Giáo án Âm nhạc Tiểu học - Học kì 1 (VNEN)

Âm nhạc

Học hát bài: Quốc Ca Việt Nam

 Nhạc và lời: Văn Cao

I. MỤC TIÊU:

- HS biết hát theo giai điệu và lời 1.

- Học sinh có ý thức trang nghiêm khi dự lễ Chào cờ.

II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:

GV chuẩn bị:

- Học thuộc bài hát Quốc ca Việt Nam, tập hát với tính chất hùng mạnh.

- Chia câu để dạy hát và giải thích một số từ ngữ trong lời ca.

- Đàn Organ, đĩa ÂN 3.

- Lá cờ Việt Nam.

HS chuẩn bị:

- SGK ÂN 3.

- Nhạc cụ gõ: Phách, song loan

III. TIẾN TRÌNH:

1. Khởi động:

- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm).

- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Thật là hay).

- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.

- HS đọc mục tiêu của bài học.

2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:

- Nghe GV trình bày bài hát.

- Đàm thoại: “Bài hát do ai sáng tác? Bài hát được hát khi nào? Khi chào cờ và hát Quốc ca, chúng ta phải làm gì?”

- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến.

- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cho HS biết.

3. Học hát:

- Đọc lời ca của bài hát:

“Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu quốc.

Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa.

Cờ in máu chiến thắng vang hồn nước.

Súng ngoài xa chen khúc quân hàn ca.

Đường vinh quang xây xác quân thù.

Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu.

Vì nhân dân chiến đấu không ngừng.

Tiến mau ra sa trường. Tiến lên! Cùng tiến lên!

Nước non Việt nam ta vững bền”.

- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu (Cả lớp).

- Học hát từng câu (hát móc xích các câu).

- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ có ngân dài khi hát.

- Tập lấy hơi, thể hiện tính chất mạnh mẽ của bài.

 

doc 141 trang Người đăng hoanguyen99 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Âm nhạc Tiểu học - Học kì 1 (VNEN)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
N 3, Đĩa bài hát.
- Nhạc cụ gõ.
HS chuẩn bị:
- Nhạc cụ gõ: Thanh phách, song loan, mõ
- SGK ÂN 3.
III. TIẾN TRÌNH:
1. Khởi động: 
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm).
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Gà gáy).
- GV giới thiệu bài học, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiêu bài hát:
- Cho HS nghe lại bài hát 1, 2 lần. 
- Đàm thoại: Bài hát là dân ca của dân tộc nào? ... Nội dung bài hát nói về điều gì?
- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh nội dung bài.
3. Ôn bài hát:	
- Nhẩm, hát lại bài hát Gà gáy. 
- Hát lại bài hát 1, 2 lần chú ý sắc thái tình cảm bài hát.
- GV nhận xét, sửa sai.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vân động theo bài hát.
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca,... có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất)
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu).
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt. 	
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
............................................................
Lớp dạy:
2A
Ngày dạy: Thứ 5
2B
Ngày dạy: Thứ 5
2C
Ngày dạy: Thứ 2
2D
Ngày dạy: Thứ 2
2D
Ngày dạy: Thứ 2
Âm nhạc
Ôn tập ba bài hát: Xèo hoa; Múa vui; Thật là hay
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ đơn giản.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV chuẩn bị: 	
- Tập các bài hát của lớp 2.
- Đàn piano, máy nghe, băng đĩa, nhạc cụ gõ.
HS chuẩn bị:
- SGK, nhạc cụ gõ.
III. TIÊN TRÌNH:
1. Khởi động: 
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm).
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Hoặc chơi trò chơi)...
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày 3 bài hát.
- Đàm thoại: Tác giả, nội dung bài hát?
- HS trả lời, HS lắng nghe bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhắc lại.
3. Ôn bài hát:
- Tự hát nhẩm lại 3 bài hát.
- Hát lại bài: Thật là hay, Xòe hoa, Múa vui 1, 2 lần.
- Tập hát và thể hiện sắc thái 3 bài hát.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo nhịp của 3 bài hát. (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong nhóm).
- Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ (nhóm HS tự biên).
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày 3 bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca,... có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất).
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Bài hát Xòe hoa do ai đặt lời? Hoàng Long c; Hoàng Lân c; Phan Duy c 
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt. 	
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
............................................................
Phần nhận xét của BGH: .....
Tuần 9
Lớp dạy:
5A
Ngày dạy: Thứ 3
5B
Ngày dạy: Thứ 4
5C
Ngày dạy: Thứ 6
5D
Ngày dạy: Thứ 2
Âm nhạc
Học hát bài: Những bông hoa những bài ca 
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, SGK, đồ dùng học môn,nhạc cụ quen dùng
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập.
III.Tiến trình dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh: 3hs
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động1: Giới thiệu bài hát
- GV giới thiệu tranh minh hoạ
Bài hát nói về ngày nhà giáo Việt nam
Hoạt động 2: Học hát
Những bông hoa những lời ca
- Đọc lời ca
- đọc lời 1
- lời 1 chia làm 6 câu hát
- Cùng nhau ...thăm các thầy các cô
- Chúng em ...các cô
- Gv trình bày bài hát
- Tập hát từng câu
Tập lời hát 1: gồm 2 đoạn
Bắt nhịp 1-2 để h\s thực hiện
H\s thực hiện những câu tiếp
1-2 h\s khá lên hát
đoạn 2 tương tự như đoạn 1
-Hát toàn bài
- Chú ý nghe
- H s đọc lời ca theo tiết tấu 1,2,3
- Cảm nhận ban đầu của h\s
- Học hát từng câu
- H\s hát cả bài trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, thể hiện sắc thái tươi vui – náo nức.
4. Củng cố: 
- GV đệm đàn học sinh từng tổ hát.
- GV nhận xét giờ học.
5. Dặn dò: - Học thuộc lời bài hát, chuẩn bị bài sau.
Lớp dạy:
4A
Ngày dạy: Thứ 3
4B
Ngày dạy: Thứ 3
4C
Ngày dạy: Thứ 6
4D
Ngày dạy: Thứ 6
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Trên ngựa ta phi nhanh 
Tập đọc nhạc: TĐN số 2
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, chép sẵn bài TĐN số 2 nắng vàng một số động tác phụ họa.
- Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ:
Hát bài Trên ngựa ta phi nhanh : 2HS
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Giới thiệu bài:
- Tiết hôm nay các em sẽ ôn lại bài hát và tập đọc nhạc bài TĐN số 2 nắng vàng.
Hoạt động 1: Ôn bài hát Trên ngựa ta phi nhanh
- Giáo viên bắt nhịp cho học sinh ôn lại bài hát dới nhiều hình thức: Cả lớp - cá nhân, song ca, tốp ca.
- Giáo viên nhận xét sửa sai cho học sinh (nếu có).
- Tổ chức cho 1 dãy hát 1 dãy đệm phách bằng thanh phách và ngược lại.
- Dạy cho học sinh múa một số động tác đơn giản.
Hoạt động 2: Tập đọc nhạc bài TĐN số 2
- Cho học sinh luyện cao độ:
- Luyện tiết tấu:
- Cho học sinh đọc tên tốt và luyện gõ tiết tấu bằng thanh phách.
- Cho học sinh đọc bài TĐN số 2 nắng vàng.
? Trên khuông có những hình nốt gì
- Gọi học sinh đọc nốt nhạc trên khuông
? Nốt thấp nhất là nốt nào ? Nốt cao nhất là nốt gì
- Giáo viên cho học sinh luyện đọc nốt nhạc và ghép lời ca.
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh hát ôn lại bài hát
- Tập vận động phụ họa.
- Học sinh luyện cao độ
 Đồ - Rê - Mi – Son
- Nốt đen và nốt trắng
- Thấp nhất là nốt đồ, cao nhất là nốt son
4. Củng cố:
- Cho học sinh đọc lại bài TĐN số 2 nhạc và lời.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học
5. Dặn dò:
Về nhà học bài và chuẩn bị bài tiết sau.
............................................................
Lớp dạy:
3A
Ngày dạy: Thứ 4
3B
Ngày dạy: Thứ 4
3C
Ngày dạy: Thứ 6
3D
Ngày dạy: Thứ 5
Âm nhạc
Ôn tập 3 bài hát:
 Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 3 bài hát.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Tập biểu diễn 3 bài hát.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV chuẩn bị: 	
- Tập các bài hát của lớp 3.
- Đàn Organ, máy nghe, băng đĩa, nhạc cụ gõ
HS chuẩn bị:
- SGK, nhạc cụ gõ
III. TIÊN TRÌNH:
1. Khởi động: 
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm).
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Hoặc chơi trò chơi)...
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu lai 3 bài hát:
- Nghe GV trình bày 3 bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa các bài dã học)
- Đàm thoại: Tác giả, nội dung 3 bài hát?
- HS trả lời, HS lắng nghe bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhắc lại.
3. Ôn bài hát:
- Tự hát nhẩm lại 3 bài hát.
- Hát lại bài: Bài ca đi học, Đếm sao, Gà gáy 1, 2 lần.
- Tập hát và thể hiện sắc thái 3 bài hát.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo nhịp của 3 bài hát. (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong nhóm)
- Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ (nhóm HS tự biên)
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày 3 bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca... có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất).
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt 	
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
............................................................
Lớp dạy:
2A
Ngày dạy: Thứ 5
2B
Ngày dạy: Thứ 5
2C
Ngày dạy: Thứ 2
2D
Ngày dạy: Thứ 2
2E
Ngày dạy: Thứ 2
Âm nhạc
Học hát bài: Chúc mừng sinh nhật
 Nhạc: Anh
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát đúng theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV chuẩn bị:
- Hát thuộc, đúng giai điệu, đúng lời bài hát.
- Đàn Organ, đĩa ÂN 2, máy nghe nhạc, nhạc cụ gõ..
- Chép lời ca ra bảng phụ.
- Tranh ảnh về Lễ sinh nhật.
HS chuẩn bị:
- SGK ÂN 2.
- Nhạc cụ gõ
III. TIẾN TRÌNH:
1. Khởi động: 
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm )
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học ....(Hoặc chơi trò 1 trò chơi đơn giản.)...
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát.
- Đàm thoại: “Bài hát là nhạc của nước nào? .... Nội dung bài hát nói về điều gì?”
- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh nội dung “Bài hát với giai điệu mộc mạc, giản dị, tính chất nhịp nhàng, nội dung nói về Lễ sinh nhật là ngày kỷ niệm của mỗi con người khi được sinh ra trong đời, một ngày đẹp nhất, hằng năm được tổ chức để ghi nhớ nếu có điều kiện” 
3. Học hát	
- Đọc lời ca của bài hát:
“Mừng ngày sinh một đóa hoa, mừng ngày sinh một khúc ca.
Mừng ngày đã sinh cho cuộc đời, một bông hoa sinh rực rỡ.
Cuộc đời em là đóa hoa, cuộc đời em là khúc ca.
Cuộc đời sẽ thêm tươi đẹp vì, những đóa hoa và khúc ca”.
- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu.(Cá nhân hoặc cả lớp) 
- Học hát từng câu (hát móc xích các câu)
- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ có dấu luyến khi hát.
- Tập lấy hơi thể hiện sắc thái và tình cảm, nhịp bài hát theo các câu hát.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong nhóm).
Đệm theo phách:	Mừng ngày sinh một đóa hoa, mừng ngày sinh một khúc ca	 x X x x Xx x X x x Xx
- Đứng hát kết hợp chuyển động nhịp nhàng tại chỗ (nhóm HS tự biên).
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca... có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất).
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt 	
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
............................................................
Phần nhận xét của BGH: .....
Tuần 10
Lớp dạy:
5A
Ngày dạy: Thứ 3
5B
Ngày dạy: Thứ 4
5C
Ngày dạy: Thứ 6
5D
Ngày dạy: Thứ 2
Âm nhạc
Ôn tập hát bài: Những bông hoa những bài ca
Giới thiệu 1 số nhạc cụ nước ngoài 
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ hoạ.
II.Chuẩn bị:
- Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn,nhạc cụ quen dùng
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III.Tiến trình dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hát bài Hãy giữ cho em bầu trời xanh: 3hs
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 1:
Ôn tập bài hát hát: Những bông hoa những bài ca
- Chỉ huy
- Đệm đàn
- Điều khiển
Nội dung 2:
Giới thiệu một số nhạc cụ nước ngoài
- Giới thiệu tên và hình dáng , đặc điểm của nhạc cụ:
- Sử dụng tranh ảnh để giới thiệu tên, hình dáng, đặc điểm của từng nhạc cụ
- Giới thiệu về tư thế biểu diễn nhạc cụ
Nghe âm sắc: GV dùng đàn phím điện tử giới thiệu âm sắc từng nhạc cụ
- H\s hát bài Reo vang bình minh kết hợp gõ đệm, Hs hát bài Những bông hoa những bài ca bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm theo phách
- Hs hát kết hợp vận động theo nhạc
- Trình bày theo nhóm
- Cả lớp vận động theo nhạc
- Hát kết hợp với vận động theo nhạc
- H/s tập đọc tên nhạc cụ .
- Chú ý
- Chú ý nghe
4. Củng cố: - GV đệm đàn học sinh hát bài Những bông hoa những bài ca kết hợp vận động theo nhạc 
- GV nhận xét giờ học.
Lớp dạy:
4A
Ngày dạy: Thứ 3
4B
Ngày dạy: Thứ 3
4C
Ngày dạy: Thứ 6
4D
Ngày dạy: Thứ 6
Âm nhạc
Học hát bài: Khăn quàng thắm mãi vai em
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị:
- Giáo viên: Nhạc cụ, chép sẵn nhạc và lời bài hát lên bảng.
- Học sinh: Sách giáo khoa, thanh phách.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: Đọc TĐN số 2: 2HS.
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1: Học hát bài Khăn quàng thắm mãi vai em
- Giáo viên hát mẫu cho cả lớp nghe 1 lần.
- Giáo viên giới thiệu qua về tác giả tác phẩm.
- Cho học sinh luyện thanh o, a
- Giáo viên dạy học sinh hát từng câu theo lối móc xích.
- Giáo viên cho học sinh hát kết hợp cả bài dưới nhiều hình thức cả lớp - dãy - tổ
? Em hãy kể tên một số bài hát về khăn quàng đỏ
- Hướng dẫn học sinh hát kết hợp gõ đệm theo phách
- Hát kết hợp gõ theo nhịp
Hoạt động 2: Tập biểu diễn bài hát
- Tổ chức biểu diễn
- Học sinh lắng nghe
- Học sinh luyện thanh
- Học hát từng câu
- Học sinh luyện hát theo sự chỉ đạo của giáo viên.
- Người thiếu niên mang khăn quàng đỏ, em yêu chiếc khăn quàng
- Hát kết hợp gõ theo phách
- Hát kết hợp gõ theo nhịp
- 2 dãy bàn đứng hát và nhún theo nhịp 2.
- 2 nhóm lên bảng biểu diễn kết hợp vận động phụ họa.
4. Củng cố:
- Giáo viên bắt nhịp cho cả lớp hát bài hát 1 lần.
- Giáo viên nhận xét tinh thần giờ học.
............................................................
Lớp dạy:
3A
Ngày dạy: Thứ 4
3B
Ngày dạy: Thứ 4
3C
Ngày dạy: Thứ 6
3D
Ngày dạy: Thứ 5
Âm nhạc
Học hát bài: Lớp chúng ta đoàn kết
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II.TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:	
GV chuẩn bị: 
- Học thuộc bài hát Lớp chúng ta đoàn kết hát với tính chất vui tươi, trong sáng..
- Đàn Organ, đĩa ÂN 3, nhạc cụ gõ.
- Tập bài hát lớp 3.
HS chuẩn bị:
- SGK ÂN 3.
- Nhạc cụ gõ: Phách, song loan	
III. TIẾN TRÌNH:
1. Khởi động: 
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm).
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Gà gáy).
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát (hoặc nghe qua băng đĩa).
- Đàm thoại: “Bài hát do ai sáng tác? Bài hát nói về điều gì?” 
- HS trả lời và nêu cảm nhận, HS lắng nghe, bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhấn mạnh lại cho HS biết.
3. Học hát:	
- Đọc lời ca của bài hát:
“Lớp chúng mình rất rất vui, anh em ta chan hòa tình thân.
Lớp chúng mình rất rất vui, như keo sơn anh em một nhà.
Đầy tình thân quý mến nhau, luôn thi đua cùng nhau tiến tới.
Quyết kêt đoàn giữ vững bền, giúp đõ nhau xứng đáng trò ngoan”.
- Đọc lời ca của bài hát theo tiết tấu (Cá nhân hoặc cả lớp).
- Học hát từng câu (hát móc xích các câu).
- Tập hát cả bài, lưu ý những chỗ nhấn vào phách mạnh của nhịp 2 khi hát.
- Tập lấy hơi, thể hiện tính chất vui tươi, trong sáng của bài.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: 
+ Hát kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách.
+ Hát với tính chất vui tươi, trong sáng của bài
- Đứng hát với tinh thần vui tươi .
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca... có đệm, đánh giá nhận xét về hát, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất).
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Em hãy kể tên vài bài hát nói về tinh thần đoàn kết của học sinh. 
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt.	
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
............................................................
Lớp dạy:
2A
Ngày dạy: Thứ 5
2B
Ngày dạy: Thứ 5
2C
Ngày dạy: Thứ 2
2D
Ngày dạy: Thứ 2
2E
Ngày dạy: Thứ 2
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Chúc mừng sinh nhật
I. MỤC TIÊU:
- Biết hát đúng giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
II. TÀI LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN:
GV chuẩn bị: 	
- Tập các bài hát của lớp 2.
- Đàn piano, máy nghe, băng đĩa, nhạc cụ gõ.
- Vài động tác phụ họa.
HS chuẩn bị:
- SGK, nhạc cụ gõ, vài động tác phụ họa.
III. TIÊN TRÌNH:
1. Khởi động: 
- Các nhóm trưởng lấy Tập bài hát và đồ dùng từ góc học tập hoặc (Ban học tập phát cho các nhóm).
- Ban văn nghệ điều khiển khởi động cùng nhau hát một bài hát đã học (Hoặc chơi trò chơi)...
- GV giới thiệu bài hát mới, ghi đầu bài, HS đọc tên bài học và ghi tên đầu bài vào vở.
- HS đọc mục tiêu của bài học.
2. Tổ chức nghe hát và đàm thoại tìm hiểu bài hát:
- Nghe GV trình bày bài hát.
- Đàm thoại: Nội dung bài hát?
- HS trả lời, HS lắng nghe bổ sung ý kiến không trùng lặp.
- GV nhận xét và nhắc lại.
3. Ôn bài hát:
- Tự hát nhẩm lại bài hát.
- Hát lại bài: Chúc mừng sinh nhật 1, 2 lần.
- Tập hát và thể hiện sắc thái, tình cảm bài hát.
GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm:
- Nhóm trưởng điều khiển: Hát kết hợp vỗ tay, gõ đệm theo phách, theo nhịp của 3 bài hát. (HS chia sẻ, góp ý giúp nhau sửa chữa giữa các cá nhân trong nhóm).
- Đứng hát kết hợp phụ họa nhịp nhàng tại chỗ.
- GV quan sát, trợ giúp các nhóm.
Tổ chức thi biểu diễn: 
- Ban học tập điều khiển các nhóm trình bày bài hát trước lớp. 
(cá nhân, song ca, tam ca... có đệm hoặc phụ họa do nhóm tự biên, đánh giá nhận xét về hát, đệm, phụ họa, thưởng nhóm biểu diễn tốt nhất).
- Trả lời câu hỏi: (Phiếu)
+ Bài hát Chúc mừng sinh nhật nhạc nước nào? Pháp c; Anh c; Nga c
+ Em tự đánh giá về việc tự học hát của mình:
Hát ở mức độ Tốt c Khá c Trung bình c Mức độ yếu kém c 
 Sau tiết này, GV đánh giá nhận xét sự tiến bộ của HS
- GV khen ngợi những cá nhân và nhóm học hát tốt .
- Em hãy hát bài hát cho mọi người trong gia đình nghe.
- Em hãy tìm động tác vận động phụ họa với bài hát cùng người thân.
- Tích cực tham gia hát cùng các bạn trong lớp khi khởi động mỗi tiết học và tham gia hát ở cộng đồng.
............................................................
Phần nhận xét của BGH: .....
Tuần 11
Lớp dạy:
5A
Ngày dạy: Thứ 3
5B
Ngày dạy: Thứ 4
5C
Ngày dạy: Thứ 6
5D
Ngày dạy: Thứ 2
Âm nhạc
Tập đọc nhạc: TĐN số 3
Nghe nhạc
I. Mục tiêu:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học.
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài TĐN số 3.
- Nghe một bài dân ca hoặc trích đoạn nhạc không lời.
II. Chuẩn bị:
- SGK, nhạc cụ gõ. 
- Một số động tác phụ hoạ
III. Các hoạt động dạy học: 
1. ổn định: 
2. Kiểm tra bài cũ: 
Hát bài Những bông hoa những bài ca: 3hs
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 1: Tập đọc nhạc số 3:
- GV treo bảng phu và hỏi: Cao độ của bài gồm nhưỡng nốt gì? (Đ, R, M, S, L)
- Trường độ của bài gồm những hình nốt gì? (Đen, trắng, móc đơn)
- GV cho HS luyện hình TT trong SGK> HS gõ TT kết hợp đọc.
- Cho HS võ tay theo hình TT rồi đọc kết hợp gõ phách.
- Cho HS luyện đọc cao độ: Đ-R-M-S-L.
- Chỉ nốt cho HS đọc bài TĐN theo đúng cao độ, trường độ.
- Đọc trôi chảy rồi cho ghép lời ca.
Nội dung 2: Nghe nhạc
Cho HS nghe một bài DC.
- Giới thiệu xuất xứ, nội dung. 
- HS trả bài
- HS quan sát bài TĐN và trả lời câu hỏi.
- HS luyện hình TT theo hướng dẫn của GV
- Luyện đọc cao độ
- Đọc vào bài theo hướng dẫn của GV
- HS nghe
- Cả lớp đọc bài
- Chú ý nghe
4. Củng cố:
- Cho HS đọc lại bài TĐN
- Nhận xét giờ học
5. Dặn dò:
- Về nhà các em học thuộc bà TĐN số 3.
- Chép bài TĐN số 3 vào vở.
Lớp dạy:
4A
Ngày dạy: Thứ 3
4B
Ngày dạy: Thứ 3
4C
Ngày dạy: Thứ 6
4D
Ngày dạy: Thứ 6
Âm nhạc
Ôn tập bài hát: Khăn quàng thắm mãi vai em
Tập đọc nhạc: TĐN s

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao_an_Am_nhac_HK1_VNEN.doc