Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt

Toán

LUYỆN: HÌNH TRÒN, TÂM, BÁN KÍNH, ĐƯỜNG KÍNH

I- Mục tiêu

- Củng cố cho HS về biểu t¬¬ượng về hình tròn, tâm, đ¬ường kính, bán kính.

- Bư¬¬ớc đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho tr¬¬ước.

II- Đồ dùng dạy - học

 GV : Com pa

 HS : Vở BT

III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu

Hoạt động dạy Hoạt động học

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra

3. Bài mới:

Bài 1: Nêu tên các bán kính và đường kính của hình tròn tâm 0

- Cho HS làm vào vở

- Gọi HS vừa chỉ vừa trả lời câu hỏi.

- T. nhận xét, chốt lời giải đúng

* Bài 2 : Vẽ hình tròn

a, Tâm A, bán kính 3 cm

b Tâm tùy ý, bán kính 2cm

- Gọi 2 HS lên bảng tự vẽ.

- Quan sát, giúp đỡ HS

- Chữa bài, nhận xét.

* Bài 3: Vẽ hình tròn tâm 0, bán kính tùy ý

- Vẽ đ¬¬ường kính AH, đường kính IK trong hình tròn

- T. theo dõi nhận xét

4/ Củng cố

- T. nhận xét giờ học

5/ Dặn dò: Ôn lại bài. - Hát

Com pa

 - HS làm vào vở Q

 M OO N

 P

- Các bán kính có trong hình tròn là: MO, OP, ON, OQ.

- Các đường kính có trong hình tròn là: MN, PQ.

- Thực hành theo GV:

+ Xác định bán kính.

+ Xác định tâm hình tròn

+ Vẽ hình tròn vào vở B

 H

 I

- HS vẽ vào vở

- HS đổi vở kiểm tra

 A H

 K

 

doc 9 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 636Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Buổi chiều Lớp 3 - Tuần 22 - Năm học 2016-2017 - Phạm Thị Nguyệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai ngày 6 tháng 2 năm 2017
Tiếng việt 
LUYỆN ĐỌC: NHÀ BÁC HỌC VÀ BÀ CỤ
I. Mục tiêu	
- Củng cố kĩ năng đọc trơn và đọc phân vai.
- Đọc kết hợp trả lời câu hỏi để nắm được nội dung câu chuyện: Ca ngợi nhà bác học vĩ đại Ê- đi - xơn rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
II. Đồ dùng dạy - học GV : SGK
	 HS : SGK	
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- Đọc thuộc bài : Ông tổ nghề thêu
- T. nhận xét, đánh giá
3. Bài mới
a. HĐ1: Đọc tiếng
- GV đọc mẫu, HD giọng đọc
- Đọc từng câu
- Đọc từng đoạn
- Đọc ĐT đoạn 1 của bài
b. HĐ 2 : Đọc hiểu
- Theo em khoa học mang lại lợi ích gì cho con người ? 
- Ê - đi – xơn là người như thế nào?
c. HĐ 3 : Thi đọc phân vai
- GV nhận xét 
- 2 HS đọc bài
- Nhận xét bạn đọc
- HS theo dõi
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu, kết hợp luyện đọc từ khó
+ Đọc nối tiếp 4 đoạn
- Kết hợp luyện đọc câu khó
- Đọc đoạn theo nhóm
- Thi đọc giữa các nhóm
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
- Cả lớp đọc ĐT đoạn 1
+ HS đọc thầm toàn bài
- Khoa học cải tạo thế giới, cải tạo cuộc sống của con người, làm cho con người sống sung sướng hơn.
- Ê- đi - xơn là nhà bác học vĩ đại, rất giàu sáng kiến, luôn mong muốn đem khoa học phục vụ con người.
- Các nhóm thi đọc phân vai 
- Bình chọn nhóm đọc hay nhất
4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: - Về nhà luyện đọc tiếp
Toán
LUYỆN: THÁNG - NĂM
I. Mục tiêu:
- Giúp HS:
+ Củng cố về tên gọi các tháng trong 1 năm, số ngày trong từng tháng
+ Củng cố về kỹ năng xem lịch (tờ lịch tháng, năm)
II Đồ dùng dạy - học : - Tờ lịch 2015
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
	- 1 năm có bao nhiêu tháng ?
	- Tháng 2 thường có bao nhiêu ngày ?
3. Bài mới:
* Bài tập 1(21):
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- Viết số thích hợp vào chỗ trống
a, Ngày 1 tháng 6 là thứ mấy ?
- Thứ 2
+ Ngày 2 tháng 9 là thứ mấy ?
+ Ngày 19 tháng 8 là thứ mấy ?
+ Ngày 30 tháng 4 là thứ mấy ?
+ Ngày 22 tháng 12 là thứ mấy ?
- Thứ 4
- Thứ 4
- Thứ 5
- Thứ 3
+ Ngày cuối cùng của tháng 2 là thứ mấy?
- Sinh nhật em là ngày nào, tháng nào? Hôm đó là thứ mấy?
- Thứ 7
- HS nêu
b, Thứ 2 đâù tiên của tháng 7 là ngày nào? 
+ Chủ nhật đầu tiên của năm 2015 là ngày nào, tháng nào? 
+ Chủ nhật cuối cùng của năm 2015 là ngày nào, tháng nào? 
- Tháng 10 có mấy ngày thứ năm, đó là các ngày nào?
- Ngày 6
- Ngày 4, tháng 1
- Ngày 27, tháng 12
- Có 5 ngày thứ 5 là: 1, 8, 15, 22, 29
* Bài tập 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S
S
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
Đ
- 2 HS nêu yêu cầu 
Tháng 2 có 30 ngày
Đ
Tháng 5 có 31 ngày
Đ
Tháng 7 có 31 ngày	
S
Tháng 12 có 31 ngày
Tháng 8 có 30 ngày
Đ
Tháng 9 có 30 ngày	
*Bài 3: 
- GV gọi HS nêu yêu cầu 
- 2HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS làm - nêu kết quả 
+ Ngày 29 tháng 4 là thứ 7, ngày 1 tháng 5 vào thứ 2. 
- HS khoanh vào phần B
4. Củng cố: - GV nhận xét giờ học
5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Thứ ba ngày 7 tháng 2 năm 2017
Toán 
LUYỆN: HÌNH TRÒN, TÂM, BÁN KÍNH, ĐƯỜNG KÍNH
I- Mục tiêu
- Củng cố cho HS về biểu tượng về hình tròn, tâm, đường kính, bán kính. 
- Bước đầu biết dùng com pa để vẽ hình tròn có tâm và bán kính cho trước.
II- Đồ dùng dạy - học 
 GV : Com pa
 HS : Vở BT
III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
3. Bài mới:
Bài 1: Nêu tên các bán kính và đường kính của hình tròn tâm 0
- Cho HS làm vào vở
- Gọi HS vừa chỉ vừa trả lời câu hỏi.
- T. nhận xét, chốt lời giải đúng
* Bài 2 : Vẽ hình tròn
a, Tâm A, bán kính 3 cm
b Tâm tùy ý, bán kính 2cm
- Gọi 2 HS lên bảng tự vẽ.
- Quan sát, giúp đỡ HS 
- Chữa bài, nhận xét.
* Bài 3: Vẽ hình tròn tâm 0, bán kính tùy ý
- Vẽ đường kính AH, đường kính IK trong hình tròn 
- T. theo dõi nhận xét
4/ Củng cố
- T. nhận xét giờ học
5/ Dặn dò: Ôn lại bài.
- Hát
Com pa
 - HS làm vào vở Q
O
 M OO N
 P
- Các bán kính có trong hình tròn là: MO, OP, ON, OQ.
- Các đường kính có trong hình tròn là: MN, PQ.
- Thực hành theo GV:
+ Xác định bán kính.
+ Xác định tâm hình tròn
+ Vẽ hình tròn vào vở B
 A
 0
 H
 I 
- HS vẽ vào vở 
- HS đổi vở kiểm tra
 0
 A H
 K 
Đạo đức
Tiết 22: TÔN TRỌNG KHÁCH NƯỚC NGOÀI
I. Mục tiêu:
- Sau bài học,hs hiểu:như thế nào là tôn trọng khách nước ngoài.Vì sao cần tôn trọng khách nước ngoài.Trẻ em có quyền được đối xử bình dẳng không phân biệt màu da,quốc tịch,quyền được giữ gìn bản sắc dân tộc ( ngôn ngữ,trang phục ).
- Rèn cho hs biết cách cư xử lịch sự khi gặp gỡ với khách nước ngoài .
- Giáo dục hs có thái độ tôn trọng khi gặp gỡ,tiếp xúc với khách nước ngoài.
II.Tài liệu và phương tiện:
+, GV: tranh sgk,phiếu bài tập.
+,HS :VBTĐĐ
III. Các hoạt động dạy - Học chủ yếu:
1.Ổn định tổ chức :
2. Kiểm tra:
? Kể lại câu chuyện “Cậu bé tốt bụng”
?Nêu bài học
3. Bài mới: Giới thiệu
Hoạt động 3: Xử lí tình huống và đóng vai
- GV cho hs làm BT 3,4SGK,mỗi nhóm thảo luận,đóng vai một tình huống.
- Tổng kết,nhận xét
*,KL:a,Cần chào đón khách nước ngoài
b, Cần nhắc nhở các bạn không nên tò mò và chỉ trỏ như vậy.Đó là việc làm không đẹp.
*,KL chung: tôn trọng khách nước ngoài và sẵn sàng giúp đỡ họ khi cần thiết là thể hiện lòng tự trọng và tự tôn dân tộc,giúp khách nước ngoài thêm hiểu và quý trọng đất nước,con người Việt Nam
- Hát
- 1 hs kể
- HS chia 4 nhóm,thảo luận tình huống,đóng vai theo tình huống,đại diện nhóm trả lời,nhận xét.
4.Củng cố: 
 -Nhận xét giờ
5. Dặn dò:
 - HS vận dụng bài học vào thực tế
Thứ năm ngày 9 tháng 2 năm 2017
Tiếng việt 
LUYỆN VIẾT: CHIẾC MÁY BƠM
I. Mục tiêu:	
 + Rèn kĩ năng viết chính tả:
- Nghe - viết đúng chính tả, trình bày đúng đoạn 3 bài Chiếc máy bơm.
- Làm bài tập điền dấu thanh dễ lẫn: dấu hỏi/dấu ngã.
- Rèn chữ viết cẩn thận, sạch đẹp.
II. Đồ dùng dạy - học : 
 Bảng phụ, bảng con
III.Các hoạt động dạy - học :	
 1. Tổ chức - Hát
2. Kiểm tra: 
 Viết b/con
- Nhận xét
3. Bài mới: Giới thiệu bài 
a. Hướng dẫn HS viết
- HS viết: xinh đẹp, sáng tạo
- T. đọc mẫu đoạn 3 
- Nhờ đâu chiếc máy bơm đầu tiên của loài người đã ra đời?
- T. hướng dẫn nhận xét:
+ Trong đoạn viết có những chữ nào viết 
hoa ?
- Tìm từ khó viết trong bài ?
- Cho HS đổi nháp, kiểm tra
- T. nhận xét, chỉnh sửa cho HS
b. HS viết bài
- T. đọc cho HS viết bài
- T. đọc soát lỗi
- Nhận xét
 c. Bài tập: Điền dấu hỏi hay dấu ngã vào chữ in đậm
- T. nhận xét chốt lời giải đúng
 Cánh gì cánh chẳng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
 Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi
 * Là cánh đồng
4.Củng cố 
 - Nhận xét giờ học 
5. Dặn dò: 
 Về nhà sửa lỗi sai trong bài.
- HS theo dõi SGK
- 2 HS đọc lại + Lớp đọc thầm	
- Nhờ óc sáng tạo và tình yêu thương của ác - si- mét với người nông dân.Ông muốn giúp người lao động đỡ vất vả.
- Những chữ đầu câu, đầu dòng, sau dấu chấm.
- HS nêu & viết ra nháp: 
máy bơm, xoắn, sử dụng, ....
- HS đổi nháp, kiểm tra bài của bạn
- HS viết vào vở
- HS đổi vở soát lỗi
- HS tự chữa lỗi
+ HS nêu y/c
- HS làm bài vào vở, chữa bài
- Các bạn nhận xét, bổ sung
Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
ĂN UỐNG SẠCH SẼ 
I. Mục tiêu: 
- Nêu được những việc cần làm để ăn uống sạch sẽ
-Thực hiện ăn uống sạch sẽ
- Có ý thức vệ sinh ăn uống
II. Chuẩn bị
- Bộ tranh VS CN
III. Hoạt động dạy - học 
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
3. Bài mới.
HĐ thầy
a. HĐ1: Những việc cần làm để ăn uống sạch
- Cho học sinh thảo luận.
 GV phát cho mỗi nhóm 1 bộ tranh số 3
 Bức tranh vẽ gì?
 Việc làm đó có tác hại gì?
+Để ăn sạch chúng ta phải:
- Rửa tay trước khi ăn, trước khi dọn mâm bát hoặc nấu nướng, chế biến thức ăn
- Rửa sạch rau, quả, đối với một số quả phải gọt bỏ vỏ
- Thức ăn phải đậy cận thận
- Bát đũa phải sạch sẽ
b. Hoạt động 2: Những việc cần làm để uống sạch
- Gv yêu cầu trong lớp tất cả kể tên những đồ uống các em dùng hằng ngày
- Theo em loại uống nào nên uống?
- Loại nào không nên uống?
+ Kết luận: Nước uống trong mỗi gia đình cần được lấy từ nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm, đun sôi để nguội. Trong trường hợp nước bị đục các gia đình cần phải lọc theo hướng dẫn của y tế và phải đun sôi trước khi uống.
c. Hoạt động 3: Ích lợi của việc ăn uống hợp vệ sinh
- Cho HS thảo luận 
 Tại sao chúng ta phải ăn uống sạch sẽ?
+ Kết luận: Ăn uống sạch sẽ giúp chúng ta đề phòng một số bệnh đường ruột như tiêu chảy, giun sán
4. Củng cố 
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò
- VN áp dụng bài học.
HĐ trò
- Thảo luận rồi báo cáo theo nội dung của tranh.
- Nghe.
- HS kể tên các loại đồ uống.
- Trả lời theo ý của học sinh.
- Nghe.
- Thảo luận.
- Ăn uống sạch sẽ giúp phòng được một số bệnh về đường ruột và giúp cơ thể phát triển đều, khoẻ mạnh.
Thứ sáu ngày 10 tháng 2 năm 2017
Tự nhiên và xã hội
Tiết 44. RỄ CÂY (Tiếp theo)
I. Mục tiêu:
- Nêu đợc chức năng của rễ đối với đời sống của thực vật và ích lợi của rễ đối với đời sống con người .
- Rèn kĩ năng hiểu và nắm được ích lợi của rễ cây .
- Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh và môi trường 
II. Đồ dùng dạy- học:
- Các hình trong SGK (84 + 85)
III. Các hoạt động dạy học.
 1. Ổn định tổ chức: Hát 
 2. Kiểm tra: 
- Nêu các loại rễ chính (2HS)
