Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt

Đạo đức

Tiết 9: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 1)

I. Mục tiêu:

- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi có chuyện buồn.

- Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn của bạn.

- HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.

- GDHS biết quí trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.

II. Tài liệu, phương tiện

- Tranh minh hoạ cho tình huống của HĐ1

- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.

III. Các hoạt động dạy học

1. Ổn định tổ chức:

2. Kiểm tra bài cũ:

- Em đã làm gì để quan tâm ông bà, cha mẹ, anh chị em? - Vài HS trả lời.

- Nhận xét, đánh giá.

3. Bài mới:

1. Giới thiệu bài.

2. Nội dung.

HĐ1: Thảo luận phân tích tình huống

* Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.

* Tiến hành:

- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết ND tranh. - HS quan sát, trả lời.

- GV giới thiệu tình huống. - HS chú ý nghe

- GV cho HS thảo luận - HS thảo luận theo nhóm nhỏ và cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả.

 - Các nhóm nêu kết quả nhận xét.

* GV kết luận: Gọi HS nêu lại

- Khi bạn có chuyện buồn em cần làm gì? - An ủi, động viên, giúp đỡ bạn .

HĐ 2: Đóng vai

* Mục tiêu: HS biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.

* Tiến hành:

- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai 1 trong các tình huống. - HS chú ý nghe

- GV giao tình huống cho các nhóm - Các nhóm nhận nhiệm vụ

 - HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.

- GV gọi các nhóm lên đóng vai - Các nhóm lên đóng vai

- GV cho lớp nhận xét. - HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm

- GV gọi HS rút ra kết luận - HS nêu kết luận

 

doc 10 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 532Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 9 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 9 
Thứ hai, ngày 31 tháng 10 năm 2016
Tiếng việt 
ÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục đích yêu cầu:
- Củng cố về từ chỉ hoạt động , trạng thái. Củng cố về các kiểu so sánh trong câu.
- Rèn kĩ năng dùng từ chỉ hoạt động , trạng thái và so sánh trong cách viết văn 
II. Đồ dùng dạy học: 
 - GV : Bảng nhóm , bút dạ 
III. Các hoạt động dạy học: 
1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Tìm 1 số từ chỉ hoạt động, trạng thái ?
3. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài 
2. Hướng dẫn làm bài tập 
*Bài 1 : Tìm từ chỉ hoạt động , trạng thái trong câu sau:
+ Chú mèo mướp nằm cạnh bếp, lim dim ngủ.
+ Con gà trống gáy vang báo trời sắp sáng.
+ Em vui vẻ cùng Mai tới trường. 
- Yêu cầu HS làm theo nhóm đôi 
- GV nhận xét , bổ sung 
*Bài 2 : ( vở )
Đặt 3 câu có từ chỉ hoạt động, trạng thái
- GV hướng dẫn
- GV chữa bài.
- Nhận xét 
*Bài 3 ( nhóm 4 ) 
Tìm hình ảnh so sánh trong các câu sau: 
a. Mái tóc mẹ em đen như nhung .
b. ánh trăng khuyết như chiếc thuyền nan trôi bồng bềnh.
*Bài 4 ( vở ): Đặt 4 câu có hình ảnh so sánh 
- Yêu cầu HS làm vào vở 
- Giáo viên nhận xột 
- HS nêu yêu cầu 
- HS thảo luận nhóm đôi.
- Đại diện nhóm báo cáo.
+ Từ chỉ hoạt động : nằm, ngủ, gáy, tới trường. 
+ Từ chỉ trạng thái : lim dim, sắp sáng, vui vẻ.
- HS đọc yêu cầu.
- Làm vào vở. 
( Ngoài đồng , đàn trâu đang nhởn nhơ gặm cỏ)
- HS làm vào vở.
- Đọc bài.
- Nhận xét.
- HS làm vở.
 4. Củng cố: 
- Nhận xét giờ học 
 5. Dặn dò: 
- VN xem lại bài 
Toán
LUYỆN: GÓC VUÔNG, GÓC KHÔNG VUÔNG
I- Mục tiêu:
- Củng cố về cách dùng ê-ke để kiểm tra , nhận biết góc vuông và góc không vuông. 
- Biết cách dùng ê-ke để vẽ góc vuông .
II Đồ dùng dạy -học
GV : Ê- ke; phấn màu
HS : Vở BT
III- Các hoạt động dạy -học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
Kiểm tra vở BT
3. Bài mới: 
* Bài 1( T49-VBT): Dùng ê ke vẽ kiểm tra góc vuông 
- Cho h/s kiểm tra rồi đánh dấu góc vuông
- Gọi h/s nêu tên góc vuông
* Bài tập 2: Dùng ê ke để vẽ góc vuông
a, Có đỉnh là O, cạnh OA, OB.
b, Có đỉnh là M , cạnh MP, MQ.
- T. nxét, chữa bài
* Bài 3( T49-VBT): Viết tiếp vào chỗ chấm theo mẫu:
Dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông
- Gọi h/s nêu
- T. nxét, chữa bài
* Bài 4 (T50-VBT): 
- Treo bảng phụ
- Gọi h/s nêu bài làm của mình
- T. nxét, chốt lời giải đúng
4/ Củng cố:
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Ôn lại bài.
Hát
- Nêu yêu cầu của bài
- HS kiểm tra rồi đánh dấu góc vuông.
- 2 HS lên bảng
- Nhận xét 
 A B
	 C
 E D
- Góc đỉnh A, góc đỉnh E
- HS nêu y/c
- HS vẽ vào vở – 2 h/s lên bảng
B P
O A M Q 
- Nêu yêu cầu của bài
- HS dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông và viết vào chỗ chấm.
Trong các hình có:
a. Các góc vuông: Đỉnh O; cạnh OP, cạnh OQ. Đỉnh A; cạnh AB, cạnh AC. Đỉnh I; cạnh IH, cạnh IK.
b. Các góc không vuông: Đỉnh T; cạnh TS, cạnh TR. Đỉnh M; cạnh MN, cạnh MP. Đỉnh D; cạnh DE, cạnh DG.
+ Có 3 góc vuông và 3 góc không vuông
- HS nêu y/c
- HS dùng ê- ke để kiểm tra góc vuông và điền vào chỗ chấm
a. Các góc vuông là: Đỉnh B; cạnh BA, cạnh BC. Đỉnh D; cạnh DA, cạnh DC
b. Các góc không vuông là: Đỉnh A; cạnh AB, cạnh AD. Đỉnh C; cạnh CB, cạnh CD
Thứ ba, ngày 01 tháng 11 năm 2016
Toán 
LUYỆN TẬP
I- Mục tiêu:
- Luyện cho HS biết cách dùng ê-ke để vẽ , Kiểm tra góc vuông và góc không vuông. 
