I. Mục tiêu:
- Học sinh nhận biết các âm n - m, và biết đọc, viết chữ n - m, nơ - me
- Biết ghép tiếng và đọc thành thạo
- Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố - mẹ, ba - má
II. Chuẩn bị đồ dùng
- Giáo viên: tranh minh họa
- Học sinh: sách giáo khoa
III. Các hoạt động dạy học:
Thứ hai ngày 01 tháng 10 năm 2007 CHÀO CỜ Tập trung toàn trường - Trực ban nhận xét HỌC VẦN n - m I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết các âm n - m, và biết đọc, viết chữ n - m, nơ - me - Biết ghép tiếng và đọc thành thạo - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: bố - mẹ, ba - má II. Chuẩn bị đồ dùng - Giáo viên: tranh minh họa - Học sinh: sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ (5’) - Cho 2 -> 3 học sinh đọc viết - G/v nhận xét và cho điểm 2) Bài mới (30’) a) Giới thiệu bài b) Dạy chữ ghi âm * n - Giáo viên ghi âm n + Phát âm và đánh vần tiếng - G/v hướng dẫn học sinh cách phát âm - Yêu cầu học sinh đọc trơn * m (dạy tương tự) + Nhận diện chữ - Chữ m gồm ba nét móc ngược - Cho H/s so sánh m với n + Phát âm – G/v chỉ cho học sinh đọc + Hướng dẫn viết chữ c) Đọc tiếng ứng dụng - G/v nhận xét chỉnh sửa Hoạt động của trò - H/s đọc, viết bảng con - bi, cá - Học sinh đọc n, lấy n ghép ra thanh cài và đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh ghép tiếng nơ và đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh đọc trơn cá nhân, đồng thanh - Giống nhau: Nét móc ngược - Khác nhau: m có 3 nét móc ngược - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc tiếng ứng dụng - Cá nhân, nhóm, bàn, lớp Tiết 2: 3) Luyện tập: (30’) a) Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Giáo viên sửa cách đọc - Cho học sinh đọc từ tiếng b) Luyện viết - Giáo viên cho H/s viết trong vở c) Luyện nói - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời + Quê en gọi người sinh ra mình là gì ? + Nhà em có mấy anh em ? + Em làm gì để bố mẹ vui lòng ? 4) Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên chỉ bảng cho H/s đọc - Dặn dò học sinh về học bài - Học sinh lần lượt phát âm n - nơ, m me - H/s đọc các từ, tiếng ứng dụng - Học sinh tập viết n, m – nơ, me trong vở tập viết - Học sinh đọc tên bài luyện nói bố mẹ ba má - Học sinh trả lời - Học sinh đọc âm, tiếng vừa học TOÁN Bằng nhau, dấu = I. Mục tiêu: - Giúp học sinh nắm được khái niệm ban đầu về dấu = - Nhận xét bằng nhau về số lượng mỗi số giống nhau thì bằng nhau - Biết sử dụng bằng nhau, dấu bằng khi so sánh các số II. Đồ dùng: - Giáo viên: Các mô hình minh hoạ - Học sinh: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ: - Giáo viên gọi 3 em lên bảng làm, lớp làm bảng con, Giáo viên nhận xét 2) Bài mới: a) Giáo viên đưa trực quan để H/s tự đếm và so sánh * G/v kết luận: 2 số bằng nhau là chúng giống nhau b) Cho học sinh thực hành - Gọi H/s đọc yêu cầu bài và làm - Hướng dẫn cách điền dấu và số vào ô trống - Cho học sinh nêu yêu cầu bài 3 và làm vào vở - Gọi H/s chữa bài * Bài 4: Gọi học sinh nêu yêu cầu - cho H/s chơi trò chơi - G/v treo tranh rồi cho học sinh điền, Giáo viên nhận xét 3) Tổng kết, dặn dò - Dặn dò về nhà học bài Hoạt động của trò - Học sinh làm 1 2 3 4 5 4 2 1 4 3 4 5 - Nhận xét quan hệ bằng nhau + 3 thỏ xanh = 3 thỏ vàng => 3 = 3 + 4 quả cam với 4 quả bóng => 4 = 4 + 2 con gà với 2 con vịt => 2 = 2 - Học sinh làm vở bài tập + Viết dấu bằng * Bài 2: - 5 hình tròn trắng và 5 hình tròn xanh thì bằng nhau - Tương tự hình tam giác và hoa * Bài 3: Điền dấu >, <, = 5 4 3 3 2 5 1 2 2 1 2 2 1 1 3 4 3 2 * Bài 4: chơi trò chơi Thứ ba ngày 02 tháng 10 năm 2007 HỌC VẦN d - đ I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết các âm d – đ, và biết đọc, viết chữ d – đ – dê - đò - Biết ghép tiếng và đọc thành thạo - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: dế, cá cờ, bi ve, lá đa II. Chuẩn bị đồ dùng - Giáo viên: tranh minh họa - Học sinh: sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày Hoạt động của trò 1) Kiểm tra bài cũ (5’) - Cho 2 -> 3 học sinh đọc viết - G/v nhận xét và cho điểm 2) Bài mới (30’) a) Giới thiệu bài - G/v hỏi: các bức tranh vẽ gì ? + G/v ghi tiếng: dê, đò, lên bảng + Hỏi: Trong tiếng dê, đò âm nào đã học - G/v viết bảng d – đ b) Dạy chữ ghi âm * d - Giáo viên ghi âm d + Phát âm và đánh vần tiếng - G/v hướng dẫn học sinh cách phát âm - Yêu cầu học sinh đọc trơn * đ (dạy tương tự) + Nhận diện chữ - Chữ đ gồm một nét cong tròn một nét móc ngược và nét gạch ngang - Cho H/s so sánh d với đ + Phát âm – G/v chỉ cho học sinh đọc + Hướng dẫn viết chữ c) Đọc tiếng ứng dụng - G/v nhận xét chỉnh sửa - H/s đọc, viết bảng con - nơ, me - H/s trả lời: dê, đò - H/s trả lời ê, o - H/s đọc: d - dê, đ - đò - Học sinh đọc d, lấy d ghép ra thanh cài và đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh ghép tiếng dê và đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh đọc trơn cá nhân, đồng thanh - Giống nhau: Nét cong tròn và nét móc ngược - Khác nhau: d không có nét gạch ngang - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc tiếng ứng dụng - Cá nhân, nhóm, bàn, lớp Tiết 2: 3) Luyện tập: (30’) a) Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Giáo viên sửa cách đọc - Cho học sinh đọc từ tiếng b) Luyện viết - Giáo viên cho H/s viết trong vở c) Luyện nói - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời + Tại sao nhiều trẻ em thích những vật và con vật này ? + Em biết những loại bi nào ? + Cá cờ thường sống ở đâu ? + Tại sao lại có hình cái lá đa bị cắt ra như trong tranh ? em có biết đó là đồ chơi gì không ? 4) Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên chỉ bảng cho H/s đọc - Dặn dò học sinh về học bài - Học sinh lần lượt phát âm d - dê, đ - đò - H/s đọc các từ, tiếng ứng dụng - Học sinh tập viết d, đ – dê, đò trong vở tập viết - Học sinh đọc tên bài luyện nói dế, cá cờ, bi ve, lá đa - Học sinh trả lời - Học sinh đọc âm, tiếng vừa học TOÁN Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố khái niệm về bằng nhau, dấu = - So sánh các số trong phạm vi 5 với việc sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các dấu >, <, = - Giáo dục học sinh say mê học môn toán II. Đồ dùng: - G/v: Bảng phụ, phiếu học tập - H/s: Vở bài tập toán III. Các hoạt động dạy và học: 1) Kiểm tra bài cũ: - Cho H/s làm bảng con - Giáo viên nhận, xét cho điểm 2) Bài ôn: - Gọi H/s đọc yêu cầu của bài - Cho H/s làm vào vở - 1 em lên bảng làm - Gọi H/s nêu yêu cầu bài 2 và làm ra phiếu học tập - G/v hướng dẫn cách điền số cho H/s 3) Tổng kết dặn dò: - Về nhà nhà học bài - H/s viết ra bảng con 1 2 2 2 2 1 3 3 * Bài 1: Học sinh làm vào vở - Điền >, <, = 3 2 4 5 2 3 1 3 4 4 3 4 2 2 4 3 2 4 * Bài 2: Điền số vào ô trống * Bài 3: H/s làm vào vở, cho H/s lên bảng chữa TOÁN (ôn) Luyện tập I. Mục tiêu: - Giúp học sinh củng cố khái niệm về bằng nhau, dấu = để học sinh nắm chắc và vận dụng làm bài tập - So sánh các số trong phạm vi 5 với việc sử dụng các từ lớn hơn, bé hơn, bằng nhau và các dấu >, <, = trong quá trình làm bài tập - Giáo dục học sinh say mê môn học II. Đồ dùng: - G/v: Bảng phụ, phiếu học tập - H/s: Vở bài tập toán III. Các hoạt động dạy và học: 1) Kiểm tra bài cũ: - Cho H/s làm bảng con - Giáo viên nhận, xét cho điểm 2) Bài ôn: Yêu cầu h/s mở bài tập toán - Gọi H/s đọc yêu cầu của bài - Cho H/s làm vào vở - 1 em lên bảng làm - Gọi H/s nêu yêu cầu bài 2 và làm ra phiếu học tập - G/v hướng dẫn cách điền số cho H/s 3) Tổng kết dặn dò: - Về nhà nhà học bài - H/s viết ra bảng con 1 3 2 2 3 1 4 4 * Bài 1: Học sinh làm vào vở - Điền >, <, = 3 1 5 4 1 3 3 1 4 4 5 3 1 1 5 2 1 4 * Bài 2: Điền số vào ô trống * Bài 3: H/s làm vào vở, cho H/s lên bảng chữa Thứ tư ngày 03 tháng 10 năm 2007 HỌC VẦN t - th I. Mục tiêu: - Học sinh nhận biết các âm t – th, và biết đọc, viết chữ t – th – tổ - thỏ - Biết ghép tiếng và đọc thành thạo - Phát triển lời nói tự nhiên theo chủ đề: ổ, tổ II. Chuẩn bị đồ dùng - Giáo viên: tranh minh họa - Học sinh: sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ (5’) - Cho 2 -> 3 học sinh đọc viết - G/v nhận xét và cho điểm 2) Bài mới (30’) a) Giới thiệu bài - G/v hỏi: các bức tranh vẽ gì ? + G/v ghi tiếng: tổ, thỏ lên bảng + Hỏi: Trong tiếng tổ, thỏ âm nào đã học - G/v viết bảng t – th b) Dạy chữ ghi âm * t - Giáo viên ghi âm t + Phát âm và đánh vần tiếng - G/v hướng dẫn học sinh cách phát âm - Yêu cầu học sinh đọc trơn * th (dạy tương tự) + Nhận diện chữ - Cho H/s so sánh t với th + Phát âm – G/v chỉ cho học sinh đọc + Hướng dẫn viết chữ c) Đọc tiếng ứng dụng - G/v nhận xét chỉnh sửa Hoạt động của trò - H/s đọc, viết bảng con - d, đ, dê, đò - H/s trả lời: tổ, thỏ - H/s trả lời ô, o - H/s đọc: t - tổ, th - thỏ - Học sinh đọc t, lấy t ghép ra thanh cài và đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh ghép tiếng tổ và đọc cá nhân, đồng thanh - Học sinh đọc trơn cá nhân, đồng thanh - Giống nhau: âm t - Khác nhau: th có h đứng đằng sau - Học sinh viết bảng con - Học sinh đọc tiếng ứng dụng - Cá nhân, nhóm, bàn, lớp Tiết 2: 3) Luyện tập: (30’) a) Luyện đọc lại các âm ở tiết 1 - Giáo viên sửa cách đọc - Cho học sinh đọc từ tiếng b) Luyện viết - Giáo viên cho H/s viết trong vở c) Luyện nói - Giáo viên cho học sinh quan sát tranh và trả lời + Con gì có ổ ? + Con gì có tổ ? + Các con vật có ổ, tổ con người ta có gì để ở ? + Em có nên phá ổ, tổ của các con vật không ? Tại sao ? 4) Củng cố, dặn dò: (5’) - Giáo viên chỉ bảng cho H/s đọc - Dặn dò học sinh về học bài - Học sinh lần lượt phát âm t - tổ, th - thỏ - H/s đọc các từ, tiếng ứng dụng - Học sinh tập viết t, th – tổ, thỏ trong vở tập viết - Học sinh đọc tên bài luyện nói ổ, tổ - Học sinh trả lời - Học sinh đọc âm, tiếng vừa học ÂM NHẠC Mời bạn vui múa vui ca (Giáo viên chuyên dạy) TIẾNG VIỆT (ôn) T – th I. Mục tiêu: - Củng cố về cách đọc đúng nhanh bài t – th - Rèn kỹ năng đọc, viết - Giáo dục H/s ham học bài II. Đồ dùng: - G/v: Nội dung bài - H/s: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy và học: 1) Đọc sách GK - G/v yêu cầu H/s mở sách giáo khoa - G/v đọc mẫu - H/s luyện đọc cá nhân, nhóm 2) Cho H/s thi đọc: - Thi đọc cá nhân - Thi đọc theo nhóm 3) Làm bài tập tiếng việt - H/s quan sát bài - Nêu yêu cầu của bài - H/s làm bài vào vở - G/v gọi trả lời 4) Viết bảng: - Viết n – m, nơ – me - G/v quan sát sửa cách viết 5) Củng cố dặn dò: - Gọi h/s đọc lai bài - Dặn dò về nhà Thứ năm ngày 04 tháng 10 năm 2007 HỌC VẦN ôn tập I. Mục tiêu: - H/s ôn đọc viết chắc chắn các âm chữ trong tuần đã học - Đọc đúng từ ngữ và câu ứng dụng - Nghe hiểu và kể lại tự nhiên một số tình tiết quan trọng trong truyện kể: cò đi lò dò II. Đồ dùng: - Giáo viên: tranh minh họa - Học sinh: sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ: (5’) - Đọc cho h/s viết bảng con - Nhận xét: 2) Bài mới: (30’) a) Luyện đọc âm và chữ ghi âm - Hỏi các âm vừa học trong tuần cô ghi bảng - cho h/s đọc - Yêu cầu h/s ghép các âm ở cột dọc với các âm ở cột ngang b) Viết bảng - Cô viết mẫu và nêu quy trình - Yêu cầu h/s viết bảng g/v uốn sửa c) Cho h/s chơi trò chơi - G/v nêu yêu cầu của trò chơi và cho h/s chơi Hoạt động của trò - Viết bảng con: Ti vi, thợ mỏ, cá mè - H/s trả lời + n, m, d, đ, t, th - Đọc cá nhân, đồng thanh - Ghép và đọc, cá nhân đông thanh - Viết bảng con tổ cò - Thi đọc ghép các tiến từ có âm ô Tiết 2 3) Luyện tập: (30’) a) Cho h/s đọc bài tiết 1 - G/v chỉ cho h/s đọc b) Đọc câu ứng dụng - G/v giới thiệu tranh vẽ - Hỏi tranh vẽ gì ? - Cho h/s tìm các âm vừa ôn cô gạch chân c) Đọc sách giáo khoa - yêu cầu h/s mở sách d) Cho h/s viết vở - G/v hướng dẫn cách viết đ) Cho h/s kể chuyện theo tranh - G/v kể câu chuyện lần 1 - G/v kể lần 2 theo từng bức tranh - Hướng dẫn h/s kể từng tranh và cả câu chuyện 4) Củng cố dặn dò: (5’) - Gọi h/s đọc lại bài - Dặn dò về nhà - H/s đọc các âm và tiếng đã ghép: cá nhân, nhóm, đồng thanh - Quan sát tranh và đọc câu ứng dụng - Đọc các âm, tiếng, từ, câu - Đọc thầm - Đọc cá nhân, đồng thanh - Viết vở tập viết - Nghe và kể lại từng bức tranh và cả câu chuyện - Thi kể - Đọc bài trên bảng MỸ THUẬT Vẽ hình tam giác (Giáo viên chuyên dạy) TOÁN Luyện tập chung I. Mục tiêu: - Học sinh được củng cố về khái niệm ban đầu về bé hơn, lớn hơn, bằng nhau - Thực hành so sánh các số trong phạm vi 5 và cách dùng các từ “lớn hơn” “bé hơn” “ bằng nhau” các dấu ( >, <, =) để đọc ghi kết quả so sánh II. Đồ dùng: - G/v: Tranh, bút màu - H/s: Sách bài tập III. Các hoạt động dạy và học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ: - Gọi H/s nêu các dấu đã học và so sánh - G/v nhận xét 2) Bài mới: - Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để giúp H/s làm bài + Nhận xét số hao của 2 bình như thế nào + Muốn hai bên có số hoa bằng nhau ta làm thế nào ? - Tương tự với số con kiến và số nấm * Hỏi: Muốn để số nấm ở 2 bên bằng nhau ta có thể làm theo mấy cách ? - Gọi H/s nêu yêu cầu của bài tập 2 và nêu cách làm - Gọi 1 H/s lên bảng chữa bài H/s khác nhận xét - Gọi H/s nêu yêu cầu bài 3 và cho H/s chơi trò chơi “Thi xem ai nhanh, ai đúng” 3) Củng cố dặn dò: + cho H/s chơi trò chơi để củng cố bài + G/v tổng kết nhận xét - Dặn dò: Về nhà học bài Hoạt động của trò - Dấu , = 1 2 3 1 5 5 * Bài 1: H/s trả lời và làm vào vở - Số hoa hồng không bằng nhau 1 bên có 3 bông, 1 bên có 2 bông - Vẽ thêm 1 bông hoa vào bên có 2 bông - Gạch 1 con kiến ở bên có 4 con đi để = bên kia có 3 con - Làm theo 2 cách gạch đi 1 hoặc vẽ thêm 1 * Bài 2: H/s nêu cách làm và làm vào vở - Nối mỗi ô trống với 1 hay nhiều số * Bài 3: H/s các nhóm thi nối xem nhóm nào nối nhanh hơn đúng hơn - H/s chơi trò chơi “xây nhà” + Điền các số tương ứng còn thiếu Thứ sáu ngày 05 tháng 10 năm 2007 TẬP VIẾT lễ, cọ, bờ, hổ I. Mục tiêu: - H/s viết đúng lễ, cọ, bờ, hổ - Rèn viết đẹp thẳng hàng - Giáo dục H/s yêu thích môn học II. Chuẩn bị đồ dùng: - G/v: chữ mẫu - H/s: Vở tập viết, bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ: - G/v đọc cho H/s viết bảng con 2) Bài mới: a) Giới thiệu ghi đầu bài b) Hướng dẫn H/s viết bài - G/v đưa chữ mẫu lễ - Gọi H/s đọc và hỏi cấu tạo, độ cao - G/v giảng từ và viết - G/v viết mẫu - H/s quan sát cô viết mẫu trên bảng - Cô vừa vừa viết vừa nêu quy trình - Gọi H/s nêu lại cách cầm bút, để vở viết * Tương tự với các chữ cọ, bờ, hổ giáo viên cho học sinh nhận xét rồi viết - G/v quan sát học sinh viết bài c) Thu bài chấm và nhận xét 3) Tổng kết, dặn dò - Dặn dò giờ học sau Hoạt động của trò - H/s viết bảng con Nhóm 1: mỏ, Nhóm 2: da, Nhóm 3: thơ - H/s trả lời đọc lễ - Chữ lễ gồm hai con chữ l và ê ghép lại với dấu ~ chữ l cao 5 ly chữ ê cao 2 ly - H/s viết bảng con lễ cọ bờ hổ - Học sinh trả lời - Học sinh viết bài vào vở TẬP VIẾT mơ, do, ta, thơ I. Mục tiêu: - H/s viết đúng mơ, do, ta, thơ - Rèn viết đẹp thẳng hàng - Giáo dục H/s yêu thích môn học II. Chuẩn bị đồ dùng: - G/v: chữ mẫu - H/s: Vở tập viết, bảng con III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) Kiểm tra bài cũ: - G/v đọc cho H/s viết bảng con 2) Bài mới: a) Giới thiệu ghi đầu bài b) Hướng dẫn H/s viết bài - G/v đưa chữ mẫu mơ - Gọi H/s đọc và hỏi cấu tạo, độ cao - G/v giảng từ và viết - G/v viết mẫu - H/s quan sát cô viết mẫu trên bảng - Cô vừa vừa viết vừa nêu quy trình - Gọi H/s nêu lại cách cầm bút, để vở viết * Tương tự với các chữ còn lai giáo viên làm tương tự c) Cho H/s viết vào vở - Giáo viên quan sát sửa sai d) Thu bài chấm và nhận xét 3) Tổng kết, dặn dò - Dặn dò giờ học sau Hoạt động của trò - H/s đọc: mơ - Trả lời chữ mỏ cao 2 ly chữ gồm 2 con chữ ghép lại chữ m đứng trước con chữ o đứng sau dấu ? trên đầu chữ o - H/s tô chữ mẫu - H/s viết bảng con mơ do ta thơ - Học sinh viết bài vào vở TOÁN Số 6 I. Mục tiêu: - Giúp học sinh có khái niệm ban đầu về số 6 - Biết đọc, viết số 6, đếm và so sánh các số trong phạm vi 6 - Nhận biết lượng trong phạm vi 6, vị trí của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6 II. Đồ dùng: - G/v: Các nhóm có 6 mẫu vật cùng loại - H/s: Sách giáo khoa III. Các hoạt động dạy học: Hoạt động của thày 1) kiểm tra bài cũ: - Giáo viên đọc cho H/s viết 2) Bài mới: * Giới thiệu số 6 - Hướng dẫn học sinh xem tranh và nói - G/v hỏi H/s trả lời + Có 5 em đang chơi, 1 em tới là mấy ? + Cho H/s thực hành băng chấm tròn, que tính + G/v nêu 6 em nhỏ, 6 chấm tròn 6 que tính đều chỉ số lượng là mấy ? + Cho H/s nhận biết thứ tự của số 6 trong dãy số từ 1 đến 6 3) Cho H/s thực hành: - Hướng dẫn H/s làm bài tập - Gọi H/s nêu yêu cầu của bài, cho H/s làm vào vở - Gọi H/s chữa và nhận xét - Cho H/s thi điền dấu (giữa các nhóm) - G/v nhận xét, cho điểm giữa các nhóm * Cho học sinh chơi trò chơi 4) Tổng kết dặn dò: - Về nhà học bài Hoạt động của trò - Học sinh viết bảng con 1, 2, 3, 4, 5 - H/s trả lời + Có 5 em 1 em tới là 6 em + Lấy 5 chấm tròn sau đó thêm 1 là 6 + Lấy 5 que tính thêm1 là 6 - Số lượng là 6 - H/s đêm từ 1 đến 6 rồi đọc ngược lại từ 1 đến 6 * Bài 1: Viết số 6 * Bài 2: Viết số tương ứng vào ô trống * Bài 3: Viết số dưới hình vuông - H/s điền vào các số từ 1 đến 6 từ 6 đến 1 rồi so sánh từng cặp 1 3, 3 > 4, 4 > 5, 5 > 6 => Vậy 6 là số lớn nhất trong dãy số từ 1 đến 6 * Bài 4: H/s điền dấu thích hợp - Xắp xếp thứ tự từ 1 đến 6 SINH HOẠT Kiểm điểm tuần 3 I. Yêu cầu: - Học sinh nắm được ưu khuyết điểm trong tuần để phát huy và sửa chữa - Rèn ý thức tự giác - Giáo dục học sinh ngoan, chăm học II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt III. Nội dung: 1) Nhận xét ưu khuyết điểm tuần qua * Ưu điểm: - Nề nếp thực hiện tốt - Học tập đều chăm chỉ * Khuyết điểm: - Đi học một số em còn muộn - Đồng phục ăn mặc chưa đều - Thể dục vệ sinh còn lộn xộn 2) Phương hướng: - Phát huy ưu điểm khắc phục nhược điểm - Thi đua học tập tốt
Tài liệu đính kèm: