Giáo án báo giảng Lớp 3 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Tân Thành A3

Đạo đức

Tiết 24

Tôn trọng đám tang (tiết 1)

I. Mục tiêu bài học

- Biết được những việc cần làm khi gặp đám tang.

- Bước đầu biết cảm thông với những đau thương, mất mát người thân của người khác.

II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài

- Kĩ năng thể hiện sự cảm thông trước sự đau buồn của người khác.

- Kĩ năng ứng xử phù hợp khi gặp đám tang.

III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng

- Nói cách khác.

- Đóng vai.

IV. Phương tiện dạy học

 - Tranh ảnh, phiếu học tập.

V. Tiến trình dạy học

* Khám phá

Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của HS

I.Ổn định lớp:

II.Kiểm tra bài cũ: Tôn trọng khách nước ngoài

 - GV nêu câu hỏi và gọi 2 HS trả lời.

- Nhận xét bài cũ.

III.Dạy bài mới:

 1. Giới thiệu bài:

* Kết nối

 2. Hoạt động 1: Kể chuyện “Đám tang”

- Giáo viên kể chuyện (có tranh minh hoạ).

- GV hỏi :

+ Mẹ Hoàng và một số người đi đường đã làm gì khi gặp đám tang ?

+ Vì sao mẹ Hoàng lại dừng xe, nhường đường cho đám tang ?

+ Hoàng đã hiểu ra điều gì sau khi nghe mẹ giải thích ?

+ Qua câu chuyện trên, các em thấy cần phải làm gì khi gặp đám tang ?

+ Vì sao phải tôn trọng đám tang ?

- GV kết luận : Tôn trọng đám tang là không làm xúc phạm đến tang lễ.

 3.Hoạt động 2: Đánh giá hành vi

- Giáo viên phát phiếu học tập cho học sinh và yêu cầu HS chọn việc làm đúng và việc làm sai các câu sau :

Em nhìn thấy đám tang :

 a) Chạy theo xem, chỉ trỏ.

 b) Nhường đường.

 c) Cười đùa.

 d) Ngả mũ, nón.

 đ) Bóp còi xe xin đường.

 e) Luồn lách, vượt lên trước.

- Giáo viên cho HS làm việc.

- Gọi HS trình bày kết quả.

- Giáo viên kết luận: Các việc b, d là những việc làm đúng, thể hiện sự tôn trọng đám tang ; các việc a, c, đ, e là những việc không nên làm.

4.Hoạt động 3: Tự liên hệ

- GV yêu cầu HS tự liên hệ.

- Mời HS trao đổi với các bạn trong lớp.

- GV nhận xét và khen những HS đã có hành vi đúng khi gặp đám tang.

5. Củng cố - dặn dò:

- GV nhận xét tiết học.

- Chuẩn bị : Tôn trọng đám tang ( tiết 2 ) - Hát

- Học sinh trả lời

- HS nghe và quan sát tranh.

- HS trả lời :

+ Dừng xe, đứng dẹp vào lề đường.

+ Vì cần phải tôn trọng người đã khuất và cảm thông với người thân của họ.

+ Không nên chạy theo đám tang xem, cười đùa, chỉ trỏ.

+ Một số HS phát biểu.

+ Vì tôn trọng người đã khuất, cảm thông sự mất mác người thân của gia đình có đám tang.

- HS làm việc cá nhân.

- HS trình bày kết quả và giải thích lí do vì sao mình chọn hành vi đó là đúng hoặc sai.

- HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân.

- HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét.

 

doc 23 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 567Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án báo giảng Lớp 3 - Tuần 23 - Trường Tiểu học Tân Thành A3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
heo đám tang xem, cười đùa, chỉ trỏ.
+ Một số HS phát biểu.
+ Vì tôn trọng người đã khuất, cảm thông sự mất mác người thân của gia đình có đám tang.
- HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày kết quả và giải thích lí do vì sao mình chọn hành vi đó là đúng hoặc sai.
- HS tự liên hệ trong nhóm nhỏ về cách ứng xử của bản thân.
- HS trình bày trước lớp. HS khác nhận xét.
Thứ ba, ngày  tháng  năm 201
Chính tả 
Tiết 45
Nghe nhạc
I.Mục đích yêu cầu
Nghe – viết đúng bài chính tả ; trình bày đúng khổ thơ, dòng thơ 4 chữ. 
Làm đúng bài tập 2b. 
II.Đồ dùng dạy học
Bảng phụ viết sẵn nội dung bài tập 2b. 
III.Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm 2 HS. 
Nhận xét
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn HS nghe – viết. 
GV đọc bài thơ. 
Gọi 2 HS đọc lại. 
Bài thơ kể chuyện gì? 
Những chữ nào trong bài phải viết hoa? 
GV cho HS viết vào bảng con những từ dễ viết sai. 
Nhận xét
GV đọc chính tả. 
Chấm bài – nhận xét
3.Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
Bài 2b.
Bài tập yêu cầu gì ? 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét – sửa bài.
Bài 3b.
Gọi 1 HS đọc yêu cầu đề. 
Cho HS thi đua. 
Nhận xét-sửa chữa
4.Củng cố, dặn dò. 
Nhận xét tiết học.
Về nhà xem và viết lại các từ viết sai. Chuẩn bị bài tới.
2 HS viết bảng lớp-lớp viết bảng con: dược sĩ, ướt áo, mong ước, tập dượt. 
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại.
- Bé Cương thích âm nhạc, nghe tiếng nhạc nổi lên, bỏ chơi bi, nhún nhảy theo tiếng nhạc. 
- Chữ đầu câu, tên riêng. 
- HS viết bảng con các từ khó. 
- HS viết chính tả vào vở. 
- Điền vào chỗ trống ut hay uc. 
- HS làm bài vào vở : 
ông bụt, bục gỗ. 
chim cút, hoa cúc. 
Thi tìm nhanh từ chỉ hoạt động chứa tiếng có vần ut/uc.
 HS thi đua. 
sút bóng, mút kem, rút, tụt, thụt 
múc nước, thúc giục, chúc mừng, xúc, đúc 
Toán 
Tiết 112
Luyện tập
I/ MỤC TIÊU : 
Biết nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (có nhớ hai lần không liền nhau). 
Biết tìm số bị chia, giải bài toán có lời văn. 
	* Bài tập cần làm: 1, 3, 4 (cột a)
II/ CHUẨN BỊ :
- Bảng phụ ghi bài tập 2, bài tập 4. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )
GV nêu phép tính, yêu cầu HS thực hiện. 
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Luyện tập 
Hướng dẫn thực hành : 
Bài 1 : Đặt tính rồi tính :
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
Lớp nhận xét về cách đặt tính và cách tính của bạn
GV Nhận xét
Bài 3 : Tìm x :
GV gọi HS đọc yêu cầu .
Giáo viên cho học sinh nhắc lại cách tìm số bị chia chưa biết
GV Nhận xét
Bài 4 : Cho hình A và B trong đó có một số ô vuông đã tô màu.
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu học sinh làm bài
GV Nhận xét
4. Củng cố – Dặn dò : 
GV tổng kết tiết học.
Chuẩn bị tiết học sau.
Hát
HS thực hiện theo yêu cầu GV. 
HS nêu và làm bài
1324
1719
2308
1206
 2
 4
 3
 5
2648
6876
6924
6030
Lớp nhận xét.
Tìm x 
Học sinh nhắc