 3. Bài mới:
1. Hoạt động 1: Làm việc theo nhóm.
* Mục tiêu: Nêu được chức năng của rễ.
* Tiến hành.
- GV yêu cầu HS thảo luận.
- GV nêu câu hỏi.
- Nói lại việc làm theo yêu cầu của SGK.
- Giải thích tại sao không có rễ thì cây không sống được? 
- Theo bạn rễ cây có chức năng gì?
* GV kết luận: 
 Rễ cây đâm xuống đất để hút nước và muối khoáng đồng thời còn bám chặt vào đất giúp cho cây không bị đổ.
- HS thảo luận nhóm, nhóm trưởng điều khiển.
- Đại diện nhóm nêu kết quả
- Các nhóm khác nhận xét, bổ xung 
- HS trả lời 
- Hút nước và chất dinh dưỡng để nuôi cây
2. Hoạt động 2: Làm việc theo cặp 
* Mục tiêu: Kể ra những lợi ích của 1 số rễ cây.
* Tiến hành:
- GV nêu yêu cầu:
- Thảo luận theo cặp theo một số câu hỏi có trong phiếu. 
- GV gọi HS nêu kết qủa 
* Kết luận: Một số cây có rễ làm thức ăn, làm thuốc, làm đường
- HS thảo luận theo cặp 
- 2HS quay mặt vào nhau và chỉ là rễ của các cây có trong hình 2, 3, 4,5 . Những rễ đó được sử dụng để làm gì ?
- Đại diện nhóm trả lời
- HS nêu KL
- HS thi đua đặt ra những câu hỏi và đố nhau về việc con người sử dụng 1 số loại rễ cây để làm gì?
 4.Củng cố:
- Rễ cây có ích lợi gì?
- Đánh giá tiết học 
 5. Dặn dò: 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
Tiếng Việt
LUYỆN: NÓI, VIẾT VỀ NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÍ ÓC
I. Mục tiêu
	- Tiếp tục rèn kĩ năng nói : Kể được 1 vài điều về một vài người lao động trí óc mà em biết ( tên, nghề nghiệp, công việc hàng ngày, cách làm việc của 
người đó ).
	- Rèn kĩ năng viết : Viết lại được những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn 
( từ 7 đến 10 câu ) diễn đạt rõ ràng, sáng sủa.
II. Đồ dùng dạy - học 
GV : Tranh minh hoạ về 1 số trí thức, bảng viết gợi ý về 1 người lao động trí óc.
HS : SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Hoạt động của thầy Hoạt động của trò
1. Ổn định tổ chức
2. Kiểm tra 
- Kể lại chuyện : Nâng niu từng hạt giống.
- T. nhận xét.
3/ Bài mới - Giới thiệu bài 
* Bài tập 1 
- Kể tên 1 số nghề lao động trí óc mà em biết ? 
- T. nhắc HS các em có thể kể về 1 
người thân trong gia đình( ông, bà, cha mẹ, anh chị,....); 1 người hàng xóm; hoặc 1 người mà em biết qua đọc truyện, sách, báo, .....
- GV và cả lớp nhận xét
* Bài tập 2 
- Nêu yêu cầu BT
- GV theo dõi, giúp đỡ các em viết bài.
- GV nhận xét.
- HS kể lại chuyện
+ Kể về 1 người lao động trí óc mà em biết.
- Bác sĩ, giáo viên, kĩ sư xây dựng, kĩ 
sư hàng không, kĩ sư cầu đường, kiến trúc sư, nhà nghiên cứu, nhà thông thái,... .....
- 1, 2 HS nói về người lao động trí óc mà em biết
*VD: 
- Người ấy tên là gì ? Làm nghề gì ? 
- Công việc hàng ngày của người ấy là gì?
- Người đó làm việc như thế nào?
- Công việc ấy quan trọng như thế nào với mọi người?
- Em có thích làm công việc như người ấy không ?
- Từng cặp HS tập kể trong nhóm.
- 4, 5 HS thi kể trước lớp.
+ Viết những điều em vừa kể thành 1 đoạn văn ngắn khoảng 7 đến 10 câu.
- HS viết bài vào vở.
- 5, 7 HS đọc bài viết trước lớp
4. Củng cố : Nhận xét giờ học
5. Dặn dò: Ôn lại bài.
Duyệt của tổ trưởng
Phạm Thị Nguyệt

Tài liệu đính kèm:

  • docCHIEU TUAN 22.doc