Toán
Tiết 31: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Có kĩ năng thực hiện phép cộng, phép trừ và biết cách thử lại phép cộng, phép trừ.
- Biết tìm một thành phần chưa biết trong phép cộng, phép trừ.
* Bài 1, bài 2, bài 3
II. Đồ dùng dạy-học:
GV: Kế hoạch bài học – SGK.
HS: bài cũ – bài mới.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV gọi HS lên làm bài tập 4.
- GV chữa bài, nhận xét HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Hướng dẫn luyện tập:
Hoạt đông1: Cả lớp:
Bài 1: Thử lại bằng phép cộng:
Muốn thử lại phép cộng ta làm thế nào?
- Nhận xét, chữa bài.
Bài 2: Thử lại phép trừ.
+ GV hướng dẫn theo mẫu (SGK)
Muốn thử lại phép trừ ta làm thế nào
- GV yêu cầu HS thử lại phép trừ trên.
- GV yêu cầu HS làm phần b.
Hoạt đông 2: Cá nhân:
Bài 3: Tìm x.
- GV yêu cầu HS tự làm bài, khi chữa bài yêu cầu HS giải thích cách tìm x của mình
- GV chữa bài và nhận xét.
4. Củng cố:
- GV tổng kết giờ học.
- Gọi HS nhắc lại cách tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ.
5. Dặn dò:
- Dặn HS về nhà làm vbt và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học.
- HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn.
Giải:
Số cây HS miền núi trồng được năm ngoái là:
214 800 – 80 600 = 134 200 (cây)
Số cây HS trông được trong hai năm là:
214 800 + 134 200 = 349 000 (cây)
Đáp số: 349 000 cây.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Ta có thể lấy
- HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT.
+ Nhận xét, bổ sung.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
+ Ta có thể lấy hiệu cộng với số trừ,
+ Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu yêu cầu của bài tập.
- Tìm x.
- HS cả lớp làm bài vào VBT.
x + 262 = 4848 x – 707 = 3535
x = 4848 – 262 x = 3535 + 707
x = 4586 x = 4242
- HS chữa bài.
. Hay có cảm giác mệt mỏi chung toàn thân. c. Hay nhức đầu, buồn tê ở hai chân. d. Tất cả các ý trên. 4. Người bị béo phì thường có nguy cơ: a. Bệnh tim mạch. b. Huyết áp cao. c. Bị sỏi mật. d. Bệnh tiểu đường e. Tất cả các bệnh trên. 2. Nguyên nhân và cách phòng bệnh: 1)+ Ăn quá nhiều chất dinh dưỡng. + Lười vận động nên mỡ tích nhiều dưới da. + Do bị rối loạn nội tiết. 2) + Ăn uống hợp lí, ăn chậm, nhai kĩ. + Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao. + Điều chỉnh lại chế độ ăn uống cho hợp lí. 3) + Đi khám bác sĩ ngay. + Năng vận động, thường xuyên tập thể dục thể thao. - HS dưới lớp nhận xét, bổ sung. - HS lắng nghe, ghi nhớ. + HS nhận phiếu. - HS thảo luận nhóm và trình bày kết quả + Em sẽ cùng mẹ cho bé ăn uống ở mức độ hợp lí, điều độ và cùng bé đi bộ, tập thể dục. + Em sẽ từ chối các bạn và nói để các bạn hiểu là em đang điều chỉnh lại cách ăn uống của mình - HS nhận xét, bổ sung. - HS cả lớp. + HS đọc bài học Thứ ba, ngày 6 tháng 10 năm 2015 Thể dục Tiết 13: TẬP HỢP HÀNG NGANG, DÓNG HÀNG, ĐIỂM SỐ TRÒ CHƠI “KẾT BẠN” I. Mục tiêu: - Củng cố và nâng cao kỹ thuật tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số, quay sau, đi đều vòng phải, vòng trái, đổi chân khi đi đều sai nhịp. Yêu cầu: Tập hợp hàng và dàn hàng nhanh, động tác quay sau đúng hướng đúng yếu lĩnh động tác, đi đều vòng phải, vòng trái đều đẹp, biết cách đổi chân khi đi đều sai nhịp. - Trò chơi “Kết bạn” Yêu cầu: Tập chung chú ý phản xạ nhanh, quan sát nhanh chơi đúng luật, thành thạo, hào hứng nhiệt tình trong khi chơi. II. Địa điểm và phương tiện: - Địa điểm: Sân trường dọn vệ sinh an toàn nơi tập - Phương tiện: 1 còi III. Nội dung và phương pháp lên lớp. 1 Mở đầu: - GV nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học Chấn chỉnh đội ngũ trang phục tập luyện, - Đứng tại chỗ vỗ tay và hát *Giậm chân tại chỗ đếm theo nhịp 1.2 - Chơi trò chơi . “ Tìm ngừơi chỉ huy”. 2.Cơ bản: a.Ôn đội hình đội ngũ. - Tập hộ hàng ngang, dóng hàng, điểm số. b. Chơi trò chơi: “Kết bạn.” 3. Kết thúc: - Cho học sinh dũ vai, lắc chân thả lỏng. - Cho HS hát một bài - GV cùng học sinh hệ thống bài - GV nhận xét kết quả giờ học. - Ôn đội hình đội ngũ vừa học. 6.8’ 1.2’ 18.22 12.14’ 6.8’ 3.5’ * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - GV nhận lớp phổ biến nội dung giờ học - Cho học sinh KĐ - GV nhắc lại cách tập sau đó Cho HS tập GV nhận xét * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * - GV nhắc lại cách chơi sau đó cho HS chơi - GV nhận xét kết quả giơ học Toán Tiết 32: BIỂU THỨC CÓ CHỨA HAI CHỮ I. Mục tiêu: - Nhận biết được biểu thức đơn giản chứa hai chữ. - Biết tính giá trị một số biểu thức đơn giản có chứa hai chữ. * Bài 1, bài 2 (a, b), bài 3 (hai cột) II. Đồ dùng dạy-học: - Đề bài toán ví dụ chép sẵn trên bảng phụ hoặc băng giấy. - GV vẽ sẵn bảng ở phần ví dụ (để trống số ở các cột). III. Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: GV gọi HS lên bảng làm bài tập 5. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: Hoạt đông 1: Cả lớp: - GV yêu cầu HS đọc bài toán ví dụ. - Muốn biết cả hai anh em câu được bao nhiêu con cá ta làm thế nào? + Nếu anh câu được 3 con cá, em câu được 2 con cá thì hai anh em câu được mấy con cá? - GV viết 3 vào cột Số cá của anh, viết 2 vào cột Số cá của em, viết 3 + 2 vào cột Số cá của hai anh em. - GV làm tương tự với các trường hợp còn lại + Nếu anh câu được a con cá và em câu được b con cá thì số cá mà hai anh em câu được là bao nhiêu con? ** GV giới thiệu: a + b được gọi là biểu thức có chứa hai chữ. - GV có thể yêu cầu HS nhận xét để thấy biểu thức có chứa hai chữ gồm luôn có dấu tính và hai chữ (ngoài ra còn có thể có hoặc không có phần số). * Giá trị của biểu thức chứa hai chữ - GV hỏi và viết lên bảng: Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b bằng bao nhiêu? - GV: Khi đó ta nói 5 là một giá trị của biểu thức a + b. - GV làm tương tự với a = 4 và b = 0; a = 0 và b = 1; - Khi biết giá trị cụ thể của a và b, muốn tính giá trị của biểu thức a + b ta làm như thế nào? - Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số ta tính được gì? 4. Luyện tập, thực hành: Hoạt đông 2: Cá nhân: Bài 1: Tính: - GV yêu cầu HS đọc biểu thức trong bài, sau đó làm bài. - Chữa một số bài dưới lớp. - GV nhận xét và nêu biện pháp khắc phục cho HS. Bài 2: a – b là biểu thức có chứa hai chữ - Mỗi lần thay các chữ a và b bằng các số chúng ta tính được gì? - Chữa một số bài dưới lớp. - Nhận xét. chữa bài. Hoạt đông 2: Nhóm: Bài 3: a x b và a: b là các biểu thức - GV yêu cầu HS nêu nội dung các dòng trong bảng. - Khi thay giá trị của a và b vào biểu thức để tính giá trị của biểu thức chúng ta cần chú ý thay hai giá trị a, b ở cùng một cột. - GV yêu cầu HS làm bài. - GV yêu cầu HS nhận xét 4. Củng cố: - GV củng cố bài học. Yêu cầu HS nêu vài ví dụ về biểu thức có chứa hai chữ. - Khi thay chữ bằng số ta tính được gì? 5. Dặn dò: - Hướng dẫn bài về nhà - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. Nhận xét tiết học - HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. Bài 5: Giải: Số lớn nhất có 5 chữ số là số: 99 999 Số bé nhất có năm chữ số là số: 10 000 Hiệu của hai số là: 99 999 – 10 000 = 89 000 Đáp số: 89 000 - Ta thực hiện phép tính cộng số con cá của anh câu được với số con cá của em câu được. - Hai anh em câu được 3 + 2 con cá. - HS nêu số con cá của hai anh em trong từng trường hợp. - Hai anh em câu được a + b con cá. - Nếu a = 3 và b = 2 thì a + b = 3 + 2 = 5. - HS tìm giá trị của biểu thức a + b trong từng trường hợp. - Ta thay các số vào chữ a và b rồi thực hiện tính giá trị của biểu thức. - Ta tính được giá trị của biểu thức a + b - Tính giá trị của biểu thức. + HS lên bảng. Lớp làm VBT. a) Nếu c = 10 và d = 25 thì c + d = 10 + 25 = 35 b)Nếu c = 15 cm và d = 45 cm thì c + d = 15 cm + 45 cm = 60 cm + Nhận xét, bổ sung. - Tính được một giá trị của biểu thức a – b - HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào VBT a. Nếu a = 32, b = 20 thì a + b = 32 + 20 = 52 b. Nếu a = 45, b = 36 thì a + b = 45 + 36 = 81 + Nhận xét, bổ sung. - HS đọc đề bài. + HS nêu. - HS nghe giảng. + HS làm nhóm và báo cáo kết quả. a 12 28 60 b 3 4 6 a x b 36 112 360 a: b 4 7 10 + Nhận xét, bổ sung. Tập làm văn Tiết 13: LUYỆN TẬP XÂY DỰNG ĐOẠN VĂN KỂ CHUYỆN I. Mục đích yêu cầu: Dựa vào hiểu biết về đoạn văn đã học, bước đầu biết hoàn chỉnh một đoạn văn của câu chuyện Vào nghề gồm nhiều đoạn (đã cho sẵn cốt truyện). II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu của tiết trước. Tranh minh hoạ truyện Vào nghề trang 73, SGK. Phiếu ghi sẵn nội dung từng đoạn, có phần để HS viết, mỗi phiếu ghi một đoạn. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Khởi động: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng mỗi HS kể 2 bức tranh truyện Ba lưỡi rìu. - Nhận xét và chữa bài cho HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: Hoạt đông 2: Cả lớp: Bài 1: Đọc cốt truyện sau: - Gọi HS đọc cốt truyện. - Yêu cầu HS đọc thầm và nêu sự việc chính của từng đoạn. Mỗi đoạn là một lần xuống dòng. bGV ghi nhanh lên bảng. - Gọi HS đọc lại các sự việc chính. Hoạt đông 2: Cá nhân: Bài 2: - Gọi 4 HS đọc tiếp nối 4 đoạn chưa hoàn chỉnh của chuyện. - GV phát bảng phụ cho 4 HS, mỗi - - HS ứng với mỗi đoạn. 4. Củng cố: - GV củng cố bài học, HS nhắc lại các bước xây dựng đoạn văn kể chuyện. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà viết lại 4 đoạn văn theo cốt truyện Vào nghề - Chuẩn bị bài: “Luyện tập phát triển câu chuyện”. - HS hát. - HS lên bảng thực hiện theo yêu cầu. + Nhận xét, bổ sung. - HS đọc thành tiếng. - Đọc thầm, thảo luận cặp đôi, tiếp nối nhau trả lời câu hỏi. + Đoạn 1: Va- li- a ước mơ trở thành diễn viên xiếc biểu diễn tiết mục phi ngựa đánh đàn. + Đoạn 2: Va- li- a xin học nghề ở rạp xiếc và được giao việc quét dọn chuồng ngựa. + Đoạn 3: Va- li- a đã giữ chuồng ngựa sạch sẽ và làm quen với chú ngựa diễn. + Đoạn 4: Va- li- a đã trở thành 1 diễn viên giỏi như em hằng mong ước. - HS đọc yêu cầu. - HS đọc thầm 4 đoạn văn và tự lựa chọn để hoàn chỉnh một đoạn. + HS làm bài trên bảng phụ, nối tiếp nhau trình bày bài làm. Đoạn 1: Mở đầu – Nô- en ngày ấy, cô bé Va- li- a 11 tuổi được bố mẹ đưa đi xem xiếc. Diễn biến: Chương trình xiếc hôm ấy tiếc mục nào cũng hay, nhưng Va- li- a thích nhất tiệt mục cô gái xinh đẹp vừa phi ngựa vừa đánh đàn. Cô gái phi ngựa thật dũng cảm. Cô không nắm cương ngựa mà một tay ôm cây đàn măng- đo- lin, tay kia gãy lên những âm thanh rộn rã. Tiếng đàn của cô mới hấp dẫn lòng người làm sao. Va- li- a vô cùng ngưỡng mộ cô gái tài ba đó. Kết thúc: Từ đó, lúc nào trong trí óc non nớt của Va- li- a cũng hiện lên hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, đánh đàn. Em mơ ước một ngày nào đó cũng được như cô- phi ngựa và chơi những bản nhạc rộn rã. Đoạn 2: Mở đầu: Rồi một hôm, rạp xiếc thông báo tuyển diễn viên. Va- li- a xin bố mẹ cho ghi tên học nghề. Diễn biến: Sáng hôm ấy, em bé đến gặp bác giám đốc rạp xiếc. Bác dẫn em đến chuồng ngựa. Ơû đó có một chú ngựa bạch tuyệt đẹp, bác chỉ con ngựa và bảo: “Công việc của cháu bây giờ là chăm sóc chú ngựa bạch này, cho ngựa ăn uống và quét dọn chuồng ngựa thật sạch sẽ”. Va- li- a rất ngạc nhiên vì diễn viên xiếc mà phải đi quét chuồng ngựa. Nhưng em vẫn cầm lấy chổi. Kết thúc: Bác giám đốc gật đầu cười bảo em; “Công việc của diễn viên phi ngựa, đánh đàn bắt đầu như thế đấy cháu ạ. Cái tháp cao nào cũng phải bắt đầu xây từ mặt đất lên”. Đoạn 3: Mở đầu: Thế là từ hôm đó ngày ngày Va- li- a đến làm việc trong chuồng ngựa. Diễn biến: Những ngày đầu, Va- li- a rất bỡ ngỡ. Có lúc em nản chí, nhưng cứ nhớ đến hình ảnh cô diễn viên phi ngựa, em lại thấy phấn chấn lên. Kết thúc: Cuối cùng, em quen việc và trở nên thân thiết với chú ngựa, bạn diễn tương lai của em. Đoạn 4: Mở đầu: Thế rồi, cũng đến ngày Va- li- a cũng trở thành một diễn viên thực thụ. Diễn biến: Cứ mỗi lần Va- li- a bước ra sàn diễn, những tràng vỗ tay nồng nhiệt lại vang lên. Chỉ trong nháy mắt, cô đã đứng trên lưng ngựa, tay ôm cây đàn vĩ cầm. Rồi tiếng đàn cất lên vẻ thán phục hiện rõ trên gương mặt từng khán giả. Kết thúc: Va- li- a kết thúc tiết mục của mình với gương mặt rạng ngời hạnh phúc. Thế là ước mơ thuở nhỏ của Va- li- a đã trở thành sự thật. Ngoại ngữ Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG Thứ tư, ngày 7 tháng 10 năm 2015 Tập đọc Tiết 14: Ở VƯƠNG QUỐC TƯƠNG LAI I. Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch một đoạn kịch; bước đầu biết đọc lời nhân vật với giọng hồn nhiên. - Hiểu nội dung: Ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em (trả lời được các câu hỏi 1, 2 trong SGK). II. Đồ dùng dạy-học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 70, 71 SGK (phóng to nếu có điều kiện). Bảng lớp ghi sẵn các câu, đoạn cần luyện đọc. Kịch bản Con chim xanh của Mát- téc- lích (nếu có). III. Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Bài Trung thu độc lập Em mơ ước đất nước ta mai sau sẽ phát triển như thế nào? - Nhận xét HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Luyện đọc và tìm hiểu màn 1: - GV đọc mẫu màn kịch 1. *Toàn bài đọc với giọng hồn nhiên, thể hiện tâm trạng hào hứng của Tin- tin và Mi- tin. Lời của các em bé tự tin, tự hào. Thay đổi giọng của từng nhân vật. *Nhấn giọng ở các từ ngữ: sáng chế, hạnh phúc, ăn ngon, ồn ào. - Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Năm dòng đầu. + Đoạn 2: Tám dòng tiếp. + Đoạn 3: Phần còn lại. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài. Sáng chế: Là tự mình phát minh ra một cái mới mà mọi người chưa biết đến bao giờ. . * Tìm hiểu màn 1: + Tin–tin và Mi- tin đến đâu và gặp những ai? + Vì sao nơi đó có tên là Vương Quốc tương lai? + Các bạn nhỏ trong công xưởng xanh sáng chế ra những gì? + Các phát minh ấy thể hiện những ước mơ gì của con người? + Màn 1 nói lên điều gì? * Đọc diễn cảm: - Tổ chức cho HS đọc phân vai (nhiều lượt HS đọc) - Nhận xét, cho điểm, động viên HS. - Tìm ra nhóm đọc hay nhất. Hoạt động 2: Luyện đọc và tìm hiểu màn 2: § Màn 2: Trong khu vườn kì diệu. - GV đọc mẫu. Chú ý đọc phân biệt lời của các nhân vật khác nhau trong màn kịch. Lời của Tin- tin và Mi- tin: trầm trồ, thán phục. Lời các em bé: tự tin, tự hào. Nhấn giọng ở những từ ngữ: đẹp quá, như thế này, chưa bao giờ, như thế. - Hướng dẫn phân đoạn: 3 đoạn. + Đoạn 1: Sáu dòng đầu. + Đoạn 2: Sáu dòng tiếp. + Đoạn 3: Phần còn lại. - GV ghi từ khó sau khi HS đọc lần 1. Kết hợp hướng dẫn cách đọc bài. + GV giảng từ ngữ khó. * Thi đọc diễn cảm: - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm như màn 1. 4. Củng cố: - GV củng cố bài học. Liên hệ giáo dục? Nêu ý nghĩa bài học? 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc lời thoại trong bài - Chuẩn bị bài: “Nếu chúng mình có phép lạ”. Nhận xét tiết học. - HS hát - 4 HS lên bảng và thực hiện theo yêu cầu. + HS quan sát tranh minh hoạ màn 1: nhận biết 2 nhân vật: Tin- tin (trai)và Mi- tin(gái), 5 em bé(em mang chiếc máy bay có đôi cánh xanh, em có ba mươi vị thuốc trường sinh, em mang trên tay thứ ánh sáng kì lạ, em có chiếc máy bay biết bay, em có chiếc máy dò tìm vật báu trên mặt trăng. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + Đọc thầm để trả lời các câu hỏi: + Tin- tin và Mi- tin đến vương quốc Tương lai và trò chuyện với những bạn nhỏ sắp ra đời. - Vì những bạn nhỏ sống ở đây hiện nay chưa ra đời, các bạn chưa sống ở thế giới hiện tại của chúng ta. + Vì những bạn nhỏ chưa ra đời, nên bạn nào cũng mơ ước làm được những điều kì lạ cho cuộc sống. + Các bạn sáng chế ra: Vật làm cho con người hạnh phúc. Ba mươi vị thuốc trường sinh. Một loại ánh sáng kì lạ. Một máy biết bay như chim. Một cái máy biết dò tìm những kho báu còn giấu kín trên mặt trăng. + Các phát minh ấy thể hiện ước mơ của con người: được sống hạnh phúc sống lâu, sống trong môi trường tràn đầy ánh sáng và chinh phục được mặt trăng. - Màn 1 nói đến những phát minh của các bạn thể hiện ước mơ của con người. - 8 HS đọc theo các vai: Tin- tin, Mi- tin, 5 em bé, người dẫn truyện (đọc tên các nhân vật). - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn. - HS đọc từ khó. - Tiếp nối nhau đọc từng đoạn lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. Ý nghĩa: Bài văn nói lên ước mơ của các bạn nhỏ về một cuộc sống đầy đủ, hạnh phúc, có những phát minh độc đáo của trẻ em. Toán Tiết 33: TÍNH CHẤT GIAO HOÁN CỦA PHÉP CỘNG I. Mục tiêu: - Biết tính chất giao hoán của phép cộng. - Bước đầu biết sử dụng tính chất giao hoán của phép cộng trong thực hành tính. * Bài 1, bài 2 II. Đồ dùng dạy-học: - Bảng phụ hoặc băng giấy kẻ sẵn bảng số có nội dung như sau: a 20 350 1208 b 30 250 2764 a + b a: b III. Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi HS lên bảng làm - GV thu vở chấm 3 em - GV chữa bài, nhận xét và hỗ trợ HS. + GV yêu cầu HS so sánh kết quả của bài cũ để chuyển sang giới thiệu bài mới. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng như thế nào? Hôm nay, Chúng cùng tìm hiểu bài: “Tính chất giao hoán của phép cộng”. GV ghi đề. b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Cả lớp: 1. Giới thiệu tính chất giao hoán của phép cộng: - GV treo bảng số như đã nêu ở phần đồ dùng dạy – học. - GV yêu cầu HS thực hiện tính giá trị của các biểu thức a + b và b + a để điền vào bảng. + Yêu cầu HS so sánh giá trị của BT a + b và b + a ở từng cột và rút ra công thức. Từ công thức HS rút ra kết luận - GV yêu cầu HS đọc lại kết luận trong SGK. 4. Luyện tập, thực hành: Hoạt động 2: Cá nhân: Bài 1: Nêu kết quả tính: GV gọi HS nêu kết quả và yêu cầu giải thích. Hs: Làm sao em nêu được kết quả mà không cần tính? Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ - GV viết lên bảng 48 + 12 = 12 + - GV hỏi: Em viết số hay chữ vào chỗ trống trên, vì sao? - GV nhận xét và hỗ trợ HS. . 