I . MỤC TIÊU : HS biết được :
- Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học .
- HS có thái độ : Vui vẻ , phấn khởi đi học , tự hào đã thành HS lớp Một
- Biết yêu quý bạn bè , thầy cô giáo , trường lớp .
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC :
- Vở BTĐĐ
- Các bài hát : Trường em , Đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường .
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
1.Ổn Định : hát , Chuẩn bị vở BTĐĐ.
2.Kiểm tra bài cũ :
- Tiết trước em học bài gì ?
- Em hãy tự giới thiệu về em.?
- Em cảm thấy như thế nào khi tự giới thiệu về mình ?
- Em cần làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một ?
- Nhận xét bài cũ , KTCBBM
3.Bài mới :
Hoạt Động: Khởi động:Hát bài đi tới trường
- GV yêu cầu vài học sinh kể lại buổi đầu tiên em đến lớp .
- Giáo viên nhận xét , bổ sung ý kiến .
* Kết luận : Con người ai cũng có một tên riêng và ai cũng có một ngày đầu tiên đi học .
- Việc chuẩn bị của các em tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình , nhưng các em đều có chung 1 niềm vui sướng là đã là học sinh lớp Một .
Thứ hai ngày 30 tháng 8 năm 2010 Đạo Đức 1 Tên Bài Dạy : EM LÀ HỌC SINH LỚP MỘT (tt) I . MỤC TIÊU : HS biết được : Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học . HS có thái độ : Vui vẻ , phấn khởi đi học , tự hào đã thành HS lớp Một Biết yêu quý bạn bè , thầy cô giáo , trường lớp . II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : Vở BTĐĐ Các bài hát : Trường em , Đi học , Em yêu trường em , Đi tới trường . III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU : 1.Ổn Định : hát , Chuẩn bị vở BTĐĐ. 2.Kiểm tra bài cũ : Tiết trước em học bài gì ? Em hãy tự giới thiệu về em.? Em cảm thấy như thế nào khi tự giới thiệu về mình ? Em cần làm gì để xứng đáng là Học sinh lớp Một ? Nhận xét bài cũ , KTCBBM 3.Bài mới : Hoạt Động: Khởi động:Hát bài đi tới trường GV yêu cầu vài học sinh kể lại buổi đầu tiên em đến lớp . Giáo viên nhận xét , bổ sung ý kiến . * Kết luận : Con người ai cũng có một tên riêng và ai cũng có một ngày đầu tiên đi học . - Việc chuẩn bị của các em tuỳ thuộc vào hoàn cảnh từng gia đình , nhưng các em đều có chung 1 niềm vui sướng là đã là học sinh lớp Một . Hoạt động 1 : Quan sát tranh và kể chuyện theo tranh . Mt : Qua thực tế của mình Học sinh có thể kể một câu chuyện theo nội dung tranh : Cho Học sinh mở vở BTĐĐ quan/sát tranh ở BT4 , yêu cầu Học sinh kể chuyện theo nhóm . Yêu cầu Học sinh lên trình bày trước lớp , Giáo viên lắng nghe bổ sung ý kiến cho từng em ? Giáo viên kể lại chuyện (theo tranh ) + Tranh 1 : Đây là bạn Hoa . Hoa 6 tuổi . Năm nay Hoa vào lớp 1 . Cả nhà vui vẻ chuẩn bị cho Hoa đi học . + Tranh 2 : Mẹ đưa Hoa đến trường . Trường Hoa thật là đẹp . Cô giáo tươi cười đón em và các bạn vào lớp . + Tranh 3 : Ở lớp , Hoa được cô giáo dạy bảo điều mới lạ . Rồi đây em sẽ biết đọc , biết viết , biết làm toán nữa . Em sẽ tự đọc truyện đọc báo cho ông bà nghe , sẽ tự viết thư cho Bố khi bố đi xa . Hoa sẽ cố gắng học thật giỏi. Thật ngoan . + Tranh 4 : Hoa có thêm nhiều bạn mới . Giờ chơi em vui đùa ở sân trường thật vui . + Tranh 5 : Về nhà Hoa kể với bố mẹ về trường lớp mới , về cô giáo và các bạn của em . Cả nhà đều vui . Hoa là Học sinh lớp 1 rồi . Hoạt động 2: Múa hát về trường lớp của em Mt : Học sinh biết yêu quý bạn bè , thầy cô giáo , trường lớp : Cho Học sinh múa hát . * Kết luận : Trẻ em có quyền có họ tên , có quyền được đi học .Chúng ta thật vui và tự hào vì đã trở thành Học sinh lớp 1 Hãy cố gắng học thật giỏi , thật ngoan để xứng đáng là Học sinh lớp 1 . 4.Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học , khen ngợi học sinh hoạt động tích cực . Dặn học sinh ôn lại bài , tập kể lại chuyện theo tranh . Chuẩn bị bài hôm sau “ Gọn gàng , sạch sẽ ” . Đạo Đức 2 Học tập, sinh hoạt đúng giờ ( t 2 ) I / Mục tiêu - Giúp các em hiểu các biểu hiện cụ thể, ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ . - Biết tự lập TKB hợp lí cho bản thân và thực hiện đúng . - Có thái độ đồng tình với các bạn học tập, sinh hoạt . II/ Tài liệu - phương tiện : - GV : bảng phụ - HS : VBT, thời gian biểu đã lập . III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu 1. Hoạt động : Khởi động - Hát + vỗ tay - TLCH : . Thế nào là học tập, sinh hoạt đúng giờ ? . Em đã học tập và sinh hoạt đúng giờ chưa? → nhận xét, tuyên dương . 2. Hoạt động : Giới thiệu bài 3. Hoạt động : Bày tỏ ý kiến ( P2 đàm thoại ) MT : Hs có cơ hội bày tỏ ý kiến về ích lợi của việc học tập, sinh hoạt đúng giờ . - GV quy định : Đồng ý : giơ tay Không đồng ý : không giơ tay - HS đọc yêu cầu bài 4/3 VBT, gv hd hs nắm yêu cầu . - GV đọc lại từng ý kiến cho HS lựa chọn và giải thích nhận xét, bổ sung → KL : Học tập, sinh hoạt đúng giờ có lợi cho sức khỏe và việc học của các em . - Nhận xét , tuyên dương những em biết trả lại cuả rơi 4 . Hoạt động : Biết hành động cần làm ( P2 thảo luận nhóm ) MT : Giúp hs nhận biết thêm về ích lợi của việc học tập sinh hoạt đúng giờ . - Hs thảo luận nhóm : Ghi lại những ích lợi và việc cần làm của học tập, sinh hoạt đúng giờ - Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét → Học tập , sinh hoạt đúng giờ rất có ích . 5. Hoạt động : Trình bày thời gian biểu ( P2 động não ) MT : Sắp xếp lại TGB cho hợp lí và theo dõi việc thực hiện . - Gv yêu cầu hs làm việc đôi bạn, kiểm tra TGB của nhau xem hợp lí chưa → Trình bày trước lớp → nhận xét . - GV hd theo dõi việc thực hiện * Không thực hiện được * Thực hiện được 6.Hoạt động : Kết thúc - Hs tự làm VBT 5/4 → nhận xét, tuyên dương . - Thực hiện những điều đã học - Dặn dò : Xem bài Biết nhận lỗi và sửa lỗi . . Thứ ba ngày 31 tháng 8 năm 2010 Hoạt động ngoài giờ lớp 1 An Toàn Và Nguy Hiểm Khi Đi Trên Đường I./ Mục Tiêu: Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. HS nhận biết được những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố. Biết phân biệt những tình huống an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. II./ Các Hoạt Động Dạy Học: HĐ1: Giới thiệu An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. Gthiệu : Nếu em đang đứng ở sân trường, có 2 bạn đang đuổi nhau chạy xô vào em, làm em ngã hoặc cả hai cùng ngã. Vì sao em ngã? Trò chơi như thế của hai bạn gọi là gì? KL: Khi đi trên đường không để xảy ra va quẹt, không bị ngã, bị đau đó là an toàn. HĐ2: Thảo luận nhóm. Cho hs thảo luận từng tình huống để biết tình huống nào là an toàn tình huống nào là nguy hiểm. HĐ3: Trò chơi Hướng dẫn HS cách chơi trò chơi “ Đèn xanh – đèn đỏ” Cho HS chơi thử Cho chơi thật 5 ,6 lần HĐ4: Củng cố – dặn dò: Khi tham gia giao thông em đi như thế nào? Hãy kể một số hành động có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông. Thực hành đúng luật giao thông Nhận xét tiết học Hoạt động ngoài giờ lớp 2 An Toàn Và Nguy Hiểm Khi Đi Trên Đường I./ Mục Tiêu: Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. HS nhận biết được những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố. Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. II./ Các Hoạt Động Dạy Học: HĐ1: Giới thiệu An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. Gthiệu : Nếu em đang đi trên đường, có 2 bạn đang đuổi nhau chạy va vào em, làm em ngã hoặc cả hai cùng ngã. Vì sao em ngã? Tham gia giao thông như thế của hai bạn có an toàn không? Vậy theo em thế nào là an toàn? KL: Khi đi trên đường không để xảy ra va quẹt, không bị ngã, bị đau đó là an toàn. HĐ2: Thảo luận nhóm. Cho hs thảo luận để tìm ra cách các hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường? HS trình bày, giáo viên nhận xét HĐ 3: Trò chơi Cho HS chơi trò chơi “ Đèn xanh – đèn đỏ” HĐ 4: Củng cố – dặn dò: Thực hành đúng luật giao thông Nhận xét tiết học Thứ tư ngày 01 tháng 09 năm 2010 Hoạt động ngoài giờ lớp 3 An Toàn Và Nguy Hiểm Khi Đi Trên Đường I./ Mục Tiêu: Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. HS nhận biết được những nguy hiểm thường có khi đi bộ, đi xe đạp. II./ Các Hoạt Động Dạy Học: HĐ1: Hành vi An toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. GV : Em hãy nêu 1 tình huống có thể gây nguy hiểm khi mà em đã gặp khi em đi trên đường. Vì sao nguy hiểm đó xảy ra? Có cách gì để điều nguy hiểm đó không xảy ra ? KL: Khi đi trên đường ta cần tuân theo luật giao thông đường bộ; đi sát lề bên phải, không đùa giởn trên đường HĐ2: Thảo luận nhóm. Tìm tình huống và sắm vai Cho hs thảo luận để tìm ra những hành vi gây nguy hiểm khi đi bộ, đi xe đạp sau đó đại diện từng nhóm sắm vai tình huống mà nhóm mình vừa thảo luận HS trình bày, giáo viên nhận xét HĐ 3: Trò chơi Cho HS chơi trò chơi “ Đèn xanh – đèn đỏ” HĐ 4: Củng cố – dặn dò: Thực hành đúng luật giao thông Nhận xét tiết học. Hoạt động ngoài giờ lớp 4 An Toàn Và Nguy Hiểm Khi Đi Trên Đường I./ Mục Tiêu: Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. HS nhận biết được những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố. Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. II./ Các Hoạt Động Dạy Học: HĐ1: Thi đua theo tổ. GV : Em hãy nêu những tình huống có thể gây nguy hiểm khi mà em đã gặp khi em đi trên đường. Hs thực hiện theo tổ, tổ nào tìm nhiều tình huống là thắng KL: Khi đi trên đường ta cần tuân theo luật giao thông đường bộ; đi sát lề bên phải, không đùa giởn trên đường để đảm bảo an toàn . HĐ2: Tranh luận. Cho hs thảo luận nhóm để đưa ra các tình huống về giao thông, nhóm khác đưa ra cách xử lí các tình huống đó để không xảy ra nguy hiểm. HS có thể tranh luận sao bạn không giải quyết bằng cách khác Giáo viên nhận xét chốt lại cách xử lí HĐ 3: Trò chơi Cho HS chơi trò chơi “ Đèn xanh – đèn đỏ” HĐ 4: Củng cố – dặn dò: Thực hành đúng luật giao thông Nhận xét tiết học & Hoạt động ngoài giờ lớp 5 An Toàn Và Nguy Hiểm Khi Đi Trên Đường I./ Mục Tiêu: Học sinh nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ, đi xe đạp trên đường. HS nhận biết được những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố. Biết phân biệt những hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường. II./ Các Hoạt Động Dạy Học: HĐ1: Thi đua theo tổ. GV : Em hãy nêu những tình huống có thể gây nguy hiểm khi mà em đã gặp khi em đi trên đường. Hs thực hiện theo tổ, tổ nào tìm nhiều tình huống là thắng KL: Khi đi trên đường ta cần tuân theo luật giao thông đường bộ; đi sát lề bên phải, không đùa giởn trên đường để đảm bảo an toàn . HĐ2: Thảo luận nhóm. Cho hs thảo luận nhóm và đóng vai các tiểu phẩm do các em tự chọn. HS các nhóm trình bày, giáo viên nhận xét HĐ 3: Trò chơi Cho HS chơi trò chơi “ Đèn xanh – đèn đỏ” HĐ 4: Củng cố – dặn dò: Thực hành đúng luật giao thông Nhận xét tiết học & Thứ năm ngày 2 tháng 9 năm 2010 Nghỉ Lễ Quốc Khánh { Thứ sáu ngày 3 tháng 9 năm 2010 Nghỉ
Tài liệu đính kèm: