêu cầu.
- HS nghe giới thiệu cách chơi.
- Các nhóm chơi ghép cách hoa và nhị hoa.
- HS nghe kết luận.
- HS thực hành trong cuộc sống hàng ngày.
- HS lắng nghe.
=====================================
Buổi chiều: Tiết27: Qùa 8-3 tặng mẹ
I,Mục tiêu hoạt động:
 -Giáo dục HS lòng yêu thương và biết ơn đối với mẹ.
 -HS biết thể hiện tình cảm yêu thương và biết ơn đối với mẹ qua lời ca, tiếng hát,...
II,Cách tiến hành
 *Bước1: Chuẩn bị
 -GV phổ biến kế hoạch hoạt động và yêu cầu HS chuẩn bị hoa và các tiết mục văn nghệ.
 *Bước2:Ngày hội “Qùa 8-3 tặng mẹ”
 -GV và HS ổn định chỗ ngồi.
 -HS hát: Ba ngọn nến lung linh.
 -GV tuyên bố lí do tiết học
 -HS thay mặt lớp đọc lời chúc mừng và hứa sẽ chăm ngoan, học giỏi,...
 -HS tặng hoa các bà mẹ
 -Chương trình văn nghệ chào mừng 8-3.
 -GV nhăc nhở HS hãy học tập tốt rèn luyện tốt , chăm ngoan, học giỏi để đền đáp công ơn của mẹ.
 -GV dặn dò HS. Cho cả lớp hát tập thể một bài hát.
==================================
Hướng dẫn tự học Tiếng việt
Ôn đọc viết: Hoa ngọc lan
I. Mục tiêu:
- HS nắm chắc, đọc viết được bài Hoa ngọc lan.
- HS hiểu được nội dung bài.
- Làm đúng các bài tập trong vở bài tập.
II. Đồ dùng: - Vở bài tập .
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của giáo viên
1. Ôn tập: 
* Ôn đọc
- GV ghi bảng bài: Hoa ngọc lan
- Gọi HS luyện đọc, phân tích tiếng khó
- GV nhận xét, sửa phát âm cho HS.
* Ôn viết:
- GV đọc cho HS viết chính tả từ " ở ngay đầu hè .... xanh thẫm".
- GV chấm một số vở.
2. Hướng dẫn làm bài tập: 
a. Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu của bài.
- Cho HS tự làm bài.
b. Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu. 
- Cho HS làm bài vào vở bài tập.
- GV gọi HS đọc bài làm.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét chung tiết học.
- Dặn: luyện đọc, viết bài
- HS luyện đọc: cá nhân, nhóm, lớp.
- HS phân tích: bạc trắng, xanh thẫm, lấp ló, xòe ra, tỏa khắp,...
- HS nghe đọc và viết vào vở.
- HS soát lỗi
- 1 HS nêu: Tìm tiếng trong bài có vần ắp.
- HS làm bài: khắp.
- HS nêu: Tìm tiếng ngoài bài:
có vần ăm, có vần ăp.
- HS nghe và ghi nhớ.
====================================================
Thứ ba ngày 13 tháng 3 năm 2012
Chính tả
Nhà bà ngoại
I.Mục tiêu: 
- Học sinh chép lại đúng và đẹp bài: Nhà bà ngoại
- Trình bày bài viết đúng hình thức văn xuôi.
- Làm đúng các bài tập chính tả: điền vần ăm hay ăp, điền chữ c hay k.
- Viết đúng cự li, tốc độ , các chữ đều và đẹp.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ viết sẵn nội dung đoạn văn cần chép và bài tập ; phấn màu.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- Bài 1: Điền chữ n hay l ?
 nấu ướng con ươn
ạc rang thịt ạc
- GV chấm vở của HS về nhà phải viết lại bài.
- GV nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
-GV giới thiệu bài, ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS tập chép.
a. Hướng dẫn HS chuẩn bị bài
- GV treo bảng phụ ghi nội dung đoạn cần chép.
- GV ghi bảng các từ ngữ khó viết: ngoại, rộng rãi, thoáng, loà xoà, trái, thoang thoảng.
VD: loà xoà : lưu ý viết dấu trên đầu con chữ a
- H: Trong bài có mấy dấu chấm ?
- GV nhận xét HS viết
b. HS chép bài vào vở.
- GV hướng dẫn HS viết bài
- Viết tên bài vào 3 ô, chữ đầu đoạn n viết hoa và lùi vào 1 ô, sau dấu chấm phải viết hoa.
-GV hướng dẫn HS cách ngồi, cách đặt vở, cầm bút và nhắc HS cách trình bày.
-GV theo dõi, nhắc nhở.
c. HS soát lỗi.
-GV đọc đoạn văn cho HS soát lỗi, đến
chữ khó viết GV chú ý đánh vần.
d. GV chấm bài.
-GV chấm một số vở, nhận xét, thu bài.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả. 
Bài 1 : Điền vần ăm hoặc ăp?
- GVHDHS làm bài, chữa bài.
- Gọi HS đọc bài làm.
 Năm nay, Thắm đã là học sinh lớp Một. Thắm chăm học, biết tự tắm cho mình, biết sắp xếp sách vở ngăn nắp. 
Bài 2: Điền chữ c hoặc k?
hát đồng ca chơi kéo co
- GV cho HS tự làm bài.
- Gọi HS nhắc lại quy tắc điền c, k ?
- GVgọi HS chữa bài, nhận xét.
4.Củng cố - Dặn dò:
- GV hỏi lại HS tên bài viết, khen HS viết đẹp, cẩn thận.
- GV dặn HS về nhà sửa lại lỗi sai trong bài chính tả..
- 2 HS lên bảng làm 	
- HS nhận xét.
- HS nêu tên bài học
- 2,3 HS đọc đoạn cần viết
- HS viết bảng con các từ ngữ khó ,dễ viết sai – nhận xét
- HS nêu: 4 dấu chấm
- HS chép bài chính tả vào vở.
- HS trình bầy bài chính tả.
- HS ngồi ngay ngắn, đúng tư thế.
- HS đổi vở cho nhau để chữa bài.
- HS theo dõi, ghi lỗi ra lề vở.
- HS nghe nhận xét.
- HS đọc thầm yêu cầu .
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở
-HS chữa miệng.
- HS nêu yêu cầu .
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp làm vào vở. HS đổi vở chữa bài.
- HS nêu lại quy tắc điền c, k: 
+ k đứng trước các nguyên âm : i, ê, e còn c đứng trước các nguyên âm còn lại ( a, ă, â, o, ô, ơ, u, ư ).
- HS tự nêu
- HS lắng nghe.
================================
Tập viết
Tô chữ hoa E, Ê, G
I. Mục tiêu: 
 1.HS tô đúng và đẹp các chữ hoa: E, Ê, G.
 2.Viết đúng và đẹp các vần ăm, ăp ,ươn ,ương các từ ngữ: chăm học, khắp vườn, vườn hoa, ngát hương.
 3. Viết theo chữ thường, cỡ vừa, đúng mẫu chữ và đều nét.
II. Đồ dùng dạy học:
 Bảng phụ viết sẵn trong khung chữ.
 1.Chữ hoa E, Ê, G 
 2. Các vần , các từ ngữ ứng dụng.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
I. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc cho HS viết : gánh đỡ, sạch sẽ, hiền lành, trách nhiệm.
- GV nhận xét, đánh giá.
II. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài
- GV giới thiệu, ghi bảng.
2. Hướng dẫn tô chữ hoa: E, Ê, G
a.Chữ E
- GV treo bảng phụ.
- GV hướng dẫn HS quan sát và phân tích chữ E hoa .
- H: Chữ E gồm những nét nào?
- H:Chữ E cao, rộng mấy ô ?
- H: Điểm đặt bút của chữ như thế nào?
- GVchỉ lên chữ E và hướng dẫn HS qui trình viết:
 + Từ điểm đặt bút bắt đầu từ li đầu tiên của đường kẻ ngang, tô theo nét chấm, điểm kết thúc của chữ nằm trên li thứ hai của dòng kẻ ngang.
- GV theo dõi, sửa sai cho HS
b. Chữ Ê
- GV hướng dẫn HS viết chữ Ê tương tự chữ E , thêm dấu mũ trên đầu 
c. Chữ G
- Chữ G gồm có nét cong trái,nét khuyết trên đưa cong xuống dòng kẻ dưới viết nét khuyết dưới.
3. HD viết vần và từ ngữ ứng dụng
- GV treo bảng phụ
- GVhướng dẫn HS cách viết liên kết giữa các con chữ khoảng cách giữa các chữ trong 1 từ
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
4. Hướng dẫn HS tập tô, tập viết
- GV theo dõi, nhắc nhở.
- Cho HS tô viết bài vào vở tập viết.
- GV chấm 1 số bài ,chữa lỗi sai phổ biến.
5. Củng cố - Dặn dò
- GV hướng dẫn bài về nhà.
+ Tìm thêm tiếng có vần ăm, ăp, ươn ương
+ Dặn về nhà luyện viết vào vở ô ly
- HS viết bảng con – nhận xét.
-HS quan sát, trả lời câu hỏi
+Chữ E gồm 1 nét liền của các nét cong trái.
+ Chữ E cao 5 ô , rộng 3 ô .
+ Điểm đặt bút ở đường kẻ ngang thứ nhất.
- HS quan sát
- HS viết trên không chữ E
- HS viết bảng con: E, Ê
- HS quan sát , nhận xét độ cao , số nét 
- HS đọc đồng thanh.
- HS phân tích tiếng có vần ăm, ăp,ươn ương và các từ ngữ ứng dụng.
- HS viết bảng con các vần và từ ngữ ứng dụng. 
- 1 HS nhắc lại tư thế ngồi viết 
- HS tô, viết vào vở Tập viết 1 – tập 2
- HS tự tìm.
- HS nghe hướng dẫn
====================================
Toán
Tiết 106: Bảng các số từ 1 đến 100
I.Mục tiêu: Giúp HS:
 - Nhận biết 100 là số liền sau của 99.
 - Tự lập được bảng các số từ 1 đến 100.
 - Nhận biết một số đặc điểm của các số trong bảng các số đến 100. 
 - Bài tập cần làm: 1,2,3
II.Đồ dùng dạy học:
 - Bảng các số đến 100
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
-Cho HS đọc các số từ 0 đến 99
- GVNX, cho điểm
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu, ghi bảng
2. Giới thiệu số 100:
- GV hướng dẫn HS làm bài tập 1
- GV vẽ tia số viết các số từ 90 dến 99 và một vạch để không.
- GV cho HS biết số liền sau của 99 là 100.
- GV hướng dẫn HS đọc số 100 : 
100 đọc là một trăm
- GV giới thiệu số 100 là số có 3 chữ số
- GV hướng dẫn HS cách viết số 100, nắm cấu tạo số 
Bài 2 : Viết số còn thiếu vào ô trống trong bảng các số từ 1 đến 100 
- GV hướng dẫn HS làm bài, chữa bài
+Hàng dọc như thế nào? 
+Nhận xét về hàng đơn vị của các số ở cột dọc đầu tiên? 
- GV cho học sinh biết cách tìm số liền trước của một số
Bài 3 :Trong bảng các số từ 1 đến 100 :
- GV cho HS làm bài.
+ Số lớn nhất có 1 chữ số trong bảng là số nào? 
+ Số bé nhất có 1 chữ số trong bảng là số nào? 
+ Số tròn chục lớn nhất là số nào?
+ Số tròn chục bé nhất là số nào?
+ Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
+ Số lớn nhất có hai chữ số là số nào ?
+ Có bao nhiêu số có 2 chữ số giống nhau? 
3.Củng cố – dặn dò:
- Gọi HS đọc từ 1 đến 100.
- GVNX giờ học. Dặn về ôn lại bài
- 2 HS đọc các số từ 0 đến 99
- HS nêu tên bài
- HS làm bài tập
- HS chỉ lên bảng tia số và chữa.
-HS đọc : một trăm
- HS viết bảng con số; 100
- HS nêu yêu cầu của bài.
- HS làm bài
- HS các số hơn kém nhau 1 đơn vị
- Các số ở hàng đơn vị giống nhau 
- HS dựa vào phép đếm để tìm số liền trước
- HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài. HS đọc chữa từng phần
- số 9
- Số 1
-Số100
- Số 10 
- Số 10 
- Số 99
-9 số
- 2 HS đọc các số từ 1 đến 100.
- HS nghe.
====================================
Tự nhiên và xã hội
Tiết 27: Con mèo
I.Mục tiêu :Sau giờ học HS chỉ và nói được tên các BP bên ngoài của con mèo 
 - Tả được con mèo ( lông, móng vuốt, ria,.....)
 - Nêu được ích lợi của việc nuôi mèo 
 - Tự chăm sóc mèo ( nếu nhà nuôi mèo ) 
II.Chuẩn bị: 
 - GV + tranh + SGK 
 - HS + SGK + VBT 
III.Các HĐ dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ:
- H: Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài con gà?
 - H: Nuôi gà để làm gì?
 - GV nhận xét, đánh giá
B.Bài mới
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.Các hoạt động:
a. Hoạt động 1: QS con mèo
- MĐ: Hiểu các bộ phận bên ngoài của con mèo, lợi ích cuả chúng . 
- B1: Quan sát tranh (Tr. 56,57) 
- H: Con mèo có bộ lông màu gì?
- H: Khi vuốt ve bộ lông mèo em thấy ntn?
- Chỉ và nói tên các bộ phận bên ngoài của con mèo.
- H: Con mèo di chuyển ntn?
- Mắt tai, râu mèo có tác dụng gì.
- B2: Kiểm tra kết quả. 
- GV và HS nx bổ sung 
b. Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp
- MĐ : Củng cố những hiểu biết về con mèo.
- H: Người ta nuôi mèo để làm gì?
- H: Thức ăn của mèo là gì?
- H: Con chăm sóc mèo ntn?
- H: Mèo săn mồi bằng cách nào ?
- H: Tại sao không được trêu trọc và làm mèo tức giận? 
- Khi bị mèo cắn con phải làm gì. 
- GV gọi HS trả lời 
- GV và HS nx	
c.Hoạt động 3: Bắt chước tiếng kêu của mèo.
- GV HD HS bắt chước tiếng kêu, và thi đua giữa các tổ.
- Hướng đẫn HS hát bài : Mèo đuổi chuột. 
3.Củng cố – dặn dò
- H: Nuôi mèo có lợi ích gì?
- Dặn HS về nhà nếu có mèo thì chăm sóc, không trêu chọc mèo.
Chuẩn bị bài sau : Con muỗi?
- 2 HS trả lời câu hỏi
- HS khác NX, bổ sung
- Cả lớp hát bài: Chú mèo con 
- Quan sát tranh (Tr. 56.57). Thảo luận nhóm 2 
- Màu vàng, nâu...
- Mượt mềm như nhung.
- Đầu , mình, và bốn chân
Bằng 4 chân, đi rât nhẹ, leo trèo giỏi, chân có vuốt săc để bắt mồi. Dưới 4 móng là những đệm thịt.
- Mắt rất sáng, tai thính, râu rất nhạy cảm với thức ăn.
- Các nhóm nêu kết quả.
- Để bắt chuột, để lây thịt.
- Là cá , chuột, cơm,...
- Hằng ngày , con cho mèo ăn.
- Mắt sáng, tai thính nghe được khoảng cách xa .Chân có móng sắc vuốt nhọn, nên chúng bắt chuột rất giỏi.
- Chúng sẽ cào cấu và cắn rất nguy hiểm.Mèo dễ mắc bệnh dại như chó nên rất nguy hiểm.
- Đi khám bệnh
- HS trả lời
- HS thực hành
- HS hát
- HS tự trả lời
- HS nghe.
==========================
Thứ tư ngày 14 tháng 3 năm 2012
Tập đọc
Bài 8: Ai dậy sớm
I. Mục tiêu
 1. Đọc
 - HS đọc đúng , nhanh cả bài Ai dậy sớm
- Luyện đọc các từ ngữ: dậy sớm, ra vườn, lên đồi, đất trời, chờ đón: đạt tốc độ đọc tối thiểu 25 đến 30 tiếng /1 phút.
 2. Ôn các tiếng có vần ươn, ương
 - Phát âm những tiếng có các vần ươn, ương;Tìm được các tiếng và nói có được câu chứa tiếng có vần trên.
 3. Hiểu
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: vừng đông, đất trời...
 - Hiểu được nội dung của bài: Cảnh buổi sáng rất đẹp. Ai dậy sớm mới thấy được cảnh đẹp ấy.
 4. Luyện nói:HS biết hỏi đáp tự nhiên, hồn nhiên về những việc làm buổi sáng. Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học
 - Tranh minh hoạ bài tập đọc và phần luyện nói trong SGK.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc bài: hoa ngọc lan và trả lời câu hỏi cuối bài.
- GVNX, cho điểm
B. Bài mới
Tiết 1
1. Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu bài và ghi bảng.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc
a. GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu giọng đọc diễn cảm, vui tươi, nhẹ nhàng, ngắt nghỉ đúng nhịp 
b. Hướng dẫn HS luyện đọc
* Luyện đọc các tiếng, từ ngữ :
- GV hướng dẫn HS tìm từ
- Tìm tiếng có vần ây ?
- Tìm tiếng có vần ươn ? 
- Tiếng trời có trong từ nào ?
- GV gạch chân các từ HS vừa tìm
- GV kết hợp giải nghĩa 1 số từ khó
*Luyện đọc câu:
- Gọi HS đọc câu. 
* Luyện đọc cả bài:
- Gọi HS đọc cả bài.
* Thi đọc cả bài
- GV nhận xét
3. Ôn các vần ươn, ương:
a.Tìm tiếng trong bài có vần
 ươn, ương
- GV nêu yêu cầu 1 trong SGK
- Tìm tiếng trong bài có vần ươn ?
- Tìm tiếng trong bài có vần ương ?
b. Nói câu chứa tiếng có vần ươn, ương
- GV nhận xét
Tiết 2
4. Tìm hiểu bài đọc và luyện nói
a. Tìm hiểu bài đọc
- H: Khi dậy sớm, điều gì chờ đón em ở ngoài vườn ?
 - H: Điều gì chờ đón em trên cánh đồng ?
 - H: Điều gì chờ đón em trên đồi? 
b. Luyện đọc
c. Học thuộc lòng bài thơ
- GV xoá dần từng chữ, chỉ giữ lại những tiếng đầu dòng
d .Luyện nói: 
 Đề tài: Hỏi nhau về những việc làm buổi sáng
- GV cho HS quan sát tranh trả lời theo gợi ý: 
- Bạn ngủ dậy lúc mấy giờ?
- Sáng sớm, bạn làm gì?
- Buổi sáng bạn thường ăn món gì? 
- Bạn đi học lúc mấy giờ? 
- Bạn đã làm gì để có thể dậy sớm được?
- Theo bạn dậy sớm có lợi không? Vì sao?
- GV nhận xét bổ sung .
4. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS đọc lại bài.
- GV nhận xét giờ học .
- Dặn về nhà học thuộc lòng bài thơ.
- 2 HS đọc bài và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét.
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nghe đọc mẫu.
- dậy sớm, ra vườn, đất trời, ...
- HS tìm và đọc: dậy
- HS nêu: vườn.
- HS nêu: đất trời.
- HS đọc đồng thanh. 
- HS đọc tiếp sức từng câu 
- HS đọc trơn theo bàn 
- HS đọc: CN - N .
- 2HS đọc cả bài
- HS đọc đồng thanh cả bài
- HS nêu yêu cầu 1.
- Vườn
- Hương
- HS nhìn tranh đọc câu mẫu trong sgk 
- HS thi đua nói.
- HS đọc khổ thơ thứ nhất 
- hoa ngát hương chờ đón em ở ngoài vườn
-Vừng đông đang chờ đón em.
- Cả đất trời đang chờ đón em
- HS đọc bài kết hợp trả lời câu hỏi
- HS thi đọc thuộc lòng bài thơ.
- HS đọc tên bài luyện nói
- HS đọc câu mẫu
- Từng cặp HS hỏi và trả lời những việc làm buổi sáng của mình: VD
- Bạn ngủ dậy lúc mấy giờ?
- Tôi ngủ dậy lúc 6 giờ.
.... tương tự HS trả lời tiếp.
- HS đọc thuộc lòng bài thơ. 
- HS lắng nghe.
=============================
Toán
Tiết 107: Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về:
 - Viết số có hai chữ số; tìm số liền trước, số liền sau của một số; so sánh các số; thứ tự của các số.
 - Bài tập cần làm:1,2,3
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bảng phụ , phấn màu.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A. Kiểm tra bài cũ:
- Số lớn nhất có 1 chữ số là số nào?
- Số lớn nhất có hai chữ số là số nào?
- Số bé nhất có 1 chữ số là số nào?
- Số bé nhất có hai chữ số là số nào?
- GV nhận xét, chấm điểm.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu, ghi bảng.
2.Luyện tập
Bài 1: Viết số 
- GV HD HS làm bài, chữa bài
- GV lưu ý HS : bảy mươi mốt: 71
tám mươi lăm: 85, một trăm: 100, ...
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
- GVHDHS làm bài, chữa bài
- ở phần c) có thể so sánh 3 số ở từng dòng để thấy quan hệ số liền trước, số liền sau của 1 số
Bài 3: Viết các số : 
a. Từ 60 đến 70
b. Từ 89 đến 100
- GV lưu ý: Các số ngăn cách nhau bằng dấu phẩy
Bài 4: Dùng thước và bút nối các điểm để có hai hình vuông
- GV hướng dẫn: quan sát các điểm, dùng ngón tay vạch nối các điểm xem như thế nào để được 2 hình vuông, sauđó mới dùng thước và bút để nối.
3. Củng cố, dặn dò:
- GV chốt các kiến thức qua các BT
- HSVN ôn lại bài, chuẩn bị bài sau: Luyện tập chung
- 1 số HS trả lời 
- HS nhận xét
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài 
- HS chữa bài: 1 HS đọc số, 1 HS viết số.
- HS nêu yêu cầu .
- HS làm bài vào vở, chữa bài
- Số liền trước của 73 là 72.
Số liền trước của 70 là 69, ... 
- HS nhận xét
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài. HS lên bảng chữa bài
- 1 số HS đọc bài.
- HS đọc yêu cầu bài
- HS quan sát hình, nghe hướng dẫn cách nối điểm...
- HS làm bài, đổi vở kiểm tra nhau
- HS nghe
==================================
Thứ năm ngày 15 tháng 3 năm 2012
Chính tả
Tiết 6: Câu đố
I.Mục đích –yêu cầu
 - HS chép lại chính xác, trình bày đúng câu đố về con ong
 - Làm đúng các BT chính tả: Điền chữ tr / ch hoặc v / d /gi
II.Đồ dùng:
 -Bảng phụ viết sẵn nội dung câu đố, BT 2(a)
III.Các HĐ dạy – học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A.Bài cũ:
- GVNX bài viết trước của HS
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Ghi đầu bài
2.Hướng dẫn HS tập chép
- GV treo bảng phụ viết sẵn ND bài
- GV hướng dẫn HS đọc, giải câu đố
- GV gọi đọc tiếng khó.
- GVHDHS viết 1 số từ ngữ khó vào bảng con
- GV nhắc HS viết cách lề 3 ô, viết hoa
chữ bắt đầu mỗi dòng
- GVHDHS soát bài, chữa lỗi:
+GV đọc thong thả từng tiếng trên bảng
- GV hướng dẫn HS ghi số lỗi ra lề vở
- GV chấm 1 số bài, nhận xét
3. HDHS làm BT:
- GV treo bảng phụ
- Gọi HS đọc yêu cầu bài 2.
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS đọc kết quả.
- GV sửa lỗi phát âm cho HS 
4. Củng cố – Dặn dò:
- GV khen ngợi những HS viết đúng, đẹp
- Yêu cầu những HS viết chưa đạt về nhà viết lại
- HS nghe nhận xét
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nhìn bảng đọc câu đố ( 2- 3em)
- Cả lớp xem tranh minh hoạ giải câu
đố
- Cả lớp đọc thầm lại câu đố, tìm những tiếng, từ trong câu đố các em dễ viết sai: chăm chỉ, suốt ngày, khắp
- HS viết bảng con các từ ngữ trên
- HS chép câu đố vào vở
- HS soát lại bài
- HS gạch chân chữ viết sai, sửa bên lề vở
- HS ghi số lỗi ra lề vở
- Cả lớp đọc thầm yêu cầu BT 2(a)
- 4 HS lên bảng thi làm nhanh (2 HS bên trái bảng, 2 HS bên phải bảng)
- Từng HS đọc kết quả
- Lớp nhận xét.
- HS nghe
- HS về nhà viết
=================================
Kể Chuyện
Tiết 3: Trí khôn
I.Mục tiêu: 
 1.HS nghe GV kể dựa vào trí nhớ và tranh minh hoạ kể lại được từng đoạn câu chuyện theo tranh. 
Sau đó, kể lại được toàn bộ câu chuyện.
 2.HS biết phân biệt và thể hiện được lời của Hổ, Trâu, Người và lời của người dẫn chuyện.
 3.Hiểu được ý nghĩa của câu chuyện: Sự ngốc nghếch, khờ khạo của Hổ; nhờ trí khôn và sự thông minh , con người đã làm chủ được muôn loài.
II. Đồ dùng dạy học:
 1.Tranh minh hoạ câu chuyện Trí khôn.
 2.Bảng phụ ghi gợi ý các đoạn của câu chuyện.
 3.Mặt nạ Trâu , Hổ, khăn quấn khi đóng vai bác nông dân.
III. Hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ:
 Kể chuyện: Rùa và Thỏ
- H: Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
- GV nhận xét, đánh giá.
B.Bài mới :
1.Giới thiệu bài: 
- Con có biết vì sao Hổ có bộ lông vằn vằn, trâu chỉ có một hàm răng không? Nhờ trí hô mà con ngưòi đã thắng đựoc Hổ dữ. Vậy trí khôn là gì? Theo dõi câu chuyện ngày hôm nay con sẽ rõ.
- GV giới thiệu bài, ghi bảng.
a.GV kể chuyện: Trí khôn
- GV kể chuyện lần 1.
- GV kể lần 2 (kết hợp tranh minh hoạ)
+ Lời người dẫn chuyện: chậm rãi
+ Lời Hổ: tò mò, háo hức
+ Lời Trâu: an phận, thật thà
+ Lời bác nông dân: điềm tĩnh, khôn ngoan
b. Hướng dẫn HS kể từng đoạn câu chuyện theo tranh.
- GV treo từng tranh, HS quan sát, và trả lời câu hỏi.
* Tranh 1:H:Tranh vẽ cảnh gì ? 
H: Thấy cảnh ấy, Hổ đã làm gì ?
- Gọi HS kể lại nội dung tranh 1.
* Tranh 2: 
H: Hổ hỏi gì trâu ?
H: Trâu đáp như thế nào ?
- Gọi HS kể lại nội dung tranh 2.
* Tranh 3.
- Gọi HS kể lại nội dung tranh 3.
- H: Muốn biết được trí khôn Hổ đã làm gì? 
- H: Bác nông dân đã trả lời như thế nào ?
* Tranh 4.
- Gọi HS kể lại nội dung tranh 4
H: Bức tranh vẽ cảnh gì? 
H: Bác nông dân đã làm gì ?
H: Câu chuyện kết thúc như thế nào? 
c.Hướng dẫn HS kể lại câu chuyện.
-Thi kể chuyện
Phân vai: Hổ, Trâu , bác nông dân và người dẫn chuyện.
H: Câu chuyện cho chúng ta biết điều gì?
3.Củng cố - Dặn dò:
 H: Sau khi nghe chuyện, con thích nhân vật nào ? Vì sao ?
- Dặn dò: Kể chuyện cho người thân nghe.
- HS kể từng đoạn câu chuyện, và trả lời câu hỏi
- HS trả lời.
- HS lắng nghe
- HS nhắc lại tên bài.
- HS nghe và nhớ câu chuyện.
- HS nghe, kết hợp xem tranh.
- HS trả lời câu hỏi.
- Hổ thấy bác nông dân và Trâu đang cày ruộng
- Hổ lấy làm lạ, ngạc nhiên tới hỏi Trâu vì sao lại thế.
- HS kể lại nội dung bức tranh 1
- Này, Trâu kia! Anh to lớn nhường ấy sao chịu kéo cày cho người? 
- Người bé nhưng có trí khôn.
- HS kể lại nội dung bức tranh 2
- HS theo dõi, nhận xét
- HS kể lại nội dung bức tranh 3
- HS theo dõi, nhận xét
- Hổ hỏi bác nông dân để mượn trí khôn xem.
- Bác nông dân nói trí khôn để ở nhà, nếu Hổ ưng thuận, bác sẽ về nhà lấy trí khôn cho Hổ xem nhưng phải trói Hổ 
- HS kể lại nội dung bức tranh 4
- Hổ bị trói, .....
- Bác nông dân đang châm lửa ....
- HS trả lời. HS theo dõi, nhận xét
- HS kể lại toàn bộ câu chuyện
- HS khác NX, bổ sung
- HS kể chuyện phân vai.
- Nhờ trí thông minh con người đã làm chủ muôn loài
- 2 HS trả lời
- HS nghe.
========================================
Toán
Tiết 108: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS :
 - Củng cố về đọc, viết, so sánh các số có hai chữ số.
 - Giải toán có lời văn.
 - Bài tập cần làm: 1,2,3(b,c), 4,5.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27 giam tai.doc