Giáo án Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016

Mỹ thuật.

Tiết 22: VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CA VÀ QUẢ

I. Mục tiêu:

 - Hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả.

 - Biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.

 - Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.

 - Giúp HS biết quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.

 - Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.

- Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng phê phán

II. Đồ dùng dạy-học:

 - GV: Một vài mẫu cái ca và quả khác nhau.

 - HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.

III. Các hoạt động dạy-học:

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.

3. Bài mới:

a/ Giới thiệu bài:

b/Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:

 - Giới thiệu vật thật trước lớp kết hợp đặt câu hỏi :

 + Khung hình chung của hai vật mẫu?

 + Hình dáng,cấu tạo, tỉ lệ và vị trí của cái ca và quả?

 + Màu sắc của mẫu?

 + Cách bày mẫu nào hợp lí hơn?

 - Kết luận hoạt động 1, kết hợp chỉ mẫu.

c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:

 - Giới thiệu bài vẽ để HS so sánh bố cục.

 - Giới thiệu tranh qui trình và kết hợp thao tác từng bước vẽ:

+ Vẽ khung hình chung của vật mẫu.

+Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.

+Ước lượng tỷ lệ.

+Vẽ phác hình bằng nét thẳng.

+ Vẽ chi tiết.

+ Vẽ đậm nhạt .

 - Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước.

d/ Hoạt động 3: Thực hành:

 - Tổ chức cho HS thực hành.

 - Theo dõi, giúp đỡ HS.

e/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:

 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.

 - Nêu các yêu cầu cần nhận xét.

 - Cho HS chọn bài vẽ tốt.

 - Kết luận, đánh giá, xếp loại từng sản phẩm.

4. Củng cố:

+ GV củng cố bài học.

 - Cho HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu.

 - Liên hệ, giáo dục.

5. Dặn dò:

 Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.

- Trưng bày dụng cụ học tập.

- Quan sát, trả lời câu hỏi

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- HS trả lời.

- Quan sát, theo dõi.

- Quan sát, nhận xét.

- Quan sát, theo dõi.

- Quan sát, nhận xét.

- Thực hành vẽ.

- Quan sát, theo dõi.

- Nhận xét, góp ý.

- Cá nhân chọn.

- 2 – 3 em nêu.

- Lắng nghe rút kinh nghiệm.

 

doc 12 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 355Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 4 - Tuần 22 - Năm học 2015-2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẤN 22
Thứ hai, ngày 25 tháng 01 năm 2016
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố khái niệm về phân số, về chia số tự nhiên .So sánh phân số, phân số bằng nhau . 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị nội dung ôn tập 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Bài 1: Viết các thương sau dưới dạng phân số 
15 : 27 ; 39: 23 ; 56: 18 ; 2 : 3 ; 16 : 5
- 1HS lên bảng.
- Lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Cho các phân số : 
- Phân số nào bé hơn 1 ; phân số nào lớn hơn 1 ; phân số nào bằng 1? 
- Lớp và GV nhận xét.
Bài 3 : Cho các phân số Tìm phân số bằng 
- GV chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Hướng dẫn ôn luyện ở nhà
 - Hát
Bài 1 : HS nêu yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài 
Bài 2:
HS nêu yêu cầu làm bài vào bảng con 
3 em lên bảng làm 
Nhận xét sửa sai 
Bài 3: Hs làm bài vào vở 1 em lên bảng làm lớp nhận xét sửa sai.
Phân số bằng phân số là 
Ngoại ngữ
Đ/C ĐÀO SOẠN GIẢNG
Mỹ thuật. 
Tiết 22: VẼ THEO MẪU: VẼ CÁI CA VÀ QUẢ
I. Mục tiêu: 
 - Hiểu hình dáng, cấu tạo của cái ca và quả. 
 - Biết cách vẽ theo mẫu cái ca và quả.
 - Vẽ được hình cái ca và quả theo mẫu.
 - Giúp HS biết quan tâm, yêu quý mọi vật xung quanh.
 - Sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu.
- Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng phê phán
II. Đồ dùng dạy-học:
 - GV: Một vài mẫu cái ca và quả khác nhau.
 - HS: Giấy vẽ, bút chì, tẩy, màu vẽ.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới:
a/ Giới thiệu bài:
b/Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét:
 - Giới thiệu vật thật trước lớp kết hợp đặt câu hỏi :
 + Khung hình chung của hai vật mẫu?
 + Hình dáng,cấu tạo, tỉ lệ và vị trí của cái ca và quả?
 + Màu sắc của mẫu?
 + Cách bày mẫu nào hợp lí hơn?
 - Kết luận hoạt động 1, kết hợp chỉ mẫu.
c/ Hoạt động 2: Cách vẽ:
 - Giới thiệu bài vẽ để HS so sánh bố cục.
 - Giới thiệu tranh qui trình và kết hợp thao tác từng bước vẽ:
+ Vẽ khung hình chung của vật mẫu.
+Vẽ khung hình riêng của từng vật mẫu.
+Ước lượng tỷ lệ.
+Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Vẽ chi tiết.
+ Vẽ đậm nhạt .
 - Giới thiệu một số bài vẽ của HS năm trước.
d/ Hoạt động 3: Thực hành:
 - Tổ chức cho HS thực hành. 
 - Theo dõi, giúp đỡ HS.
e/ Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá:
 - Tổ chức cho HS trưng bày sản phẩm.
 - Nêu các yêu cầu cần nhận xét.
 - Cho HS chọn bài vẽ tốt.
 - Kết luận, đánh giá, xếp loại từng sản phẩm.
4. Củng cố: 
+ GV củng cố bài học. 
 - Cho HS nêu lại các bước vẽ theo mẫu. 
 - Liên hệ, giáo dục.
5. Dặn dò: 
 Nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần thái độ học tập và kết quả thực hành của HS. Chuẩn bị bài sau. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập.
- Trưng bày dụng cụ học tập.
- Quan sát, trả lời câu hỏi
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- HS trả lời. 
- Quan sát, theo dõi.
- Quan sát, nhận xét.
- Quan sát, theo dõi.
- Quan sát, nhận xét.
- Thực hành vẽ.
- Quan sát, theo dõi.
- Nhận xét, góp ý.
- Cá nhân chọn.
- 2 – 3 em nêu.
- Lắng nghe rút kinh nghiệm.
Thứ ba, ngày 26 tháng 01 năm 2016
Lịch sử 
Tiết 22: TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ
I. Mục tiêu: 
Biết được sự phát triển của giáo dục thời Hậu Lê (những sự kiện cụ thể về tổ chức giáo dục, chính sách khuyến học):
- Đến thời Hậu Lê, giáo dục có qui củ chặt chẽ: ở kinh đô có Quốc Tử Giám, ở các địa phương bên cạnh trường công còn có các trường tư; ba năm có một kì thi Hương và thi Hội; nội dung học tập là Nho giáo,...
- Chính sách khuyến khích học tập: đặt ra lễ xướng danh, lễ vinh qui, khắc tên tuổi người đỗ cao vào bia đá dựng ở Văn Miếu.
- Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng phê phán
II. Đồ dùng dạy-học:
- Tranh vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh.
- Phiếu học tập của HS.
III: Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
“ Nhà Lê và ”
+ Những sự việc nào trong bài thể hiện quyền tối cao của nhà vua?
+ Bộ luật Hồng Đức có những nội dung cơ bản nào?
- GV nhận xét.
3.Bài mới: 
 a.Giới thiệu bài: Văn Miếu – Quốc Tử Giám là một trong những di tích quý hiếm của lịch sử giáo dục nước ta. Nó minh chứng cho sự phát triển của nền giáo dục nước ta, đặc biệt dưới thời Hậu Lê. Để giúp các em thêm hiểu về về trường học và giáo dục thời Hậu Lê chúng ta cùng học bài hôm nay Trường học thời Hậu Lê.
- Ghi tựa.
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm: 
- GV phát phiếu học tập yêu cầu HS đọc SGK để các nhóm thảo luận: 
+ Việc học dưới thời Lê được tồ chức như thế nào?
+ Chế độ thi cử thời Lê thế nào?
** GV khẳng định: Giáo dục thời Lê có tổ chức quy củ, nội dung học tập là Nho giáo.
 Hoạt động 2: Cả lớp: 
- Nhà Lê đã làm gì để khuyến khích học tập?
- GV cho HS xem và tìm hiểu nội dung các hình trong SGK và tranh, ảnh tham khảo thêm: Khuê Văn Các và các bia tiến sĩ ở Văn Miếu cùng hai bức tranh: Vinh quy bái tổ và Lễ xướng danh để thấy được nhà Lê đã rất coi trọng giáo dục .
 GV kết luận: Nhà Hậu Lê rất quan tâm đến vấn đề học tập. Sự phát triển của giáo dục đã góp phần quan trọng không chỉ đối với việc xây dựng nhà nước, mà còn nâng cao trinh độ dân trí và văn hoá người Việt.
4. Củng cố
- Chốt nội dung bài học
- Cho HS đọc bài học trong SGK.
- Tình hình giáo dục nước ta dưới thời Lê?
- Nêu một số chi tiết chứng tỏ triều Lê Thánh Tông rất chú ý tới giáo dục?
 * Nhờ chính sách giáo dục dân chủ, tiến bộ mà dưới thời Lê nhiều nhân tài phát triển tạo nên sự phát triển chung của kinh tế văn hóa. Đó chính là nguồn sức mạnh của nhà Lê đã biết xây dựng trên sức mạnh của nhân dân, chính sách giáo dục của nhà Lê đến nay vẫn có những giá trị tiến bộ của nó.
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài: “Văn học và khoa học thời Hậu Lê. Nhận xét tiết học.
- HS hát.
+ Vua có uy quyền tuyệt đối. Mọi quyền hành đều tập trung vào tay vuaquân đội.
+ Nội dung cơ bản: Bảo vệ quyền lợi của nàh vua và các quan lại,
- HS khác nhận xét,bổ sung .
- HS lắng nghe.
1. Tổ chức giáo dục dưới thời Lê: 
- HS các nhóm thảo luận, và trả lời câu hỏi: 
+ Lập Văn Miếu, thu nhận cả con em thường dân vào trường Quốc Tử Giám, trường học có lớp học, chỗ ở, kho trữ sách; ở các đạo đều có trường do nhà nước mở .
+ Ba năm có một kì thi Hương và thi Hội, có kì thi kiểm tra trình độ của các quan lại.
2. Thời Lê việc học rất được quan tâm: 
- Tổ chức Lễ đọc tên người đỗ, lễ đón rước người đỗ về làng, khắc vào bia đá tên những người đỗ cao rồi đặt ở Văn Miếu.
- HS xem tranh, ảnh.
- Vài HS đọc.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe.
Toán
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
- Củng cố khái niệm về phân số, về chia số tự nhiên .So sánh phân số, phân số bằng nhau . 
II. Đồ dùng dạy-học:
- Chuẩn bị nội dung ôn tập 
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Bài 1: Điền dấu thích hợp vào chỗ trống 
- 1HS lên bảng.
- Lớp và GV nhận xét.
Bài 2: Từ hai số 3 và 5 viết các phân số có chứa 2 số đó và xếp chúng từ bé đến lớn 
- Lớp và GV nhận xét.
Bài 3 : viết 3 phân số có mẫu số là 8 và bé hơn phân số 
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 4 : So sánh các phân số sau với 1 
- GV chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
- Hướng dẫn ôn luyện ở nhà
 - Hát
Bài 1 : HS nêu yêu cầu học sinh tự làm bài và chữa bài 
Bài 2: HS nêu yêu cầu làm bài vào bảng con .
- 1 em lên bảng làm 
Nhận xét sửa sai 
Bài 3: Hs làm bài vào vở 1 em lên bảng làm lớp nhận xét sửa sai.
Phân số bé hơn phân số là ; ; 
Bài 4: HS đọc yêu cầu bài. 
- HS làm bài cá nhân.
- 1 HS lên bảng.
- Lớp nhận xét.
Tiếng việt
LUYỆN TẬP QUAN SÁT CÂY CỐI
I. Mục đích yêu cầu: giúp 
- HS củng cố lại kiến thức về luyện tập quan sát cây cối 
- Biết quan sát một cây và ghi lại những gì quan sát được..
II. Đồ dùng dạy-học:
- bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Đọc lại bài cây sầu riêng và nêu nhận xét 
Tác giả quan sát theo trình tự nào ? 
Tác giả quan sát cây bằng những giác quan nào ? 
Tìm ra hình ảnh so sánh và nhân hóa trong bài? 
Em thích đoạn tả bộ phận nào nhất ? 
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 2 : Hãy quan sát một cây trong khu vực trường mà em thích – Ghi lại những gì quan sát được ? 
- GV chữa bài, nhận xét.
Bài 3 : Đọc kĩ bài cây đước và nêu trình tự tả cây đước .
- GV chữa bài, nhận xét.
4. Củng cố: Hệ thống nội dung bài
5. Dặn dò: Hướng dẫn ôn luyện ở nhà chuẩn bị tiết sau .
HS đọc nêu yêu cầu của bài 
HS trao đổi cùng bạn – 
đưa ra kết luận và nêu - 
HS trình bày lớp nhận xét 
Học sinh làm bài vào vở 
Đọc bài viết của mình .Lớp nhận xét bổ sung. 
Thứ tư, ngày 27 tháng 01 năm 2016
Giáo dục ngoài giờ lên lớp
DẠY CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ QUYỀN TRẺ EM CHỦ ĐỀ 2: GIA ĐÌNH
NƠI EM ĐƯỢC MỌI NGƯỜI YÊU THƯƠNG CHE CHỞ. BỔN PHẬN CỦA EM ĐỐI VỚI GIA ĐÌNH.
I. Mục tiêu:
 KT: HS hiểu trẻ em có quyền có gia đình, có cha mẹ có quyền được cha mẹ chăm sóc, đối xử bình đẳng. Trẻ em không có gia đình sẽ được Nhà nước quan tâm, chăm sóc, nuôi dưỡng.Trẻ em có bổn phận chăm sóc ông bà, cha mẹ, làm các việc phù hợp với sức của mình.
 KN: HS biết bảo vệ các quyền của mình được hưởng trong cuộc sống.
 TĐ: Yêu quý gia đình, tự hào về gia đình của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
III. Hoạt động trên lớp:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
HĐ1:
- Kể chuyện:
- Yêu cầu HS thảo luận:
* Kết luận:
HĐ2: Chuẩn bị HD
- Yêu cầu HS thảo luận:
* Kết luận:
HĐ3: Hái hoa dân chủ.
* Kết luận: Các điều khoản công ước quyền trẻ em cũng như Luật BV
4. Củng cố:
- Nhận xét tiết học,biểu dương
5. Dặn dò: 
- Xem lại bài- Ch bị: Chủ đề 3.
- HS nghe.
+ Thảo luận nhóm 4.
- Em có tán thành việc làm của Hoà không?
- Theo em bạn Hoà có thể gặp những nguy cơ khó khăn gì khi bỏ nhà ra đi?
- Nếu em là bạn than của Hoà em sẽ làm gì?
- Câu chuyện trên có liên quan gì đến quyền và bổn phận của trẻ em?
- Em sẽ làm thế nào nếu em ở vào hoàn cảnh của bạn Hoà?
+ Các nhóm báo cáo, nhận xét.
+ Thảo luận nhóm: 
- Vì sao cụ già lại nói chỉ có một đứa con trai?
- Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện này?
- HS nhắc lại.
- HS lần lượt hái hoa và TL các câu hỏi:
- Nêu các quyền trẻ em được hưởng và bổn phận cần thực hiện.
- HS nhắc lại
-Theo dõi, thực hiện
-Theo dõi, biểu dương
Kỹ thuật 
Tiết 22: TRỒNG CÂY RAU, HOA
I. Mục tiêu: 
- Biết cách chọn cây rau, hoa để trồng.
- Biết cách trồng cây rau, hoa trên luống và cách trồng cây rau, hoa trong chậu.
- Trồng được cây rau, hoa trên luống hoặc trong chậu.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Cây con rau, hoa để trồng.
- Túi bầu có chứa đầy đất.
- Dầm xới, cuốc, bình tưới nước có vòi hoa sen (loại nhỏ)
III: Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Vì sao phải trồng rau, hoa ở những nơi có ánh sáng?
+ Nhận xét.
3. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài: 
b. Tìm hiểu bài: 
Hoạt động 1: GV hướng dẫn HS tìm hiểu quy trình kỹ thuật trồng cây con.
- GV hướng dẫn HS đọc nội dung trong SGK và hỏi: 
+ Tại sao phải chọn cây khỏe, không cong queo, gầy yếu, sâu bệnh, đứt rễ, gãy ngọn?
+ Cần chuẩn bị đất trồng cây con như thế nào?
- GV nhận xét, giải thích: Cũng như gieo hạt, muốn trồng rau, hoa đạt kết quả cần phải tiến hành chọn cây giống và chuẩn bị đất. Cây con đem trồng mập, khỏe không bị sâu, bệnh thì sau khi trồng cây mau bén rễ và phát triển tốt.
- GV hướng dẫn HS quan sát hình trong SGK để nêu các bước trồng cây con và trả lời câu hỏi: 
+ Tại sao phải xác định vị trí cây trồng?
+ Tại sao phải ấn chặt đất và tưới nhẹ nước quanh gốc cây sau khi trồng?
- Cho HS nhắc lại cách trồng cây con.
Hoạt động 2: GV hướng dẫn thao tác kỹ thuật: 
- GV kết hợp tổ chức thực hiện hoạt động 1 và hoạt động 2 ở vườn trường nếu không có vườn trường GV hướng dẫn HS chọn đất, cho vào bầu và trồng cây con trên bầu đất. (Lấy đất ruộng hoặc đất vườn đã phơi khô cho vào túi bầu. Sau đó tiến hành trồng cây con).
4. Củng cố
- Chốt nội dung bài học
5. Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS. 
- HS chuẩn bị các vật liệu, dụng cụ học tiết sau.
- HS hát.
+ Cây xanh có đủ ánh sáng để quang hợp
+ HS nêu bài học.
1. Chuẩn bị: 
- HS quan sát và trả lời. 
+ Để cây mới nhanh lên và phát triển tốt
+ Đất trồng cần làm nhỏ, tơi, xốp, sạch cỏ dại và lên luống để tạo điều kiện cho cây con phát triển thuận lợi
- 2 HS nhắc lại.
2. Trồng cây trên luống: 
- HS đọc nội dung SGK và quan sát hình.
+ Mỗi loại cây cần một khoảng cách nhất định để phát triển
+ Để giúp cho cây không bị nghiêng và không bị héo.
- HS cả lớp cùng thực hiện.
+ HS đọc bài học.
Luyện từ và câu
LUYỆN : CHỦ NGỮ TRONG CÂU KỂ AI THẾ NÀO?
I. Mục đích yêu cầu
- Củng cố lại vai trò của chủ ngữ và vị ngữ trong câu kể Ai thế nào ?
- Rèn kỹ năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng hợp tác nhóm, kỹ năng phê phán
II. Đồ dùng dạy-học:
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
Bài 1 : Nối các từ ngữ ở cột A với cột B để tạo câu kể Ai thế nào ? 
Tiếng tu hú xơ xác như cỏ may
Hoa ngô ran ran 
Lá ngô đã mập và chắc 
Bắp ngô quắt lại rủ xuống 
Bài 2 ; Vị ngữ trong câu sau chỉ gì ( tính chất, đặc điểm, trạng thái hay hoạt động )
Hai bên đường, cây cối xanh um, nhà của thưa thớt dần 
Chúng thật hiền lành
Cánh hoa mai ánh lên một sắc vàng muốt.
Bài 3 :Viết đoạn văn có sử dụng câu theo mẫu Ai thế nào? để chỉ về tính tình của một bạn trong lớp.
 4. Củng cố: 
+ GV củng cố bài học. 
+ Hệ thống nội dung bài
5. Dặn dò: 
Hướng dẫn ôn luyện ở nhà chuẩn bị tiết sau. Nhận xét giờ học 
Học sinh đọc kĩ yêu cầu.
Thảo luận nhóm đôi để tìm ra câu đúng .
Một số em lên bảng làm ,lớp làm vở .
Lớp nhận xét bổ sung 
Bài 2: Học sinh tự làm 
-chữa bài và nhận xét .
Lớp bổ sung. Chữa bài 
Bài 3: HS làm bài vào vở 
- 1 em làm bảng phụ 
- GV chữa bài, nhận xét .
Thứ sáu, ngày 29 tháng 01 năm 2016
Đạo đức
Bài 10: LỊCH SỰ VỚI MỌI NGƯỜI (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
- Biết ý nghĩa của việc cư xử lịch sự với mọi người.
- Nêu được ví dụ về cư xử lịch sự với mọi người.
- Biết cư xử lịch sự với những người xung quanh.
II. Đồ dùng dạy-học:
- SGK đạo đức 4
- Mỗi HS có 3 tấm bìa màu: xanh, đỏ, trắng.
III. Các hoạt động dạy-học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
+ Em có nhận xét gì về cách cư xử của bạn Trang và bạn Hà qua câu chuyện “Chuyện ở tiệm may”?
+ Nêu một số hành vi, cử chỉ thể hiện sự tôn trọng và lịch sự với mọi người?
- Nhận xét.
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn thực hành: 
HĐ1: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/33): 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến của bài tập 2.
+ Trong những ý kiến sau, em đồng ý với ý kiến nào?
- GV đề nghị HS giải thích về lí do lựa chọn của mình.
- GV kết luận: 
+ Các ý kiến c, d là đúng.
+ Các ý kiến a, b, đ là sai.
Hoạt động 2: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/33): 
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai tình huống bài tập 4.
- GV nhận xét chung.
 ô Kết luận chung: 
- GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghĩa: 
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau
4. Củng cố: 
- Về xem lại bài và áp dụng những gì đã học vào thực tế.
5. Dặn dò: 
- Chuẩn bị bài tiết sau.
+ Bạn Trang là người lịch sự vì đã biết cư xử  Còn bạn Hà chưa biết tôn trong và loch xự với người khác.
+ Nói năng trong giao tiếp nhã nhặn, không nên cười đùa nơi cộng cộng (rạp chiếu phim)
+ HS thảo luận theo nhóm
- Báo cáo kết quả.
- HS đại diện giải thích sự lựa chọn của nhóm
+ HS đọc tình huống trước khi đóng vai.
- Các nhóm HS thảo luận chuẩn bị cho đóng vai.
- Hai nhóm HS lên đóng vai; Các nhóm khác có thể lên đóng vai nếu có cách giải quyết khác.
- Lớp nhận xét, đánh giá các cách giải quyết.
- HS nêu bài học.
- HS cả lớp thực hiện.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP MIÊU TẢ CÁC BỘ PHẬN CỦA CÂY CỐI 
I. Mục đích yêu cầu: 
- Thấy được những đặc điểm đặc sắc trong cách quan sát và miêu tả các bộ phận của cây cối (lá, thân, gốc cây) ở 1 số đoạn văn mẫu.
- Viết được 1 đoạn miêu tả lá (hoặc thân, gốc) của cây.
II. Đồ dùng dạy-học:
- Bảng phụ chép lời giải bài tập 1
III. Các hoạt động dạy- học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a) Giới thiệu bài: Nêu MĐ- YC
b) Hướng dẫn HS luyện tập
* Bài tập 1:
- GV nhận xét,chốt ý đúng
a/ Tả sự thay đổi màu sắc lá bàng qua 4 mùa
b/ Tả sự thay đổi của cây sồi già từ mùa đông sang mùa xuân.
 - Treo bảng phụ
+ Hình ảnh so sánh: Nó như 1 con quái vật già nua cau có và khinh khỉnh đứng giữa đám bạch dương tươi cười.
+ Hình ảnh nhân hoá: Xuân đến, nó say sưa, ngây ngất khẽ đung đưa trong năng chiều.
* Bài tập 2:
 - Em chọn cây nào ? Tả bộ phận nào ?
 - GV nhận xét 6-7 bài.
4. Củng cố: 
 - Nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: 
 - Dặn HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh bài
 - Đọc 2 đoạn còn lại trong bài.
 - 2 em nối tiếp đọc nội dung bài 1 với 2 đoạn văn Lá bàng, Cây sồi già.
 - HS đọc thầm, trao đổi cặp phát hiện điểm chú ý, lần lượt nêu trước lớp
 - 1-2 em nêu hình ảnh so sánh và nhân hoá
 - HS đọc yêu cầu
 - HS chọn tả 1 bộ phận của cây mà em yêu thích.
 - Cây bàng, tả lá bàng
 - Cây hoa lan, tả bông hoa.
 - HS thực hành viết đoạn văn
 - 1-2 em đọc bài được GV đánh giá viết tốt
 - HS thực hiện
Giáo dục tập thể
TIẾT 22: SƠ KẾT TUẦN – KĨ NĂNG SỒNG: KĨ NĂNG GIAO TIẾP VỚI BẠN BÈ VÀ MỌI NGƯỜI
I. Mục tiêu:
	- Thông qua tiết sinh hoạt giúp HS thấy được mặt tiến bộ và những tồn tại cần khắc phục ở các mặt hoạt động trong tuần 22.
	 - Đề ra phương hướng cho tuần 23 Nhắc nhở HS vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường
II. Chuẩn bị: 
	- Tổ trưởng tổng điểm thi đua của từng cá nhân trong tổ.
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới:
a) HĐ 1: Sơ kết tuần
- Yêu cầu các tổ trưởng đọc nội dung theo dõi thi đua
- GV nhận xét hoạt động chung của lớp, rút ra những ưu khuyết điểm chính, nêu hướng khắc phục.
* Đề ra phương hướng, biện pháp
- Duy trì tốt nề nếp học tập
- Thực hiện tốt các hoạt động đội
- Giữ gìn vệ sinh trường, lớp
- Tiếp tục chăm sóc công trình măng non. 
b) HĐ 2: THKNS: Kĩ năng giao tiếp với bạn bè và mọi người
4. Củng cố: - Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài.
- Lắng nghe
- Từng tổ đọc
- Cả lớp lắng nghe
- Nhận xét, bổ xung ý kiến
- Cả lớp lắng nghe, rút kinh nghiệm cho bản thân
- Thực hiện tốt nề nếp
- Học sinh phát biểu
- HS Đóng vai ứng xử các tình huống
Duyệt của tổ trưởng
Nguyễn Thị Thu Thuỷ

Tài liệu đính kèm:

  • docBC 4 tuan 22.doc