Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần 23 năm 2013

Tuần 23: Tiết 46: Học vần ( Tăng cường 1B + 1A)

 Bài 46: Ôn bài: oanh, oach

I. Mục tiêu :

- HS đọc và viết đựợc: oanh, oach, doanh trại, thu hoạch.

- HS đọc- viết đựợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .

- HS làm các bài tập: Nối, điền vần.

- HS có ý thức học tập bộ môn .

II. Đồ dùng dạy học :

GV: SGK , Bảng phụ ghi bài tập

HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.

 

doc 18 trang Người đăng minhtuan77 Lượt xem 647Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn học lớp 1 - Tuần 23 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Rèn kỹ năng giải toán có lời văn.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: Bảng phụ ghi bài tập
HS : Bảng con –Vở toán- thước kẻ có chia vạch xăng-ti-mét .
III. Các hoạt động dạy học: 
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS lên bảng tính: 2cm+4cm=
 5cm+3cm=
- Cả lớp làm bảng con: 12cm-2cm=
- GV nhận xét cho điểm
 3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1. Vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước:
 a) 3cm b) 9cm c) 5cm d) 1cm
- Cho HS nêu yêu cầu
- Hướng dẫn HS cách vẽ: Dùng thước thẳng có chia vạch cm đặt lên vở chỗ định vẽ, sau đó dùng bút chì kẻ từ vạch số 0 cho đến vạch số 3 của thước.
- GV hướng dẫn, giúp đỡ những em còn chậm.
- Nhận xét
* Bài 2. Giải bài toán theo tóm tắt sau:
Tóm tắt
Đoạn thẳng AB : 5 cm
Đoạn thẳng BC : 4cm
Cả hai đoạn thẳng :  cm ?
- Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Hướng dẫn HS giải bài toán: Muốn tìm độ dài của cả hai đoạn thẳng ta làm thế nào?
- Cho 1 HS làm bài trên bảng lớp làm bài
- Cả lớp làm bài vào vở
- Nhận xét
* Bài 3. Vẽ đoạn thẳng AO dài 3 cm, rồi vẽ đoạn thẳng OB dài 5 cm để có đoạn thẳng dài 8 cm.
- GV hướng dẫn trên bảng lớp: Đầu tiên ta phải vẽ đoạn thẳng AO dài 3 cm rồi từ điểm O ta vẽ tiếp đạn thẳng dài 5 cm sau đó ta viết điểm B
- GV nhắc HS dùng bút chì để vẽ.
 4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn lại bài
- Hát
HS thực hiện: 2cm+4cm=6cm
 5cm+3cm=8cm
 12cm-2cm=10cm
- Nhận xét
- HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng
- HS lần lượt vẽ vào vở các đoạn thẳng có các số đo là 9cm, 5cm, 1cm
- HS đọc bài toán dựa vào tóm tắt
- HS lên bảng làm bài
- HS khác làm vào vở
 Bài giải
 Cả hai đoạn thẳng dài là:
 5 + 4 = 9 (cm)
 Đáp số: 9 cm
- HS quan sát GV hướng dẫn làm mẫu
- HS tập vẽ ra giấy nháp
- HS vẽ vào vở 
A O B 
 	Tuần 23 : Tiết 47: Học vần ( Tăng cường 1A)
 Bài 47: Ôn bài : oat oăt
I. Mục tiêu : 
- HS đọc và viết đựợc: oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt .
- HS đọc- viết đựợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .
- HS làm các bài tập: Nối, điền vần.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: SGK , Bảng phụ ghi bài tập
HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS viết bảng lớp: hoạt hình, loắt choắt, chỗ ngoặt. 
- Cả lớp viết bảng con: lưu loát, đoạt giải, nhọn hoắt.
- GV nhận xét 
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn ôn bài.
* Luyện viết bảng con.
- GV cho HS thi tìm và viết những tiếng có vần oat, oăt.
- GV cho HS cả lớp đọc 1số tiếng mà các em tìm đúng và có ở ngoài bài.
- GV nhận xét .
 * Đọc bài trong SGK.
- GV cho HS mở SGK đọc bài 
- GV cho HS đọc thầm 1 lần .
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần toàn bộ bài đọc.
- GV cho HS đọc cá nhân bài đọc 
- GV nhận xét .
* Làm bài tập
+ Bài tập 1: Nối
Đôi tay cô thợ
 Chúng em
 sinh hoạt Sao nhi đồng.
 dệt thoăn thoắt.
- Muốn làm được bài tập này các con phải làm gì?
- Cho đọc và HS lên bảng nối
- Nhận xét, cho HS đọc
+ Bài tập 2: Điền oat hay oăt? 
 cái đinh nhọn h
 đ giải nhất
 t.. mồ hôi
- GV cho HS nêu yêu cầu 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi, thi giữa các tổ xem tổ nào điền nhanh và đúng
- Cho HS nêu kết quả
- GV nhận xét, giải nghĩa của các từ.
+ Bài tập 3: Viết vở ô li. 
- GV nêu yêu cầu. 
- GV nhắc lại cách viết, viết mẫu vần oat, oăt
- Nhắc HS ngồi đúng tư thế
- GV đọc cho HS viết những từ và câu ứng dụng có trong bài (hoặc) ngoài bài
- GV giúp đỡ những HS viết còn chậm
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét.
	4. Củng cố, dặn dò: 
- 2 em đọc lại toàn bài
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn bài và chuẩn bị bài 97 
- HS hát 1 bài
- 3 HS lên bảng viết
- HS viết bảng con theo tổ
Tổ 1: lưu loát
Tổ 2: đoạt giải
Tổ 3: nhọn hoắt
- HS viết tiếng có vần oa, oe
- HS nhận xét, đọc bài của bạn
- HS mở SGK 
- HS đọc thầm 1 lần .
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- HS thi đọc cá nhân – nhận xét 
- HS nêu yêu cầu
- HS : phải đọc và tìm từ thích hợp để nối.
- HS lên bảng nối và đọc:
 Đôi tay cô thợ dệt nhanh thoăn thoắt. 
Chúng em sinh hoạt Sao nhi đồng.
- HS nêu yêu cầu 
- Thi làm trên bảng con
+ Tổ 1: cái đinh nhọn hoắt.
+ Tổ 2: đoạt giải nhất.
+ Tổ 3: toát mồ hôi.
- HS nghe – viết bài vào vở theo yêu cầu
- HS viết bài. 
- HS đọc lại bài đọc
Tuần 23 : Tiết 3: GDNGLL ( Lớp 2A)
 Bài 23 : Chủ điểm: “ Tìm hiểu tết cổ truyền các dân tộc ”
I.Mục tiêu:
- Học sinh thấy được ý nghĩa của Tết cổ truyền của dân tộc.
- Học sinh hiểu được các phong tục tập quán của dân tộc trong các ngày tết.
- Qua hoạt động sinh hoạt sáo – Hoạt động đội giúp học sinh hình thành và phát triển nhấn cách củae mình.
- Giáo dục học sinh thăm và chúc sức khoẻ họ hàng nhân dịp tết đến.
II. Chuẩn bị của giáo viên:
- Nội dung buổi sinh hoạt.
- Đàn - Một số bài hát, trò chơi.
III. Các hoạt động chính:
1.ổn định tổ chức:
- Giáo viên cho học sinh xếp hàng (1 lớp = 2 hàng) lớp trưởng báo cáo sĩ số lớp.
2. Chào cờ: Hát Quốc ca - Đội ca – Hô đáp khẩu hiệu Đội.
	3. Hoạt động chính:
	- Giáo viên giới thiệu buổi sinh hoạt ngoại khoá: Các em thân yêu! Sắp đến tết rồi các em có thích không. Vừa kết thúc kỳ I chúng ta laị được đón tết cổ truyền của dân tộc còn gì vui bằng! Có em hỏi cô rằng: Cô ơi tết cổ truyền là gì hả cô? Các em có muốn biết không?Vậy hôn nay chúng ta cùng nhau tìm hiểu về tết cổ truyền nhé! Các em có thích không?	
	* Học sinh trả lời câu hỏi: Trò chơi hái hoa dân chủ:
	+ Ai cho cô biết tết cổ truyền từ ngày nào đến ngày nào trong năm?
	+ Tại sao lại gọi là tết cổ truyền? (Đây là một phong tục lâu đời của người dân Việt Nam, sau một năm cũ người Việt chúng ta tổ chức đón tết, đón xuân, đón năm mới, mong cho một năm mới có nhiều điều mới, có nhiều điều may mắn hơn năm cũ)
+ Tết cổ truyền thường có những đặc điểm gì ? (Tất cả người dân Việt Nam đều được nghỉ để đón tết cổ truyền. Bản thân học sinh chúng ta cũng vậy được nghỉ học để đón tết, những người đi làm xa cũng trở về quê đón tết cùng gia đình. Đó cũng là nét đẹp của người Việt Nam luôn nhớ về cội nguồn của mình. Các em cũng vậy, những ngày tết bố mẹ thường cho chúng ta về quê ngoại, quê nội để cùng đón tết phải không?)
 + Có em nào hay được về quê đón tết cùng ông bà, cha mẹ không? Tết ở quê có vui không?
 + ở nhà các em bố mẹ thường chuẩn bị những gì để đón Tết? ( Hoa đào, bánh trưng, mâm ngũ quả, quất.)
 + Em nào tả cho cô nghe mâm ngũ quả của mẹ em có những loại quả nào? (Bưởi, chuối)
 + Ngày tết bố mẹ cho em đi chơi những đâu? (Về quê thăm ông bà, đi chợ hoa, công viên)
 + Khi đi chơi Tết đến nhà người khác em thường chúc gì? (Điều may mắn.)
 + Tết đến em thường được mọi người mừng tuổi gì? Chúc em như thế nào? (Tiền, học giỏi)
 + Nếu được khách đến nhà mừng tuổi cho em thì em phải làm gì? (Cám ơn và chúc.)
 + Nếu khách không mừng tuổi thì em có được đòi hỏi không? (Không)
GV bắt điệu cho học sinh hát bài:
 “ Sắp đến Tết rồi”
 4. Củng cố – Dặn dò:
- HS nhắc lại buổi hoạt động 
- Ngăn nắp gọn gàng
- Nhận xét buổi HĐ
 Ngày soạn : Thứ ba ngày 22 tháng 1 năm 2013. 
 	Ngày dạy : Thứ tư ngày 23 tháng 1năm 2013. 
 ( Chuyển day : Ngày  /  /)
	 Tuần 23: Tiết 48: Học vần ( Tăng cường 1A)
 Bài 48 Ôn bài: uê uy
I. Mục tiêu : 
- HS đọc và viết được: uê, uy, bông huệ, huy hiệu.
- HS đọc- viết đựợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .
- HS làm các bài tập: Nối, điền vần.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: SGK , Bảng phụ ghi bài tập.
HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS viết bảng lớp: bông huệ, huy hiệu, cây vạn tuế. 
- Cả lớp viết bảng con: xum xuê, tàu thuỷ, khuy áo. 
- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn ôn bài.
* Luyện viết bảng con .
- GV cho HS thi viết trên bảng con những tiếng có vần uê, uy.
GV nhận xét, cho HS đọc bài bạn viết .
* Đọc bài trong SGK.
- GV cho HS mở SGK đọc bài 
- GV cho HS đọc thầm 1 lần .
- GV cho HS đọc cá nhân bài đọc
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần toàn bộ bài đọc.
- GV nhận xét .
* Làm bài tập
+ Bài tập 1 : Nối
Những bông hoa huệ
 Tàu thuỷ
 Luỹ tre làng
 chở khách ra đảo.
 toả bóng mát.
 trắng muốt.
- GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV cho HS đọc từ 
- GV cho HS nối với từ thích hợp .
- Cho HS thực hiện trên bảng lớp rồi nêu kết quả .
- GV nhận xét
+ Bài tập 2: Điền uê hay uy?
 kh.. áo 
 cây vạn t. 
 múa ch..
- Nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn cách làm
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi, thi giữa 3 tổ xem tổ nào điền nhanh và đúng
- Cho HS nêu kết quả - nhận xét .
+ Bài tập 3: Viết vở ô li. 
- GV hướng dẫn và viết mẫu lên bảng uê, uy
- GV nhắc HS ngồi viết đúng tư thế .
- GV đọc cho HS viết những từ và câu ứng dụng có trong bài hoặc ngoài bài
- GV giúp đỡ những em còn viết chậm
	4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn lại bài, chuẩn bị bài 99 
- HS hát 1 bài
- 3 HS lên bảng viết bài
- HS viết bảng con theo 3 tổ
 Tổ 1 : xum xuê
 Tổ 2 : tàu thuỷ
 Tổ 3 : khuy áo
- HS thi viết vào bảng con 
- HS nhận xét, đọc bài của nhau .
- HS mở SGK 
- HS đọc thầm 1 lần .
- HS thi đọc cá nhân – nhận xét
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- HS đọc từ– tìm từ thích hợp để nối
- HS nêu kết quả:
+ Những bông hoa huệ trắng muốt.
+ Tàu thuỷ chở khách ra đảo.
+ Luỹ tre làng toả bóng mát. 
- HS nêu yêu cầu 
- Thi làm trên bảng con
+ Tổ 1: khuy áo.
+ Tổ 2: cây vạn tuế.
+ Tổ 3: múa chuỳ.
- HS nghe – viết bài vào vở theo yêu cầu
- HS viết bài. 
 Tuần 23: Tiết 47: Học vần ( Tăng cường 1B)
 Bài 47 Ôn bài: oat oăt
I. Mục tiêu : 
- HS đọc và viết đựợc: oat, oăt, hoạt hình, loắt choắt .
- HS đọc- viết đựợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .
- HS làm các bài tập: Nối, điền vần.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: SGK , Bảng phụ ghi bài tập
HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS viết bảng lớp: hoạt hình, loắt choắt, chỗ ngoặt. 
- Cả lớp viết bảng con: lưu loát, đoạt giải, nhọn hoắt.
- GV nhận xét 
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn ôn bài.
* Luyện viết bảng con.
- GV cho HS thi tìm và viết những tiếng có vần oat, oăt.
- GV cho HS cả lớp đọc 1số tiếng mà các em tìm đúng và có ở ngoài bài.
- GV nhận xét .
 * Đọc bài trong SGK.
- GV cho HS mở SGK đọc bài 
- GV cho HS đọc thầm 1 lần .
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần toàn bộ bài đọc.
- GV cho HS đọc cá nhân bài đọc 
- GV nhận xét .
* Làm bài tập
+ Bài tập 1: Nối
Đôi tay cô thợ
 Chúng em
 sinh hoạt Sao nhi đồng.
 dệt thoăn thoắt.
- Muốn làm được bài tập này các con phải làm gì?
- Cho đọc và HS lên bảng nối
- Nhận xét, cho HS đọc
+ Bài tập 2: Điền oat hay oăt? 
 cái đinh nhọn h
 đ giải nhất
 t.. mồ hôi
- GV cho HS nêu yêu cầu 
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi, thi giữa các tổ xem tổ nào điền nhanh và đúng
- Cho HS nêu kết quả
- GV nhận xét, giải nghĩa của các từ.
+ Bài tập 3: Viết vở ô li. 
- GV nêu yêu cầu. 
- GV nhắc lại cách viết, viết mẫu vần oat, oăt
- Nhắc HS ngồi đúng tư thế
- GV đọc cho HS viết những từ và câu ứng dụng có trong bài (hoặc) ngoài bài
- GV giúp đỡ những HS viết còn chậm
- GV thu chấm 1 số bài, nhận xét.
	4. Củng cố, dặn dò: 
- 2 em đọc lại toàn bài
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn bài và chuẩn bị bài 97 
- HS hát 1 bài
- 3 HS lên bảng viết
- HS viết bảng con theo tổ
Tổ 1: lưu loát
Tổ 2: đoạt giải
Tổ 3: nhọn hoắt
- HS viết tiếng có vần oa, oe
- HS nhận xét, đọc bài của bạn
- HS mở SGK 
- HS đọc thầm 1 lần .
- Cả lớp đọc đồng thanh 
- HS thi đọc cá nhân – nhận xét 
- HS nêu yêu cầu
- HS : phải đọc và tìm từ thích hợp để nối.
- HS lên bảng nối và đọc:
 Đôi tay cô thợ dệt nhanh thoăn thoắt. 
Chúng em sinh hoạt Sao nhi đồng.
- HS nêu yêu cầu 
- Thi làm trên bảng con
+ Tổ 1: cái đinh nhọn hoắt.
+ Tổ 2: đoạt giải nhất.
+ Tổ 3: toát mồ hôi.
- HS nghe – viết bài vào vở theo yêu cầu
- HS viết bài. 
- HS đọc lại bài đọc
 Tuần 23 : Tiết 24: Tiếng việt ( Tăng cường 5A )
 Bài 24: Ôn bài : Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
I. Mục tiêu:
-Học sinh hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện kết quả, giả thiết, kết quả.
-Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép tìm đợc các quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép biết thêm vế câuđể tạo câu ghép
II. Đồ dùng dạy học:	
	- GV Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học:
1. ổn định tổ chức : Hát 
 	2. Kiểm tra bài cũ:
- Học sinh chữa bài tập 3, 4.
	 3.Dạy bài mới:
- Giới thiệu bài:
Bài 1: 
- Giáo viên gọi 2 học sinh phân tích 2 câu văn, câu thơ đã viết trên bảng.
Bài 2: 
- Giáo viên đa bảng phụ đã viết nội dung.
- Cả lớp và giáo viên nhận xét chốt lại lời giải đúng.
Bài 3: Hớng dẫn làm tơng tự nh bài tập 2.
- Giáo viên gọi học sinh lên trình bày.
- Giáo viên và cả lớp nhận xét và chốt lại ý đúng.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1 rồi làm cá nhân.
- Học sinh trình bày.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh suy nghĩ làm bài.
- Học sinh lên bảng trình bày kết quả.
a) Nếu chủ nhật này trời đẹp thì chúng ta sẽ đi cắm trại.
b) Hễ bạn Nam phát biểu ý kiến thì cả lớp lại trầm trồ khen ngợi.
c) Nếu ta chiếm đợc cao điểm này thì trận đánh sẽ mất thuận lợi.
- Học sinh nêu yêu cầu bài tập 3.
- Học sinh làm bài vào vở.
a) Hễ em đợc điểm tốt thì cả nhà cùng vui.
b) Nếu chúng ta chủ quan thì việc này khó thành công.
c) Nếu Hồng chịu khó học tập thì Hồng đã có nhiều tiến bộ trong học tập.
	4. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.	
 Ngày soạn : Thứ tư ngày 23 tháng 1 năm 2013. 
	 	 Ngày dạy : Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013 . 
	( Chuyển dạy : Ngày ... / . /)
	 Tuần 22: Tiết 44: Toán ( Tăng cường 1B +1A )
 Bài 44: Luyện tập chung
I. Mục tiêu : 
- Đọc , viết, đếm các số đến 20. Cộng, trừ các số trong phạm vi 20.
- Rèn kỹ năng giải toán và vẽ đoạn thẳng.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: chép sẵn bài tập lên bảng lớp.
HS : Thước kẻ, bút chì, vở toán, bảng con.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
- 2 HS lên bảng đặt tính rồi tính: 
 13 + 4 17 - 5 
- Cả lớp làm bảng con: 19 - 6
- GV nhận xét, cho điểm 
 3. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài.
b. Hướng dẫn làm bài tập.
* Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống: 
 1
3
5
9
12
16
20
- Cho HS nêu yêu cầu
- Làm thế nào để điền số thích hợp vào ô trống?
- Cho HS làm bài nối tiếp trên bảng
Số
- GV nhận xét
* Bài 2. ?
122
 +2 -3
 6
 +3 - 4
10
 +4 +2
- HS nêu yêu cầu
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm 3 HS thi tiếp sức 
- Nhận xét
* Bài 3. Cô giáo mua 15 quả bóng đỏ và 3 bóng xanh. Hỏi cô giáo mua tất cả bao nhiêu quả bóng?
- Cho HS đọc bài toán
- Hướng dẫn để HS viết được tóm tắt theo câu hỏi Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì?
- Muốn tìm được tất cả số bóng đỏ và bống xanh ta làm tính gì?
- Hướng dẫn HS viết tóm tắt và trình bày bài giải vào vở
- GV nhận xét, chấm điểm.
* Bài 4. Vẽ đoạn thẳng dài 6cm.
- Cho HS dùng thước để vẽ vào vở
- Lưu ý HS cách cầm thước và cầm bút để vẽ.
 4. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ.
- Dặn dò : về nhà ôn lại bài
- Hát
+
13
 4
-
17
 5
-
19
 6
- Nhận xét
- HS nêu yêu cầu
- Dựa vào thứ tự đếm của các số
 1
 2
 3
 4
 5
 6
 7
 8
 9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
- HS làm bài trên bảng lớp
- Nhận xét
15
 -3 +4
17
 -5 +7
 11
 +8 - 6
- HS thi làm bài tiếp sức trên bảng
- HS nhận xét
Tóm tắt
Mua : 15 bóng đỏ
Mua : 3 bóng xanh
Mua tất cả :  quả bóng?
 Bài giải
Số bóng đỏ và xanh cô giáo mua là:
 15 + 3 = 18 (quả)
 Đáp số: 18 quả bóng.
- HS làm bài vào vở
- 1 HS chữa bài trên bảng lớp
- HS nhận xét
- HS nhắc lại cách vẽ đoạn thẳng
- HS vẽ bài vào vở
 6 cm
 Tuần 23 : Tiết 24: Tiếng việt ( Tăng cường 5A )
 Bài 24: Ôn: Tập làm văn
Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục tiêu:
- Củng cố hiểu biết về văn tả đồ vật: cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
 - Trình tự miêu tả, phép tu từ so sánh và nhân hoá được sử dụng khi miêu tả đồ vật.
 - Thêm yêu quý đồ vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- GV: Bảng phụ chép sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật.
III. Các hoạt động dạy – học:
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- 3 học sinh đọc đoạn văn đã được viết lại (sau tiết trả bài làm văn kể chuyện)
- GV nhận xét chú ý sửa lỗi dùng từ đặt câu cho học sinh. Đánh giá bài.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.	
b. Hướng dẫn học sinh luyện tập.
*Bài tập số 1
+ 2 Học sinh tiếp nối nêu yêu cầu bài tập 1
- GV giới thiệu chiếc áo quân phục cho học sinh giải nghĩa từ vải Tô Châu (là loại sản xuất ở thành phố Tô Châu - Trung Quốc)
- GV yêu cầu học sinh đọc thầm lại yêu cầu của đề bài trao đổi nhóm 2 làm bài tập.
+ Học sinh đọc thầm yêu cầu của đề bài thảo luận theo cặp trả lời câu hỏi bài tập 1
- Kết quả
+ Đại diện một số nhóm báo cáo, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
a. Bố cục bài văn:
+ Mở bài: từ đầu -> mùa cỏ úa ( mở bài kiểu trực tiếp)
+ Thân bài: Từ chiếc áo sờn vai -> chiếc quân phục cũ của ba
+ Kết bài: Phần còn lại ( KB kiểu mở rộng)
b. Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
+Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như máy khâu; hàng khuy thẳng tắp như ... binh;cái cổ áo như...; cái cầu vai y hệt như...; xắn tay áo lên gọn gàng; mặc áo vào có cảm giác như.. ấm áp của ba tôi chững chạc như một anh lính tí hon.
+ Hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu; cái măng sét ôm khít lấy cổ tay tôi.
a. Bố cục bài văn:
+ Mở bài: từ đầu -> mùa cỏ úa ( mở bài kiểu trực tiếp)
+ Thân bài: Từ chiếc áo sờn vai -> chiếc quân phục cũ của ba
+ Kết bài: Phần còn lại ( KB kiểu mở rộng)
b. Các hình ảnh so sánh và nhân hoá trong bài văn.
+Hình ảnh so sánh: những đường khâu đều đặn như máy khâu; hàng khuy thẳng tắp như ... binh;cái cổ áo như...; cái cầu vai y hệt như...
+ Hình ảnh nhân hoá: Người bạn đồng hành quý báu; ....
- GV giảng chốt lại bài tập 1. 
- Nêu những điều cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật?.
+ 1-2 học sinh nêu 
- GV dán bảng phụ có ghi sẵn những kiến thức cần ghi nhớ về bài văn tả đồ vật.
+2 học sinh đọc lại.
*Bài tập số 2
+ 2 học sinh đọc đề bài - 1 học sinh nhắc lại yêu cầu của đề bài.
- GV nhắc lại yêu cầu của đề bài: Viết đoạn văn khoảng 5 câu tả hình dáng hoặc công dụng của 1 đồ vật gần gũi với em.
+ Đoạn văn em viết thuộc phần nào trong bài văn?
+ Thuộc phần thân bài
+ Em chọn đồ vật nào để viết?
+ 5-7 học sinh nêu
+ Học sinh viết bài
- Gv chú ý sửa lỗi dùng từ diễn đạt cho học sinh.
+ 3 học sinh viết bài vào bảng nhóm dán bài bảng nhận xét.
- GV nhận xét khen ngợi những học sinh có bài viết tốt.
+ 3 học sinh dưới lớp đọc bài.
Dưới lớp theo dõi nhận xét
	4. Củng cố,dặn dũ:
- Nhận xét giờ học
-VN học bài + Chuẩn bị bài : Ôn tập về tả đồ vật
 Tuần 23: Kĩ thuật : Tiết 23 ( Lớp 4A)
 Bài 22: Trồng cây rau, hoa trong chậu
I. Mục tiêu:
- Biết cách chọn cây con rau hoặc hoa đem trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu
II. Đồ dùng dạy- học:
- GV: - SGK 
- HS:- Cây con, bầu đát, cuốc, dầm xới, bình tưới.
III. Các hoạt động dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Dụng cụ lao động của HS.
3. Bài mới:
- Giới thiệu bài.
* Hoạt động 1: HS thực hành trồng cây con.
- GV nhận xét và hệ thống lại các 
bước trồng cây con:
 + Xác định vị trí trồng.
 + Đào hốc trồng cây theo vị trí xác đã định.
 + Đạt cây vào hốc và vun đất, ấn chặt đất quanh gốc cây.
 + Tưới nhẹ nước quanh gốc cây.
- GV HD kĩ những điểm cần lưu ý trong SGK.
- Kiểm tra sự chuẩn bị vật liệu, dụng cụ thực hành của HS.
- Phân chia các nhóm và giao nhiệm vụ, nơi làm việc.
- GV theo dõi và nhắc nhở thêm.
* Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập:
- GV nêu các tiêu chuẩn đánh giá:
 + Chuẩn bị đầy đủ vật liệu, dụng cụ trồng cây con.
 + Trồng đúng khoảng cách quy định.
Các cây trên luống cách đều nhau và thẳng hàng.
 + Cây con sau khi trồng đứng thẳng, vững, không bị trồi rễ lên trên.
 + Hoàn thành đúng thời gian quy định.
- GV nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS
- HD trả lời câu hỏi ở cuối bài trong SGK.
- HS nhắc lại các bước và cách thực hiện quy trình kĩ thuật trồng cây con.
- HS nghe.
- Chuẩn bị dụng cụ.
- Thảo luận nhóm và phân công nhiệm vụ cho các thành viên.
- Thực hành trồng cây.
- HS rửa sạch các dụng cụ và vệ sinh chân tay sạch sẽ.
- HS trưng bày sản phẩm nếu cây trồng trong bầu dất.
- Tự đánh giá theo tiêu chuẩn trên.
 Ngày soạn : Thứ năm ngày 24 tháng 1 năm 2013
	 Ngày dạy : Thứ sáu ngày 25 tháng 1 năm 2013 
 	 ( Chuyển dạy : Ngày  / ./)
	 Tuần 23: Tiết 48: Học vần ( Tăng cường 1B)
 Bài 48 Ôn bài: uê uy
I. Mục tiêu : 
- HS đọc và viết được: uê, uy, bông huệ, huy hiệu.
- HS đọc- viết đựợc các từ ứng dụng, câu ứng dụng .
- HS làm các bài tập: Nối, điền vần.
- HS có ý thức học tập bộ môn .
II. Đồ dùng dạy học : 
GV: SGK , Bảng phụ ghi bài tập.
HS : Bảng con – SGK – Vở ô li.
III. Các hoạt động dạy học: 
	1. ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS viết bảng lớp: bông huệ, huy hiệu, cây vạn tuế. 
- Cả lớp viết bảng con: xum xuê, tàu thuỷ, khuy áo. 
- GV nhận xét.
	3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài.
b.Hướng dẫn ôn bài.
* Luyện viết bảng con .
- GV cho HS thi viết trên bảng con những tiếng có vần uê, uy.
GV nhận xét, cho HS đọc bài bạn viết .
* Đọc bài trong SGK.
- GV cho HS mở SGK đọc bài 
- GV cho HS đọc thầm 1 lần .
- GV cho HS đọc cá nhân bài đọc
- GV cho cả lớp đọc đồng thanh 1 lần toàn bộ bài đọc.
- GV nhận xét .
* Làm bài tập
+ Bài tập 1 : Nối
Những bông hoa huệ
 Tàu thuỷ
 Luỹ tre làng
 chở khách ra đảo.
 toả bóng mát.
 trắng muốt.
- GV cho HS nêu yêu cầu .
- GV cho HS đọc từ 
- GV cho HS nối với từ thích hợp .
- Cho HS thực hiện trên bảng lớp rồi nêu kết quả .
- GV nhận xét
+ Bài tập 2: Điền uê hay uy?
 kh.. áo 
 cây vạn t. 
 múa ch..
- Nêu yêu cầu 
- Hướng dẫn cách làm
- Tổ chức cho hs chơi trò chơi, thi giữa 3 tổ xem tổ nào điền nhanh và đúng
- Cho HS nêu kết quả - nhận xét .
+ Bài tập 3: Viết vở ô li. 
- GV hướng dẫn và viết mẫu lên bảng uê, uy

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 1TCuong tuan 23 Loan MTien.doc