- Biết cách dùng ê-ke để vẽ góc vuông tương đối thành thạo .
II Đồ dùng dạy -học
GV : Ê- ke; phấn màu
HS : VBT
III- Các hoạt động dạy- học chủ yếu:
1. Ổn định tổ chức:
2.Kiểm tra: 
Kiểm tra bài về nhà của HS
3.Bài mới:
* Bài 1(T50-VBT): HS dùng ê ke vẽ góc vuông a. Có đỉnh O, cạnh OA, OB
-b. Có đỉnh M, cạnh MB,MQ
 Bài 2(T50-VBT): Dùng ê ke kiểm tra góc vuông trong mỗi hình)
- Mỗi hình có mấy góc vuông?
 Bài 3(T50-VBT): Nối hai miếng bìa để ghép lại được một góc vuông
Treo bảng phụ
 Hình A ghép được từ hình nào?
- Hình B ghép được từ hình nào?
- Kiểm tra, nhận xét.
Bài 4(T50-VBT): Gấp tờ giấy theo hình sau để được góc vuông.
T hướng dẫn
4. Củng cố:
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- VN ôn lại bài.
Hát
- Nêu yêu cầu của bài
- HS thực hành vẽ nháp
- 3 HS vẽ trên bảng
- Nhận xét 
A P
O M 
 B Q
- HS dùng ê-ke để kiểm tra góc vuông.
- Hình thứ nhất có 3 góc vuông.
- Hình thứ hai có 2 góc vuông.
- Hình thứ 3 có 8 góc vuông
- HS quan sát , tưởng tượng để ghép hình.
+ Hình A ghép được từ hình1 và 3
+ Hình B ghép được từ hình 2 và 4
Học sinh quan sát 
HS thực hành gấp
Đạo đức
Tiết 9: CHIA SẺ VUI BUỒN CÙNG BẠN (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Cần chúc mừng khi bạn có chuyện vui, an ủi, động viên, giúp đỡ khi có chuyện buồn.
- Ý nghĩa của việc chia sẻ vui buồn của bạn.
- HS biết cảm thông, chia sẻ vui buồn cùng bạn trong cuộc sống hằng ngày.
- GDHS biết quí trọng các bạn, biết quan tâm chia sẻ vui buồn với bạn bè.
II. Tài liệu, phương tiện
- Tranh minh hoạ cho tình huống của HĐ1
- Các tấm bìa màu đỏ, xanh, trắng.
III. Các hoạt động dạy học 
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Em đã làm gì để quan tâm ông bà, cha mẹ, anh chị em? 
- Vài HS trả lời.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài.
2. Nội dung.
HĐ1: Thảo luận phân tích tình huống 
* Mục tiêu: HS biết một biểu hiện của quan tâm chia sẻ vui buồn cùng bạn.
* Tiến hành:
- GV yêu cầu HS quan sát tranh tình huống và cho biết ND tranh.
- HS quan sát, trả lời.
- GV giới thiệu tình huống. 
- HS chú ý nghe 
- GV cho HS thảo luận 
- HS thảo luận theo nhóm nhỏ và cách ứng xử trong tình huống và phân tích kết quả.
- Các nhóm nêu kết quả nhận xét.
* GV kết luận: Gọi HS nêu lại 
- Khi bạn có chuyện buồn em cần làm gì? 
- An ủi, động viên, giúp đỡ bạn.
HĐ 2: Đóng vai
* Mục tiêu: HS biết cách chia sẻ vui buồn với bạn trong các tình huống.
* Tiến hành: 
- GV chia nhóm và yêu cầu các nhóm xây dựng kịch bản và đóng vai 1 trong các tình huống. 
- HS chú ý nghe
- GV giao tình huống cho các nhóm 
- Các nhóm nhận nhiệm vụ 
- HS thảo luận nhóm, xây dựng kịch bản và chuẩn bị đóng vai.
- GV gọi các nhóm lên đóng vai
- Các nhóm lên đóng vai
- GV cho lớp nhận xét.
- HS cả lớp nhận xét, rút kinh nghiệm 
- GV gọi HS rút ra kết luận 
- HS nêu kết luận 
HĐ3: Bày tỏ thái độ 
* Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ trước các ý kiến có liên quan đến nội dung bài học. 
* Tiến hành:
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- HS suy nghĩ, bày tỏ từng thái độ bằng cách giơ các tấm bìa đã quy định. 
- GV cho HS thảo luận về lý do không tán thành. 
- HS thảo luận 
- GV kết luận:
- HS nghe
- Các ý kiến a, c, d, đ, e là đúng 
- HS nhắc lại.
- Ý kiến b là sai
4. Củng cố:
- Cho HS tự liên hệ
- HS liện hệ trong lớp.
5. Dặn dò: 
- HDVN: Sưu tầm tranh ảnh, ca dao, tục ngữ  nói về tình bạn 
Thứ năm, ngày 03 tháng 11 năm 2016
Tiếng việt
LUYỆN TỪ NGỮ VỀ CỘNG ĐỒNG. ÔN TẬP CÂU: AI LÀM GÌ?
I. Mục đích yêu cầu
- Biết tìm các bộ phận của câu trả lời câu hỏi: Ai ( cái gì, con gì?) Làm gì?
- Biết đặt câu hỏi cho các bộ phận của câu đã xác định 
- Biết điền tiếp vào chỗ trống để hoàn thành các thành ngữ về cộng đồng.
II- Đồ dùng dạy- học : 
	GV : Bảng phụ viết BT1, bảng lớp viết câu văn BT3
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra :
- Làm miệng 3 tiết LT&C tuần 7
- GV nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài
. Hướng dẫn làm BT
*Đọc câu sau rồi khoanh tròn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Những người trong cùng một họ thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.
*Bài tập 1: Đọc yêu cầu BT1
- GV nhận xét chốt lại lời giải đúng
c. Những người trong cùng một họ
* Bài tập 2: Đọc yêu cầu BT2
- Cho h/s làm bài vào vở
- Nhận xét chốt ý đúng
* Bài tập 3 
- Đọc yêu cầu BT
- Cho h/s làm bài vào vở
- GV nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 4
- Đọc yêu cầu BT
- Cho h/s làm bài vào vở
- Gv nhận xét và giải nghĩa 2 câu thành ngữ
- Cho h/s đọc lại 2 câu thành ngữ
- 2 HS làm miệng
- Nhận xét bạn
+ Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai?
- 1 HS đọc nội dung BT, lớp theo dõi - Lớp làm bài vào vở, 1 HS lên bảng làm
+ Những từ ngữ nào là bộ phận câu trả lời câu hỏi cái gì?
- HS làm bài - 1 HS lên bảng làm
- Nhận xét bạn
- Lời giải:
 b. thường gặp gỡ, thăm hỏi nhau.
+ Điền bộ phận câu trả lời câu hỏi Ai hoặc trả lời câu hỏi Làm gì vào chỗ trống.
- HS làm bài vào vở - 2 h/s lên bảng
a. Các bạn h/s trong cùng một lớp thường xuyên giúp đỡ nhau trong học tập.
b. Học sinh trường em góp sách vở giúp các bạn vùng lũ.
+ Điền tiếp từ ngữ vào từng dòng sau để hoàn thành các thành ngữ.
- HS làm bài vào vở - 2 HS lên bảng làm
a. Nhường cơm sẻ áo.
b. Bán anh em xa, mua láng giềng gần.
- HS đọc lại
4. Củng cố: - Cho h/s nêu lại các thành ngữ nói về cộng đồng đã học 
5. Dặn dò: - Về nhà ôn lại bài
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
TÌM HIỂU VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
I Mục tiêu : 
- HS bày tỏ lòng biết ơn các thầy giáo, cô giáo qua các bài viết của mình.
- Giáo dục HS thêm kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo.
II. Đồ dùng dạy-học :
- Giấy viết HS, giấy A4, giấy A0
- Các loại bút vẽ, màu vẽ
III. Các hoạt động dạy-học 
1. Ổn định tổ chức: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới: 
a- Nêu ý nghĩa của ngày 20-11
- Giáo viên phát biểu cảm nghĩ của mình ( Một GV đaị diện)
- Một HS phát biểu cảm nghĩ.
- Đại biểu phát biểu ý kiến
- Hội phụ huynh HS phát biểu
b. Chương trình văn nghệ của giáo viên và HS chào mừng ngày nhà giáo VNam 20/11
- Múa: Hai bàn tay của em do các em HS lớp 1B trình bày
- Múa: Đi cấy ( Dân ca ĐBBB ) do các em HS lớp 2A trình bày
- Múa: Bông hồng tặng cô do các em HS lớp 3B trình bày
- Múa: Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người 
- Hát đồng ca: Niềm vui của em do 
- Đơn ca nữ với bài : Ôi cuộc sống mến thương 
- Kết thúc chương trình là tiết mục nhảy Erobic 
4. Củng cố
- Nêu lại ý nghĩa của ngày 20 - 11.
5. Dặn dò: Đọc bài thơ, bài hát , câu truyện nói về thầy cô giáo.
Thứ sáu, ngày 04 tháng 11 năm 2016 
Tập làm văn
 LUYỆN KỂ VỀ NGƯỜI HÀNG XÓM
I. Mục đích yêu cầu
	- Củng cố kĩ năng nói : HS kể lại tự nhiên, chân thật về một người hàng xóm mà em yêu quý.
	- Củng cố kĩ năng viết : Viết lại được những điều vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 câu ) diễn đạt rõ ràng.
II. Đồ dùng GV : Bảng lớp viết 4 câu hỏi gợi ý kể về người hàng xóm
	 HS : Vở viết
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại câu chuyện Không nỡ nhìn
- Nói về tính khôi hài của câu chuyện
3. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
- GV nêu MĐ, YC của tiết học
2. HD HS làm BT
* Bài tập 1: Kể về một người hàng xóm mà em quý mến
- T. ghi gợi ý lên bảng
a, Người đó tên là gì , bao nhiêu tuổi ?
b, Người đó làm nghề gì ?
c, Tình cảm của gia đình em đối với 
người hàng xóm như thế nào ?
d, Tình cảm của người hàng xóm 
đối với gia đình em như thế nào ?
- T: Các em có thể kể 5 - 7 câu theo sát các gợi ý hoặc kể kỹ hơn vói nhiều câu về đặc điểm hình dáng, tính tình của 
người đó, tình cảm của gia đình em với người đó, tình cảm của người đó với gia đình em, không hoàn toàn lệ thuộc vào câu hỏi.
- GV nhận xét, rút kinh nghiệm
* Bài tập 2
- Đọc yêu cầu BT
- GV nhắc HS chú ý kể giản dị, chân thật
- 1, 2 HS kể
- Nhận xét bạn kể
- 2 HS đọc yêu cầu BT
- Cả lớp đọc thầm
- Dựa vào 4 gợi ý 1 HS khá giỏi kể mẫu vài câu
- 3, 4 HS thi kể
+ Viết những điều em vừa kể thành một đoạn văn ngắn ( từ 5 đến 7 câu )
- HS viết bài
- 5, 7 em đọc bài viết
- Nhận xét, bình chọn người viết tốt
4. Củng cố: - GV nhận xét tiết học
5. Dặn dò: - Về nhà đọc lại bài văn cho người thân nghe
Tự nhiên và xã hội
Tiết 18: ÔN TẬP: CON NGƯỜI VÀ SỨC KHOẺ (T2)
I. Mục tiêu - Tiếp tục củng cố và hệ thống hoá các kiến thức về cấu tạo và 
chức năng của các cơ quan: hô hấp, tuần hoàn, bài tiết nước tiểu và thần kinh.
- Biết bảo vệ và giữ vệ sinh các cơ quan đó.
- Vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
II. Đồ dung dạy – học:
	GV : Các hình trong SGK, phiếu ghi các câu hỏi ôn tập
	HS : SGK
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- Kết hợp trong bài ôn
3. Bài mới
a. HĐ1 : Ôn tập
- Hát
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố và hệ thống các kiến thức đã học về các cơ quan trong cơ thể người.
* Cách tiến hành
- T. nêu 1 số câu hỏi cho HS thi đua trả lời
- Em đã được học những cơ quan nào trong cơ thể người ?
- Trong các cơ quan ấy cơ quan nào là quan trọng nhất ?
- Khi ngủ những cơ quan nào được nghỉ ngơi ?
- Cơ quan tuần hoàn có những bộ phận 
nào ?
- Nêu vai trò của não, tuỷ sống ?
+ T. theo dõi, đánh giá 
- HS trả lời theo y/c của câu hỏi
- Cơ quan hô hấp, bài tiết nước tiểu, tuần hoà, thần kinh.
- Tất cả các cơ quan đều quan trọng. Vì mỗi cơ quan đều có chức năng và nhiệm vụ riêng giúp cơ thể con người hoạt động.
- Cơ quan thần kinh
- Tim và các mạch máu
- Não và tuỷ sống: là trung ương thần kinh điều khiển mọi hoạt động của con người
b. HĐ2 :Vẽ tranh 
* Mục tiêu : HS vẽ tranh vận động mọi người sống lành mạnh, không sử dụng các chất độc hại như thuốc lá, rượu, ma tuý.
* Cách thực hiện
+ Bước 1 : Tổ chức và hướng dẫn
- T. y/c mỗi nhóm chọn 1 nội dung để vẽ tranh vận động.
VD: Nhóm 1 chọn đề tài vận động không hút thuốc lá
 Nhóm 2 chọn đề tài vận động không uống rượu
 Nhóm 3 chọn đề tài vận động không sử dụng ma tuý.
+ Bước 2 : Thực hành
- Cho nhóm trưởng điều khiển các bạn 
- GV đi đến các nhóm động viên, 
giúp đỡ.
+ Bước 3 : Trình bày, đánh giá 
- Cho các nhóm trình bày trên bảng - GV nhận xét, đánh giá các nhóm nhóm vẽ 
 4. Củng cố
- GV nhận xét tinh thần học tập của các em, khen những em học tốt
- Nhận xét chung tiết học
5. Dặn dò: 
- Dặn HS về nhà ôn bài
- Các nhóm thảo luận và vẽ tranh
thảo luận để vẽ tranh như thế nào ?
- Đại diện nhóm treo tranh lên bảng và nêu ý tưởng của bức tranh
Duyệt của tổ trưởng
Phạm Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU TUAN 9.doc