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS nhắc lại công thức và quy tắc của tính chất giao hoán của phép cộng. 5. Dặn dò: - GV tổng kết giờ học, dặn HS về nhà làm bài tập và chuẩn bị bài sau. - Nhận xét tiết học. - Hát + HS lên bảng làm. Tính giá trị của biểu thức a + b và b + a. Biết a = 300, b = 500 Nếu a = 300, b = 500 thì a + b = 300 + 500 = 800 Nếu a = 300, b = 500 thì b + a = 500 + 300 = 800 + Nhận xét và bổ sung. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS đọc bảng số. - HS thực hiện tại chỗ, mỗi HS thực hiện tính ở một cột để hoàn thành bảng như sau: a 20 350 1208 b 30 250 2764 a + b 20 + 30= 50 350+ 250= 600 1208+2764=3972 b + a 30 + 20= 50 250+ 350= 600 2764+1208=3972 + Ta thấy giá trị của a + b và b + a luôn bằng nhau. a + b = b + a Quy tắc: Khi đổi chỗ các số hạng trong một tổng thì tổng không thay đổi. + HS đọc bài. + HS đọc yêu cầu bài tập. - HS tự nêu kết quả và giải thích 468 + 379 = 847 6509 + 2876 = 9385 379 + 468 = 847 2876 + 6509 = 9385 4268 + 76 = 4344 76 + 4268 = 4344 HS: Em dựa vào tính chất giao hoán. + HS đọc yêu cầu bài tập. - Viết số 48. Vì khi ta đổi chỗ các số hạng của tổng 48 + 12 thành 12 + 48 thì tổng không thay đổi. - HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào VBT. 65 + 297 = 297 + 65 m + n = n + m 177 + 89 = 89 + 177 84 + 0 = 0 + 84 a + 0 = 0 + a + HS nhắc lại công thức và qui tắc của rính chất giao hoán Luyện từ và câu Tiết 13: CÁCH VIẾT TÊN NGƯỜI, TÊN ĐỊA LÝ VIỆT NAM I. Mục tiêu: Nắm được qui tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam; biết vận dụng qui tắc đã học để viết đúng một số tên riêng Việt Nam (BT1, BT2, mục III), tìm và viết đúng một vài tên riêng Việt Nam (BT3). * Hs có năng khiếu làm được đầy đủ BT3 (mục III). II. Đồ dùng dạy-học: Bản đồ hành chính của đại phương. Giấy khổ to và bút dạ. Phiếu kẻ sẵn 2 cột: tên người, tên địa phương. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - HS làm lại bài tập 4. + Hãy đặt câu với các từ: tự tin, tự ti, tự trọng, tự kiêu, tự hào, tự ái. - Gọi HS đọc lại bài tập 1 đã điền từ. - Gọi HS đặt miệng câu với từ ở bài tập 3. - Nhận xét và chữa bài HS. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: Hoạt động 1: Cả lớp: - Viết sẵn trên bảng lớp. Yêu cầu HS quan sát và nhận xét cách viết. + Tên người: Nguyễn Huệ, Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Thị Minh Khai. + Tên địa lý: Trường Sơn, Sóc Trăng, Vàm Cỏ Tây. + Tên riêng gồm mấy tiếng? Mỗi tiếng cần được viết như thế nào? * Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc phần Ghi nhớ. + Tên người Việt Nam thường gồm những thành phần nào? Khi viết ta cần chú ý điều gì? - Chú ý viết tên các dân tộc: Ba- na, hay địa danh: Y- a- li, Ybi A- lê- ô- na Hoạt động 2: Luyện tập – thực hành: Bài 1: Viết tên em và tên địa chỉ gia đình. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Vì sao phải viết hoa tiếng đó cho cả lớp theo dõi. Bài 2: Viết tên một số xã - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS tự làm bài. - Gọi HS nhận xét. Yêu cầu HS viết bảng nói rõ vì sao phải viết hoa tiếng đó (HS trả lời như bài tập 1) Hoạt động 3: Nhóm. Bài 3: Viết tên và tìm trên bản đồ - Treo bản đồ hành chính địa phương. Gọi HS lên đọc và tìm các quận, huyện, thi xã, các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử ở tỉnh hoặc thành phố mình đang ở. - Nhận xét, khen nhóm có hiểu biết về địa phương mình. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại cách viết tên người, tên địa lí Việt Nam. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ, làm bài tập và chuẩn bị bài: “Luyện tập viết tên người, tên địa lí Việt Nam”. Nhận xét tiết học. - HS hát + HS đặt câu. - Quan sát, thảo luận cặp đôi, nhận xét cách viết. + Tên người, tên địa lý được viết hoa những chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. + Tên riêng thường gồm 1, 2 hoặc 3 tiếng trở lên. Mỗi tiếng được viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng. - HS lần lượt đọc to trước lớp. Cả lớp theo dõi, đọc thầm để thuộc ngay tại lớp. + Tên người Việt Nam thường gồm: Họ tên đệm (tên lót), tên riêng. Khi viết, ta cần phải chú ý phải viết hoa các chữa cái đầu của mỗi tiếng là bộ phận của tên người. - HS đọc thành tiếng. - HS lên bảng viết, HS dưới lớp làm vào vở. VD: Bùi Thị Bích Trang - thôn Nhơn Phú – xã IaGlai – huyện Chư Sê- tỉnh Gia Lai. - Tên người, tên địa lý Việt Nam phải viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó. Các từ: số nhà (xóm), phường (xã), quận (huyện), thành phố (tỉnh), không viết hoa vì là danh từ chung. - HS đọc thành tiếng. - HS lên bảng viết. HS dưới lớp làm vào vở. VD: Xa Nghĩa Thịnh – huyện Nghĩa Hưng – tỉnh Nam Định. - HS đọc thành tiếng. - Làm việc trong nhóm. + Đại diện nhóm lên bảng tìm tên trên bản đồ. Âm nhạc Đ/C MAI SOẠN GIẢNG Thứ năm ngày 8 tháng 10 năm 2015 Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG Thứ sáu ngày 9 tháng 10 năm 2015 Tập làm văn Tiết 14: LUYỆN TẬP PHÁT TRIỂN CÂU CHUYỆN I. Mục đích yêu cầu: Bước đầu làm quen với thao tác phát triển câu chuyện dựa theo trí tưởng tượng; biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thời gian. II. Đồ dùng dạy-học: Bảng lớp viết sẵn đề bài, 3 câu hỏi gợi ý. III. Các hoạt động dạy-học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - Gọi HS lên bảng đọc 1 đoạn văn đã viết hoàn chỉnh của truyện Vào nghề. - Nhận xét, hỗ trợ HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Hướng dẫn làm bài tập: Hoạt động 1: Cả lớp: Đề bài: Trong giấc mơ, em được một bà tiên cho ba điều ước và em đã thực hiện cả ba điều ước đó. Hãy kể lại câu chuyện ấy theo trình tự thời gian - GV đọc lại đề bài, phân tích đề, dùng phấn màu gạch chân dưới các từ: Giấc mơ, bà tiên cho ba điều ước, trình tự thời gian. - Yêu cầu HS đọc gợi ý. - Hỏi và ghi nhanh từng câu trả lời của HS dưới mỗi câu hỏi gợi ý. 1/. Em mơ thấy mình gặp bà tiên trong hoàn cảnh nào? Vì sao bà tiên lại cho em ba điều ước? 2/. Em thực hiện 3 điều ước như thế nào? 3/. Em nghĩ gì khi thức giấc? - Yêu cầu HS tự l
Tài liệu đính kèm: