TUẦN 20
Thứ hai ngày 9 tháng 1 năm 2012
Tiếng việt
Bài 81 : Ach
I.Mục tiêu:
- Đọc được : ach, cuốn sách; từ và đoạn thơ ứng dụng.
- Viết được: ach, cuốn sách.
- Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Giữ gìn sách vở.
II. Chuẩn bị :
GV: tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng , luyện nói
HS :sgk , DDHT
III. Hoạt động dạy học :
1 . Khởi động : Hát
2 . Bài cũ :
Vài em đọc sgk
Viết bảng con : cái lược , công việc
Nhận xét bài cũ
3 . Bài mới :
** Gtb ,ghi tựa.
20: : Gấp mũ calô (Tiết 2) I. Mục tiêu : Biết cách gấp mũ calô bằng giấy. Gấp được mũ calô bằng giấy. Các nếp gấp tương đối thẳng, phẳng II. Chuẩn bị : GV: cái ví gấp mẫu HS : giấy màu, bút chì, hồ dán III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động :Hát 2. Bài cũ : GV kiểm tra ĐDHT 3. Bài mới : Hoạt động 1: GV hướng dẫn hs quan sát và nhận xét: - Cho hs xem chiếc mũ calô mẫu - Cho một em đội mũ để cả lớp quan sát, gây sự hứng thú của hs - Đặt câu hỏi cho hs trả lời về hình dáng và tác dụng của mũ ca lô Hoạt động 2: hs thực hành - GV hướng dẫn thao tác gấp mũ ca lô - GV hướng dẫn cách tạo hình vuông - GV cho hs gấp tạo hình vuông từ tờ giấy nháp - Gấp đôi hình vuông theo đường gấp chéo - Gấp đôi hình để lấy đường dấu giữa, sao đó mở ra gấp hai bên vào đường dấu giữa - Gấp một lớp giấy phần dưới của hình lênh sao cho sát với cạnh bên vừa gấp - Lật hình ra mặt sau làm tương tự - Cho hs thực hành trên tờ giấy vở hs 4. Củng cố: Chiếc mũ ca lô được gấp từ hình gì? Nhận xét tiết học . 5. Dặn dò : Chuẩn bị tiết sau kiểm tra. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ___________________________________________ Toán Bài : Phép cộng dạng 14 + 3 I. Mục tiêu : Biết làm tính cộng (không nhớ) trong phạm vi 20 ; biết cộng nhẩm dạng 14+3. ** Làm các BT: 1(cột 1,2,3), 2 (cột 2,3), 3 (phần 1). II. Chuẩn bị : Giáo viên : Các mẫu vật Học sinh : VBT III. Hoạt động dạy học : Khởi động : Hát Bài cũ : Sửa bài tập 3 trang 7 Số liền trước của11 là... Số liền sau của19 là Số 20 gồm mấy chục và mấy đơn vị? Nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: Tiết này các em học phép cộng dạng 14 + 3 Hoạt động1: Giới thiệu cách làm tính cộng dạng 14+3 Gv yêu cầu Hs lấy 14 que tính Đặt 1 chục que tính bên trái, 4 que tính rời bên phải Gv giới thiệu và viết 14 : Có 1 bó chục, viết 1 ở cột chục. 4 que tính rời, viết 4 ở cột đơn vị Yêu cầu Hs lấy thêm 3 que tính đặt dưới 4 que tính Gv giới thiệu và viết : Thêm 3 que rời, viết dưới 4 que tính * Muốn biết có tất cả bao nhiêu que tính ta gộp 4 que rời với 3 que rời được 7 que rời. Có 1 bó chục và 7 que rời là 17 que tính . Viết 17 * Hướng dẫn cách thực hiện phép cộng 14 + 3 -Viết 14 , rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 4 ở cột đơn vị GV ghi B : -Viết dấu cộng, kẻ vạch ngang dưới 2 số đó Muốn tính kết quả, ta tính từ phải sang trái * 4 cộng 3 bằng 7, viết7 Hạ 1 viết 1 Gv nói : 14 cộng 3 bằng 17 (14 + 3 = 17 ) Nghỉ giải lao Hoạt động2: Luyện tập Bài 1: Tính(Cột 1, 2, 3) Nêu yêu cầu bài Gv hướng dẫn : -Nêu cách đặt tính và cách thực hiện dạng toán 14 + 3 -Nêu cấu tạo các số 11, 12, 13, 15, 17, 18 * Gv chốt : Khi cộng các số có 2 chữ số, ta thực hiện giống như dạng toán 14 + 3 Nhận xét Bài 2: Tính(Cột 2, 3) Nêu yêu cầu của bài Gv hướng dẫn Bài 3 : Điền số thích hợp vào ô trống (Phần 1) Nêu yêu cầu đề bài Nhận xét 4. Củng cố: Thi đua thả cá vào bể với các phép tính có dạng 14 + 3 7+ 3= 10 11+ 4= 15 12+ 0= 12 13+6= 19 Gv nhận xét – tuyên dương 5.Tổng kết – dặn dò Chuẩn bị : Luyện tập Nhận xét tiết học. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. _________________________________________________ Thứ ba ngày 10 tháng 1 năm 2012 Tiếng việt Bài 82 : ich – êch I. Mục tiêu : - Đọc được : ich, êch, tờ lịch, con ếch; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: ich, êch, tờ lịch, con ếch. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Chúng em đi du lịch. II. Chuẩn bị : GV: tranh minh họa từ khóa, câu ứng dụng , luyện nói HS :sgk , DDHT III. Hoạt động dạy học : 1 . Khởi động : Hát 2 . Bài cũ : Vài em đọc sgk Viết bảng con : viên gạch , sạch sẽ Nhận xét bài cũ 3 . Bài mới: Tiết này các em học bài vần ich , êch Hoạt động 1 : Nhận diện vần ich Nhận diện ich GV viết bảng : ich .. Đọc Phân tích vần ich . Yêu cầu hs đánh vần viết thêm âm l vào trước vần ich , dấu nặng dưới âm I tạo thành tiếng gì?. - GV yêu cầu hs đánh vần – đọc trơn – Phân tích tiếng lịch . GV cho hs quan sát tờ lịch GV viết bảng : tờ lịch . Hoạt động 2 : Dạy vần êch GV giới thiệu và ghi vần êch . Yêu cầu hs đánh vần - đọc trơn – phân tích vần êch . So sánh ich – êch ? Viết dấu sắc trên ê tạo tiếng gì ? Yêu cầu hs : đánh vần – đọc trơn – phân tích tiếng ếch GV viết : êch , ếch Gv viết mẫu - nêu quy trình Nhận xét Hoạt động 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng GV viết bảng – đọc mẫu Vở kịch mũi hếch Vui thích chênh chếch GV cho xem tranh vẽ mũi hếch Chênh chếch : Nhận xét. Tiết 2 Hoạt động 1 : luyện đọc GV cho hs đọc HS đọc SGK trang bên trái GV cho HS quan sát tranh 1 , 2, 3 : tranh vẽ gì? Nêu tiếng có vần mới học? Câu ứng dụng : Tôi là chim chích ..Có ích , có ích . Nhận xét GV cho hs luyện đọc cả bài Hoạt động 2 : luyện viết GV yêu cầu HS nêu tư thế ngồi, cách để vở GV nêu nội dung viết : ếch , con ếch .GV yêu cầu hs viết từng dòng theo lệnh tiếng gõ thước GV yêu cầu viết mỗi chữ cách 1 đường kẻ dọc GV chấm vở . Nhận xét Hoạt động 3 : Luyện nói GV treo Tranh : tranh vẽ gì? GV giới thiệu chủ đề: chúng em đi du lịch Ai đã được đi du lịch với gia đình ? Khi đi du lịch các em thường mang theo những gì ? Kể tên những chuyến đi du lịch mà em đã được đi ? Hãy kể những kỉ niệm mà em nhớ nhất khi đi du lịch ? 4. Củng cố: Trò chơi : Chỉ nhanh từ .GV cho hs 2 – 3 em lên bảng , cô đọc từ nào thì em cầm que và chỉ theo lệnh của GV Nhận xét – tuyên dương Nhận xét tiết học . 5. Dặn dò : Chuẩn bị : ôn tập ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ______________________________________________________ Toán Bài : Luyện tập I. Mục tiêu : Thực hiện được phép cộng(không nhớ) trong phạm vi 20 ; cộng nhẩm dạng 14+3. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Các mẫu vật Học sinh : sgk III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động :Hát 2. Bài cũ : Sửa bài tập 2 Nêu cách đặt tính dọc dạng toán 14 + 3 Nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới : Tiết này các em làm bài luyện tập Hoạt động 1: ôn dạng toán 14+3 Gv nêu phép tính 15 + 4 Yêu cầu Hs thực hiện B con Nhận xét Hoạt động 2: Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính(Cột 1, 2, 4) Nêu yêu cầu bài Chia 2 đội thi đua thực hiện Nhận xét Bài 2 : Tính nhẩm(Cột 1, 2, 4) Nêu yêu cầu của bài Gv hướng dẫn , cho hs làm Nhận xét Bài 3 : Tính (Cột 1, 3) yêu cầu đề bài – Nêu cách thực hiện Muốn cộng 3 số ta làm như thế nào? Chia 2 đội thi đua 10 + 1 + 3 = 16 + 1+ 2 = 4. Củng cố : Thi đua thả cá vào bể : 19 + = 19 14 + = 19 18 + = 19 16 + = 17 Gv nhận xét – tuyên dương 5. Dặn dò: bài 4 - Chuẩn bị : Phép trừ dạng 17 - 3 - Nhận xét tiết học. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________________ Thứ tư ngày 11 tháng 1 năm 2012 Tiếng việt Bài : Ôn tập I. Mục tiêu : -Đọc được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83. - Viết được các vần, từ ngữ, câu ứng dụng từ bài 77 đến bài 83. -Nghe hiểu và kề được một đoạn truyện theo tranh truyện kể: Anh chàng ngốc và con ngỗng vàng. II. Chuẩn bị : GV: bảng ôn , tranh minh họa câu ứng dụng , tranh minh họa chuyện kể HS : sgk III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động : hát 2 . Bài cũ : GV cho hs đọc và viết các từ ứng dụng : vở kịch , vui thích , mũi hếch , chênh chếch 2-3 hs đọc : Tôi là chim chích .có ích , có ích GV nhận xét,cho điểm. 3. Bài mới: Ôn tập Hoạt động 1 : ghép âm vần tạo thành tiếng GV treo tranh : tranh vẽ gì ? Tiếng bác được kết hợp bởi phụ âm đầu gì , vần gì? Trong tiếng sách có vần gì? Vần ac, ach có âm cuối là âm gì ? Gv giới thiệu : hôm nay chúng ta sẽ ôn lại tất cả các vần có âm cuối là âm c , và âm ch các em ghép nguyên âm với phụ âm tạo thành tiếng , Hoạt động 2 : đọc từ ngữ ứng dụng Gv cho hs đọc lại bảng ôn . GV giới thiệu từ ứng dụng : Thác nước , chúc mừng , ích lợi GV đọc mẫu – yêu cầu hs đọc lại GV viết bảng : thác nước . Gv viết mẫu - nêu quy trình Nhận xét Tiết 2 : Luyện tập Hoạt động 1 : luyện đọc GV treo tranh : tranh vẽ gì ? Giới thiệu câu ứng dụng : Đi đến nơi nào Lời chào đi trước Lờo chào dẫn bước Chẳng sợ lạc nhà Lời chào kết bạn Con đường bớt xa GV đọc mẫu – GV chỉnh sửa cho hs Hoạt động 2 : luyện viết vở PP: luyện tập . thực hành GV nêu nội dung viết : thác nước , ích lợi .Lưu ý khi viết từ các tiếng cách 1 con chữ o Gv viết mẫu - nêu quy trình Nhận xét, chỉnh sửa cho hs Hoạt động 3 : kể chuyện : anh chàng ngốc và con ngỗng vàng Gv ghi tựa .- GV treo tranh và kể chuyện. GV yêu cầu 2 hs thảo luận nội dung tranh nào mà em thích nhất. GV mời vài nhóm Trong chuyện có mấy nhân vật Con thích nhân vật nào nhất ? Vì sao? Qua câu chuyện này em rút ra bài học gì ? GV chốt: nhờ sống tốt bụng . Ngốc đã gặp được điều tốt đẹp , được lấy công chúa làm vợ . 4. Củng cố: Cho hs đọc lại bài. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________________________________ Tự nhiên xã hội Tiết 20 : An toàn trên đường đi học I. Mục tiêu : - Xác định được một số tình huống nguy hiểm có thể dẫn đến tai nạn trên đường đi học. - Biết đi bộ sát mép đường về phía tay phải hoặc đi trên vỉa hè. **KNS: Kĩ năng tư duy phê phán: Những hành vi sai, có thể gây nguy hiểm trên đường đi học. + Kĩ năng ra quyết định: nên và không nên làm gì để đảm bảo an toàn trên đường đi học. + Kĩ năng tự bảo vệ: Ứng phó với các tình huống trên đường đi học. + Phát triển kĩ năng giao tiếp thông qua tham gia các hoạt động học tập. II. Phương pháp: - Thảo luận nhóm. - Hỏi đáp trước lớp. - Đóng vai, xử lí tình huống. - Trò chơi. III. Chuẩn bị : 1/ GV: Tranh minh hoạ. 2/ HS : sgk IV. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động : Hát 2. Bài cũ: nhận xét bài KT HK 1 3. Bài mới : Hoạt động 1 : thảo luận - GV cho HS thảo luận tranh -hs trình bày - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Quan sát tranh -Gv hướng dẫn hs quan sát - GV treo tranh Tranh vẽ gì ? Ở đâu ? tại sao em biết ? - Con thích cảnh nào nhất ? Vì sao ? - GV nhận xét. Hoạt động 3 : trò chơi “Đèn xanh, đèn đỏ” - GV cho hs biết quy tắc đèn hiệu - HS thực hiện trò chơi - GV nhận xét, tuyên dương. 4. Dặn dò : - Chuẩn bị : Bài ôn tập. - Nhận xét tiết học. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. ____________________________________________ Toán Bài : Phép trừ dạng 17 - 3 I. Mục tiêu : - Biết làm các phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20, biết trừ nhẩm dạng 17-3. ** Làm các bt: 1a, 2(cột 1,3) , 3(phần 1) trang 110. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Các mẫu vật Học sinh : VBT III. Hoạt động dạy học 1. Khởi động : Hát 2. Bài cũ : Sửa bài tập 2 trang 9 10 + 1 + 2 = 13 11 + 2 + 3 = 16 12 + 3 + 4 = 19 15 + 1 + 1 = 17 Nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: Tiết này các em học phép trừ dạng 17 – 3 Hoạt động1: Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17 – 3 Gv yêu cầu Hs lấy 17 que tính Đặt 1 chục que tính bên trái, 7 que tính rời bên phải Yêu cầu Hs lấy 3 que tính từ 7 que tính, còn lại mấy que tính? *Hướng dẫn cách thực hiện phép trừ dạng 17 – 3 -Các em vừa thực hiện bớt que tính ở phần nào của số 17 -Khi bớt, ta thực hiện tính gì?-Đặt tính trừ như thế nào? * Gv hướng dẫn -Viết 17, rồi viết 3 sao cho 3 thẳng cột với 7 ở cột đơn vị -Viết dấu trừ, kẻ vạch ngang dưới 2 số đó Muốn tính kết quả,ta tính từ phải sang trái * 7 trừ 3 bằng 4 , viết 4 * Hạ 1viết 1. Gv nói : 17 trừ 3 bằng 14 (17 - 3 = 14) Nghỉ giải lao Hoạt động2 : Luyện tập Bài 1: Tính(a) Nêu yêu cầu bài Gv hướng dẫn : -Nêu cách đặt tính và cách thực hiện dạng toán 17 - 3 -Gv chốt : Khi trừ các số có 2 chữ số, ta thực hiện giống như dạng toán Nhận xét Bài 2 : Tính(Cột 1, 3) Nêu yêu cầu của bài Bài 3 :(Phần 1) Điền số thích hợp vào ô trống Nêu yêu cầu đề bài Gv Nhận xét 4. Củng cố : Thi đua thả cá vào bể với các phép tính có dạng 17-3 Gv nhận xét – tuyên dương 5. Dặn dò BTVN : bài 3.b Chuẩn bị : Luyện tập Nhận xét tiết học. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. __________________________________________ Thứ năm ngày 12 tháng 1 năm 2012 Tiếng việt Bài 84 : op – ap I. Mục tiêu : - Đọc được : op, ap, họp nhóm, múa sạp; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: op, ap, họp nhóm, múa sạp. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. II. Chuẩn bị : 1/ GV : Tranh minh hoạ từ, câu ứng dụng, phần luyện nói. 2/ HS : Bộ đồ dùng học TV, B con. III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động : Hát 2. Bài cũ : - Gọi HS đọc trang trái, trang phải. - Viết B con : thác nước, chúc mừng. - GV nhận xét. 3. Bài mới : - Tiết này các em học vần op – ap. Hoạt động 1 : Dạy vần op Nhận diện vần op : - GV ghi B : op * Vần op gồm mấy âm ghép lại ? là những âm nào ? - Ghép vần op vào Bảng cài – 1 em lên Bảng lớp gắn. - GV nhận xét. - Cho HS đọc op. - Nêu cách đánh vần ? Đọc tiếng – từ khoá : - Ghép âm h và thanh nặng với vần op để tạo tiếng họp – 1 em lên B lớp gài B cài. - Chúng ta vừa ghép được tiếng gì ? - Hãy phân tích tiếng họp ? - Nêu cách đánh vần ? - Ở lớp em có những hình thức họp nào? - GV ghi B : họp nhóm - Gọi HS đánh vần và đọc : o – p – op h – op – hop – nặng – họp họp nhóm Hoạt động 2 : Dạy vần ap Nhận diện vần ap : - GV ghi B :ap * Nêu cấu tạo vần ap ? * So sánh op – ap ? - Nêu cách đánh vần ? - GV nhận xét – chỉnh sửa. Đọc tiếng và từ khoá : - Vần ap, muốn có tiếng sạp ta làm như thế nào ? Hãy ghép vào B cài. - Hãy phân tích tiếng sạp ? - Nêu cách đánh vần ? - GV cho HS xem tranh múa sạp : tranh vẽ gì ? - GV nhận xét – rút ra từ : múa sạp. - Gọi HS đọc bài : ap sạp múa sạp - GV nhận xét. Hướng dẫn viết : Gv hướng dẫn viết: op,họp, ap, sạp Gv viết mẫu - nêu quy trình Nhận xét. Hoạt động 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng GV ghi B : con cọp giấy nháp đóng góp xe đạp - Gọi HS đọc từ trên bảng - Tìm tiếng có chứa vần mới học ? - GV nhận xét – giải thích từ. - Gọi HS đọc trơn lại các từ trên bảng. Tiết 2 Hoạt động 1 : Luyện đọc - Gọi HS đọc lại các từ trên B. - Gọi HS đọc trang trái. - GV nhận xét. - GV treo tranh – tranh vẽ gì ? - GV giới thiệu câu ứng dụng – ghi B. - Gọi HS đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần mới học ? - Gọi 1 em đọc lại toàn bộ bài trong SGK. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Luyện viết GV giới thiệu nội dung viết: op, ap, họp nhóm, múa sạp - Gọi HS nêu tư thế khi ngồi viết. - GV viết mẫu từng dòng. - GV thu vở chấm – nhận xét. Hoạt động 3 : Luyện nói . - GV treo tranh – vẽ gì ? - GV giới thiệu chủ đề luyện nói : Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. * Yêu cầu HS chỉ :chóp núi, ngọn cây, tháp chuông. * Chóp núi là nơi nào của ngọn núi ? * Ngọn cây ở vị trí nào của cây ? * Thế còn tháp chuông thì sao ? * Chóp núi, ngọn cây, tháp chuông có điểm gì giống nhau ? - GV nhận xét. 4. Củng cố :Cho hs đọc bài. Nhận xét tiết học . 5. Dặn dò : - Học bài op, ap - GV nhận xét – tiết học. - Chuẩn bị : ăp – âp. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. _____________________________________________ Mĩ thuật Tiết 20: VẼ HOẶC NẶN QUẢ CHUỐI I- MỤC TIÊU. - Giúp HS tập nhận biết đặc điểm và hình khối, màu sắc của quả chuối. - HS vẽ hoặc nặn được quả chuối gần giống với mẫu thực. II- CHUẨN BỊ GV: - Tranh ảnh các loại quả khác nhau: chuối, ớt, dưa chuột,... - Vài quả chuối, quả ớt thật. Đất sét hoặc đất màu để nặn. HS: Vở Tập vẽ, bút chì, tẩy, màu,... - Đất sét và dụng cụ để vẽ. III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC. - Giới thiệu bài mới. HĐ1: Giới thiệu quả chuối. - GV cho HS quan sát tranh ảnh hoặc quả thực và gợi ý. + Hình dáng ? + Màu sắc ? - GV cho HS xem bài vẽ của HS năm trước. - GV tóm tắt: HĐ2: Hướng dẫn HS cách vẽ, cách nặn. 1. Cách vẽ: - GV vẽ minh họa bảng và hướng dẫn + Vẽ hình dáng quả chuối. + Vẽ chi tiết, hoàn chỉnh hình. + Vẽ màu theo ý thích. 2. Cách nặn: + Dùng đất sét nềm, dẻo hoặc đất màu để nặn + Nặn thành khối hình hộp dài. + Nặn tiếp cho giống hình quả chuối. + Nặn thêm cuống, nún,... HĐ3: Hướng dẫn HS thực hành. - GV nêu y/c vẽ bài. - GV bao quát lớp, nhắc nhở HS vẽ hoặc nặn quả chuối theo ý thích,... - GV giúp đỡ HS yếu, động viên HS khá, giỏi HĐ4: Nhận xét, đánh giá. - GV chọn 1 số bài vẽ đẹp, chưa đẹp để n.xét. - GV gọi 2 đếm 3 HS nhận xét. - GV nhận xét. * Dặn dò: - Sưu tầm tranh phong cảnh,... ** Rút kinh nghiệm: .............................................................................................................................................................. Toán Bài : Luyện tập I. Mục tiêu : - Thực hiện được phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 20; trừ nhẩm dạng 17-3. ** Làm các bt: 1, 2(cột 2,3,4), 3(dòng 1) trang 111. II. Chuẩn bị : Giáo viên : Các mẫu vật Học sinh : VBT III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động :Hát 2. Bài cũ : Sửa bài tập 2 Nêu cách đặt tính dọc dạng toán 17- 3 Nhận xét – cho điểm. 3. Bài mới: Tiết này các em làm bài luyện tập Hoạt động 1: ôn dạng toán 17-3 - Đặt tính và thực hiện - Nhận xét Hoạt động 2 : Luyện tập Bài 1: Đặt tính rồi tính Nêu yêu cầu bài Hướng dẫn : Nêu cách thực hiện dạng toán 17 – 3 Chia 2 đội thi đua thực hiện Nhận xét. Bài 2: (cột 2, 3,4) Tính nhẩm: Hd hs làm, sửa bài. Bài 3 : Tính (dòng 1) Nêu yêu cầu của bài Gv hướng dẫn: Chia 2 đội thi đua Nhận xét 4. Củng cố Dặn dò - Chuẩn bị : Phép trừ dạng 17 – 7 - Nhận xét tiết học. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. _____________________________________________ Thứ sáu ngày 13 tháng 1 năm 2012 Tiếng việt Bài 85 : Ăp - Âp I. Mục tiêu : - Đọc được : ăp, âp, cải bắp, cá mập; từ và đoạn thơ ứng dụng. - Viết được: ăp, âp, cải bắp, cá mập. - Luyện nói từ 2 – 4 câu theo chủ đề: Trong cặp sách của em. II. Chuẩn bị : 1. GV : Tranh minh hoạ từ, câu ứng dụng, phần luyện nói. 2. HS : Bộ đồ dùng học TV, Bảng con. III. Hoạt động dạy học : 1. Khởi động : Hát 2. Bài cũ : - Gọi HS đọc trang trái, trang phải. - Viết B con : con cọp, xe đạp. - GV nhận xét. 3. Bài mới: - Tiết này các em học vần ăp – âp. Hoạt động 1 : Dạy vần ăp - GV ghi B : ăp - Nêu cách đánh vần - Vần ăp thêm âm b thanh sắc được tiếng gì ? - Nêu cách đánh vần – đọc trơn – phân tích tiếng bắp. - GV nhận xét. - GV viết B : bắp * Kể tên một số loại rau cải mà em biết ? - GV viết B : cải bắp - Gọi HS đọc trơn : cải bắp - Gọi HS đọc : ăp – bắp – cải bắp. Hoạt động 2 : Dạy vần âp - GV ghi B : âp - So sánh vần ăp – âp ? - Nêu cách đánh vần – đọc trơn và phân tích : âp - Vần âp muốn có tiếng mập ta làm như thế nào ? - GV nhận xét – chỉnh sửa. - Nêu cách đánh vần – đọc trơn và phân tích tiếng mập ? - GV nhận xét – chỉnh sửa. - GV viết B : mập - GV treo tranh : Vẽ gì ? - GV giới thiệu:cá mập là loài cá sống dưới biển,rất to và dữ. - GV viết B : cá mập - Gọi HS đọc trơn : âp – mập – cá mập Gv hướng dẫn viết: ăp, bắp, âp, mập Gv viết mẫu - nêu quy trình- GV nhận xét. Hoạt động 3 : Đọc từ ngữ ứng dụng - GV ghi B : gặp gỡ tập múa ngăn nắp bập bênh - Gọi HS đọc từ trên B. - Tìm tiếng có chứa vần mới học ? - GV nhận xét – giải thích từ. - Gọi HS đọc trơn lại các từ trên Bảng. Tiết 2 Hoạt động 1 : Luyện đọc - GV treo tranh – tranh vẽ gì ? GV giới thiệu câu ứng dụng Chuồn chuồn bay thấp Mưa ngập bờ ao Chuồn chuồn bay cao Mưa rào lại tạnh. - Gọi HS đọc câu ứng dụng và tìm tiếng có vần mới học ? - Gọi hs đọc lại toàn bộ bài trong SGK. - GV nhận xét. Hoạt động 2 : Luyện viết - GV giới thiệu nội dung viết: ăp, âp, cải bắp, cá mập - Gọi HS nêu tư thế khi ngồi viết. - GV hướng dẫn viết - GV thu vở chấm – nhận xét. Hoạt động 3 : Luyện nói - GV treo tranh – vẽ gì ? - GV giới thiệu chủ đề luyện nói : Trong cặp sách của em. - GV cho HS giới thiệu đồ dùng trong cặp sách của mình cho các bạn nghe. - GV nhận xét. 4. Củng cố: Cho hs đọc bài, tìm tiếng có vần vừa học. Nhận xét tiết học . 5. Dặn dò: - Học bài : ăp , âp - GV nhận xét – tiết học. - Chuẩn bị : ôp – ơp. ** Rút kinh nghiệm: ............................................................................................................................................................................................................................................................. __________
Tài liệu đính kèm: