Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4

I . Mục tiêu :

- Học sinh ôn tập lại các dạng toán phép tính + - x : các số tự nhiên đến 100 000.

- Học sinh làm được các bài toán “biểu thức có chứa một chữ” .

- Học sinh thích giải toán về số tự nhiên .

II. Các bài toán luyện tập :

Bài tập 1:

 Cho các số 60 873 :67 305 ; 68 973 ; 69 033 ; 90 783 ; 98 037 .

A) Viết các số theo thứ tự từ lớn đến bé .

B) Viết các số theo thứ tự từ bé đến lớn .

Bài tập 2 :Viết số sau :

A) Số bé nhất và số lớn nhất có 3 chữ số .

B) Số bé nhất và số lớn nhất có 4 chữ số .

C) Số bé nhất và số lớn nhất có 5 chữ số .

Bài số 3 : Tính giá trị của biểu thức

a) 2 x m + 500 với m = 25 ; m = 250 ; m = 2500

b) 3 x n + 444 với n = 10 ; n = 100 ; n = 1000 .

Bài số 4 : Viết số có 6 chữ số biết :

A) Chữ số ở tất cả các hàng đều là 4.

b) Chữ số ở lớp nghìn đều là 3, chữ số lớp đơn vị là 5.

c) Chữ số ở hàng đơn vị là 2 các chữ số tiếp theo là 7 .

d) Chữ số ở hàng trăm nghìn là 6 các chữ số ở hàng còn lại là 0 .

GV hướng dẫn học sinh làm bài giải .

Học sinh lên bảng làm bài giải .

GV, học sinh nhận xét ; kết luận .

GV nêu ra cách giải trung để áp dụng vào làm bài tập khác .

 

doc 38 trang Người đăng honganh Lượt xem 5413Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 cách nên hiệu số giữa hai số phải tìm là : 1 x 2 + 2 x 2 = 6 ( đơn vị )
Ta cũng có thể dùng sơ đồ sau:
Số chẵn bé số lẻ số lẻ số lẻ số chẵn lớn 
 1 3 3 
 * * * * *
 1 2 2 1
 Dáp số :994 và 1000
Bài tập 5 :
Gợi ý : Số lẻ nhỏ nhất có 4 chữ số là 1001 . Số chẵn lớn nhất có ba chữ số là 998 . Vậy hiệu hai số là :
1001 - 998 = 3
Từ đó , tìm được đáp số của bài toán .
 đáp số : 995 và 998
__________________________________________________________________
Ôn tập số tự nhiên
I. Mục tiêu :
- học sinh củng cố lại các bài toán về số tự nhiên .
- Rèn luyện kỹ năng ham thích giải toán .
- Giáo dục học sinh ham học .
II. các bài tập để luyện tập :
Bài tập 1 : Biết cạnh của mỗi ô vuông trong hình bên đều dài 1 cm. 
a). Tính tổng chu vi của tất cả các hình vuông trong hình vẽ 
b). Tính tổng diện tích của tất cả các hình vuông trên hình vẽ .
c). ngoài các hình vuông đã cho hình trên còn có bao nhiêu hình chữ nhật .
d). Tính chu vi tất cả các hình chữ nhật vừa tìm được .
e) Tính diện tích tất cả các hình chữ nhật đó.
Giải
a) Chu vi của 4 hình vuông nhỏ (4 ô vuông) là:
(1 x 4) x 4 = 16 (cm)
Chu vi của 1 hình vuông lớn là :
2 x 4 = 8 (cm)
Tổng chu vi của cả 5 hình vuông là :
16 + 8 = 24 (cm)
b). Diện tích của 4 hình vuông nhỏ là .
(1 x 1 ) x 4 = 4 (cm2)
Diện tích của 1 hình vuông lón là :
2 x 2 = 4 (cm2).
Tổng diện tích của cả 5 hình vuông nhỏ là :
4 + 4 = 8 (cm2).
c) . Có 4 hình chữ nhật ( mỗi hình gồm hai ô vuông ) .
d) . Tổng chu vi 4 hình chữ nhật đó là :
(2 + 1) x 2 x 4 = 24 (cm).
e). Tổng diện tích của 4 hình chữ nhật đó là :
2 x 1 x 4 = 8 ( cm2).
Bài tập 2 . Thế kỷ thứ 21 có bao nhiêu ngày ?
Giải
Cứ 4 năm liên tiếp thì có 1 năm nhuận .
Vậy 1 thế kỷ có :
100 : 4 = 25 ( năm nhuận)
Còn lại là :
100 – 25 = 75 ( năm không nhuận)
25 năm nhuận có số ngày là :
25 x 
75 năm không nhuận có số ngày là :
75 x .
Từ đó tìm được số ngày của một thế kỷ .
Bài tập 3 . Tổng của số bị trừ , số trừ và hiệu là 200 . Số trừ lớn hơn hiệu 10 đơn vị . Tìm số trừ và số bị trừ ?
Giải
Vì số bị trừ bằng hiệu cộng số trừ nên : Số bị trừ hay “ hiệu cộng số trừ ”đều bằng :
200 : 2 = 100 .
10
Mặt khác số trừ lớn hơn hiệu 10 đơn vị nên ta có sơ đồ sau :
Số trừ : |--------------------------------------------------------|----------------|
Hiệu : |--------------------------------------------------------| 	100
Vậy số trừ là :
( 100 + 10) : 2 = 55
 Đáp số : 100 và 55
Bài tập 4 : Đầu cá nặng hơn đuôi cá 200 g nhưng lại nhẹ hơn thân cá 300g . Biết rằng cả con cá nặng 2200g , hỏi đuôi cá nặng bao nhiêu ?
Giải
Theo đầu bài ta có sơ đồ sau :
 200g
Đuôi cá : |---------------------------------------------| 
 300 g
Đầu cá : |---------------------------------------------|----------------| 	2200g
Thân cá : |----------------------------------------------|----------------|--------------------------|
Vậy ba lần đuôi cá nặng :
220 – ( 300 + 200 + 200 ) = 1500(g)
Suy ra đuôi cá nặng :
1500 : 3 = 500 (g)
Bài tập 5 : Chu vi một thửa ruộng hình chữ nhật là 784 m . Biết rằng khi viết thêm chữ số 2 và trước chiều rộng thì sẽ được chiều rài , tính diện tích thửa ruộng hình chữ nhật đó .
Hướng dẫn giảng
Nửa chu vi hay tổng của chiều dài và chiều rộng là :
784 : 2 = 392 (m)
Theo đầu bài ta thấy chiều rộng phải là số có hai chữ số . Khi viết thêm 2 vào trước chiều rộng thì chiều rộng sẽ tăng thêm 200 đơn vị . Vậy chiều dài hơn chiều rộng là 200 m .
Chiều dài là :
(392 + 200) :2 = 296 (m)
Chiều rộng là :
296 – 200 = 96 (m)
Diện tích hình chữ nhật đó là:
296 x 96 = 28 416 (m2)
 đáp số : 28 416 m2
Bốn phép tính với số tự nhiên
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết làm được các bài toán về bốn phép tính vứi số tự nhiên .
- Học sinh biết làm được các bài toán về số tự nhiên .
- Học sinh ham thích giải các bài toán có lời văn .
II. Các bài toán luyện tập :
Bài tập 1 :Tổng các chữ số của một số có hai chữ số bằng 12 . Nếu đổi chỗ hai chữ số ấy thì số đó giảm đi 18 đơn vị . Hãy tìm số đó .
Giáo viên hướng dẫn giảng giải .
Gọi số đó là (a> 0; a, b < 10) ta có a + b = 12 . Vậy
 ab 
 + ba 
 132 
Mặt khác - = 18 nên số phải tìm là :
(132 + 18) : 2 = 75 
Chú thích : () là khí hiệu của một số có hai chữ số :
Chữ số hàng chục là a (b).
Chữ số hàng đơn vị là b (a).
Bài tập 2 : Cả hai thùng chứa 398 lít nước mắm . Nếu đổ 50 lít từ thùng thứ nhất sang thùng thứ hai thì lúc đó thùng thứ hai nhiều hơn thùng thứ nhất 16 lít . Hỏi số lít nước mắm lúc đầu ở thùng thứ nhất ?
Giáo viên hướng dẫn giải .
Sau khi đổ thì cả hai thùng vẫn chứa 398 lít nước . Lúc đó ta có sơđồ sau :
16l
398 lít 
Thùng thứ nhất : 
Thùng thứ hai : 	 	
Vậy lúc đó thùng thứ nhất có :
(398 - 16) : 2 = 191 (l)
Lúc đầu thùng thứ nhất có :
191 + 50 = 241 (l)
 Đáp số : 241 lít 
____________________________________________________________________
Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9 ; hình bình hành
 I . Mục tiêu:
 - Học sinh biết cách dấu hiệu chia hết cho các số đã học .
 - Học sinh làm được các bài tập vận dụng dấu hiệu chia hết .
 - Giáo dục học sinh ham thích giải toán có lời văn .
 II. Các bài tập thực hành:
 Bài tập 1 :
 Người ta phải trồng cây ở hai bên của một quãng đường dài 900m
 . Biết rằng cây nọ cách cây kia 15 m và mỗi đầu đường đều có trồng cây . Tính số cây cần dùng .
 Giáo viên hướng dẫn giảng giải .
Số cây ở một bên đường là :
900 :15 + 1 = 61 (cây)
Số cây ở hai bên dường là :
61 x 2 = 122 (cây)
 đáp số : 122 cây
Bài tập 2 : Có hai bạn chơi tem . Tuấn có 24 con tem , Tú có nhiều hơn trung bình cộng số tem của cả hai bạn là 8 con tem . Hỏi số tem của bạn Tú ?
Giáo viên hướng dẫn giảng giải.
 Trung bình cộng 
 8
Số tem của cả hai bạn :
 Tuấn. 24 Tú : ? tem 
Dựa vào tóm tắt trên ta thấy , trung bình cộng số tem của hai bạn là:
24 + 8 = 32 (con tem)
Số tem của tú là :
32 + 8 = 40 (con tem)
đáp số : 40 con tem .
II. Các bài toán về hình học .
Bài tập 1 : Hai hình vuông có chu vi gấp nhau 4 lần. Hỏi nếu số đo cạch của hình vuông bé là 23 cm thì số đo cạnh của hình vuông lớn là bao nhiêu cm?
Bài tập 2 : Hai hình chữ nhật có số đo chiều dài gấp nhau 5 lần, số đo chiều rộng cũng gấp nhau 5 lần . Hỏi nếu chu vi của hình lớn là 270 cm thì chu vi của hình bé là bao nhiêu cm ?
Bài tập 3 : Một mảnh đất hình vuông , nếu tăng số đo cạnh 3 m thì diện tích sẽ tăng thêm 99 m2. Tính diện tích mảnh đất đó .
Bài tập 4 : Trong một vườn hoa hình vuông , người ta xây một bể cảnh hình vuông ở chính giữa vườn hoa. Cạnh bể cảnh song song với cạnh vườn hoa và cách đều cạnh vườn hoa 15 m . Diện tích đất còn lại là 1500 m2. Tính diện tích đất trồng hoa ?
Giáo viên hướng dẫn giảng giải .
Bài tập 1 : Gợi ý : Chu vi gấp nhau 4 lần thì số đo cạnh cũng gấp nhau 4 lần nên cạnh hình lớn là :
23 x 4 = 92 (cm)
 Đáp số : 92 cm
Bài tập 2 : Gợi ý :
Hai hình chữ nhật có kích thước gấp nhau 5 lần nên chu vi của hình bé là :
270 : 5 = 54 (m)
 Đáp số : 54 m
Bài tập 3 : Phân tích : Tổng diện tích hình (a) và (b) chính là diện tích tăng thêm và bằng 99 m2 . Cắt hình (a) ghép với hình (b) như hình dưới ta được hình chữ nhật có chiều rộng là 3m , diện tích là 99 m2. từ đó ta tính được chiều dài hình ghép là 33 m chiều dài hình chữ nhật ghép bằng hai lần cạnh hình vuông cộng vơi 3 .
 Đáp số : 225 m2
a
 b
 a
Bài tập 4 : Phân tích : Theo đề bài ra ta có hình dưới đây :
Cách 1 ta chia chỗ đất còn lại thành 4 hình chữ nhật có diện tích bằng nhau vì chiều rộng đều là 15m và chiều dài đều bằng cạnh vườn hao trừ 15 m .
Diện tích mỗi hình chữ nhật đó là ;
1500 : 4 = 375 (m2)
Chiều dài mỗi hình chữ nhật đó là :
375 : 15 = 25 (m2)
Cạnh vườn hoa là:
25 + 15 = 40 (m)
Diện tích vườn hoa là :
40 x 40 = 1600 (m2)
 Đáp số : 1600 m2
Cách 2 : Ta giả sử người ta xây bể cảnh vào một góc vườn hoa và giữ nguyên kích thước thì diện tích đất còn lại không thay đổi và vẫn là 1500 m2 . Khi đó ta chia đất còn lại thành hai hình chữ nhật rồi cắt ghép chúng lại thành một hình chữ nhật có chiều rộng là :
15 x 2 = 30 (m)
Chiều dài hình chữ nhật ghép là :
1500 : 30 = 50 (m)
Chiều dài hình ghép bằng cạnh vườn hoa cộng với cạnh bể cảnh hay bằng hai lần cạnh bể cảnh cộng 30 m .
Cạnh vườn hoa là :
(50 + 30) : 2 = 40 (m)
Diện tích vườn hoa là :
440 x 40 = 1600 (m2)
 Đáp số : 1600 m2
 a
a
________________________________________________________________
ôn tập về phép chia có dư, dấu hiệu chia hết
I. Mục tiêu:
- Học sinh hiểu được các dấu hiệu chia hết và phép chia có dư .
- Rèn luyện kỹ năng giải các bài toán về chia hết và dấu hiệu chia hết .
II. Các hoạt động dạy chủ yếu :
1. Các bài tập thực hành .
Bài tập 1: Viết chữ số thích hợp vào dấu *để được số chia hết cho 9.
4*95 ; 89*1 ; 891* 
bài tập 2 :Phép chia có thương là 6 hỏi .
Nếu giảm số chia hai lần , giữ nguyên số bị chia thì thương mới là bao nhiêu ?
Nếu gấp số bị chia lên 3 lần , giữ nguyên số chia thì thương mới là bao nhiêu ?
Nếu cùng giảm (hoặc cùng tăng ) số bị chia và số chia lên 4 lần thì thương mới là bao nhiêu ? 
Nếu gấp số bị chia lên 4 lần , giảm số chia 2 lần thì thương mới là bao nhiêu ? 
bài số 3 : Cho M = X459Y . Hãy thay X ,Ybởi chữ số thích hợp để nếu lấy A lần lượt chia cho 2,5,9 thì cùng có số dư là 1.
bài số 4 : Cho P = 2004 x 2004 x x 2004 (P gồm 2003 thừa số ) và Q= 2003 x 2003 x x2003( Q gồm 2004 thừa số )
Hãy cho biết P +Q có chia hết cho 5 hay không ? Vì sao ?
II. Chữa bài và làm bài .
Học sinh lên làm bài tập.
Học sinh lên nhận xét và chữa bài .
Giáo viên kết luận , sửa sai .
Giáo viên nêu ra cách giải cho từng bài . 
 ______________________________________________________________
Ôn tập về phân số – tỉ số
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết cách làm các bài toán về phân số và tỉ số .
- Rèn luyệcách làm bài và vận dụng vào làm bài tập .
- Giáo dục học sinh ham thích giải toán khó .
II. Các bài tập vận dụng .
Bài tập 1. Không dùng máy tính , hãy tính tổng .
1/7 +1/8 +1/9 + 1/10 + 1/11 +1/14 + 1/15 + 1/18 + 1/22 + 1/24.
Bài tập 2. Tìm phân số a/btrong mỗi biểu thức sau :
2/9 x a/b = 5/6 ; 3/7 : a/b = 5/7
Bài tập 3. Có phân số nào có giá trị bằng 3/4mà tổng của tử số và mẫu số là 35 hay không ? Hãy chỉ ra phân số như thế ?
Bài tập 4. Điền vào dấu chấm cho hợp lý .
35/7 /> 47/13
3/7 < /< 4/7 ; 13/19 < / < 14/19.
Bài tập 5. Lập các cặp phân số bằng nhautừ 4 trong 5 số sau: 
 3 ;6 ; 12 ; 24 ; 48 
Bài tập 6. Có thể nói gì về các phân số có dạng sau đây ? Giải thích tại sao ?
 37/29 ; 3737/9999 ; 373737/999999 ; 37373737/99999999 
Bài tập số 7. Rút gọn phân số sau :
3 x 5 x 11 x 13/33 x 35 x 37
III. Học sinh làm bài và chữa bài .
Học sinh lên làm bài .
Học sinh chữa bài , nhận xét bài làm .
VD : Bài 6.
Giải : Ta thấy rằng 37 x 101 = 3737 và 37 x 10101 = 373737
Tất cả 4 phân số đều bằng nhau , bởi vì .
3737/9999 = 37 x10/99 x10 = 37/99.
373737/999999 = 37 x10101/99 x10101 = 37/99.
GVkết luận , sửa sai .
gV nêu ra cách giải của từng bài và rút ra cách làm chung để áp dụng cho bài sau.
____________________________________________________________________
Ôn tập về phân số
I . Mục tiêu : 
- HS làm được các bài toán về phân số và làm được các bài tập để áp dụng làm được các bài tập tương tự .
- Rèn luyện kĩ năng giải toán khó cho học sinh .
- Giáo dục học sinh ham thích giải toán có lời văn .
II. Các bài toán về phân số .
Bài tập 1 . Hãy viết phân số sau dưới dạng tổng các phân số có tử số là1 mẫu số khác nhau .
 5/12 ; 6/35
Bài tập 2. Hãy thay dấu * bằng chữ số thích hợp để có .
1*/*5 = 1/3 ; 4*/*8 = 4/8 ; 1**/**5 = 1/5 ; 4**/**8 =4/8 
Bài tập 3. để quy đồng mẫu số của hai phân số 14/21 và 21/105, bạn Sơn chọn mẫu số chung là 15 ,bạn Quang chọn mẫu số chung là105 , bạn nào đã chọn đúng?Cách chọn nào chọn đúng hơn ?
Bài tập 4. 
Hãy liệt kê các phân số bằng với 20/16 mà mẫu số là một số tự nhiênlớn hơn 1và nhỏ hơn 19.
Hãy liệt kê tất cả các phân số nhỏ hơn 1và tổng của mẫu với tử là 11.
III. Học sinh làm bài và chữa bài .
Học sinh làm bài và chữa bài .
học sinh nhận xét bài làm của học sinh .
giáo viên nhận xét sửa sai .
giáo viên kết luận đưa ra cách giải chung để học sinh áp dụng .
Các bài toán về tỉ số
I. Mục tiêu :
- Học sinh làm được các bài tập về tỉ số .
- Rèn luyện kĩ năng giải toán về tỉ số .
- Giáo dục học sinh ham thích giải toán có lời văn .
II. Các bài toán cụ thể :
Bài tập số1 : Một quả cầu rơitừ độ cao 100 m . Cứ mỗi lần chạm nền , nó lại nảy lên được 3/5 độ cao trước . Hỏi quả cầu đi được bao nhiêu m sau lần thứ năm chạm nền ?
Giải :
 Quãng đường đi được theo đề bài là :
100 +2 x 2/5 x100 +2 x 3/5 x3/5 x100+2x 3/5 x3/5 x 3/5 x100 +2 x 3/5 x3/5 x3/5 x3/5 x100 = 100 + 600/5 +1800/25 +5400/125 +16200/625 =100 + 120 +72 + 216/5 + 25 + 23/25 = 292 + 43 + 1/5 + 25 + 23/25 = 361 + 3/25 (m) 
- Học sinh chữa bài và làm bài .
Bài tập 2. Mẹ mua một mảnh vải , mẹ may cho em tôi một cái áo hết 1/6 mảnh vải. Mẹ nói rằng chỗ vải còn lại đủ may cho tôi 4 cái áo . Vậy may một cái áo cho tôi hết bao nhieu phần mảnh vải đó .
Giải
Số vải may 4 cái áo của tôi là :
1/6 = 6/6 – 1/6 = 5/6 (mảnh vải)
Số vải may một cái áo cho tôi là:
5/6 : 4 = 5/24 (mảnh vải )
- Học sinh làm bài và nhận xét .
- GV giảng giải và sửa sai .
- Giáo viên nêu ra cách giải bài toán chung cho từng dạng bài
 ________________________________________________________________
Các bài toán về tỉ số
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết làm được các bài toán về tỉ số .
- Rèn luyện kĩ năng , làm các bài toán về tỉ số .
- Giáo dục học sinh ham thích giải toán khó .
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu :
Bài tập số 1. Cho hai số có tổng là 230. Biết 3/4 số thứ nhất bằng 2/5 số thứ hai . Tìm hai số đó .
Giải Chuyển hai phân số cho cùng tử số rồi sử dụng sơ đồ ta có : 3/4 = 6/8 ; 2/5 = 6/15 . Vậy 6/8 số thứ nhất bằng 6/15 số thứ hai. Ta có sơ đồ sau :
Số thứ nhất : | | | | | | | | | 	 230	
Số thứ hai : |--------|-------|-------|--------|--------|-------|-------|--------|-------|--------|-------|--------|---------|-------|-------|
- Nếu số thứ nhất chia làm 8 phần bằng nhau thì số thứ hai gồm 15 phần như 
thế. 
Số thứ nhất là :
(8+15) x8 = 80
Số thứ hai là:
230 – 80 = 150
Bài tập số 2. Một người bán vải bán lần thứ nhất được 1/3 tấm vải , lần thứ hai bán được 2/5 tấm vải .
Hỏi tấm vải đó còn lại bao nhiêu m ?
Giải :
Phân số chỉ số vải bán hai lần là :
1/3 + 2/5 = 11/15 ( tấm vải )
Phân số chỉ số vải còn lại là .
11/15 = 4/15 (tấm vải )
- Gọi học sinh lên làm 
- Học sinh nhận xét , giáo viên kết luận nêu ra cách giải chung .
Các bài toán luyện tập
I. mục tiêu:
- Học sinh làm được các bài toán về tỉ số .
- Rèn luyện kĩ năng về giải toán tỉ số .
- Giáo dục học sinh ham thích giải toán có lời văn .
II. Các bài toán luyện tập .
Bài tập 1: Bạn Xuân mua một hộp bút màu và một tập giấy vẽ hết 18 000 đồng. Biết giá tiền một tập giấy bằng 1/2 giá tiền hộp bút. Tính giátiền mộe hộp bút màu .
Hướng dẫn học sinh làm bài .
Học sinh lên trình bày bài giải .
Học sinh nhận xét , giáo viên kết luận cho điểm .
Bài tập 2. Có tất cả 720 kg cà phê gồm ba loại 1/6số cà phê là cà phê loại 1, 3/8 số cà phê là cà phê loại 2 . Còn lại là cà phê loại 3 . Tính số kg cà phê mỗi loại .
Giải
Giáo viên vừa hướng dẫn giảng giải cho học sinh vừa làm mẫu .
1/6số cà phêlà cà phê loại 1 nên khối lượng cà phêloại 1 là .
720 x 1/6 = 120 ( kg)
3/8 số cà phê là cà phê loại 2 , nên khối lượng cà phê loại 2 là
720 x3/8 = 270 ( kg)
Khối lượng kg cà phê loại 3 là :
720 – ( 120 + 270) = 330 (kg)
Học sinh lên trình bày bài giải .
Học sinh nhận xét giáo viên kết luận sửa sai .
Giáo viên rút ra kết luận chung cách giải cho rạng bài tập này .
Bài tập 3 . Cho hai số có tổng bằng 360 , biết 1/4số thứ nhất bằng 1/6 số thứ hai , Tìm hai số đó.
Học sinh lên trình bày bài giải .
Học sinh nhận xét giáo viên kết luận sửa sai .
Tiếp tục giải các bài toán về tỉ số ( tiết 1)
I. Mục tiêu.
- Học sinh làm được các bài toán có lời văn liên quan đến tỉ số .
- Rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn 
- Giáo dục học sinh ham học .
II. Các hoạt động dạy học .
Bài tập 1. Một vòi nước chảy được 1/2 bể sau giờ thứ nhất . Giờ thứ hai vòi chảy tiếp tục được 4/9 bể . Sau khi chảy được 2 giờ , thì bể còn thiếu mấy phần bể mới đầy .
Giải
Số nước chảy trong 2 giờ là
1/2 + 1/9 = 17/18 ( bể)
Phần bể chứa có nước là:
1 – 17/18 = 1/8 (bể)
Học sinh lên làm bài .
Học sinh nhận xét , giáo viên kết luận cho điểm nêu cách giải chung cho bài giải .
Bài tập 2. Tổng hia số bằng 104 . Tìm hai số đó biết rằng 1/2 số thứ nhất kém 1/6 số thứ hai là 4 đơn vị .
 Giải 
1/4 số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị thì bằng 1/6 số thứ hai nên nếu . Số thứ hai chia làm 6 phần bằng nhau thì mỗi phần chính là 1/4 số thứ nhất cộng thêm 4 đơn vị . Ta có sơ đồ sau .
Số thứ nhất cộng thêm 4: |------------|----|-------------|-------|===========|====|==============|====|	 104
	Số thứ hai là: |------------------|-------------------|---------------------|------------------------|-------------------| 
Giá trị của mỗi phân số bằng nhau là :
120 : 10 = 12
Vậy số thứ hai là :
12 x6 = 72
Số thứ nhất là 104 – 72 = 32.
Học sinh lên trình bày bài giải .
Học sinh và giáo viên rút ra cách làm chung cho từng bài .
Bài tập 3. Bác năm đi bán trứng, buổi sáng bán được 3/5 số trứng mang đi, buổi chiều bán thêm được 52 quả và số trứng còn lại bằng 1/8 số trứngđã bán . Tính số quả trứng nhà bác năm đã mang đi bán .
Giải
 Số trứng còn lại là bằng 1/8 số trứng đã bán hay đúng bằng 1/9 số trứng mà bác Năm mang đi bán, số trứng buổi chiều bác năm bán chính là .
52 – (3/5 + 1/9) = 13/45 (số trứng mang đi ).
Số trứng buổi chiều bác năm bán là52 quảnên số trứng bác năm mang đi chợ là .
52 : 13/45 = 180 ( quả)
- học sinh lên trình bày bài giải .
- học sinh nhận xét giáo viên sửa sai , rút ra kết luận chung .
- Giáo viên nêu ra cách giải chung của các dạng toán này .
Bài tập 4 : Ba bạn Hà, thu, Lý chia nhau một số tiền . Hà lấy 1/4 số tiền rồi lại bớt 50 000 đồng . Thu lấy 3/5 số tiền còn lại rồi bớt lại 40 000 đồng. Hỏi số tiền được đem chi là bao nhiêu .
Giải
Theo đầu bài ra ta có sơ đồ sau:
 | | | | | 	|
	| | | | | | |
	240 000đ
2/5 số tiền còn lại sau khi Hà lấy đi là :
240 000 – 40 000 = 200 000 đ
Số tiền còn lại sau khi Hà lấy đi là :
200 000 : 2/5 = 500 000 đ
3/4 tổng số tiền là :
500 000 – 50 000 = 450 000 đ
Tổng số tiền là :
450 000 : 3/4 = 600 000 đ
- Học sinh lên bảng làm và trình bày bài giải .
- học sinh nhận xét , giáo viên kết luận bài giải đúng
________________________________________________________________ 
Tìm các số biết tổng ( hiêu) và tỷ số của chúng
I. Mục tiêu :
- Học sinh biết làm được các bài toán về tìm các số biết tổng(hiệu) và tỷ số của chúng .
- Rèn luyện kỹ nănggiải toán về dạng toán có lời văn.
- Giáo dục học sinh ham học .
II. Các bài toán vận dụng :
Bài tập 1:Tuổi của Tuấn (tính theo số ngày)thì bằng tuổi của bố ( tính theo số tuần). Còn tuổi của Tuấn(tính theo số tháng)thì bằng tuổi của ông (tính theo số năm) . Biết rằng tính theo số nămnhư bình thường thì ông hơn bố 30 tuổi, tính số tuổi bình thường của mỗi người. 
Hướng dẫn học sinh giảng giải .
Theo đầu bài thì với cách tính tuổi bình thường theo số năm, ta thấy .
Tuổi bố gấp 7 lần tuổi Tuấn .
Tuổi ông gấp 12 lần tuổi Tuấn .
Ta có sơ đồ sau:
Tuổi Tuấn :|-------| 
Tuổi bố : |-------|-------|-------|-------|-------|-------|------|
Tuổi ông : |-------|-------|------|-------|-------|-------|-------|-------|-------|-------|-------|-------|
	30 tuổi
Số phần bằng nhau ứng với 30 tuổi là:
12 – 7 = 5 (phần)
Tuổi của Tuấn là:
30 : 5 = 6 (tuổi)
Tuổi của bố là:
6 x 7 = 42 (tuổi)
Tuổi của ông là:
6 x 12 = 72 (tuổi)
 đáp số : 72 tuổi ; 42 tuổi ; 6 tuổi
học sinh lên trình bày bài giải .
học sinh nhận xét , giáo vên kết luận sửa sai.
Giáo viên rút ra kết luận chung của bài giải này để áp dụng vào làm bài tập khác . 
Bài tập 2 :Chị chia soài cho các em . Nếu cho mỗi em 3 quả thì thừa 2 quả . Nhưng nếu chia cho mỗi em 4 quả thì lại thiếu 3 quả . Hỏi có bao nhiêu quả xoài , và có mấy em được chia xoài .
Hướng dẫn học sinh giảng giải .
Nếu cho mỗi em 4 quả thì so với khi cho mỗi em 3 quả , moõi em được thêm 1 quả , vì mỗi em được thêm 1 quả nên không những 2 quả dư không còn thiếu 3 quả , hay số soài phải có thêm 5 quả . Mỗi em thêm 1 quả thì số soài phải thêm 5 quả . Vậy có số em là :
5 : 1 = 5 (em)
Số soài là :
5 x 4 – 3 = 17 (quả)
 đáp số : 17 quả ; 5 quả
Học sinh lên bảng trình bày bài giải .
Học sinh nhận xét , giáo viên kết luận và giảng giải .
Giáo viên kết luận và giảng giải của dạng bài toán này với bài này có liên quan đến việc tìm hai số biết tỉ số là và hiệu là 5 ( 2 + 3)
Bài tập : Lừa và ngựa cùng thồ hàng các bao hàng đều nặng bằng nhau . Nếu bớt một bao của lừa sang ngựa 1 bao thì lừa và ngựa bằng nhau . Nếu ngựa cho sang lừa 1 bao thì số bao củalừa sẽ gấp đôi số bao của ngựa .
Hướng dẫnhọc sinh giảng giải 
Nếu ngựa cho lừa 1 bao thì hai con mang nặng bằng nhau , vậy ngựa mang nặng hơn lừa :
1 + 1 = 2 (bao)
Nếu lừa cho ngựa 1 bao thì số bao của ngựa gấp đôi số bao của lừa , nên ta có sơ đồ sau: 1 bao
Số bao của lừa : |--------------------------------------|----------|
Số bao của ngựa : |--------------------------------------|----------|----------|----------|----------| 
 	 2 bao
Sau khi được lừa cho thêm thì một nửa số bao củ ngựa là :
1 + 2 + 1 = 4 (bao)
Số bao hàng ngựa mang lúc đầu là :
4 x 2 – 1 = 7 (bao)
Số hàng lưaf mang lúc đầu là:
7 – 2 = 5 ( bao)
 đáp số : ngựa ; 7 bao
 Lừa ; 5 bao
Học sinh nên trình bày bài giải.
Học sinh nhận xét , giáo viên rút ra kết luận sửa sai .
Giáo viên rút ra cách giải chung cho dạng bài này.
Bài toán này có liên quan đến việc tìm hai số có tỷ số là 2 và hiệu là 4
_________________________________________________________________________
Các bài toán để luyện tập
I . Mục tiêu :
- Học sinh biết vện dụng các cách giải để làm được các dạng bài tập này .
- Rèn luyện kỹ năng giải bài toán có lời văn .
- Giáo dục học sinh ham thích giải toán có lời văn .
II. Các bài toán luyện tập.
Bài tập 1 : Hai tấm vải xanh và đỏ dài tất cả là 68 m . Nếu cắt bớt 3/7 tấm

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an boi buong HS Gioi Lop 4.doc