HS làm bài 
a) x : 3 = 1527
b) x : 4 = 1823
x = 1527 3 
x = 1823 4 
x = 4581
x = 7292
HS thi đua sửa bài
 A
 B
HS nêu 
Học sinh làm bài 
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 45
Lá cây
I/ MỤC TIÊU :
Biết được cấu tạo ngoài của lá cây. 
Biết được sự đa dạng về hình dạng, độ lớn và màu sắc của lá cây. 
II/ CHUẨN BỊ:
Các hình trong SGK trang 86, 87, sưu tầm các lá cây khác nhau.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1. Khởi động : 
2. Bài cũ : Rễ cây ( tiếp theo )
Rễ cây có chức năng gì ?
Giáo viên nhận xét, đánh giá.
Nhận xét bài cũ
3. Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Lá cây 
Hoạt động 1: Thảo luận nhóm 
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm:
Quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 86, 87 trong SGK và kết hợp quan sát những lá cây học sinh mang đến lớp.
Nói về màu sắc, hình dạng, kích thước của những lá cây quan sát được.
Hãy chỉ đâu là cuống lá, phiến lá của một số lá cây sưu tầm được. 
Giáo viên yêu cầu đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình.
Kết luận: Lá cây thường có màu xanh lục, một số ít lá co màu đỏ hoặc vàng. Lá cây có nhiều hình dạng và độ lớn khác nhau. Mỗi chiếc lá thường có cuống lá và phiến lá, trên phiến lá có gân lá. 
Hoạt động 2: Làm việc với vật thật 
Giáo viên phát cho mỗi nhóm một tờ bìa và băng dính. Nhóm trưởng yêu cầu các bạn đính các lá cây đã sưu tầm được theo từng loại và ghi chú ở dưới theo từng nhóm có kích thước, hình dạng tương tự nhau. 
Các nhóm giới thiệu bộ sưu tập các loại lá của mình trước lớp và nhận xét nhóm nào sưu tầm được nhiều, trình bày đúng, đẹp và nhanh
- GV nhận xét : Khen nhóm làm tốt nhiệm vụ, sưu tập được nhiều lá cây, trình bày đúng và đẹp.
4. Nhận xét – Dặn dò : 
GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài 42: Khả năng kì diệu của lá cây.
Hát
Học sinh trình bày 
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Học sinh quan sát, thảo luận nhóm và ghi kết quả ra giấy
Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
Các nhóm khác nghe và bổ sung.
Thứ tư, ngày  tháng  năm 201
TẬP ĐỌC 
Tiết 69
Chương trình xiếc đặc sắc
I. Mục tiêu bài học
1.Rèn kĩ năng đọc thành tiếng:
- Biết ngắt nghỉ hơi đúng. Đọc đúng các chữ số,các tỉ lệ phần trăm và số điện thoại trong bài. 
2.Rèn kĩ năng đọc hiểu: 
- Hiểu nội dung tờ quảng cáo.Bước đầu biết một số đặc điểm về nội dung, hình thức trình bày và mục đích của một tờ quảng cáo.( trả lời được các câu hỏi SGK). 
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
- Tư duy sáng tạo: nhận xét, bình luận.
- Ra quyết định.
- Quản lí thời gian.
III. Các phương pháp / kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng
- Trình bày ý kiến cá nhân.
- Thảo luận nhóm.
- Hỏi đáp trước lớp.
IV. Phương tiện dạy học
- Một số quảng cáo đẹp, hấp dẫn, dễ hiểu. 
V. Tiến trình dạy học
Giáo viên
Học sinh
1.Kiểm tra bài cũ: 
GV kiểm tra 3 học sinh.
 Nhận xét
2. Dạy bài mới
a. Khám phá ( Giới thiệu bài )
Trực tiếp. 
b. Kết nối
1. Luyện đọc trơn
a. GV đọc mẫu
b. Hướng dẫn đọc và giải nghĩa từ.
- Đọc nối tiếp từng câu
- Đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
Đưa từ luyện đọc – kết hợp giải nghĩa từ.
Hướng dẫn luyện đọc đoạn 
Đọc nối tiếp từng đoạn trong nhóm . 
 2. Luyện đọc - hiểu
 Câu 1: Cả lớp
 Câu 2: Cá nhân
 Câu 3: Nhóm
c. Thực hành
* Đọc lại
- GV chọn và đọc mẫu.
- Chia nhóm đọc trong nhóm
- Thi đọc toàn bài 
 Nhận xét bình chọn 
d. Áp dụng ( Củng cố, hoạt động nối tiếp )
Nhận xét tiết học.
Chuẩn bị bài sau 
- 3 HS đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
- Lắng nghe
- HS nghe
- HS nối tiếp nhau đọc từng câu 
 Đoạn 1: Tên chương trình và rạp xiếc
 Đoạn 2: Tiết mục mới.
 Đoạn 3: Tiện nghi  giá vé. 
- HS đọc nối tiếp từng đoạn trước lớp.
- HS đọc theo hướng dẫn.
- HS đọc từng đoạn trong nhóm.
- HS thi đọc cả bài
- Trả lời
- Cá nhân đọc và trả lời.
- Phát biểu
- Lắng nghe
- Đọc theo yêu cầu.
- 3, 4 HS thi đọc
- Lắng nghe
Toán 
Tiết 113
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số
I/ MỤC TIÊU : 
Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (chia hết, thương có 4 chữ số hoặc thương có 3 chữ số).
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi bài tập 2. 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động : 
2.Bài cũ : Luyện tập 
GV cho HS thực hiện các phép tính : 16175 ; 20094. 
Nhận xét vở HS
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số 
Hoạt động 1 : hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 
a.Phép chia 6369 : 3
GV viết lên bảng phép tính : 6369 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
GV hướng dẫn HS tính từng bước như phần bài học của SGK
Giáo viên: Trong lượt chia thứ tư, số dư là 0. Vậy ta nói phép chia 6369 : 3 = 2123 là phép chia hết.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
b.Phép chia 1276 : 4 (hướng dẫn tương tự). 
Hoạt động 2: hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1 : Tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV cho HS sửa bài.
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
Yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên nhận xét
Bài 3 : Tìm x : 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm thừa số chưa biết
Yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố – Dặn dò : 
GV tổng kết tiết học.
Chuẩn bị tiết học sau.
Hát
- HS thực hiện tính theo yêu cầu GV. 
HS suy nghĩ để tìm kết quả
6369
03
 06
 09
 0
3
2123
6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0.
Hạ 3; 3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0
Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
Hạ 9; 9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0
Một số HS nêu 
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS nêu
Học sinh đọc
+ Có 1648 gói bánh được chia đều vào 4 thùng. 
+ Hỏi mỗi thùng có bao nhiêu gói bánh ?
HS làm bài. 
Bài giải
Số gói bánh có trong một thùng là: 
1648 : 4 = 412 (gói bánh)
Đáp số: 412 gói bánh
Học sinh đọc
Học sinh nhắc lại 
HS làm bài
a) x 2 = 1846
b) 3 x = 1578
 x = 1846 : 2
 x = 1578 : 3
 x = 923
 x = 526
Thủ công
Tiết 23
Đan nong đôi (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU : 
	Giúp học sinh : 
Biết cách đan nong đôi.
Đan được nong đôi. Dồn được nan nhưng có thể chưa thật khít. Dán được nẹp xung quanh tấm đan. 
II/ CHUẨN BỊ :
	GV : Mẫu tấm đan nong đôi bằng bìa ( hoặc giấy thủ công dày, lá dừa, tre, nứa ) có kích thước đủ lớn để học sinh quan sát, các nan dọc và nan ngang khác màu nhau. 
Tranh quy trình đan nong đôi, các đan nan mẫu ba màu khác nhau. 
Tấm đan nong mốt bài trước để so sánh. 
Kéo, thủ công, bút chì.
	HS : Bìa màu, bút chì, kéo thủ công.
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của HS
1.Ổn định: 
2.Bài cũ: Đan nong mốt
Kiểm tra đồ dùng của học sinh.
Tuyên dương những bạn đan đẹp.
3.Bài mới:
Giới thiệu bài : Đan nong đôi 
Hoạt động 1 : GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét 
Giáo viên giới thiệu cho học sinh mẫu tấm đan nong đôi và giới thiệu: đây là mẫu đan nong đôi, những nan có màu sẫm là nan dọc, những nan có màu sáng là nan ngang.
Giáo viên gắn tiếp mẫu đan nong mốt bên cạnh mẫu đan nong đôi, cho học sinh quan sát và hỏi:
+ Nhận xét 2 tấm đan này có gì giống và khác nhau?
Gọi học sinh nhắc lại 
Giáo viên liên hệ thực tế: khi cần những tấm nan to, chắc chắn và khít thì người ta sẽ áp dụng đan nong đôi. Đan nong đôi được ứng dụng để làm đồ dùng trong gia đình như đan những tấm phên, liếp, đan nong, nia. Trong bài học ngày hôm nay, để làm quen với việc đan nan, chúng ta sẽ học cách đan nong đôi bằng giấy bìa với cách đan đơn giản nhất.
Hoạt động 2: Giáo viên hướng dẫn mẫu 
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong đôi lên bảng.
+ Để có được 1 tấm đan nong đôi, phải thực hiện mấy bước? 
Giáo viên treo tranh quy trình đan nong mốt lên bảng.
+ Quy trình đan nong mốt và quy trình đan nong đôi có những bước nào giống nhau ?
a)Bước 1 : Kẻ, cắt các nan đan .
Giáo viên hướng dẫn: đối với loại giấy, bìa không có dòng kẻ cần dùng thước kẻ vuông để kẻ các dòng kẻ dọc và dòng kẻ ngang cách đều nhau 1 ô.
Cắt các nan dọc: cắt 1 hình vuông có cạnh 9 ô. Sau đó cắt theo các đường kẻ trên giấy, bìa đến hết ô thứ 8 ta được các nan dọc.
Cắt 7 nan ngang và 4 nan dùng để dán nẹp xung quanh tấm đan có kích thước rộng 1 ô, dài 9 ô. Cắt các nan ngang khác màu với nan dọc và nan dán nẹp xung quanh.
b)Bước 2 : Đan nong đôi.
Cách đan nong đôi là nhấc 2 nan, đè hai nan và lệch nhau một nan dọc ( cùng chiều ) giữa hai hàng nan ngang liền kề
Giáo viên gắn sơ đồ đan nong đôi và nói: đây là sơ đồ hướng dẫn các đan các nan, phần để trắng chỉ vị trí các nan, phần đánh dấu hoa thị là phần đè nan.
Đan nong đôi bằng bìa được thực hiện theo trình tự sau:
+ Đan nan ngang thứ nhất: đặt các nan dọc lên bàn, đường nối liền các nan dọc nằm ở phía dưới. Sau đó, nhấc nan dọc 2, 3, 6, 7 lên và luồn nan ngang thứ nhất vào. Dồn nan ngang thứ nhất khít với đường nối liền các nan dọc. 
+ Đan nan ngang thứ hai: nhấc nan dọc 3, 4, 7, 8 lên và luồn nan ngang thứ hai vào. Dồn nan ngang thứ hai khít với nan ngang thứ nhất.
+ Đan nan ngang thứ ba: ngược với đan nan ngang thứ nhất nghĩa là nhấc nan dọc 1, 4, 5, 8, 9 lên và luồn nan ngang thứ ba vào. Dồn nan ngang thứ ba khít với nan ngang thứ hai.
+ Đan nan ngang thứ tư: ngược với đan nan ngang thứ hai nghĩa là nhấc nan dọc 1, 2, 5, 6, 9 lên và luồn nan ngang thứ tư vào. Dồn nan ngang thứ tư khít với nan ngang thứ ba
+ Đan nan ngang thứ năm: giống như đan nan ngang thứ nhất
+ Đan nan ngang thứ sáu: giống như đan nan ngang thứ hai 
+ Đan nan ngang thứ bảy: giống như đan nan ngang thứ ba 
Giáo viên lưu ý học sinh: đan xong mỗi nan ngang phải dồn nan cho khít rồi mới đan tiếp nan sau
c)Bước 3 : Dán nẹp xung quanh tấm đan.
Giáo viên hướng dẫn: bôi hồ vào mặt sau của 4 nan còn lại. Sau đó lần lượt dán từng nan xung quanh tấm đan để giữ cho các nan trong tấm đan không bị tuột. Chú ý dán cho thẳng và sát với mép tấm đan để được tấm đan đẹp.
Giáo viên yêu cầu 1 - 2 học sinh nhắc lại cách đan nong đôi và nhận xét
Giáo viên tổ chức cho học sinh thực hành kẻ, cắt các nan đan bằng giấy, bìa và tập đan nong đôi theo nhóm. 
4.Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét tiết học. 
- Chuẩn bị Đan nong đôi (tiếp theo).
Hát
Giống: kích thước 2 tấm giống nhau, xung quanh tấm nan có nẹp, các nan bằng nhau, 2 hàng nan ngang liền nhau thì lệch nhau một nan
Khác: ở cách đan: đan nong đôi nhấc 2 nan, đè 2 nan; đan nong mốt nhấc 1 nan, đè 1 nan
+ 3 bước 
+ Giống bước 1, 3
Học sinh quan sát
Học sinh lắng nghe Giáo viên hướng dẫn.
9 ô
1 ô
Nan ngang
9 ô
1 ô
Nan dán nẹp xung quanh
Nan dọc
Nan ngang
Hàng nan 
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
Õ
Õ
Õ
Õ
6
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
5
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
4
Õ
Õ
Õ
Õ
3
Õ
Õ
Õ
Õ
2
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
1
Õ
Õ
Õ
Õ
Õ
 liền
Nan dọc
Nan ngang
1
2
3
4
5
6
7
8
9
7
6
5
4
3
2
1
Tập viết 
Tiết 23 
Ôn chữ hoa : Q
I. Mục đích yêu cầu
Viết đúng và tương đối nhanh chữ hoa Q(1 dòng), T, S (1 dòng); viết đúng tên riêng Quang Trung (1 dòng) và câu ứng dụng: “Quê em đồng lúa, nương dâu / Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.” (1 lần) bằng cỡ chữ nhỏ. 
Chữ viết rõ ràng, tương đối đều nét và thẳng hàng; bước đầu biết nối nét giữa chữ viết hoa với viết thường trong chữ ghi tiếng. 
 - Giáo dục tình yêu quê hương, đất nước qua câu thơ: Quê em dồng lúa nương dâu / Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
II. Đồ dùng dạy học
Mẫu chữ Q viết hoa.
Tên riêng và câu thơ viết trên dòng kẻ li. 
Tập viết 3. Bảng con, phấn. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
GV kiểm tra vở tập viết của HS. 
Kiểm tra 2 HS.
Nhận xét 
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: Nêu MĐ, YC tiết học.
2.Hướng dẫn viết trên bảng con.
Tìm các chữ hoa có trong bài. 
GV viết mẫu, kết hợp nhắc lại cách viết Q, T. 
Cho HS viết vào bảng con các chữ : Q, T.
Nhận xét – hướng dẫn thêm.
Gọi HS đọc từ ứng dụng.
GV giới thiệu Quang Trung là tên hiệu của Nguyễn Huệ(1753-1792), người anh hùng dân tộc đã có công lớn trong cuộc đại phá quân Thanh. 
Cho HS viết vào bảng con: Quang Trung. 
Nhận xét
Gọi HS câu đọc câu thơ.
Giảng câu thơ – GD tình yêu quê hương đất nước
Cho HS viết bảng con: Quê, Bên. 
Nhận xét
3.Hướng dẫn viết vào vở tập viết.
GV nêu yêu cầu bài viết.
Nhắc HS tư thế ngồi, cách cầm bút.
Chấm, nhận xét bài viết của HS.
4.Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học. 
Về nhà viết tiếp những phần chưa hoàn thành và viết tiếp phần luyện viết.
- 2 HS viết bảng lớp – HS lớp viết bảng con: Phan Bội Châu. 
- Các chữ hoa có trong bài : Q, T, B. 
- HS nghe, quan sát.
- HS nhắc lại cách viết. 
- HS viết bảng con : Q, T.
- HS đọc : Quang Trung
- HS viết bảng con: Quang Trung. 
- HS đọc: Quê em đồng lúa, nương dâu / Bên dòng sông nhỏ, nhịp cầu bắc ngang.
- HS viết bảng con: Quê, Bên. 
- HS viết vào vở.
Chữ Q: 1 dòng chữ nhỏ.
Chữ T và S: 1 dòng chữ nhỏ. 
Tên riêng Quang Trung : 1 dòng chữ nhỏ.
Câu thơ: 1 lần cỡ chữ nhỏ.
Thứ năm, ngày  tháng  năm 201
Luyện từ và câu
Tiết 23
Nhân hoá. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi : Như thế nào ? 
I. Mục đích yêu cầu
Tìm được những vật được nhân hoá, cách nhân hoá trong bài thơ ngắn (BT1). 
Biết cách trả lời câu hỏi : Như thế nào ?(BT2).
Đặt được câu hỏi cho bộ phận câu trả lời cho câu hỏi đó (BT3 b/c/d). 
II. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài thơ Đồng hồ báo thức.
Bảng phụ ghi BT 3. 
III. Các hoạt động dạy - học 
Giáo viên
Học sinh
A.Kiểm tra bài cũ
Kiểm 3 HS. 
Nhận xét
B.Dạy bài mới
1.Giới thiệu bài: 
Nêu mđ, yc tiết học
2.Hướng dẫn HS làm bài tập . 
Bài 1 : 
2 HS làm lại bài tập 1 và bài tập 3–tiết 22.
1 HS nhắc lại: Nhân hoá là gì? 
HS nghe. 
Bài tập yêu cầu gì ? 
Gọi 1 HS đọc bài thơ.
 Làm bài vào vở. 
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. 
HS đọc bài thơ.
HS làm bài.
Những vật nào được nhân hoá?
Những vật ấy được nhân hoá bằng cách nào?
Những vật ấy được gọi bằng gì?
Những vật ấy được tả bằng những từ ngữ nào ?
Kim giờ 
bác 
thận trọng, nhích từng li, từng li 
Kim phút 
anh 
lầm lì, đi từng bước, từng bước 
Kim giây 
bé 
tinh nghịch, chạy vút lên trước hàng 
Cả ba kim 
cùng tới đích, rung một hồi chuông vang 
GV nhận xét-sửa chữa
Bài 2 : 
Bài tập yêu cầu gì ? 
Gọi 1 HS đọc bài thơ
Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi. 
HS trao đổi theo cặp. 
HS hỏi đáp trước lớp. 
a) Kim giờ được gọi là bác vì kim giờ to, được tả là nhích từng li, từng li như một người đứng tuổi làm gì cũng thận trọng ( kim giờ chuyển động chậm nhất, hết một giờ mới nhích lên được một chữ số ). 
b) Kim phút được gọi là anh vì nhỏ hơn, được tả là đi từng bước vì chuyển động nhanh hơn kim giờ. 
c) Kim giây được gọi là bé vì nhỏ nhất, được tả là chạy vút lên trước hàng như một đứa bé tinh nghịch vì chuyển động nhanh nhất. 
Nhận xét – giảng giải. 
Bài 3 : 
Bài tập yêu cầu gì? 
Cho HS làm bài. 
Nhận xét – sửa bài. 
 Đặt câu hỏi cho bộ phận câu được in đậm. 
HS làm bài. 
a) Trương Vĩnh Ký hiểu biết như thế nào?
b) Ê-đi-xơn làm việc như thế nào?
c) Hai chị em nhìn chú Lí như thế nào?
d) Tiếng nhạc nổi lên như thế nào?
3.Củng cố, dặn dò.
Nhận xét tiết học.
Toán 
Tiết 114
Chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số(tt)
I/ MỤC TIÊU : 
Biết chia số có bốn chữ số cho số có một chữ số (trường hợp có dư với thương có 4 chữ số và 3 chữ số).
Vận dụng phép chia để làm tính và giải toán. 
* Bài tập cần làm : 1 ; 2 ; 3. 
II/ CHUẨN BỊ :
Bảng phụ ghi bài tập 3. 
Các tấm bìa hình tam giác (Bộ ĐDDH Toán 3). 
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU :
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Khởi động :
2.Bài cũ : Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số 
GV gọi 3HS làm bài bảng lớp. 
Nhận xét. 
3.Các hoạt động :
Giới thiệu bài: Chia số có bốn chữ số với số có một chữ số ( tiếp theo )
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia 
a.Phép chia 9365 : 3
GV viết lên bảng phép tính : 9365 : 3 = ? và yêu cầu HS suy nghĩ để tìm kết quả của phép tính này
Giáo viên gọi HS lên bảng đặt tính theo cột dọc
Giáo viên gọi học sinh nêu cách đặt tính
Yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và tự thực hiện phép tính trên.
Giáo viên hướng dẫn: chúng ta bắt đầu chia từ trái sang phải, từ hàng cao nhất đến hàng thấp nhất.
Giáo viên: trong lượt chia thứ tư, số dư là 2. Vậy ta nói phép chia 9365 : 3 = 3121 là phép chia có dư.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
b.Phép chia 2249 : 4
Thực hiện tương tự 9365:3
Giáo viên: Trong lượt chia thứ tư, số dư là 1. Vậy ta nói phép chia 2249 : 4 = 562 là phép chia có dư.
Giáo viên gọi một số học sinh nhắc lại cách thực hiện phép chia.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh thực hành 
Bài 1 : Tính : 
GV gọi HS đọc yêu cầu và làm bài
GV gọi HS nêu lại cách thực hiện 
GV Nhận xét
Bài 2 : 
GV gọi HS đọc đề bài 
+ Bài toán cho biết gì ?
+ Bài toán hỏi gì ?
+ Muốn biết có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy bánh xe ta làm như thế nào?
Yêu cầu HS làm bài.
Giáo viên nhận xét
Giáo viên nhận xét.
Bài 3 : Cho 8 hình tam giác, mỗi hình như hình sau: 
GV gọi HS đọc yêu cầu 
Yêu cầu HS xếp hình như SGK. 
Nhận xét-khen
4. Củng cố – Dặn dò : 
GV tổng kết tiết học.
Chuẩn bị tiết học sau.
Hát
- HS thực hiện các phép tính : 5685 : 5 ; 8480 : 4 ; 7569 : 3. 
HS suy nghĩ để tìm kết quả
9365
03
 06
 05
2
3
3121
9 chia 3 được 3, viết 3. 3 nhân 3 bằng 9; 9 trừ 9 bằng 0.
Hạ 3; 3 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 3 trừ 3 bằng 0
Hạ 6; 6 chia 3 được 2, viết 2. 2 nhân 3 bằng 6; 6 trừ 6 bằng 0
Hạ 5; 5 chia 3 được 1, viết 1. 1 nhân 3 bằng 3; 5 trừ 3 bằng 2
- Cá nhân
HS làm bài
Học sinh sửa bài
HS nêu
Học sinh đọc
+ Mỗi ô tô cần phải lắp 4 bánh xe. 
+ Hỏi có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất bao nhiêu ô tô như thế và còn thừa mấy bánh xe ?
+ Ta lấy 1250 : 4
 HS làm bài. 
Bài giải
Ta có : 1250 : 4 = 312 ( dư 2 )
Vậy có 1250 bánh xe thì lắp được nhiều nhất 312 xe ô tô và còn thừa 2 bánh xe
Đáp số : 312 xe ô tô và thừa 2 bánh xe
Học sinh đọc
HS xếp hình
Tự nhiên và Xã hội
Tiết 46
Khả năng kì diệu của lá cây
I. Mục tiêu bài học
- Nêu được chức năng của lá đối với đời sống của thực vật và ích lợi của lá đối với đời sống con người. 
- Biết cây xanh có lợi ích đối với cuộc sống của con người; khả năng kì diệu của lá cây trong việc tạo ôxi và các chất dinh dưỡng để nuôi cây.
II. Các kĩ năng cơ bản được giáo dục trong bài
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin: Phân tích thông tin để biết giá trị của lá cây đối với đời sống của cây, đời sống động vật và con người.
- Kĩ năng tư duy phê phán: Phê phán, lên án, ngăn chặn ứng phó với những hành vi làm hại cây.
- Kĩ năng làm chủ bản thân: Có ý thức trách nhiệm, cam kết thực hiện những hành vi thân thiện với các loại cây trong cuộc sống; không bẻ 

Tài liệu đính kèm:

  • doc23.doc