Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016

Khoa học

Tiết 15: BẠN CẢM THẤY THẾ NÀO KHI BỊ BỆNH?

I. Mục tiêu:

- Nêu được một số biểu hiện khi cơ thể bị bệnh: hắt hơi, sổ mũi, chán ăn, mệt mỏi, đau bụng, nôn, sốt,

- Biết nói với cha mẹ, người lớn khi cảm thấy trong người khó chịu, không bình thường.

- Phân biệt được lúc cơ thể khoẻ mạnh và lúc cơ thể bị bệnh.

II. ĐỒ dùng dạy – học:

- Các hình minh hoạ trang 32, 33 / SGK (phóng to nếu có điều kiện).

- Bảng lớp chép sẵn các câu hỏi.

- Phiếu ghi các tình huống.

III. Các hoạt động dạy – học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

+ Em hãy kể tên các bệnh lây qua đường tiêu hoá và nguyên nhân gây ra các bệnh đó?

+ Em đã làm gì để phòng bệnh lây qua đường tiêu hoá cho mình và mọi người?

 - GV nhận xét HS.

3. Bài mới:

a. Giới thiệu bài:

b. Tìm hiểu bài:

Hoạt động 1: Kể chuyện theo tranh:

- Yêu cầu từng HS quan sát các hình minh họa trang 32 / SGK, thảo luận và trình bày theo nội dung sau:

+ Sắp xếp các hình có liên quan với nhau thành 3 câu chuyện. Mỗi câu chuyện gồm 3 tranh thể hiện Hùng lúc khỏe, Hùng lúc bị bệnh, Hùng lúc được chữa bệnh.

+ Kể lại câu chuyện cho mọi người nghe với nội dung mô tả những dấu hiệu cho em biết khi Hùng khoẻ và khi Hùng bị bệnh.

- GV nhận xét, tổng hợp các ý kiến của HS.

- Nhận xét khen các nhóm trình bày tốt.

- GV tiến hành hoạt động cả lớp theo định hướng.

- Yêu cầu HS đọc, suy nghĩ và trả lời các câu hỏi trên bảng.

+ Em đã từng bị mắc bệnh gì?

+ Khi bị bệnh đó em cảm thấy trong người như thế nào?

+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì? Tại sao phải làm như vậy?

* Kết luận: Khi khoẻ mạnh thì ta cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Khi có các dấu hiệu bị bệnh các em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết. Nếu bệnh được phát hiện sớm thì sẽ dễ chữa và mau khỏ

HĐ2: Trò chơi: “Mẹ ơi, con bị ốm !”

- GV chia HS thành các nhóm nhỏ và phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy ghi tình huống.

 Sau đó nêu yêu cầu.

- Các nhóm đóng vai các nhân vật trong tình huống.

- Người con phải nói với người lớn những biểu hiện của bệnh.

+ Nhóm 1: Tình huống 1: Ở trường Nam bị đau bụng và đi ngoài nhiều lần.

+ Nhóm 2: Tình huống 2: Đi học về, Bắc thấy hắt hơi, sổ mũi và cổ họng hơi đau. Bắc định nói với mẹ nhưng mẹ đang nấu cơm. Theo em Bắc sẽ nói gì với mẹ?

+ Nhóm 3: Tình huống 3: Sáng dậy Nga đánh răng thấy chảy máu răng và hơi đau, buốt.

+ Nhóm 4: Tình huống 4: Em đang chơi với em bé ở nhà. Bỗng em bé khóc ré lên, mồ hôi ra nhiều, người và tay chân rất nóng. Bố mẹ đi làm chưa về. Lúc đó em sẽ làm gì?

- GV nhận xét, khen

4. Củng cố:

- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải làm gì?

5. Dặn dò:

- Nhắc nhở những HS còn chưa chú ý.

- Dặn HS về nhà học thuộc mục Bạn cần biết trang 33. Chuẩn bị bài “Ăn uống ’.

- Nhận xét tiết học

+ Các bệnh lây qua đường tiêu hoá là: bệnh tiêu chảy, bệnh lị, bệnh tả,. Nguyên nhân là do ăn uống không hợp vệ sinh, ăn các loại thức ăn ôi thiu, không giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ

+ Giữ vệ sinh ăn uống, vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh môi trường xung quanh nơi ở của gia đình,

+ Nhận xét, bổ sung.

1. Biểu hiện của cơ thể khi bị bệnh.

- Tiến hành thảo luận nhóm.

- Đại diện nhóm sẽ trình bày 2 hoặc 3 câu chuyện, vừa kể vừa chỉ vào hình minh họa.

+ Nhóm 1: Câu chuyện thứ nhất gồm các tranh 1, 4, 8. Hùng đi học về, thấy có mấy khúc mía mẹ vừa mua để trên bàn. Cậu ta dùng răng để xước mía vì cậu thấy răng mình rất khỏe, không bị sâu. Ngày hôm sau, cậu thấy răng đau, lợi sưng phồng lên, không ăn hoặc nói được. Hùng bảo với mẹ và mẹ đưa cậu đến nha sĩ để chữa.

+ Nhóm 2: Câu chuyện gồm các tranh 6, 7, 9. Hùng đang tập nặn ô tô bằng đất ở sân thì bác Nga đi chợ về. Bác cho Hùng quả ổi. Không ngần ngại cậu ta xin và ăn luôn. Tối đến Hùng thấy bụng đau dữ dội và bị tiêu chảy. Cậu liền bảo với mẹ. Mẹ Hùng đưa thuốc cho Hùng uống.

+ Nhóm 3: Câu chuyện gồm các tranh 2, 3, 5. Chiều mùa hè oi bức, Hùng vừa đá bóng xong liền đi bơi cho khỏe. Tối đến cậu hắt hơi, sổ mũi. Mẹ cậu cặp nhiệt độ thấy cậu sốt rất cao. Hùng được mẹ đưa đến bác sĩ để tiêm thuốc, chữa bệnh.

- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

+ HS suy nghĩ trả lời.

+ Cảm thấy mệt mỏi,

+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị.

- HS lắng nghe và ghi nhớ.

- Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày.

+ Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau.

+ Nhóm 1:

HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm!

HS 2: Con thấy trong người thế nào?

HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm.

HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống.

+ Nhóm 2:

Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ.

+ Nhóm 3:

Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẻ răng mẹ ạ.

+ Nhóm 4:

Gọi điện cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi.

 

doc 24 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 417Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 8 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ận xét, bổ sung. 
+ HS suy nghĩ trả lời. 
+ Cảm thấy mệt mỏi, 
+ Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bị bệnh em phải báo ngay cho bố mẹ hoặc người lớn biết để kịp thời phát hiện và chữa trị. 
- HS lắng nghe và ghi nhớ. 
- Tiến hành thảo luận nhóm sau đó đại diện các nhóm trình bày. 
+ Các nhóm tập đóng vai trong tình huống, các thành viên góp ý kiến cho nhau. 
+ Nhóm 1: 
HS 1: Mẹ ơi, con bị ốm!
HS 2: Con thấy trong người thế nào?
HS 1: Con bị đau bụng, đi ngoài nhiều lần, người mệt lắm. 
HS 2: Con bị tiêu chảy rồi, để mẹ lấy thuốc cho con uống. 
+ Nhóm 2: 
Bắc nói: Mẹ ơi, con thấy mình bị sổ mũi, hắt hơi và hơi đau ở cổ họng. Con bị cảm cúm hay sao mẹ ạ. 
+ Nhóm 3: 
Mẹ ơi, con bị sâu răng rồi. Con đánh răng thấy chảy máu và hơi đau, buốt trong kẻ răng mẹ ạ. 
+ Nhóm 4: 
Gọi điện cho bố mẹ và nói em bị sốt cao, tay chân nóng, mồ hôi ra nhiều, em không chịu chơi và hay khóc. Hoặc sang nhờ bác hàng xóm giúp đỡ và nói: Em cháu bị sốt, nó không chịu chơi, toàn thân nóng và ra nhiều mồ hôi. 
Thứ ba ngày 13 tháng 10 năm 2015
Thể dục
Tiết 14: QUAY SAU, ĐI ĐỀU, VÒNG PHẢI, VÒNG TRÁI. 
ĐỔI CHÂN KHI ĐI ĐỀU SAI NHỊP
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng cao kỹ thuật đi thường theo nhịp chuyển hướng phải trái. 
 - Trò chơi: “Ném trúng đích”. Yêu cầu tập trung chú ý, bình tĩnh, khéo léo, ném chính xác vào đích.
II. Địa điểm - phương tiện: 
Sân trường, còi, bóng, 
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
1. Phần mở đầu:
- GV tập trung lớp, phổ biến nội dung, yêu cầu giờ học.
- Trò chơi: “Tìm người chỉ huy”.
- GV nhận xét.
2. Phần cơ bản:
a) Đội hình đội ngũ:
- Đi thường theo nhịp, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái.
- GV quan sát, nhận xét, biểu dương những tổ tập đúng, đẹp.
b) Trò chơi vận động: 
- GV phổ biến trò chơi và luật chơi.
3. Phần kết thúc:
- GV hệ thống bài.
- Nhận xét, đánh giá kết quả giờ học.
- Về nhà ôn bài cho thuộc.
5 phút
25 phút
15 phút
10 phút
5 phút
HS: Đứng tại chỗ xoay các khớp cổ 
chân, cổ tay, đầu gối, hông, vai.
- Chạy nhẹ nhàng theo vòng tròn.
- HS thực hiện chơi
- HS: Cả lớp tập do GV điều khiển
 (1 - 2 phút).
- Chia tổ, tập theo tổ do tổ trưởng 
điều khiển (4 - 6 phút).
- Tập hợp cả lớp cho từng tổ thi trình 
diễn.
- Cả lớp tập do GV điều khiển để 
củng cố (2 - 3 phút).
- HS nhắc lại cách chơi.
- 1 vài HS chơi thử.
- Cả lớp chơi thật.
- Tập 1 số động tác thả lỏng.
- Đứng tại chỗ hát, vỗ tay theo nhịp.
Toán
Tiết 37: TÌM HAI SỐ KHI BIẾT TỔNG VÀ HIỆU CỦA HAI SỐ ĐÓ
I. Mục tiêu:
- Biết cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
- Bước đầu biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
* Bài 1, bài 2
II. ĐỒ dùng dạy – học:
GV: Kế hoạch dạy học- SGK
HS: bài cũ – bài mới
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 - Trong giờ học toán hôm nay các em sẽ được làm quen với bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. (GV ghi đề)
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
1. Hướng dẫn tìm hai số khi biết tổng và hiệu của đó: 
 * Giới thiệu bài toán 
- GV đọc VD và chép lên bảng. 
- Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
* Vì bài toán cho biết tổng và cho biết hiệu của hai số, yêu cầu chúng ta tìm hai số nên dạng toán này được gọi là bài toán tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số. 
 * Hướng dẫn và vẽ sơ đồbài toán
+ GV hướng dẫn HS vẽ sơ đồ bài toán: (SGK)
+ GV yêu cầu HS suy nghĩ xem đoạn thẳng biểu diễn số bé sẽ như thế nào so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn?
 *Hướng dẫn giải bài toán (cách 1)
 - GV yêu cầu HS quan sát kĩ sơ đồ bài toán và suy nghĩ cách tìm hai lần của số bé. 
+ Nếu bớt đi phần hơn của số lớn so với số bé thì số lớn như thế nào so với số bé?
+ Lúc đó trên sơ đồ ta còn lại hai đoạn thẳng biểu diễn hai số bằng nhau và mỗi đoạn thẳng là một lần của số bé, vậy ta còn lại hai lần của số bé. 
Hai lần số bé là 60. Vậy số bé là bao nhiêu?
+ Số bé là 30. Vậy số lớn là bao nhiêu?
** Yêu cầu HS rút ra công thức tính 
Cách hai: GV hướng dẫn tương tự cách 1: 
Yêu cầu HS rút ra công thức tính. 
 c. Luyện tập, thực hành: 
HĐ2: Cá nhân: 
 Bài 1: 
 - Bài toán cho biết gì?
 - Bài toán hỏi gì?
Hướng dẫn HS áp dụng 1 trong 2 công thức trên để tìm tuổi của hai người. 
 - GV yêu cầu HS làm bài. 
 - GV nhận xét HS. 
 Bài 2: 
+ GV hướng dẫn HS tìm cách giải tương tự bài tập 1. 
 - GV nhận xét HS. 
4. Củng cố: 
 - GV yêu cầu HS nêu cách tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 5. Dặn dò:
 - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- Hát
- HS nghe. 
- HS đọc đề toán. 
- Bài toán cho biết tổng của hai số là 70, hiệu của hai số là 10. 
- Bài toán yêu cầu tìm hai số. 
+ Đoạn thẳng biểu diễn số bé ngắn hơn so với đoạn thẳng biểu diễn số lớn. 
- HS suy nghĩ sau đó phát biểu ý kiến. 
- Thì số lớn sẽ bằng số bé. 
 Giải: 
Hai lần của số bé là: 70 – 10 = 60
Số bé là: 60: 2 = 30. 
Số lớn là: 30 + 10 = 40 (hoặc 70 – 30 = 40)
 Đáp số: SB: 30, SL: 60
Số bé = (Tổng – Hiệu): 2
Số lớn = ( Tổng + Hiệu ): 2
+ HS đọc đề. 
- Tuổi của bố và của con là 58 (tổng), bố hơn con 38 tuổi ( hiệu)
- Tìm tuổi của mỗi người. 
 Giải: 
 Tuổi của con là: ( 58 – 38): 2 = 10 ( tuổi)
 Tuổi của bố là: 10 + 38 = 40 ( tuổi)
 Đáp số: 10 tuổi, 48 tuổi. 
+ HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng. 
+ HS đọc đề. 
+ HS lên bảng. Lớp làm VBT. 
 Giải: 
Số học sinh trai của lớp là: ( 28 + 4): 2 = 16 (HS)
Số học sinh nữ là: 16 – 4 = 12 ( HS)
 Đáp số: 12 HS, 16 HS
+ HS nêu. 
Tập làm văn
Tiết 15: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
Kể lại được câu chuyện đã học có các sự việc được sắp xếp theo trình tự thời gian (BT3).
* HS năng khiếu thực hiện được đầy đủ yêu cầu của BT1 trong SGK.
II. ĐỒ dùng dạy – học:
Tranh minh họa cốt truyện Vào nghề trang 73, SGK.. 
Giấy khổ to và bút dạ. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể lại câu chuyện từ đề bài: Trong giấc mơ em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước. 
- Nhận xét về nội dung truyện, cách kể HS. 
2. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập: 
HĐ1: Cả lớp: 
- Treo tranh minh họa và hỏi: Bức tranh minh họa cho truyện gì? Hãy kể lại và tóm tắt nội dung truyện đó. 
- Nhận xét, khen HS nhớ cốt truyện. 
HĐ2: Nhóm: 
 Bài 3: 
- Em chọn câu truyện nào đã đọc để kể?
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. 
- Gọi HS tham gia thi kể chuyện. HS chưa kể theo dõi, nhận xét xem câu chuyện bạn kể đã đúng trình tự thời gian chưa?
- Nhận xét HS. 
4. Củng cố: 
- Gv củng cố bài học
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà viết lại một câu chuyện theo trình tự thời gian vào vở và chuẩn bị bài sau: 
“Luyện tập phát triển câu chuyện”. 
- Nhận xét tiết học. 
- Hát
- HS lên bảng kể chuyện. 
- HS dưới lớp theo dõi nhận xét. 
- Bức tranh minh họa cho truyện Vào nghề. Câu chuyện kể về ước mơ đẹp của cô bé. 
+ HS kể lại câu chuyện
- HS đọc thành tiếng. 
- Em kể câu chuyện: 
Dế mèn bênh vực kẻ yếu. 
Lời ước dưới trăng. 
Ba lưỡi rìu. 
Sự tích hồ Ba Bể. 
Người ăn xin. 
- 4 HS ngồi 2 bàn trên dưới thành 1 nhóm. Khi 1 HS kể thì các em khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho bạn. 
- HS tham gia kể chuyện. 
+ HS đọc bài học. 
Ngoại ngữ:
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Thứ tư ngày 14 tháng 10 năm 2015
Tập đọc
Tiết 16: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I. Mục đích yêu cầu:
- Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài (giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nội dung hồi tưởng).
- Hiểu nội dung: Chị phụ trách quan tâm tới ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giày được thưởng (trả lời được các câu hỏi trong SGK).
II. ĐỒ dùng dạy – học:
Tranh ảnh minh hoạ bài tập đọc trang 81 SGK (phóng to nếu có điều kiện)
Bảng phụ ghi sẵn câu, đoạn văn cần luyện đọc.. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: Bài “Nếu chúng mình có phép lạ”
+ Em thích ước mơ nào trong bài thơ? Vì sao?
+ Nêu ý chính của bài thơ. 
- Nhận xét HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: 
HĐ1: Luyện đọc: 
- Hướng dẫn phân đoạn: 2 đoạn. 
+ Đoạn 1: Ngày còn bé đến các bạn tôi. 
+ Đoạn 2: Sau này  đến nhảy tưng tưng. 
- GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài ( SGV)
- GV giải nghĩa một số từ khó và ghi từ ngữ phần chú giải. 
- GV đọc diễn cảm toàn bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài: 
+ Nhân vật Tôi trong đoạn văn là ai?
+ Ngày bé, chị từng mơ ước điều gì?
+ Những câu văn nào tả vẻ đẹp của đôi giày ba ta?
+ Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy có đạt được không?
+ Khi làm công tác Đội, chị phụ trách đưôc phân công làm nhiệm vụ gì?
+ Lang thang có nghĩa là không có nhà ở, người nuôi dưỡng, sống tạm bợ trên đường phố. 
+ Vì sao chị biết ước mơ của một cậu bé lang thang?
+ Chị đã làm gì để động viên cậu bé Lái trong ngày đầu tới lớp?
+ Tại sao chị phụ trách Đội lại chọn cách làm đó?
+ Những chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của Lái khi nhận đôi giày?
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: 
- Tổ chức cho HS thi đọc diễm cảm. 
 Hôm nhận giày, tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột hai chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng, . 
4. Củng cố:
- Liện hệ giáo dục
 Nêu nội dung của bài văn là gì?
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà học bài. 
- Chẩn bị bài: “Thưa chuyện với mẹ”. 
- Nhận xét tiết học
- Em thích ước mơ hạt vừa gieo chỉ chợpVì em rất thích ăn trái cây. 
- HS đọc bài học. 
- Nhận xét, bổ sung. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. 
- HS đọc từ khó. 
- Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. 
- HS đọc chú giải. 
- Luyện đọc theo cặp. 
- 1 HS đọc toàn bài. 
+ Đọc thầm để trả lời các câu hỏi: 
+ Nhân vật tôi trong đoạn văn là chị phụ trách Đội Thiếu niên Tiền Phong
+ Chị mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh nước biển như của anh họ chị. 
+ Những câu văn: Cổ giày ôm sát chân, thân giày làm bằng vải cứng dáng thon thả, màu vải như màu da trời những ngày thu. Phần thân ôm sát cổ có hai hàng khuy dập, luồn một sợi dây trắng nhỏ vắt qua
+ Ước mơ của chị phụ trách Đội ngày ấy không đạt được. Chị chỉ tưởng tượng mang đội giày thì bước đi sẽ nhẹ nhàng hơn và các bạn sẽ nhìn thèm muốn. 
 Ý 1: Vẻ đẹp của đôi giày ba ta màu xanh. 
HS đọc đoạn 2 và trở lời câu hỏi
+ Chị được giao nhiệm vụ phải vận động Lái, một cậu bé lang thang đi học. 
+ Vì chị đã đi theo Lái khắp các đường phố. 
+ Chị quyết định thưởng cho Lái đôi giày ba ta màu xanh trong buổi đầu cậu đến lớp. 
*Vì Lái cũng có ước mơ giống hệt chị ngày nhỏ: cũng ao ước có một đôi giày ba ta màu xanh
+ Tay Lái run run, môi cậu mấp máy, mắt hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống đôi bàn chân mình đang ngọ nguậy dưới đất. Lúc ra khỏi lớp, Lái cột 2 chiếc giày vào nhau, đeo vào cổ, nhảy tưng tưng, . 
Ý 2: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được tặng giày. 
+ 2 HS đọc thành tiếng. 
- Luyện đọc theo cặp. 
+ Thi đọc diễn cảm trước lớp. 
- Bình chọn người đọc hay. 
 Ý nghĩa: Niềm vui và sự xúc động của Lái khi được chị phụ trách tặng đôi giày mới trong ngày đầu tiên đến lớp. 
Toán
Tiết 38: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
Biết giải bài toán liên quan đến tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó.
* Bài 1 (a, b), bài 2, bài 4 
II. Đồ dùng dạy – học:
GV: kế hoạch bài học – SGK
HS: Bài cu – bài mới. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên làm bài 4, 1 HS nêu công thức tìm hai số khi biết 
- GV chữa bài, nhận xét .
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Hướng dẫn luyện tập: 
HĐ1: Cả lớp: 
 Bài 1: Tìm hai số biết tổng và hiệu của hai số đó. 
 - GV yêu cầu HS đọc đề bài, sau đó tự làm bài. 
- GV nhận xét HS. 
Bài 2
 - GV gọi HS đọc đề bài toán, sau đó yêu cầu HS nêu dạng toán và tự làm bài. 
- GV nhận xét HS. 
 HĐ2: Cá nhân:
Bài 4: 
 - GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự làm bài, sau đó đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. GV đi kiểm tra vở của một số HS. 
4. Củng cố: 
- GV gọi HS nhắc lại quy tắc tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 
- GV tổng kết giờ học. 
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. 
- HS lên bảng làm bài. 
 Giải: 
Số lớn là: ( 8 + 8 ): 2 = 8
Số bé là: 8 – 8 = 0
 Đáp số: SL 8; SB 0. 
- 3 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
a. Số lớn là: (24 + 6): 2 = 15
 Số bé là: 15 – 6 = 9
 b. Số lớn là: (60 + 12): 2 = 36
 Số bé là: 36 – 12 = 24
- HS nhận xét bài làm trên bảng của bạn và đổi chéo vở để kiểm tra bài nhau. 
+ HS đọc đề toán. 
- HS lên bảng làm bài, mỗi HS làm một cách, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
Bài giải
Tuổi của em là: 
(36 – 8): 2 = 14 (tuổi)
Tuổi của chị là: 
14 + 8 = 22 (tuổi)
Đáp số: Em 14 tuổi
 Chị 22 tuổi
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 
 Giải: 
Số sản phẩm của phân xưởng thứ nhất làm được là: 
 (1200 – 120 ): 2 = 540 ( sp)
Số sản phẩm của phân xưởng thứ hai làm được là: 
- 540 = 660 ( sp)
 Đáp số: 540 sp ; 660 sp. 
Luyện từ và câu
Tiết 15: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ NƯỚC NGOÀI
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được qui tắc viết tên người, tên địa lí nước ngoài (ND Ghi nhớ).
- Biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng tên người, tên địa lí nước ngoài phổ biến, quen thuộc trong các BT 1, 2 (mục III).
* HS năng khiếu ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy trong một số trường hợp quen thuộc (BT3).
II. Đồ dùng dạy – học:
Giấy khổ to viết sẵn nội dung: một bên ghi tên nước, tên thủ đô bỏ trống, 1 bên ghi tên thủ đô tên nước bỏ trống và bút dạ (Nội dung không trùng nhau). 
Bài tập 1, 3 phần nhận xét viết sẵn trên bảng lớp. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi 1 HS đọc cho 2 HS viết các câu sau: 
+ Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh
+ Muối Thái Bình ngược Hà Giang
Cày bừa Đông Xuất, mía đường tỉnh Thanh
+ Chiếu Nga Sơn, gạch Bát Tràng
Vải tơ Nam Định, Lụa hàng Hà Đông
- Nhận xét cách viết hoa tên riêng.
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
 Bài 1: Đọc tên người, tên địa lí nước ngoài. 
- Tên người: Lép Tôn- xtôi, Mô- rít- xơ Mát- téc- lích, 
- Tên địa lí: Hi- ma- lay- a, Đa- nuýp, 
- GV đọc mẫu tên người và tên địa lí trên bảng. 
- Hướng dẫn HS đọc đúng tên người và tên địa lí trên bảng.
 Bài 2: Biết rằng chữ cái
- Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: 
+ Mỗi tên riêng nói trên gồm nấy bộ phận, mỗi bộ phận gồm mấy tiếng. 
 Bộ phận 1 gồm 3 tiếng: Mô / rít / xơ
 Bộ phận 2 gồm 3 tiếng: Mát / tét / lích 
+ Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết như thế nào?
+ Cách viết hoa trong cùng một bộ phận như thế nào?
 Bài 3: 
- Yêu cầu HS trao đổi cặp đôi, trả lời câu hỏi: cách viết tên một số tên người, tên địa lí nước ngoài đã cho có gì đặc biệt. 
- Những tên người, tên địa lí nước ngoài ở bài tập 3 là những tên riêng được phiên âm Hán Việt (âm ta mượn từ tiếng Trung Quốc). Chẳng hạn: Hi Mã Lạp Sơn là tên một ngọn núi được phiên âm theo âm Hán Việt, còn Hi- ma- lay- a là tên quốc tế, được phiên âm từ tiếng Tây Tạng. 
 c. Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. 
 4. Luyện tập: 
HĐ2: Nhóm: 
 Bài 1: Đọc đoạn văn sau rồi viết cho đúng những tên riêng trong đoạn văn
- Phát bảng nhóm cho HS. Yêu cầu HS trao đổi và làm bài tập. Nhóm nào làm xong trước dán phiếu lên bảng. Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. 
- Kết luận lời giải đúng. 
Ác - boa, Lu- i Pa- xtơ, Ác- boa, Quy- dăng- xơ. 
- Gọi HS đọc lại đoạn văn. Cả lớp đọc thầm và trả lời câu hỏi: 
+ Đoạn văn viết về ai?
+ Em đã biết nhà bác học Lu- i Pa- xtơ qua phương tiện nào?
 Bài 2: Viết lại những tên riêng sau cho đúng qui tắ
- GV gọi HS lên bảng viết. HS dưới lớp viết vào vở. GV đi chỉnh sửa cho từng em. 
- Gọi HS nhận xét, bổ sung bài làm trên bảng. 
- Kết luận lời giải đúng. 
- GV có thể dựa vào những thông tin sau để giới thiệu cho HS. 
 Bài 3: Trò chơi du lịch: Thi ghép tên.. 
GV giải thích cách chơi: Bạn gái trong tranh cầm lá phiếu có ghi tên nước Trung Quốc, bạn viết lên bảng tên thủ đô Trung Quốc là Bắc Kinh. 
Bạn trai cầm là phiếu có tên thủ đô Pa- ri, bạn viết lên bảng tên nước có thủ đô Pa- ri là nước Pháp. 
+ Gv phát phiếu cho HS, mỗi phiếu có nội dung không giống nhau. HS thảo luận làm vào phiếu. Dán lên bảng. 
Đáp án: 
Tên nước Tên thủ đô
Nga Mát- xcơ- va
Ấn Độ Niu Đê- li
Nhật Bản Tô- ki- ô
Thái Lan Băng Cốc
Mĩ Oa- xin- tơn
Anh Luân Đôn
Lào Viêng Chăn
Căm- pu- chia Phnông Pênh
Đức Béc- lin
Ma- lai- xi- a Cu- a- la Lăm- pơ
In- đô- nê- xi- a Gia- các- ta
4. Củng cố: 
- Tiết luyện từ và câu hôm nay chúng ta vừa học bài gì?
- Khi viết tên người, tên địa lí nước ngoài, cần viết như thế nào?
- Dặn HS về nhà học thuộc lòng tên nước, tên thủ đô của các nước đã viết ở bài tập 3. 
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị bài: “ Dấu ngoặc kép” 
- Nhật xét tiết học. 
- HS hát. 
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp viết vào vở. 
+ HS đọc yêu cầu bài tập. 
- HS đọc cá nhân, đọc trong nhóm đôi, đọc đồng thanh tên người và tên địa lí trên bảng. 
- HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn trao đổi và trả lời câu hỏi. 
Tên người: 
Lép Tôn- xtôi gồm 2 bộ phận: Lép và Tôn- xtôi. 
 Bộ phận 1 gồm 1 tiếng Lép. 
 Bộ phận 2 gồm 2 tiếng Tôn /xtôi. 
Mô- rít- xơ Mát- téc- lích gồm 2 bộ phận Mô- rít- xơ và Mát- téc- lích, mỗi bộ phận là 3 tiếng
Tên địa lí: 
Hi- ma- la- a chỉ có 1 bộ phận gồm 4 tiếng: Hi/ma/la/a 
Đa- nuýp chỉ có 1 bộ phận gồm 2 tiếng Đa/ nuýp
- Chữ cái đầu mỗi bộ phận được viết hoa. 
- Giữa các tiếng trong cùng một bộ phận có dấu gạch nối. 
- HS đọc thành tiếng. 
- 2 HS ngồi cùng bàn thảo luận và trả lời câu hỏi: Một số tên người, tên địa lí nước ngoài viết giống như tên người, tên địa lí Việt Nam: tất cả các tiếng đều được viết hoa. 
- Lắng nghe. 
- 3 HS đọc thành tiếng. 
- HS đọc thành tiếng. 
- Hoạt động trong nhóm. 
-
 Nhận xét, sửa chữa (nếu sai)
- 1 HS đọc thành tiếng. 
- Đoạn văn viết về gia đình Lu- i Pa- xtơ sống, thời ông còn nhỏ. Lu- i Pa- xtơ (1822- 1895) nhà bác học nổi tiếng thế giới- người đã chế ra các loại vắc- xin trị bệnh, trong đó có bệnh than, bệnh dại. 
+ Em biết đến Pa- xtơ qua sách Tiếng Việt 3, qua các truyện về nhà bác học nổi tiếng
- 2 HS đọc thành tiếng. 
- HS lên bảng. 
Tên người: An - be Anh- xtanh: ( Nhà vật lí học nổi tiếng thế giới, người Đức (1879- 1955). 
Crít- xti- an An- đéc- xen (Nhà văn nổi tiếng thế giới, chuyên viết chuyện cổ tích, người Đan Mạch. (1805- 1875)
I- u- ri Ga- ga- rin (Nhà du hành vũ trụ người Nga, người đầu tiên bay vào vũ trụ (1934- 1968)
+ Tên địa lí: Xanh Pê- téc- bua(Kinh đô cũ của Nga)
Tô- ki- ô(Thủ đô của Nhật Bản)
A- ma- dôn (Tên 1 dòng sông lớn chảy qua 
Bra- xin. )
Ni- a- ga- ra(Tên 1 thác nước lớn ở giữa Ca- na- đa và Mĩ ). 
- Nhận xét, bổ sung, sửa bài (nếu sai)
+ HS quan sát tranh. 
+ HS chơi theo nhóm. 
+ Báo cáo kết quả. 
+ Nhận xét, bổ sung. 
- HS chép bài vào VBT. 
+ Cách viết tên người
+ Khi viết tên người
Âm nhạc
Đ/C MAI SOẠN GIẢNG
Thứ năm ngày 15 tháng 10 năm 2015
Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG
Thứ sáu ngày 16 tháng 10 năm 2015
Tập làm văn
Tiết 16: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
- Nắm được trình tự thời gian để kể lại đúng nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai (bài TĐ tuần 7)-BT1.
- Bước đầu nắm được cách phát triển câu chuyện theo trình tự không gian qua thực hành luyện tập với sự gợi ý cụ thể của GV (BT2, BT3).
II. ĐỒ dùng dạy – học:
Tranh minh họa truyện Ở vương quốc Tương Lai trang 70, 71 SGK. 
III. Các hoạt động dạy – học: 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng kể một câu chuyện mà em đã được học theo trình tự thời gian. 
- Nhận xét HS. 
3. Bài mới: 
 a. Giới thiệu bài: 
 b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
 Bài 1: Dựa theo nội dung trích đoạn kịch Ở Vương quốc Tương Lai, hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp hay lời kể?
- Gọi 1 HS giỏi kể mẫu lời thoại giữa Tin- tin và em bé thứ nhất. 
- Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm theo trình tự thời gian. 
- Tổ chức cho HS thi kể từng màn. 
- Gọi HS nhận xét bạn theo tiêu chí đã nêu. 
- Nhận xét HS. 
Bài 2: Giả sử các nhân vật Tin- tin và Mi- tin trong câu chuyện Ở vương quốc Tương Lai không cùng nhau lần lượt đi thăm 
- Vừa rồi các em đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian nghĩa là sự việc nào xảy ra trước thì kể trước, sự việc nào xảy ra sau thì kể sau. Bây giờ các em tưởng tượng hai bạn Tin- tin và Mi- tin không đi thăm cùng nhau. Mi- tin thăm công xưởng xanh và Tin- tin thăm khu vườn kì diệu hoặc ngược lại Tin- tin đi thăm công xưởng xanh còn Mi- tin đi thăm khu vườn kì diệu. 
- Nhận xét HS. 
HĐ2: Cá nhân
Bài 3: Cách kể chuyện trong bài tập 2 có gì khác cách kể chuyện trong bài tập 1. 
GV dán tờ phiếu ghi bảng so sánh hai cách mở đầu đoạn 1, 2 ( theo trình tự thời gian và không gian)
Kể theo trình tự thời gian
- Mở đầu đoạn 1: Trước hết hai bạn rủ nhau đến thăm công xưởng xanh. 
- Mở đầu đoạn 2: Rời công xưởng xanh, Tin- tin và Mi- tin đến khu vườn kì diệu. 
Kể theo trình tự không gian
- Mở đầu đoạn 1: Mi- tin đến khu vườn kì diệu. 
- Mở đầu đoạn 2: Trong khi Mi- tin đang ở khu vườn kì diệu thì Tin- tin đến công xưởng xanh. 
+ Về trình tự sắp xếp các sự việc?
+ Về ngôn ngữ nối hai đoạn?
4. Củng cố: 
- GV củng cố bài học
- HS về nhà viết lại màn 1 hoặc màn 2 theo 2 cách vừa học. 
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị tiết: “Luyện tập phát triển câu chuyện ( tiếp theo )”. Nhận xét tiết học
- HS hát. 
- HS lên bảng kể chuyện. 
- HS nhận xét bạn kể. 
- HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK. 
+ Câu chuyện trong công xưởng xanh là lời thoại trực tiếp của các nhân vật với nhau. 
Một hôm, Tin- tin và Mi- tin đến thăm công xưởng xanh. Hai bạn thấy một em bé mang một cỗ máy có đôi cánh xanh. Tin- tin ngạc nhiên hỏi: 
- Cậu làm gì với đôi cánh xanh ấy?
Em bé trả lời: 
 - Mình sẽ dùng nó trong việc sáng chế trên trái đất. 
- Từng cặp HS đọc trích đoạn Ở vương quốc Tương Lai, quan sát tranh minh hoạ, tập kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian. 
- 2 đến 3 HS thi kể.
 - HS đọc thành tiếng. 
- Từng cặp HSsuy nghĩ, tập

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 8.doc