Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016

Tiết 9: Trß ch¬i “ BÞt m¾t b¾t dª”

I. Mục tiêu:

- Củng cố và nâng kỹ thuật.Tập hợp hàng dọc,dóng hàng,diểm số,đi đều vòng phải,vòng trái,đứng lại

- Học động tác đổi chân,đi đều sai nhịp

- Trò chơi (Bịt mắt bắt dê)

II. Địa điểm, phương tiện:

- Sân bãi, còi, khăn

III.Các hoạt động dạy học

1. Phần mở đầu:

- Nhận lớp,

- Phổ biến nội dung yêu cầu

-Yêu cầu chấn chỉnh áo quần

2. Phần cơ bản:

a. Đội hình đội ngũ

- Ôn hàng ngang ,dóng hàng,điểm số,đi vòng phải,vòng trái

* nhận xét, bổ sung

b. Học động tác đổi chân đi đều sai nhịp

Giáo viên làm mẫu

- Trỏ chơi: Bịt mắt bắt dê

- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi

- Gv nhận xét.

3. Phần kết thúc:

- Hệ thống bài cùng học sinh

- Nhận xét ,đánh giá. 5phút

20 phút

5 phút

- Tập hợp lớp ,dóng hàng

- Trò chơi (Tìm người chỉ huy)

- Tập theo tổ

- Tập cả lớp

- Luyện tập theo

- Hs tham gia chơi trò chơi.

- Chạy thường ,thả lỏng

- HS chuẩn bị bài sau.

 

doc 18 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 523Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi sáng Lớp 4 - Tuần 5 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hùng chạy hết: 3 phút 15 giây
- An chạy hết : 190 giây
- Hùng và An, ai chạy nhanh hơn?
Bài giải:
Đổi: 190 giây = 3 phút 10 giây
Số thời gian an chạy nhiều hơn Hùng là :
3p 15g - 3p 10g = 5g
Vậy Hùng chạy ít thời gian hơn An 5 giây nên Hùng là người chạy nhanh hơn
Đáp số : 9 phút
Khoa học
Tiết 9: SỬ DỤNG HỢP LÝ CÁC CHẤT BÉO VÀ MUỐI ĂN
I/ Mục tiêu: 
- Biết được cần ăn phối hợp chất béo có nguồn gốc động vật và chất béo có nguồn gốc thực vật.
- Nêu ích lợi của muối i-ốt (giúp cơ thể phát triển về thể lực và trí tuệ), tác hại của thói quen ăn mặn (dễ gây bệnh huyết áp cao ).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Các hình minh họa trang 20,21 SGK
- Sưu tầm các tranh ảnh về quảng cáo thực phẩm có chứa i-ốt và tác hại do không ăn i-ôt.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật
- Gọi hs lên bảng trả lời
- Tại sao cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật?
Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2. Bài mới:
* Hoạt động 1: Trò chơi " Thi kể các món ăn cung cấp nhiều chất béo (chiên hay xào)
- Chia lớp thành 2 đội. Mỗi đội cử 1 trọng tài giám sát đội bạn.
- Thành viên trong mỗi đội nối tiếp nhau lên bảng ghi tên các món chiên hay xào. (mỗi hs chỉ viết tên 1 món ăn)
- GV cùng trọng tài đếm số món các đội kể được, công bố kết quả.
- Tuyên dương nhóm thắng cuộc.
- Gia đình em thường chiên, xào bằng dầu thực vật hay mỡ động vật.
Chuyển ý: Dầu thực vật hay mỡ động vật đều có vai trò trong bữa ăn. Để hiểu thêm về chất béo chúng ta sẽ sang hoạt động 2.
* Hoạt động 2: Vì sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật?
- Quan sát hình ở trang 20 SGK và thảo luận nhóm đôi để trả lời các câu hỏi: 
+ Những món ăn nào vừa chứa chất béo động vật, vừa chứa chất béo thực vật?
+ Tại sao cần ăn phối hợp chất béo động vật và chất béo thực vật? 
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- Gọi hs đọc phần thứ nhất của mục bạn cần biết.
Kết luận: Trong chất béo động vật như mỡ, bơ có nhiều a-xít béo no. Trong chất béo thực vật như dầu mè, dầu đậu phộng, dầu đậu nành có nhiều a-xít béo không no. Vì vậy nên sử dụng cả mỡ và dầu để khẩu phần ăn có đủ loại a-xít.Ngoài thịt mỡ, trong óc và phủ tạng động vật có chứa nhiều chất làm tăng huyết áp và các bệnh về tim mạch nên cần hạn chế ăn những thức ăn này.
* Hoạt động 3: Tại sao nên sử dụng muối i-ốt và không nên ăn mặn?
- Giới thiệu 1 số tranh ảnh về ích lợi của việc dùng muối i-ốt và tác hại của việc không dùng muối i-ốt.
- Quan sát tranh tranh 21 SGK và TLCH:
+ Muối i-ốt có ích lợi gì cho con người?
+ Làm thế nào để bổ sung i-ốt cho cơ thể? 
+ Muối i-ốt rất quan trọng, nhưng nếu ăn mặn thì có tác hại gì?
- Gọi hs đọc phần bạn cần biết /21
Kết luận: Chúng ta cần hạn chế ăn mặn để tránh bị bệnh huyết áp cao vì bệnh này rất nguy hiểm.
4. Củng cố
- Chốt nội dung bài học
5. Dặn dò:
- Dặn dò bài về nhà
- Nhận xét tiết học
- 1-2 hs lần lượt lên bảng trả lời
- Vì đạm động vật có nhiều chất bổ dưỡng quý không thay thế được nhưng thường khó tiêu. Đạm thực vật dễ tiêu nhưng thiếu một số chất bổ dưỡng quý. Vì vậy, cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật.
- HS chia đội và cử trọng tài của đội mình
- HS lên bảng viết tên các món ăn: thịt chiên, cá chiên tôm chiên, khoai tây chiên, rau xào, thịt xào, cơm chiên, đậu chiên, lươn xào...
- 3,4 hs trả lời
- lắng nghe
- HS làm việc nhóm đôi
+ Thịt rán 
+ Vì trong chất béo động vật có chứa a-xít béo no, khó tiêu, trong chất béo thực vật có nhiều a-xít béo không no, dễ tiêu. Vậy ta nên ăn kết hợp chúng để đảm bảo đủ dinh dưỡng và tránh được các bệnh về tim mạch.
- 3 hs đọc
- Lắng nghe
- HS xem tranh
- HS quan sát tranh
+ Muối i-ốt dùng để nấu ăn hàng ngày
+ Ăn muối i-ốt để tránh bệnh bướu cổ
+ Ăn muối i-ốt để phát triển cả về thị lực và trí lực
+ Để phòng tránh các rối loạn do thiếu i-ốt nên ăn muối có bổ sung i-ốt.
+ Ăn mặn sẽ rất khác nước
+ Ăn mặn sẽ bị huyết áp cao.
- 2 hs đọc - 1 hs đọc toàn bài.
- Lắng nghe, ghi nhớ
- Lắng nghe, ghi nhớ
Thứ ba ngày 22 tháng 09 năm 2015
Thể dục:
Tiết 9: Trß ch¬i “ BÞt m¾t b¾t dª”
I. Mục tiêu:
- Củng cố và nâng kỹ thuật.Tập hợp hàng dọc,dóng hàng,diểm số,đi đều vòng phải,vòng trái,đứng lại
- Học động tác đổi chân,đi đều sai nhịp
- Trò chơi (Bịt mắt bắt dê)
II. Địa điểm, phương tiện:
- Sân bãi, còi, khăn
III.Các hoạt động dạy học
1. Phần mở đầu:
- Nhận lớp, 
- Phổ biến nội dung yêu cầu
-Yêu cầu chấn chỉnh áo quần 
2. Phần cơ bản:
a. Đội hình đội ngũ
- Ôn hàng ngang ,dóng hàng,điểm số,đi vòng phải,vòng trái
* nhận xét, bổ sung
b. Học động tác đổi chân đi đều sai nhịp
Giáo viên làm mẫu
- Trỏ chơi: Bịt mắt bắt dê 
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi 
- Gv nhận xét.
3. Phần kết thúc:
- Hệ thống bài cùng học sinh
- Nhận xét ,đánh giá.
5phút 
20 phút
5 phút 
- Tập hợp lớp ,dóng hàng
- Trò chơi (Tìm người chỉ huy)
- Tập theo tổ
- Tập cả lớp
- Luyện tập theo 
- Hs tham gia chơi trò chơi.
- Chạy thường ,thả lỏng
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán
Tiết 22: TÌM SỐ TRUNG BÌNH CỘNG
I/ Mục tiêu: 
Bước đầu hiểu biết về số trung bình cộng của nhiều số.
Biết tìm số trung bình cộng của 2, 3, 4 số.
II/ Đồ dùng dạy-học:
 Sử dụng hình vẽ SGK
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi Hs lên bảng làm bài tập :
4giờ = phút 1/2 phút = .giây
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu số trung bình cộng và cách tìm số trung bình cộng
* Bài toán 1: Gọi hs đọc đề toán
- GV tóm tắt bài toán
- Tất cả có bao nhiêu lít dầu? 
- Nếu rót đều số dầu ấy vào 2 can thì mỗi can có bao nhiêu lít?
- Gọi 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở nháp
- Bạn nào có thể rút ra nhận xét gì về bài toàn này?
- Ta nói: Trung bình mỗi can có 5 lít dầu. Số 5 được gọi là số trung bình cộng của hai số 4 và 6
- Dựa vào cách giải bài toán trên, Em nào hãy nêu cách tính số dầu trung bình trong mỗi can?
- Để tìm số trung bình cộng của 2 số 4 và 6 ta làm sao?
- Nói: 2 chính là số các số hạng của tổng 4 và 6.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
Bài toán 2: Gọi hs đọc đề bài
- Muốn tìm số hs trung bình mỗi lớp có ta làm sao?
- Y/c hs tự làm bài, 1 hs lên bảng giải
- Số trung bình cộng của 3 số 25,27,32 là mấy?
- Gọi hs nhắc lại cách tìm số trung bình cộng của nhiều số.
b. Bài tập ở lớp:
Bài 1: gọi hs đọc y/c
- Viết bảng lần lượt từng bài, 1 hs lên bảng làm , cả lớp thực hiện phép tính vào B
Bài 2: gọi hs đọc đề toán rồi y/c các em tự làm bài.
- Gọi 1 hs lên bảng lớp thực hiện
4. Củng cố:
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài , tự làm bài vào VBT.
- Bài sau: Luyện tập
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS lên bảng làm bài tập
4giờ = 240 phút 1/2 phút = 30 giây
- 1 hs đọc to trước lớp.
- HS quan sát
- Có 4 + 6 = 10 lít dầu
- Thì mỗi can có 5 lít (10:2 = 5)
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm vào vở
 Số lít dầu có tất cả:
 4+ 6 = 10 (lít)
 Số lít dầu rót đều vào mỗi can là:
 10 : 2 = 5 (lít)
 Đáp số : 5 lít dầu
- Can thứ nhất có 6 lít dầu, can thứ hai có 4 lít dầu. Nếu rót đều số dầu này vào 2 can thì mỗi can có 5 lít dầu
- Lắng nghe
+ Trước tiên ta tính tổng số dầu trong cả 2 can
+ Thực hiện phép chia tổng số dầu cho 2 can.
- Ta tính tổng của đó rồi chia tổng đó cho 2.
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số, ta tính tổng các số đó, rồi chia tổng đó cho số các số hạng.
- 1 hs đọc đề bài
- Ta tính tổng số hs của 3 lớp sau đó lấy tổng chia cho 3
- 1 hs lên bảng giải, cả lớp làm bài.
- 28 là số trung bình cộng của ba số: 25,27,32
- 1 hs nhắc lại.
- 1 hs đọc y/c
- HS làm vào B và nêu cách tìm số trung bình cộng của nhiều số 
a) (42 + 52) : 2 = 27
b) (36 + 42 + 57 ) : 3 = 45
c) ( 34 + 43 + 52 + 39) : 4 = 42
- Cả lớp làm bài, 1 hs lên bảng thực hiện
 Cả bốn em cân nặng là:
 36 + 38 + 40 + 34 = 148 (kg)
 Trung bình mỗi em cân nặng là:
 148 : 4 = 37 (kg)
 Đáp số: 37 kg
Tập làm văn
Tiết 9: VIẾT THƯ: KIỂM TRA VIẾT
I. Mục đích yêu cầu:
- Viết được một lá thư thăm hỏi, chúc mừng hoặc chia buồn đúng thể thức (đủ 3 phần : đầu thư, phần chính, phần cuối ).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Giấy viết, phong bì, tem thư
- Giấy khổ to viết vắt tắt những nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV cuối tuần 3
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi hs nhắc lại nội dung của một bức thư
- Nhận xét 
- Treo bảng nội dung ghi nhớ phần viết thư
- Nhận xét bài về nhà
3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài: 
3.2/ Tìm hiểu đề bài:
- Kiểm tra việc chuẩn bị giấy, phong bì của hs
- Gọi hs đọc đề bài
Đề: Nghe tin gia đình một người thân ở xa có chuyện buồn (có người đau ốm, người mới mất hoặc mới gặp tai nạn...), hãy viết thư thăm hoỉ và động viên người thân đó.
- Gạch chân: gia đình người thân, chuyện buồn, viết thư thăm hỏi, động viên.
- Nhắc hs: Lời lẽ trong thư cần thân mật, thể hiện sự chân thành
+ Viết xong, cho vào phong bì, ghi đầy đủ tên người viết, người nhận, địa chỉ vào phong bì (thư không dán)
+ Các em cần chú ý rèn chữ viết và cách trình bày.
2.3/ HS thực hành viết thư
- Y/c hs viết thư
- Hết giờ đặt lá thư vào phong bì, nộp cô giáo
4. Củng cố: 
- Thu bài, dặn em nào chưa viết xong về nhà viết tiếp
- Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò:
- Dặn hs chuẩn bị bài sau.
- 1-2 HS nhắc lại: Một bức thư thường gồm những nội dung sau:
+ Phần đầu thư, phần chính và phần cuối thư
- HS đọc lại
- Lắng nghe
- 2 hs đọc thành tiếng
- Theo dõi
- lắng nghe, ghi nhớ
- HS tự làm bài
- Nộp cô giáo
Ngoại ngữ
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Thứ tư ngày 23 tháng 9 năm 2015
Tập đọc
Tiết 12: GÀ TRỐNG VÀ CÁO
I/ Mục đích, yêu cầu:
Đọc trôi chảy, rành mạch . Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn thơ lục bát với giọng vui, dí dỏm.
Hiểu ý nghĩa: Khuyên con người hãy cảnh giác, thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời lẽ ngọt ngào của kẻ xấu như Cáo.(trả lời được các câu hỏi, thuộc được đoạn thơ khoảng 10 dòng).
II/ Đồ dùng dạy-học:
- Tranh minh họa, bảng phụ viết sẵn đoạn thơ cần luyện đọc.
III/ Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Những hạt thóc giống
- Gọi 2 hs lên bảng đọc và trả lời
+ Vì sao người trung thực là người đáng quý?
+ Câu chuyện muốn noí với em điều gì?
3. Bài mới:
3.1/ Giới thiệu bài:
3.2/ HD luyện đọc và tìm hiểu bài:
a. Luyện đọc:
- Gọi hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài
- Sửa lỗi phát âm cho hs
- Gọi hs đọc trước lớp lượt 2
- Giảng từ: đon đả, dụ, loan tin, hồn lạc phách bay.
- Y/c hs đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- GV đọc mẫu
b. Tìm hiểu bài: 
- Y/c hs đọc thầm đoạn 1 và TLCH:
+ Gà Trống và Cáo đứng ở đâu?
+ Cáo đã làm gì để du Gà Trống xuống đất?
+ Tin tức Cáo thông báo là sự thật hay bịa đặt?
- Gà Trống đã làm thế nào để không mắc mưu con Cáo tin ranh này. Thầy mời 1 bạn đọc to đoạn 2.
+ Vì sao Gà không nghe lời Cáo?
+ Gà tung tin có cặp chó săn đang chạy đến để làm gì?
+ Giảng từ "thiệt hơn" - so đo tính toán xem lợi hay hại
- Y/c hs đọc thầm đoạn còn lại
+ Thái độ của Cáo như thế nào khi nghe lời Gà noí?
+ Thấy Cáo bỏ chạy thái độ của Gà ra sao?
+ Theo em Gà Trống thông minh ở điểm nào?
- Gọi hs đọc câu hỏi 4
+ Theo em, tác giả viết bài thơ này nhằm mục đích gì?
c. Đọc diễn cảm và HTL
- Gọi 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài.
- Y/c cả lờp theo dõi để tìm ra giọng đọc đúng.
- Treo bảng hd luyện đọc đoạn 1,2. GV đọc mẫu
- Gọi hs đọc đoạn hd
- Y/c hs luyện đọc thuộc lòng theo cặp
- Thi đọc thuộc lòng giữa các nhóm từng đoạn, cả bài.
4. Củng cố: 
- Bài thơ muốn noí với chúng ta điều gì?
- Gọi hs đọc lại nội dung bài
- Câu chuyện khuyên chúng ta điều gì?
5. Dặn dò:
- Về nhà luyện đọc thuộc lòng
- Bài sau: Nỗi dằn dặt của An-đrây-ca
Nhận xét tiết học	
- 2 hs lần lượt lên bảng đọc
+ Vì người trung thực bao giờ cũng nói đùng sự thật, không vì lợi ích của riêng mình mà noí dối, làm hòng việc chung
+ Cần phải trung thực, dũng cảm
- 3 hs nối tiếp nhau đọc 3 đoạn
- HS đọc vắt vẻo, lõi đời, loan tin
- 3 hs đọc lượt 2
- HS đọc phần chú giải
- HS đọc trong nhóm 4
- 2 hs đọc cả bài
- Lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn 1
- Gà Trốn đậu vắt vẻo trên cành cay cao. Cáo đứng dưới gốc cây.)
+ Cáo đon đả mời Gà Trống xuống đất để thông báo 1 tin mới: từ rày muôn loài đã kết thân, Gà hãy xuống để Cáo hôn Gà bày tỏ tình thân
+ Là bịa đặt nhắm dụ Gà Trống xuống ăn thịt
- 1 hs đọc đoạn 2
- Gà biết Cáo là con vật hiểm ác, đằng sau lời ngọt ngon ấy là ý định xấu xa: Muốn ăn thịt Gà.
+ Vì cáo rất sợ chó săn, tung tin có cặp chó săn đạng chạy đến loan tin vui, Gà đã làm cho Cáo khiếp sợ phải bỏ chạy lộ mưu gian.
- lắng nghe
- HS đọc thầm đoạn còn lại
+ Cáo khiếp sợ, hồn lạc phách bay,quắp đuôi, co cẳng bỏ chạy
+ Gà khoái chí cười vì Cáo đã chẳng làm được gì mình, còn bị mình lừa lại phải phát khiếp
+ Gà không bóc trần âm mưu của Cáo mà giả bộ tin Cáo, mừng vì Cáo noí. Rồi Gà báo cho Cáo biết chó sănđang chạy đến loan tin, làm Cáo khiếp sợ quắp đuôi co cẳng chạy.
- 2 hs đọc
+ Khuyên người ta đừng vội tin những lời ngọt ngào.
- 3 hs đọc 
+ Toàn bài đọc giọng vui dí dỏm thể hiện tính cách nhân vật. Lời Cáo giả giọng thân thiện rồi sợ hãi, lời Gà thông minh ngọt ngào.
- lắng nghe
- 3 hs đọc
- Luyện đọc theo cặp
- Từng nhóm thi đọc thuộc lòng
- Khuyên con người hãy cảnh giác và thông minh như Gà Trống, chớ tin những lời mê hoặc ngọt ngào của những kẻ xấu xa như Cáo.
Toán
Tiết 23: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
- Tìm được trung bình cộng của nhiều số.
- Bước đầu biết giải bài toán về tìm số trung bình cộng.
-* Bài tập 4 dành cho HS năng khiếu.
II. Đồ dùng dạy-học:
Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Gọi hs lên bảng thực hiện
- Tìm số TBC của các số:
a) 23, 71 b) 34, 91, 64 c) 456, 620, 148, 372
Nhận xét.
3. Bài mới:
3.1/ Giới thiệu bài: 
3.2/ Luyện tập:
Bài 1: y/c hs tự làm bài
- 2 hs lên bảng giải 
Bài 2: Gọi hs đọc đề bài , y/c hs tự làm bài, sửa bài.
Bài 3: Gọi hs đọc đề bài, làm bài, chữa bài
*Bài 4: Gọi hs đọc đề bài
- Y/c hs thảo luận nhóm 4 để hoàn thành
4. Củng cố: 
- Muốn tìm số trung bình cộng của nhiều số ta làm sao?
5. Dặn dò:
- Về nhà xem lại bài và làm BT5.
- Bài sau: Biểu đồ 
- Nhận xét tiết học 
- 3 hs lên bảng lớp thực hiện và nêu cách tính tìm số TBC
a) 47, b) 63, c) 399
- Lắng nghe
- HS tự làm bài
a) Số TBC của 96, 121, 143 là:
 ( 96 + 121 + 143) : 3 = 120
b) Số trung bình cộng của 35, 12, 24, 21 và 43 là: 
( 35 + 12 + 24 + 21 + 43 ) : 5 = 27
* Tổng số người tăng thêm trong 3 năm là:
 96 + 82 + 71 = 249 (người)
 Trung bình mỗi năm số dân của xã tăng thêm là: 
249 : 3 = 83 (người)
 Đáp số: 83 người
Bài 3: Tổng số đo chiều cao của 5 hs là:
138 + 132 + 130 + 136 + 134 = 670 (cm)
Trung bìnhg số đo chiều cao của mỗi hs là:
 670 : 5 = 134 (cm)
Đáp số: 134 cm
- 1 hs đọc đề bài
- HS thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm lên dán kết quả và trình bày.
 Số ta thực phẩm 5 ô tô đi đầu chuyển là:
 36 x 5 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 4 ô tô đi sau chuyển là:
 45 x 4 = 180 (tạ)
 Số tạ thực phẩm 9 ô tô chuyển là:
 180 + 180 = 360 (tạ)
 Trung bình mỗi ô tô chuyển là:
 360 : 9 = 40 (tạ)
 40 tạ = 4 tấn
 Đáp số: 4 tấn. 
Luyện từ và câu :
Tiết 10: MỞ RỘNG VỐN TỪ: TRUNG THỰC -TỰ TRỌNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Biết thêm một số từ ngữ( gồm cả thành ngữ, tục ngữ và từ Hán Việt thông dụng) về chủ điểm Trung thực - Tự trọng (BT4); Tìm được 1,2 từ đồng nghĩa,trái nghĩa với từ trung thực và đặt câu với một từ tìm được ( BT1,BT2); Nứm được nghĩa từ “Tự trọng ” (BT3).
II. Đồ dùng dạy-học:
- 1tờ phiếu-Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy-học
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Làm bài tập 3
3. Bài mới:
3.1.Giới thiệu-ghi bảng
3.2. Hướng đẫn làm bài tập:
Bài 1:
- Phát phiếu
Kết luận
- Cùng nghĩa với trung thực:
- Trái nghĩa với trung thực: 
Bài tập 2: GV yêu HS tù lµm bµi 
- GV ch÷a bµi, nhËn xÐt bµi lµm cña HS.
Bài tập 3.
Kết luận ý c
Bài tâp 4:
- Yêu cầu:gạch màu xanh câu thành ngữ 
 ...........đỏ..............tục ngữ
Kết luận:
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò:
- Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ.
Một em làm bài tập 
Đọc yêu cầu,đọc mẫu
- Nhận phiếu, làm bài
- Trình bày kết quả
..thẳng thắn, ngay thẳng.....
..dối trá, gian đối,gian ngoan...
- Nêu yêu cầu
- Làm vở
Đặt câu (nhiều em)
- Nêu yêu cầu, Thảo luận, Trình bày
Nhận xét
- Nêu nội dung
- Nêu ý nghĩa của câu thành ngữ tục ngữ
- Gọi hai em làm bảng
HS nh¾c l¹i néi dung bµi häc 
HS chuÈn bÞ bµi sau.
Âm nhạc
Đ/C MAI SOẠN GIẢNG
Thứ năm ngày 24 tháng 9 năm 2015
Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG
Thứ sáu ngày 25 tháng 9 năm 2019
Tập làm văn
Tiết 10: ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN KỂ CHUYỆN
I. Mục đích yêu cầu:
- Có hiểu biết ban đàu về đoạn văn kể chuyện ( ND Ghi nhớ )
- Biết vận dụng hiểu biết đã có để tập tạo dựng một đoạn văn kể chuyện.
II. Đồ dùng dạy-học: 
- Bút, giấy
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Thế nào là cốt truyện ?
3. Bài mới:
Giới thiệu- ghi bảng 
Hoạt động 1: Nhận xét
Bài tập 1
a.Sự việc tạo thành một cốt truyện ‘’Những hạt thóc giống” và cho biết mỗi sự việc được trong đoạn văn?
*Kết luận:
- Sự việc 1:Nhà vua............
- Sự việc 2.Chú bé.................
-Sự việc 3. Nhà vua.............
b) Mỗi sự việc kể trong đoạn văn 
- Sự việc 1 trong 3 dòng đầu
- ..............2 trong 10 dòng tiếp 
- ...............3 trong 4 dòng cuối
Bài tập 2: Dấu hiệu nào giúp em nhận biết mở bài ,kết thúc của đoạn văn
*Kết luận 
- Dấu hiệu mở đầu đoạn văn là đầu dòng lùi vào một ô
- Kết thúc là chấm xuống dòng:
Bài tập 3:Gọi H S nêu yêu cầu
Mỗi đoạn văn trong bài văn kể chuyện kể điều gì?
Đoạn văn nhận ra nhờ dấu hiệu nào?
Hoạt động 2:Ghi nhớ (S G K )
- GV nhắc lại nội dung cần ghi nhớ.
Hoạt đồng 3: Luyện tập
- GV khen ngợi, nhận xét đoạn viết tốt , bài viết hay
4. Củng cố: 
- Nhận xét tiết học
5. Dặn dò:
- Học nội dung ghi nhớ.
2 HS trả lời
- Thảo luận 
- Trình bày
- HS chú ý theo dõi 
- Thảo luận
- Trình bày
- 1 HS đọc yêu cầu BT2 
- Chỗ mở đầu đoạn văn là chỗ đầu dòng, viết lùi vào 1 ô.
- Chỗ kết thúc đoạn văn là chỗ chấm xuống dòng.
- 2 HS đọc ghi nhớ SGK.
- 2 HS nối tiếp nhau đọc nội dung bài tập.
- HS suy nghĩ và làm bài
- Trình bày
- HS nhắc lại nội dung bài học.
- HS chuẩn bị bài sau.
Toán:
Tiết 25: BIỂU ĐỒ ( tiếp theo)
I. Mục tiêu :
- Bước đầu biết về biểu đồ hình cột
- Biết đọc một số thông tin trên biểu đồ hình cột 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Phóng to biểu đồ Hình cột.
III. Các hoạt động dạy-học :
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
Bài 3 SGK
3. Bài mới: . 
Giới thiệu - ghi bảng
Hoạt động 1.Giới thiệu biểu đồ hình cột
- Treo biểu đồ:Số chuột diệt 4 thôn 
Biểu đồ có..? cột 
Dưới chân biểu đồ có hình gì?
Trục bên trái của biểu đồ ghi ..?
Số được ghi trên đầu mỗi cột..?
- GV kết luận 
* Hướng dẫn học sinh đọc biểu đồ
- Biểu đồ biễu diễn số chuột thôn nào?
Chỉ trên bản đồ số chuột của từng thôn ?
- GV chỉ trên biểu đồ và kết luận.
Hoạt động 2:Luyện tập
Bài 1.Quan sát biểu đồ:
Biểu đồ hình gì?
Biểu diễn cái gì? Có lớp nào tham gia trồng cây ?
- Nêu số cây từng lớp?
- Có bao nhiêu lớp trồng trên 30 cây ?
Lớp nào trồng nhiều cây nhất?
Lớp nào trồng ít cây nhất?
Số cây của 2 khối ...? cây
Bài 2. 
- Gọi học sinh đọc
- GV tổ chức chữa bài, nhận xét bài làm của học sinh.
4. Củng cố
- GV nhận xét tiết học 
5. Dặn dò:
Làm vở bài tập toán:
- 2HS lên bảng
- Quan sát
- Có 4 cột
- Tên 4 thôn
- Ghi số chuột 
- Số con chuột được biễu diễn
- 4 thôn Trung ,Đoài Thượng,Đông
- Đính cột biểu diễn số chuột ở thôn 
- Đông 
- HS trình bày 
- Hình cột
lớp 4a, 4b, 5a, 5b, 5c.
- HS quan sát biểu đồ và nêu.
Có 3 lớp
lớp 3a
lớp 5c
35+28+45+40+23=171 (cây)
- 1 HS đọc yêu cầu của bài 2
Phát biểu
Làm bài, 1 HS lên bảng làm trên biểu đồ GV gắn lên bảng.
Cả lớp nhận xét, bổ sung.
HS nhắc lại nội dung bài học 
chuẩn bị bài sau.
Chính tả ( Nghe – viết )
Tiết 5: NHỮNG HẠT THÓC GIỐNG
I. Mục đích yêu cầu:
- Nghe- viết đúng và trình bày bài CT sạch sẽ; biết trình bày đoạn văn có lời nhân vật.
- Làm đúng BT (2) a/b hoặc BTCT phương ngữ do GV soạn.
II. Đồ dùng dạy-học: 
Bài tập 2a, bài tập 2b viết sẵn 2 lần trên bảng lớp.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: Hát
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi 1 HS lên bảng đọc cho 3 HS viết.
- Nhận xét về chữ viết của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Tìm hiểu bài: 
HĐ1: Cả lớp: 
* Tìm hiểu nội dung đoạn văn: 
- Gv đọc bài.
+ Nhà vua chọn người như thế nào để nối ngôi?
* Hướng dẫn viết từ khó: 
+ GV đọc từ khó cho HS viết
 * Viết chính tả: 
+ GV đọc bài cho HS viết.
 * nhận xét bài cùa HS
- Sửa sai một số lỗi cơ bản.
 HĐ2: Cá nhân: 
Bài 2: Tìm những từ.
b.Gọi 1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Tổ chức cho HS thi làm bài tập theo nhóm.
- Nhận xét, khen.
Bài 3: Giải câu đố.
a/. –Gọi1 HS đọc yêu cầu và nội dung.
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tìm ra tên con vật.
- Giải thích: ếch, nhái đẻ trứng dưới nước. Trứng nở thành nòng nọc, có đuôi, bơi lội dưới nước. Lớn lên nòng nọc rụng đuôi, nhảy lên sống trên cạn
4. Củng cố: 
- GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS.
5. Dặn dò:
- Nhắc những HS viết sai chính tả ghi nhớ để không viết sai những từ đã học. HTL 2 câu đố để đố lại người thân.
- Dặn HS về nhà viết lại bài 2a hoặc 3b vào vở. Học thuộc lòng 2 câu đố. Chuẩn bị bài: (Nghe – viết) Người viết truyện thật thà.
- HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
- Rạo rực, dìu dịu, gióng giả,bâng khuâng, bận bịu, nhân dân, vâng lời, dân dâng,
- Nhận xét.
+ Nhà vua chọn người trung thực để nối ngôi.
+ HS viết bài: luộc kĩ, giống thóc, dõng dạc, truyền ngôi,
+ HS viết bài.
- HS nghe GV đọc và soát bài
+ HS nộp bài.
+ HS đọc yêu cầu bài tập.
- HS trong nhóm tiếp sức nhau điền chữ còn thiếu (mỗi HS chỉ điền 1 chữ)
** Chen chân- len qua- leng keng- áo len- màu đen- khen em.
- Lời giải: Con nòng nọc.
- HS lắng nghe
Kể chuyện
TIẾT 5: KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE ĐÃ ĐỌC
I/ Mục đích, yêu cầu:
Dựa vào gợi ý (SGK), biết chọn và kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc nói về tính trung thực.
Hiểu câu chuyện và nêu được nội dung chính của truyện.
- RÌn c¸c kÜ n¨ng: X¸c ®Þnh gi¸ trÞ; tù nhËn

Tài liệu đính kèm:

  • docLOP 4 TUAN 5.doc