Toán
Tiết 1: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100000 ( Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc, viết được các số đến 100000.
- Biết phân tích cấu tạo số.
* Bài 1, bài 2, bài 3: a) Viết được 2 số; b) dòng 1
II. Đồ dùng dạy – học:
- GV vẽ sẵn bảng số trong bài tập 2 lên bảng.
III. Hoạt động dạy – học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài:
b. Tìm hiểu bài:
Bài 1: ( T3-SGK )
- GV gọi HS nêu yêu cầu của bài tập, sau đó yêu cầu HS tự làm bài.
- GV chữa bài và yêu cầu HS nêu quy luật của các số trên tia số a và các số trong dãy số b. GV đặt câu hỏi gợi ý HS như sau:
Phần a:
Các số trên tia số được gọi là những số gì?
- Hai số đứng liền nhau trên tia số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Phần b:
- Các số trong dãy số này được gọi là những số tròn gì?
- Hai số đứng liền nhau trong dãy số thì hơn kém nhau bao nhiêu đơn vị?
Như vậy, bắt đầu từ số thứ hai trong dãy số này thì mỗi số bằng số đứng ngay trước nó thêm 1000 đơn vị.
Bài 2: ( T3-SGK )
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- Yêu cầu HS đổi chéo vở để kiểm tra bài với nhau.
- Gọi 3 HS lên bảng, yêu cầu HS 1 đọc các số trong bài, HS 2 viết số, HS 3 phân tích số.
- GV yêu cầu HS cả lớp theo dõi và nhận xét,
Bài 3: ( T3-SGK )
- GV yêu cầu HS đọc bài mẫu và hỏi: Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
GV hướng dẫn bài mẫu theo SGK.
- GV yêu cầu HS tự làm bài.
- GV nhận xét và chữa bài.
4. Củng cố:
- Viết 1 số lên bảng cho HS phân tích
- Nêu ví dụ số tròn chục, tròn trăm, tròn nghìn
- Chuẩn bị bài: Ôn tập các số đến 100 000 (tt)
5. Dặn dò:
GV nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà làm các bài tập hướng dẫn luyện tập thêm và Chuẩn bị bài cho tiết sau. - Hát
- HS để đồ dùng học tập lên bàn
- HS nêu yêu cầu.
- 2 HS lên bảng làm bài. HS cả lớp làm vào vở.
a. Số cần điền: 20 000 ; 40 000; 50 000; 60 000
- Các số tròn chục nghìn.
- Hơn kém nhau 10 000 đơn vị.
b. Số cần điền: 38 000; 39 000; 40 000
- Là các số tròn nghìn.
- Hơn kém nhau 1000 đơn vị.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm vào vở.
- HS kiểm tra bài lẫn nhau.
- 3 HS lên bảng thực hiện yêu cầu.
Ví dụ:
+ HS 1 đọc: sáu mươi ba nghìn tám trăm năm mươi
+ HS 2 viết: 63850
+ HS 3 nêu: Số 63850 gồm 6 chục nghìn, 3 nghìn, 8 trăm, 5 chục, 0 đơn vị
Tương tự với các số:
91 907. Chín mươi mốt nghìn chín trăm linh bảy.
Số 91 907 gồm 9 chục nghìn, 1 nghìn, 9 trăm, 0 chụch và 7 đơn vị.
- Cả lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu bài tập.
a) Viết số thành tổng các nghìn, trăm, chục,đơn vị.
b) Viết tổng các nghìn,trăm, chục, đơn vị thành các số.
- 2 HS lên bảng làm bài, các HS khác làm bài vào vở
a. 9171 = 9 000+ 100+ 70+ 1
3082 = 3 000+ 80+ 2
b. 7 000+ 300+ 50+ 1 = 7351
6 000+ 200+ 3 = 6 203
HS cả lớp nhận xét bài làm trên bảng của bạn.
- HS cả lớp.
n vật phụ) * Các sự việc xảy ra và kết quả của các sự việc ấy. - Sự việc 1: Bà cụ đến lễ hội xin ăn, không ai cho. - Sự việc 2: Bà cụ gặp mẹ con bà nông dân. Hai mẹ con cho bà và ngủ trong nhà mình. - Sự việc 3: Đêm khuya. Bà hiện hình một con giao long lớn. - Sự việc 4: Sáng sớm bà lão ra đi, cho hai mẹ con gói tro và hai mảnh vỏ trấu rồi ra đi. - Sự việc 5: Trong đêm lễ hội, dòng nước phun lên tất cả đều chìm nghỉm. - Sự việc 6: Nước lụt dâng lên, mẹ con bà nông dân chèo thuyền cứu người * Ý nghĩa của câu chuyện Giải thích sự hình thành hồ Ba Bể. Truyện còn ca ngợi những con người có lòng nhân ái, sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Những người có lòng nhân ái sẽ được đền đáp xứng đáng. Bài 2. ( T11-SGK ) Đoạn văn sau có phải là bài văn kể chuyện hay không? Vì sao? - Yêu cầu 2 HS đọc thành tiếng. - GV ghi nhanh câu trả lời của HS. + Bài văn có những nhân vật nào? + Bài văn có những sự kiện nào xảy ra với các nhân vật? + Bài văn giới thiệu những gì về hồ Ba Bể? + Bài Hồ Ba Bể với bài Sự tích hồ Ba Bể, Bài nào là văn kể chuyện? vì sao? (có thể đưa ra kết quả bài 1 và các câu). + Theo em, thế nào là văn kể chuyện? - Kết luận: Bài văn Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện , mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể như một danh lam thắng cảnh, địa điểm du lịch. Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc, có đầu có cuối, liên quan đến một số nhân vật. Mỗi câu chuyện phải nói lên được một điều có ý nghĩa. c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Yêu cầu HS lấy ví dụ về các câu chuyện để minh họa cho nội dung này. HĐ2: Luyện tập: Bài 1 ( T11-SGK ) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. - Gọi 2 đến 3 HS đọc câu chuyện của mình. Các HS khác vàGV có thể đặt câu hỏi để tìm hiểu rõ nội dung. Bài 2 ( T11-SGK ) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Kết luận: Trong cuộc sống cần quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Đó là ý nghĩa của câu chuyện các em vừa kể. 4. Củng cố: - Gọi HS đọc thuộc nội dung cần ghi nhớ. - Chuẩn bị bài: Nhân vật trong chuyện. 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ. - GV nhận xét tinh thần, thái độ học tập của HS. - Hát - Lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - 1 đến 2 HS kể vắn tắt, cả lớp theo dõi. - Chia nhóm, nhận đồ dùng học tập. - Thảo luận trong nhóm, ghi kết quả thảo luận phiếu - Dán kết quả thảo luận. - Nhận xét, bổ sung. - 2 HS đọc thành tiếng, cả lớp theo dõi. - Trả lời tiếp nối đến khi có câu trả lời đúng. + Bài văn không có nhân vật. + Bài văn không có sự kiện nào xảy ra. + Bài văn giới thiệu về độ cao, vị trí, chiều dài, địa hình, cảnh đẹp của hồ Ba Bể. + Bài Sự tích hồ Ba Bể là văn kể chuyện, vì có nhân vật, có cốt truyện, có ý nghĩa câu chuyện. Bài Hồ Ba Bể không phải là văn kể chuyện, mà là bài văn giới thiệu về hồ Ba Bể. + Kể chuyện là kể lại một sự việc có nhân vật, có cốt truyện, có các sự kiện liên quan đến nhân vật. Câu chuyện đó phải có ý nghĩa. - Lắng nghe. - 3 đến 4 HS đọc thành tiếng phần Ghi nhớ. - 4 đến 5 HS lấy ví dụ: Truyện Sự tích hồ Ba Bể có nhân vật, có các sự kiện và có ý nghĩa câu chuyện. Truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu: có nhân vật Dế Mèn, Nhà Trò, câu chuyện về Nhà Trò làm Dế Mèn bất bình. Ý nghĩa câu chuyện ca ngợi tấm lòng nghĩa hiệp của Dế Mèn. Truyện Cây Khế: có nhân vật người anh, người em, con chim, câu chuyện về lòng tham và tính ích kỉ của người anh. Ý nghĩa câu chuyện là khuyên ta nên sống ngay thẳng, thật thà. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK - HS làm bài. - Trình bày và nhận xét. - 1 HS đọc thành tiếng yêu cầu trong SGK - 3 đến 5 HS trả lời: Câu chuyện em vừa kể có những nhân vật: em và người phụ nữ có con nhỏ. Câu chuyện nói về sự giúp đỡ của em đối với người phụ nữ. Sự giúp đỡ ấy tuy nhỏ bé nhưng rất đúng lúc, thiết thực vì cô đang mang nặng. - Lắng nghe. Ngoại ngữ Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG Lịch sử Tiết 1: LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ I. Mục tiêu: - Biết môn Lịch sử và Địa lí ở lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. - Biết môn Lịch sử và Địa lí góp phần giáo dục học sinh tình yêu thiên nhiên, con người và đất nước Việt Nam. II. Đồ dùng dạy – học: - Bản đồ Việt Nam , bản đồ thế giới. - Hình ảnh 1 số hoạt động của dân tộc ở 1 số vùng. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Kiểm tra đồ dùng học tập theo phân môn 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Môn học lớp 4 giúp học sinh hiểu biết về thiên nhiên và con người Việt Nam, biết công lao của ông cha ta trong thời kì dựng nước và giữ nước từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời Nguyễn. Hôm nay các em học bài: “LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ” Ghi tựa. HĐ1: Hoạt động cả lớp: - GV giới thiệu vị trí của nước ta dựa vào bản đồ địa lí tự nhiên VN,và các cư dân ở mỗi vùng (SGK). –Có 54 dân tộc chung sống ở miền núi, trung du và đồng bằng, có dân tộc sống trên các đảo, quần đảo. HĐ2: Hoạt động nhóm: + GV phát tranh cho mỗi nhóm. - Nhóm I: Hoạt động sản xuất của người Thái - Nhóm II: Cảnh chợ phiên của người vùng cao. - Nhóm III: Lễ hội của người Hmông. - Yêu cầu HS tìm hiểu và mô tả bức tranh đó. - GV kết luận: “Mỗi dân tộc sống trên đất nước Việt Nam có nét Văn hóa riêng nhưng đều có chung một Tổ quốc, một lịch sử Việt Nam. ” HĐ3: Hoạt động cả lớp: - Để có một tổ quốc tươi đẹp như hôm nay ông cha ta phải trải qua hàng ngàn năm dựng nước, giữ nước. - Em hãy kể 1 gương đấu tranh giữ nước của ông cha ta? - GV nhận xét nêu ý kiến –Kết luận: Các gương đấu tranh giành độc lập của Bà Trưng, Bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Ngô Quyền, Lê Lợi đều trải qua vất vả, đau thương. Biết được những điều đó các em thêm yêu con người Việt Nam và Tổ quốc Việt Nam. 4. Củng cố: - Đọc ghi nhớ chung. - Để học tốt môn lịch sử , địa lý các em cần quan sát, thu nhập tài liệu và phát biểu tốt. 5. Dặn dò: - Xem tiếp bài “Bản đồ” - HS lặp lại. 1. Vị trí đất nước ta và các cư dân mỗi vùng: - HS trình bày và xác định trên bản đồ Việt Nam vị trí tỉnh, thành phố em đang sống. 2. Những sinh hoạt của các dân tộc trên đất nước ta: - HS các nhóm làm việc. - Đại diện nhóm trình bày trước lớp. 3. Lòng tự hào dân tộc: - 1- 4 HS kể sự kiện lịch sử. - HS khác nhận xét, bổ sung. - Cả lớp lắng nghe. Thứ tư, ngày 26 tháng 8 năm 2015 Tập đọc Tiết 2: MẸ ỐM I. Mục đích yêu cầu: - Đọc rành mạch, trôi chảy; bước đầu biết đọc diễn cảm 1, 2 khổ thơ với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. - Hiểu nội dung bài: Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3; thuộc ít nhất 1 khổ thơ trong bài). II. Đồ dùng dạy – học: Tranh minh hoạ bài tập đọc trang 9, SGK (phóng to nếu có điều kiện). Tập thơ Góc sân và khoảng trời – Trần Đăng Khoa. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Bài “Dế Mèn bênh vực kẻ yếu” Tìm những chi tiết cho thấy chị Nhà Trò rất yếu ớt? - Nhận xét HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Treo tranh minh họa bài tập đọc và hỏi HS: Bức tranh vẽ cảnh gì? - Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm và qua đó cho ta thấy tình cảm sâu sắc của mọi người với nhau. Bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa giúp các em hiểu thêm được tình cảm sâu nặng giữa con và mẹ, giữa những người hàng xóm láng giềng với nhau. - GV ghi tên bài lên bảng. b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài: HĐ1: Luyện đọc: GV hoặc HS chia khổ thơ: 7 khổ + GV ghi một số từ khó lên bảng. Kết hợp sửa lỗi phát âm, cách đọc, nhịp câu thơ. Lá trầu / khô giữa cơi trầu Truyện Kiều / gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn / khép lỏng cả ngày Ruộng vườn / vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Nắng trong trái chín / ngọt ngào bay hương. Truyện Kiều: truyện nổi tiếng của đại thi hào Nguyễn Du, kể về thân phận của một người con gái tài sắc vẹn toàn tên là Thuý Kiều. - GV đọc mẫu: Chú ý toàn bài đọc với giọng nhẹ nhàng, tình cảm. Khổ 1, 2: giọng trầm buồn. Khổ 3: giọng lo lắng. Khổ 4, 5: giọng vui. Khổ 6, 7: giọng thiết tha. - Nhấn giọng ở các từ ngữ: khô, gấp lạ, lặn trong đời mẹ, ngọt ngà, lần giường, ngâm thơ, kể chuyện, diễn kịch, múa ca, cả ba, HĐ2: Tìm hiểu bài: - Bài thơ cho chúng ta biết chuyện gì? - Bạn nhỏ trong bài chính là nhà thơ Trần Đăng Khoa khi còn nhỏ. Lúc mẹ ốm, chú Khoa đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình đối với mẹ? Chúng ta cùng tìm hiểu. - Yêu cầu HS đọc thầm 2 khổ thơ đầu và trả lời câu hỏi: “ Em hiểu những câu thơ sau muốn nói điều gì? ” Lá trầu khô giữa cơi trầu Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay. Cánh màn khép lỏng cả ngày Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. - Yêu cầu HS đọc thầm khổ 3 và trả lời câu hỏi: “ Sự quan tâm chăm sóc của xóm làng đối với mẹ của bạn nhỏ được thể hiện qua những câu thơ nào?” - Những việc làm đó cho em biết điều gì? - Tình cảm của hàng xóm đối với mẹ thật sâu nặng. Vậy còn tình cảm của bạn nhỏ đối với mẹ thì sao? Các em hãy đọc thầm các đoạn còn lại và trả lời câu hỏi: “ Những câu thơ nào trong bài thơ bộc lộ tình yêu thương sâu sắc của bạn nhỏ đối với mẹ? + GV giảng cụm từ: Lặn trong đời mẹ có nghĩa là những vất vả ruộng đồng qua ngày tháng đã để lại trong mẹ và bây giờ đã làm mẹ ốm. - Vậy bài thơ muốn nói với các em điều gì? HĐ3: Luyện đọc diễn cảm: - GV gọi 3 HS đọc bài. - GV treo bảng phụ hướng dẫn cách đọc khổ thơ 4,5. - GV đọc mẫu. - Nhận xét. 3. Củng cố: + Qua bài thơ em học tập được gì ở bạn nhỏ? + Nêu ý nghĩa của bài thơ? 4. Dặn dò: - Dặn dò HS về nhà học thuộc lòng ít nhất 1 khổ thơ và xem bài Dế Mèn bênh vực kẻ yếu (tiếp theo). - Nhận xét tiết học. + Hát + Thân hình chị bé nhỏ, gầy yếu, người bự nhưng phấn mới chưa lột. Cánh chị mỏng, ngắn chùn chùn, quá yếu, lại chưa quen mở - HS nêu ý nghĩa bài học. - Nhận xét bài của bạn. - Bức tranh vẽ cảnh người mẹ bị ốm, mọi người đến thăm hỏi, em bé bưng bát nước cho mẹ. - Tiếp nối nhau đọc từng khổ. - HS đọc từ khó. - Tiếp nối nhau đọc từng khổ lần 2. - HS đọc chú giải. - Luyện đọc theo cặp. - 1 HS đọc toàn bài. + HS đọc thầm toàn bài và trả lời câu hỏi. - Cho chúng ta biết chuyện mẹ bạn nhỏ bị ốm, mọi người rất quan tâm, lo lắng cho mẹ, nhất là bạn nhỏ - Lắng nghe. + Những câu thơ trên muốn nói rằng mẹ Khoa bị ốm lá trầu nằm khô giữa cơi trầu vì mẹ ốm không ăn được, Truyện Kiều gấp lại vì mẹ không đọ, ruộng vườn vắng bóng mẹ, mẹ nằm trên giường vì rất mệt. Những câu thơ: Mẹ ơi ! Cô bác xóm làng đến thăm ; Người cho trứng, người cho cam ; Và anh y sĩ đã mang thuốc vào. - Cho thấy tình làng nghĩa xóm thật đậm đà, sâu nặng, đầy nhân ái. + Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan. Bạn nhỏ thương mẹ đã làm lụng vất vả từ những ngày xưa. Những vất vả nơi ruộng đồng vẫn còn hằn in trên khuôn mặt, dáng người mẹ. + Cả đời đi gió đi sương Hôm nay mẹ lại lần giường tập đi. Bạn nhỏ xót thương khi nhìn thấy mẹ yếu phải lần giường để đi cho vững. + Vì con mẹ khổ đủ điều Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn. Bạn nhỏ thương xót mẹ đã vất vả để nuôi mình. Điều đó hằn sâu trên khuôn mặt mẹ bằng những nếp nhăn. + Mẹ vui, con có quản gì Ngâm thơ kể chuyện, rồi thì múa ca. Bạn nhỏ không quản ngại, bạn làm tất cả mọi điều để mẹ vui. + Con mong mẹ khoẻ dần dần Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say. Bạn nhỏ mong mẹ chóng khỏe. + Mẹ là đất nước, tháng ngày của con Bạn nhỏ thấy mẹ là người có ý nghĩa to lớn đối với mình. - Bài thơ thể hiện Tình cảm yêu thương sâu sắc và tấm lòng hiếu thảo, biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. - HS đọc bài. - HS đọc theo cặp. - Thi đọc diễn cảm. - HS đọc nhẩm khổ thơ. - Thi đọc thuộc lòng 1 khổ đến cả bài thơ. Ý nghĩa: Bài thơ ca ngợi tình cảm yêu thương sâu sắc, lòng hiếu thảo và biết ơn của bạn nhỏ với người mẹ bị ốm. Toán Tiết 3: ÔN TẬP CÁC SỐ ĐẾN 100 000 ( tiếp theo ) I. Mục tiêu: - Tính nhẩm, thực hiện được phép cộng, phép trừ các số có đến năm chữ số; nhân (chia) số có đến năm chữ số với (cho) số có một chữ số. - Tính được giá trị của biểu thức. * Bài 1, bài 2 (b), bài 3 (a, b) II. Đồ dùng dạy – học: GV: Kế hoạch dạy học- SGK HS: bài cũ – bài mới. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: - GV gọi 2 HS lên bảng yêu cầu HS làm lại bài tập của tiết 2. - GV chữa bài, nhận xét HS. 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: - GV: Giờ học toán hôm nay các em tiếp tục cùng nhau ôn tập các kiến thức đã học về các số trong phạm vi 100 000. b. Hướng dẫn ôn tập: Bài 1: ( T5-SGK ) Tính nhẩm: - GV yêu cầu HS tự nhẩm và ghi kết quả vào vở BT. + Nhận xét, sửa sai. Bài 2: ( T5-SGK ) Đặt tính rồi tính. - GV cho HS tự thực hiện phép tính. - Yêu cầu HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng, sau đó nhận xét và cho điểm HS. Bài 3: ( T5-SGK ) Tính giá trị của biểu thức. - GV cho HS nêu thứ tự thực hiện phép tính trong biểu thức rồi làm bài. GV nhận xét khen. 4. Củng cố: - Yêu cầu HS nêu cách tìm thành phần chưa biết của phép tính, cách tính giá trị biểu thức trong từng trường hợp. 5. Dặn dò: - HS về nhà học bài và Chuẩn bị bài: Biểu thức có chứa 1 chữ. - GV nhận xét tiết học. - 2 HS lên bảng làm bài. HS dưới lớp theo dõi để nhận xét bài làm của bạn. - HS nghe GV giới thiệu bài. - HS làm bài. a. 6000+ 2000 – 4000 = 4000 90000 – (70000 – 20000)= 40000 90000 – 70000 – 20000 = 0 12000: 6 = 2000 b. 21000 x 3 = 63000 9000 – 4000 x 2 = 1000 (9000 – 4000)x2= 10000 8000 – 6000: 3 = 6000 HS đọc yêu cầu bài tập. - 4 HS lên bảng làm bài, mỗi HS thực hiện 1 phép tính. - HS nêu cách đặt tính, thực hiện tính cộng, tính trừ, tính nhân, tính chia trong bài. b- 56 346+ 2854 = 59 200 43 000 – 21 308 = 22 692 13065 x 4 = 52260 65040: 3 = 21 680 - HS nhận xét - 4 HS lần lượt nêu: + Với các biểu thức chỉ có các dấu tính cộng và trừ, hoặc nhân và chia, chúng ta thực hiện từ trái sang phải - HS thảo luận theo nhóm. a. 3257+ 4659 – 1300 b. 6000 – 1300 x 2 = 7961- 1300 = 6000- 2600 = 6600 = 3400 Âm nhạc Đ/C MAI SOẠN GIẢNG Luyện từ và câu Tiết 1: CẤU TẠO CỦA TIẾNG I. Mục đích yêu cầu: - Nắm được cấu tạo ba phần của tiếng (âm đầu, vần, thanh)- Nội dung ghi nhớ. - Điền được các bộ phận cấu tạo của từng tiếng trong câu tục ngữ ở BT1 vào bảng mẫu (mục III). * Học sinh năng khiếu giải được câu đố ở BT2 (mục III). II. Đồ dùng dạy – học: Bảng phụ vẽ sẵn sơ đồ cấu tạo của tiếng, có ví dụ: Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền Các thẻ có ghi các chữ cái và dấu thanh (GV có thể sử dụng các chữ cái viết nhiều màu sắc cho hấp dẫn: âm đầu- màu đỏ, vần – màu xanh, thanh – màu vàng). III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: a. Giới thiệu bài: b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhận xét: - GV yêu cầu học sinh đọc thầm và đếm xem câc tục ngữ có bao nhiêu tiếng. GV ghi lên bảng câu thơ. Bầu ơi thương lấy bí cùng Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn - GV yêu cầu học sinh đếm thành tiếng từng dòng + Gọi 2 HS nói lại kết quả làm việc. + Yêu cầu HS đánh vần thầm và ghi lại cách đánh vần tiếng bầu + Yêu cầu 1 HS lên bảng ghi cách đánh vần. HS dưới lớp đánh vần thành tiếng. + GV dùng phấn màu ghi vào sơ đồ. Tiếng Âm đầu Vần Thanh bầu b âu huyền - GV yêu cầu HS quan sát và thảo luận cặp đôi câu hỏi: Tiếng bầu gồm có mấy bộ phận? Đó là những bộ phận nào + Kết luận: Tiếng bầu gồm có 3 bộ phận: âm đầu, vần, thanh. - Yêu cầu HS phân tích các tiếng còn lại của câu thơ bằng cách kẻ bảng. GV mỗi bàn HS phân tích 3- 4 tiếng. + GV kẻ trên bảng lớp, sau đó gọi HS lên chữa bài. - Hát - HS lắng nghe - HS đọc thầm và đếm số tiếng: Câu tục ngữ có 14 tiếng. Bầu- ơi- thương- lấy- bí- cùng: có 6 tiếng. Tuy- rằng- khác–giống- nhưng- chung- một- giàn: có 8 tiếng. + Cả hai câu thơ trên có 14 tiếng. + HS đánh vần thầm và ghi lại: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. + 1 HS lên bảng ghi, 3 HS đọc: bờ- âu- bâu- huyền- bầu. + Quan sát - Suy nghĩ và trao đổi: Tiếng bầu gồm có ba bộ phận: âm đầu, vần, thanh. + 1HS lên bảng vừa trả lời vừa chỉ trực tiếp vào sơ đồ từng bộ phận. + HS lắng nghe. - HS phân tích cấu tạo của tiếng theo yêu cầu + HS lên chữa bài Tiếng Âm đầu Vần Thanh ơi ơi ngang thương th ương ngang lấy l ây sắc bí b i sắc cùng c ung huyền tuy t uy ngang rằng r ăng huyền khác kh ac sắc giống gi ông sắc nhưng nh ưng ngang chung ch ung ngang một m ôt nặng giàn gi an huyền + Tiếng do những bộ phận nào tạo thành? Cho ví dụ. + Trong tiếng bộ phận nào không thể thiếu? Bộ phận nào có thể thiếu? - Kết luận: Trong mỗi tiếng bắt buộc phải có vần và dấu thanh. Thanh ngang không được đánh dấu khi viết. Các dấu thanh của tiếng đều được đánh dấu ở phía trên hoặc phía dưới âm chính của vần. b) Ghi nhớ: - Yêu cầu HS đọc thầm phần Ghi nhớ trong SGK Bài 1: ( T7-SGK ) Phân tích các.. - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu mỗi bàn 1 HS phân tích 2 tiếng. - Gọi các bàn lên chữa bài Tiếng do bộ phận: âm đầu, vần, thanh tạo thành. Ví dụ (HS nêu) + Trong tiếng bộ phận vần và dấu thanh không thể thiếu. Bộ phận âm đầu có thể thiếu. - Đọc thầm. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - HS phân tích vào vở nháp. - HS lên chữa bài. Tiếng Âm đầu Vần Thanh nhiễu nh iêu ngã điều đ iêu huyền phủ ph u hỏi lấy l ây sắc giá gi a sắc gương g ương ngang người ng ươi huyền trong tr ong ngang một m ôt nặng nước n ươc sắc phải ph ai hỏi thương th ương ngang nhau nh au ngang cùng c ung huyền - Nhận xét bài làm của HS Bài 2: ( T7-SGK ) Giải câu đố. - Gọi HS đọc yêu cầu - Yêu cầu HS suy nghĩ và giải câu đố. - Gọi HS trả lời và giải thích - Nhận xét về đáp ứng. 4. Củng cố : - Gọi HS nhắc lại ghi nhớ. - Mỗi tiếng thường có mấy bộ phận. - Nhận xét tiết học 5. Dặn dò: - Dặn HS về nhà học thuộc phần Ghi nhớ và làm bài tập, Chuẩn bị bài: “ Luyện tập về cấu tạo của tiếng” - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Suy nghĩ. - HS lần lượt trả lời đến khi có câu trả lời đúng: Đó là chữ sao, vì để nguyên là ông sao trên trời. Bớt âm đầu s thành tiếng ao, ao là chỗ cá bơi hằng ngày. Thứ năm, ngày 27 tháng 8 năm 2015 Đ/C GIANG SOẠN GIẢNG Thứ sáu, ngày 28 tháng 8 năm 2015 Tập làm văn Tiết 2: NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN I. Mục đích yêu cầu: - Bước đầu hiểu thế nào là nhân vật (Nội dung Ghi nhớ). - Nhận biết được tính cách của từng người cháu (qua lời nhận xét của bà) trong câu chuyện Ba anh em (BT1, mục III). - Bước đầu biết kể tiếp câu chuyện theo tình huống cho trước, đúng tính cách nhân vật (BT2, mục III). II. Đồ dùng dạy – học: Giấy khổ to kẻ sẵn bảng (đủ dùng theo nhóm 4 HS), bút dạ. Tên truyện Nhân vật là người Nhân vật là vật (con người, đồ vật, cây cối,) Tranh minh hoạ câu chuyện trang 14, SGK. III. Hoạt động dạy – học: 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: + Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở những điểm nào? - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện đã giao ở tiết trước. - Nhận xét và cho điểm từng HS. 3. Bài mới: a) Giới thiệu bài: - Đặc điểm cơ bản nhất của văn kể chuyện là gì? - Giới thiệu: Vậy nhân vật trong truyện chỉ đối tượng nào? Nhân vật trong truyện có đặc điểm gì? Cách xây dựng nhân vật trong truyện như thế nào? Bài học hôm nay sẽ giúp các em điều đó. b. Tìm hiểu bài: HĐ1: Nhận xét. Bài 1( T13-SGK ) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Các em vừa học những câu chuyện nào? - Chia nhóm, phát giấy và yêu cầu HS hoàn thành. - Gọi 2 nhóm dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung để có lời giải đúng. - Nhân vật trong truyện có thể là ai? - Giảng bài: Các nhân vật trong truyện có thể là người hay các con vật, đồ vật, cây cối đã được nhân hóa. Để biết tính cách nhân vật đã được thể hiện như thế nào, các em cùng làm bài 2. Bài 2: ( T13-SGK )Nêu nhận xét về tính cách của nhân vật. - Gọi 1 HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận cặp đôi. - Gọi HS trả lời câu hỏi. - Nhận xét đến khi có câu trả lời đúng. - Nhờ đâu mà em biết tính cách của nhân vật ấy? - Giảng bài: Tính cách của nhân vật bộc lộ qua hành động, lời nói, suy nghĩ, của nhân vật. c) Ghi nhớ - Gọi HS đọc phần Ghi nhớ. - Hãy lấy ví dụ về tính cách của nhân vật trong những câu chuyện mà em đã được đọc hoặc nghe. HĐ2: Luyện tập: Bài 1 ( T13-SGK ) - Gọi HS đọc nội dung. + Câu chuyện ba anh em có những nhân vật nào? - Yêu cầu HS đọc thầm câu chuyện và trả lời câu hỏi. + Bà nhận xét tính cách của từng cháu như thế nào? Dựa vào căn cứ nào mà bà nhận xét như vậy? + Theo em nhờ đâu bà có nhận xét như vậy? + Em có đồng ý với những nhận xét của bà về tính cách của từng cháu không? Vì sao? - Giảng bài: Hành động của các nhân vật đã bộc lộ tính cách của mình. Ni- ki- ta: ích kỉ, chỉ nghĩ đến ham thích của mình, ăn xong là chạy tót đi chơi. Gô- ra: láu cá, lén hắt những mẫu bánh vụn xuống đất để không phải dọn. Chi- ôm- ca: thì chăm chỉ và nhân hậu. Em biết giúp bà lau bàn và nhặt mẩu bánh vụn cho chim bồ câu. Bài 2 ( T14-SGK ) - Gọi HS đọc yêu cầu. - Yêu cầu HS thảo luận về tình huống để trả lời câu hỏi: + Nếu là người biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ làm gì? + Nếu là người không biết quan tâm đến người khác, bạn nhỏ sẽ làm gì? - GV kết luận về hai hướng kể chuyện. Chia lớp thành hai nhóm và yêu cầu mỗi nhóm kể chuyện theo một hướng. - Gọi HS tham gia thi kể. Sau mỗi HS kể,GV gọi HS khác nhận xét và cho điểm từng HS. 4. Củng cố: - Gọi HS nhắc lại Ghi nhớ. - Gọi HS nêu lại tính cách của tùng nhân vật. 5. Dặn dò: - Dặn dò HS về nhà viết lại câu chuyện mình vừa xây dựng vào vở và kể lại cho người thân nghe. - Nhắc nhở HS luôn quan tâm đến người khác. - Nhận xét tiết học. - HS hát - 2 HS trả lời. - Bài văn kể chuyện khác bài văn không phải là văn kể chuyện ở điểmbài văn KC là kể lại một chuỗi sự việc - HS kể chuyện. - Lắng nghe. - Là chuỗi các sự việc liên quan đến một hay một số nhân vật. - Lắng nghe. - 1 HS đọc yêu cầu trong SGK. - Truyện: Dế Mèn bênh vực kẻ yếu, Sự tích hồ Ba Bể- Làm việc trong nhóm. - Dán ph
Tài liệu đính kèm: