Giáo án Âm nhạc lớp 1 - Diêu Thị Diệu Huyền - Trường Tiểu học Hải Dương

I. Mục tiêu:

 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:

- Biết hát theo giai điệu và lời 1 của bài.

- Hs biết kết hợp vỗ tay theo lời 1 của bài.

 2. Học sinh khá giỏi: Biết gõ đệm theo phách.

II. Chuẩn bị của Giáo viên:

- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,máy nghe,băng nhạc.

- Tranh minh họa.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 17 trang Người đăng honganh Lượt xem 1363Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Âm nhạc lớp 1 - Diêu Thị Diệu Huyền - Trường Tiểu học Hải Dương", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h bày bài hát kết hợp gõ đệm.
- Nhắc HS về nhà hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs ngồi đúng tư thế học hát.
- Hs nhắc lại tên 2 bài hát: Quê hương tươi đẹp, Mời bạn vui múa ca.
- Cả lớp hát 2 bài hát.
- Hs xem tranh.
- Hs lắng nghe.
- Hs lắng nghe.
- Hs đọc lời ca.
- Hs tập hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs hát cả bài.
- Hs hát.
- Hs theo dõi.
- Hs dùng nhạc cụ gõ đệm.
- Hs xung phong thực hiện.
- Hs trả lời: Bài hát Tìm bạn thân, tác giả Việt Anh.
- Cả lớp đừng tại chỗ hát.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
****************************************
	 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 3,thứ 4 ngày 20,21/9/2011
Lớp 2 Học bài hát Múa vui 
 I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Học sinh khá giỏi:
- Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Đàn và hát thuần thục bài hát Múa vui
- Nhạc cụ đệm, gõ : song loan, phách, băng nhạc, máy nghe.
- Tranh minh họa Hs đang múa hát.
- Bảng phụ bài hát.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 – 3 Hs lên bảng biểu diễn bài hát Xòe hoa.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Múa vui
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
- Gv treo tranh minh họa.
- Gv treo bảng phụ.
- Giới thiệu đôi nét về tác giả: Nhạc sĩ Lưu Hữu Phước (1932 – 1989) quê ở Cần Thơ (Nam bộ) là tác giả nhiều bài hát nổi tiếng: Lãnh tụ ca, giải phóng Miền Nam, Lên đàngvà các bài hát thiếu nhi như: Reo vang bình minh, thiếu nhi thế giới liên hoan
- GV hát mẫu.
- Hỏi Hs nhận biết nhịp điệu bài hát nhanh, chậm, vui, buồn? 
- Hướng dẫn HS tập đọc lời ca theo tiết tấu 
- Dạy hát từng câu, tốc độ vừa phải. Mỗi câu cho HS hát 2-3 lần để thuộc lời và giai điệu. Sau đó tập các câu hát tiếp theo và nối các câu để hoàn chỉnh bài hát.
- Hướng dẫn HS hát để nhớ lời ca và giai điệu bằng nhiều hình thức: Hát đồng thanh, nhóm, cá nhân.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ, gõ đẹm theo phách hoặc theo nhịp.
- GV hát và vỗ tay hoặc gõ đệm mẫu theo phách
 Cùng nhau múa xung quanh vòng...
 x x x x
+ Yêu cầu Hs hát và gõ đệm theo phách.
- GV hát kết hợp gõ đệm theo nhịp
 Cùng nhau múa xung quanh vòng.
 x x
+ Yêu cầu Hs hát và gõ đệm theo nhịp.
- Gv nhận xét.
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv yêu cầu Hs đứng lên hát lại bài hát Múa vui và gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Dặn dò HS về ôn thuộc lời ca và tìm các động tác vận động phụ hoạ.Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học.
- Hs ngồi ngay ngắn.
- HS biểu diễn. 
- Hs xem tranh.
- Ngồi ngay ngắn chú ý nghe.
- HS nghe băng mẫu
- HS trả lời: Bài hát vui, tốc độ vừa phải.
- Tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- Tập hát từng câu theo hướng dẫn của GV.
- Hát lại nhiều lần theo hướng dẫn của GV, chú ý phát âm rõ lời, tròn tiếng.
+ Hát đồng thanh
+ Hát theo dãy, nhóm
+ Hát cá nhân
- Hs theo dõi.
- Hs thực hiện.
- Hs hát kết hợp gõ đệm theo nhịp.
- HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách bài hát.
- HS nghe và ghi nhớ
****************************************
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 2,thứ 3 ngày 19,20/9/2011
Lớp 3 Ôn tập bài hát Đếm sao
 Trò chơi Âm nhạc
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu đúng và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa.
 2. Học sinh khá giỏi:
 - Biết gõ đệm theo nhịp.
 - Biết chơi trò chơi âm nhạc.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,băng nhạc, máy nghe.
- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong lúc ôn tập.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát Đếm sao
 Nhạc và lời: Văn Chung
- Gv treo bảng phụ.
- Gv hướng dẫn cho Hs luyện thanh. 
 Ma . . . .
- Gv cho Hs nghe lại giai điệu bài hát Đếm sao.
- Gv yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát và tác giả?
- Yêu cầu Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Yêu cầu từng tổ đừng tại chỗ trình bày.
- Hướng dẫn Hs một số động tác vận động phụ họa.
- Mời Hs lên bảng trình bày theo nhóm.
- Gv hướng dẫn Hs hát theo cách hát đối đáp và hòa giọng:
+ Nhóm 1: Một ông..sáng sao.
+ Nhóm 2: Ba ôngánh vàng.
+ Nhóm 3: Bốn ông..sao sáng.	
+ Cả lớp: Kìa sáu ông.trời cao.
- Gv tổ chức thi đua biểu diễn giữa các tổ với nhau
- GV nhận xét.
*Hoạt động 2: Trò chơi âm nhạc
 Trò chơi đếm sao
- Gv hướng dẫn Hs cách chơi: nói theo tiết tấu đếm từ 1 – 10 ông sao.
Trò chơi hát bằng một nguyên âm
- Gv hướng dẫn Hs cách chơi: Dùng một nguyên âm để hát thay cho lời ca.
+ Tổ 1: hát câu 1 bằng âm A
+ Tổ 2: hát câu 2 bằng âm U
+ Tổ 3: hát câu 3 bằng âm Ư
+ Tổ 4: hát câu 4 bằng âm O
- Gv tuyên dương và động viên Hs.
* Củng cố – Dặn dò:
- GV đệm đàn HS hát lại bài hát Đếm sao kết hợp gõ đệm theo phách.
- Dặn Hs về nhà cố gắng tập hát nhiều hơn nữa.
- Xem trước bài mới.
- Gv nhận xét tiết học.
- Hs ngồi ngay ngắn.
- Hs bảng phụ.
- Hs luyện thanh.
- Hs lắng nghe giai điệu bài hát.
- Hs nhắc: bài hát Đếm sao,tác giả Văn Chung
- Hs hát và gõ đệm theo phách.
- Hs trình bày.
- Hs tập vận động.
- Các nhóm trình bày.
- Hs hát đối đáp và hòa giọng:
- Các tổ thi đua biểu diễn.
- HS tham gia trò chơi.
- HS nghe hường dẫn và tham gia trò chơi.
- Hs thực hiện.
- HS nghe và ghi nhớ.
****************************************
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 4,thứ 6 ngày 21,23/9/2011
Lớp 4 Tập đọc nhạc: TĐN số 1
 Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của 2 bài hát đã học.
 - Nhận biết một vài nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, tam, tứ, tì bà.
 2. Học sinh khá giỏi:
 - Biết đọc bài tập đọc nhạc số 1.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ, băng nhạc, máy nghe.
- Tranh ảnh các nhạc cụ dân tộc: Đàn nhị, tam, tứ, tì bà.
- Bảng phụ bài tập đọc nhạc số 1
- Băng ghi âm thanh các loại nhạc cụ.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv gọi Hs lên bảng trình bày 2 bài hát đã học.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy Tập đọc nhạc
 TĐN số 1: Son la son
- Gv treo bảng phụ.
- Gv giới thiệu bài tập đọc nhạc.
- Yêu cầu Hs xác định tên nốt nhạc trong bài.
- Gv chỉ từng nốt nhạc, yêu cầu Hs tập nói tên nốt nhạc.
- Gv viết dòng tiết tấu lên bảng.
- Gv đọc và gõ mẫu sau đó yêu cầu Hs thực hiện.
- Y/c Hs nói tên nốt nhạc trong bài kết hợp gõ tiết tấu.
- Yêu cầu Hs đọc cao độ. 
 Đô rê mi son la
- Gv tập từng câu ngắn.
- Yêu cầu Hs đọc cả 2 câu.
- Hướng dẫn Hs ghép lời ca, vừa đọc vừa gõ đệm theo phách.
- Chỉ định Hs thực hiện theo tổ,nhóm, cá nhân.
- Gv nhận xét và sửa sai
* Hoạt động 2: Giới thiệu một vài nhạc cụ dân tộc
- Gv treo tranh các nhạc cụ.
- Hỏi Hs biết tên những nhạc cụ gì?
- Gv nêu tên từng loại nhạc cụ và yêu cầu Hs nhắc lại.
- GV hỏi Hs:
+ Em nào biết đàn Nhị có mấy dây?đàn tam, đàn tứ, đàn tì bà?
- Gv giới thiệu: + Đàn nhị dùng vĩ đẻ kéo,người biểu diễn thường ngồi trên ghế, thân đàn đặt trên đùi, cần đàn hướng thẳng lên phía trên.Đàn nhị có âm thanh mềm mại,gần giống giọng người.
+ Đàn tam dùng móng gảy vào dây,người biểu diến thường ngồi trên ghế,thân đàn đặt trên đùi, cần đàn nằm ngang hoặc hơi chếch lên trên cao.Đàn tam có âm thanh tươi sáng, giòn giã.
+ Đàn từ gần giống đàn nguyệt nhưng cần đàn ngắn hơn,cũng dùng móng gảy vào dây, thân đàn thường đặt trên đùi người biểu diễn, cần đàn nằm ngang.Dây đàn tứ bằng kim loại nên âm thanh trong, hơi đanh.
+ Đàn tì bà dùng móng gảy vào dây, thân đàn thường đặt trên đùi người biểu diễn, cần đàn đứng thẳng.Đàn tì bà thường do phụ nữ biểu diễn, đàn có âm thanh trong trẻo,tươi sáng.
- Gv mở băng cho Hs nghe âm thanh các loại nhạc cụ.
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv yêu cầu từng tổ hát lại bài tập đọc nhạc và gõ đệm.
- Nhắc Hs về nhà tập hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục.Tập chép bài TĐN số 1 vào vở.
- Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học
- Hs ngồi đúng tư thế học hát.
- Hs trình bày.
- Hs quan sát bảng phụ.
- Hs lắng nghe.
- Hs nói tên nốt nhạc
- Hs thực hiện.
- Hs nói tên nốt nhạc và gõ tiết tấu.
- Hs đọc cao độ. 
- Hs tập theo hướng dẫn.
- Hs đọc cả bài.
- Hs đọc nhạc và ghép lời ca.
- Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hs xem tranh.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe và nhắc lại.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
- Hs nghe âm thanh từng nhạc cụ.
- Từng tổ hát bài tập đọc nhạc và gõ đệm.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
****************************************
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 2,thứ 6 ngày 19,23/9/2011
Lớp 5 Học bài hát :Con chim hay hót. 
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Học sinh khá giỏi:
- Biết đây là bài hát do nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu sáng tác nhạc,lời theo đồng dao.
- Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,thnh phách, băng nhạc, máy nghe.
- Bảng phụ bài hát.
- Tranh minh họa chú chim đang hót.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv đàn giai điệu một câu trong bài tập đọc nhạc số 2 và yêu cầu Hs nhắc lại tên bài Tập đọc nhạc.
- Yêu cầu cả lớp đọc lại bài tập đọc nhạc số 2.
- Gv nhận xét.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát 
 Con chim hay hót 
 Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu
- Gv giới thiệu: Đồng dao là những câu văn vần được truyền miệng trong sinh hoạt của trẻ em từ xa xưa.Khi hát đồng dao, trẻ em thường kết hợp với nhiều trò chơi thú vị.Dựa trên một bài đồng dao. Nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu đã sáng tác bài hát Con chim hay hót.Bài hát có giai điệu vui tươi, ngộ nghĩnh, sinh động.
- Gv treo tranh minh họa.
- Gv treo bảng phụ.
- Yêu cầu Hs đọc lời ca.
- Gv hướng dẫn cho Hs luyện thanh. 
 Mi
- Gv hát mẫu.
- Yêu cầu Hs nói lên cảm nhận ban đầu của mình khi nghe bài hát?
- Gv tập hát từng câu theo móc xích.
- Hướng dẫn Hs hát cả bài.Thể hiện sắc thái nhí nhảnh, ngộ nghĩnh của bài hát.
- Yêu cầu Hs hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- GV nhận xét.
* Hoạt động 2: Hát kết hợp gõ đệm
- Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách
 Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa.
 x x x x x x xx
- Gv hướng dẫn Hs hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
 Con chim hay hót nó đứng nó hót cành đa.
 x x x x x x x x x x
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv cho Hs đứng tại chỗ hát lại bài hát Con chim háy hót và vỗ tay theo phách.
- Nhắc Hs về nhà tập hát thuộc lời ca và gõ đệm thần thục.
- Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học
- Hs ngồi đúng tư thế học hát.
- Hs lắng nghe giai điệu bài tập đọc nhạc.
- Cả lớp thực hiện.
- Hs lắng nghe.
- Hs xem tranh.
- Hs quan sát bảng phụ.
- Hs đọc lời ca.
- Hs luyện thanh. 
- HS nghe hát mẫu.
- Hs nói cảm nhận ban đầu của mình khi nghe bài hát.
- Hs tập hát từng câu.
- Hs hát cả bài.
- Hs hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hs thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Hs thực hiện hát kết hợp gõ đệm theo tiết tấu.
- Hs thực hiện. 
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
****************************************
TuÇn 7 
************************
	 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 2,thứ 3 ngày 19,20/9/2011
Lớp 1 Học bài hát Tìm bạn thân (Tiết 2)
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu với lời 1,lời 2 của bài.
- Hs biết kết hợp một vài động tác phụ họa đơn giản.
 2. Học sinh khá giỏi: Biết hát đúng 2 lời của bài hát.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,máy nghe,băng nhạc.
- Tranh minh họa.
- Một số động tác vận động phụ họa đơn giản
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước.Gọi một số em trình bày lại lời 1 bài hát Tìm bạn thân.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Dạy bài hát Tìm bạn thân (lời 2)
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
- Gv treo tranh minh họa.
- Gv mở băng mẫu cho Hs nghe giai điệu bài hát.
- Gv hướng dẫn Hs tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- Gv dạy hát từng câu của lời 2, mỗi câu cho Hs hát hai ba lần để thuộc lời và giai điệu bài hát.
- Hướng dẫn HS hát để nhớ lời ca và giai điệu bằng nhiều hình thức: Hát đồng thanh, nhóm, cá nhân.
- Gv hướng dẫn Hs hát 2 lời, hát kết hợp gõ đệm theo phách.
- Gv nhận xét và sửa cho những Hs hát chưa đúng.
*Hoạt động 2: Hát kết hợp vỗ vận động phụ họa.
- GV hướng dẫn Hs một số động tác vận động phụ họa.
+ Gv làm mẫu.
+ Gv gọi 2 – 3 Hs khá làm mẫu.
- Yêu cầu Hs hát và kết hợp vận động phụ họa.
- Gv nhận xét.
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv yêu cầu từng tổ Hs đứng lên hát kết hợp vận động phụ họa cả bài hát.
- Dặn dò HS về hát thuộc lời ca và gõ đệm thuần thục hơn nửa.Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học.
- Hs ngồi ngay ngắn.
- Hs nhắc lại tên bài hát.
- Hs trình bày bài hát.
- Hs xem tranh.
- Ngồi ngay ngắn chú ý nghe.
- Hs tập đọc lời ca theo tiết tấu.
- Hs tập hát theo hướng dẫn của Gv.
- Hs hát theo tổ, nhóm,cá nhân.
- Hs hát cả 2 lời.
- Hs theo dõi.
- Hs khá làm mẫu.
- Hs hát và kết hợp vận động phụ họa.
- Từng tổ Hs hát kết hợp vận động phụ họa.
- HS nghe và ghi nhớ
****************************************
	 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 3,thứ 4 ngày 20,21/9/2011
Lớp 2 Ôn tập bài hát Múa vui 
 I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp một vài động tác vận động phụ họa đơn giản.
 2. Học sinh khá giỏi:
- Biết gõ đệm theo phách, theo tiết tấu lời ca.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Đàn và hát thuần thục bài hát Múa vui
- Nhạc cụ đệm, gõ : song loan, phách, băng nhạc, máy nghe.
- Một vài động tác vận động phụ họa đơn giản.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Yêu cầu Hs nhắc lại tên bài hát đã học ở tiết trước.Nêu tên tác giả bài hát.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Múa vui
 Nhạc và lời: Lưu Hữu Phước
- Gv mở băng mẫu cho hs nghe lại giai điệu bài hát.
- Gv hướng dẫn Hs ôn bài hát bằng nhiều hình thức: tổ,nhóm,cá nhân...
- Hướng dẫn Hs sử dụng nhạc cụ hát và gõ đệm theo phách.
- Gv nhận xét.
*Hoạt động 2: Hát với tốc độ khác nhau
- GV hướng dẫn HS hát với 2 tốc độ khác nhau:
+ Lần đầu hát với tốc độ vừa phải , lần hai tốc độ nhanh hơn 
- Gv đặt câu hỏi: So sánh lần hát đầu tiên và lần hát thứ hai, lần nào nhanh hơn, lần nào chậm hơn?
- Gv nhận xét và chỉ cho HS thấy nếu hát với tốc độ khác nhau thì khả năng diễn đạt bài hát cũng khác nhau. Nếu hát nhanh quá thì hát không rõ lời và không thể hiện được các động tác...
*Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động 
- Hướng dẫn HS hát kết hợp vận động phụ họa.
+ Cho cả lớp thực hiện kết hợp vận động tại chỗ.
+ Mời từng nhóm (5- 6 em) lên đứng thành vòng tròn vừa hát kết hợp vận động phụ họa.
- Gọi HS nhận xét xem nhóm nào biểu diễn hay nhất (hát đúng giai điệu, tiết tấu bài hát, kết hợp các động tác đều đặn nhịp nhàng)
- Gv nhận xét và ghi điểm.
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv yêu cầu Hs đứng lên hát và gõ đệm theo phách, theo tiết tấu.
- Dặn dò HS về tiếp tục hát thuộc lời ca,gỗ đệm thuần thục.Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học.
- Hs ngồi ngay ngắn.
- Ngồi ngay ngắn chú ý nghe.
- Hs theo dõi.
- Hát với 2 tốc độ.
- Hs trả lời.
- Hs lắng nghe.
- Hs theo dõi.
- Hs thực hiện múa theo từng nhóm.
- HS nhận xét.
- HS ôn hát kết hợp vỗ tay theo nhịp, phách bài hát.
- HS nghe và ghi nhớ
****************************************
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 4,thứ 6 ngày 21,23/9/2011
Lớp 4 Ôn tập 2 bài hát: Em yêu hòa bình,
 Bạn ơi lắng nghe
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 - Biết hát kết hợp vận động phụ họa
 - Tập biểu diễn bài hát.
 2. Học sinh khá giỏi:
 - Biết hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
 - Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài tập đọc nhạc số 1
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ, thanh phách.
- Tranh ảnh minh họa.
- Một số động tác vận động phụ họa.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn hát.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát Em yêu hòa bình.
- Gv hướng dẫn cho Hs luyện thanh. 
 Mi..
- Gv treo tranh minh họa.
- Gv hỏi Hs: Nhìn bức tranh em hãy cho biết bài hát gì đã học có nội dung như bức tranh?
+ Ai là tác giả của bài hát Em yêu hòa bình?
- Gv gõ 1 dòng tiết tấu trong bài hát và hỏi Hs:
+ Đó là tiết tấu của câu hát nào?
- Gv đệm đàn và yêu cầu Hs hát kết hợp gõ đệm theo phách, theo nhịp.
- Yêu cầu từng tổ trình bày.
- Gọi một số Hs thực hiện trước lớp.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
* Hoạt động 2: Ôn bài hát Bạn ơi lắng nghe.
- Gv đàn một câu trong bài hát Bạn ơi lắng nghe và hỏi Hs đó là giai điệu của câu hát gì?trong bài hát nào?
- Gv yêu cầu cả lớp trình bày lại bài hát nhiều lần.
- Yêu cầu Hs hát nối tiếp nhau: Gv quy định: 
+ Tổ 1: Hỡi bạn.lắng nghe
+ Tổ 2: Tiếng dòngthì thào
+ Tổ 3: Tiếng đàn cá.đáy cát.
+ Tổ 4: Tiếng làn...ào ào.
- Yêu cầu cả lớp hát kết hợp vận động phụ họa.
- Gv chỉ định Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Gv nhận xét và ghi điểm.
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv cho Hs đứng tại chỗ hát lại 2 bài hát vừa ôn tập và vỗ tay theo phách.
- Nhắc Hs về nhà tập hát thuộc lời ca và gõ đệm thần thục.
- Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học
- Hs ngồi đúng tư thế học hát.
- Hs luyện thanh. 
- Cả lớp xem tranh.
- Hs trả lời: Bài hát Em yêu hòa bình.
+ Tác giả bài hát là: Nguyễn Đức Toàn
+ Đó là tiết tấu của câu hát Em yêu cách đồng thơm mùi hương lúa...
- Hs thực hiện.
- Hs trình bày theo tổ.
- Hs biểu diễn trước lớp.
- Hs lắng nghe và trả lời.
- Hs ôn bài hát theo hướng dẫn.
- Hs tập hát nối tiếp.
- Hs quan sát bảng phụ.
- HS kết hợp vận động phụ họa.
- Hs hát theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Hs thực hiện theo từng tổ.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
****************************************
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 2,thứ 6 ngày 19,23/9/2011
Lớp 5 Ôn tập bài hát :Con chim hay hót. 
 Ôn tập Tập đọc nhạc số 1,số 2
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca.
- Biết hát kết hợp vận động phụ họa đơn giản.
 2. Học sinh khá giỏi:
- Biết đọc nhạc và ghép lời ca bài Tập đọc nhạc số 1, số 2.
II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ, thanh phách.
- Một số động tác vận động phụ họa đơn giản.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong quá trình ôn hát.
3. Bài mới:
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát 
 Con chim hay hót 
 Nhạc và lời: Phan Huỳnh Điểu
- Gv hướng dẫn cho Hs luyện thanh. 
 Mi..
- GV mở băng nghe lại giai điệu bài hát.
- Gv hỏi HS tên bài hát là gì? tên tác giả bài hát?
- Gv hướng dẫn Hs ôn lại bài hát bằng nhiều hình thức: hát tập thể, tổ, nhóm, cá nhân..
- Gv nhắc Hs thể hiện sắc thái nhí nhảnh, ngộ nghĩnh của bài hát.
- Hướng dẫn Hs cách hát lĩnh xướng và đồng ca.
+ Đồng ca: Con chim.cành tre.
+ Lĩnh xướng: Nó hót.vô nhà.
+ Đồng ca: Ấy nó ra.ơi chim ơi.
- Gv hướng dẫn Hs hát và vận động phụ họa.
+ Gv mời Hs khá làm mẫu.
- Gv mời Hs lên biểu diễn trước lớp ( hát kết hợp vận động phụ hoạ hoặc hát kết hợp gõ đệm bằng nhạc cụ gõ ).
- Gv nhận xét và ghi điểm
* Hoạt động 2: Ôn tập Tập đọc nhạc số 1
- Gv yêu cầu Hs gõ lại tiết tấu bài tập đọc nhạc số 1
- Gv hướng dẫn Hs đọc cao độ 4 nốt nhạc Đô, rê, mi, son từ thấp đến cao.
 Đô Rê Mi Son 
- Yêu cầu Hs đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài tập đọc nhạc số 1.
- Gv chỉ định Hs thực hiện.
- Gv nhận xét.
* Hoạt động 2: Ôn tập Tập đọc nhạc số 2
- Gv yêu cầu Hs gõ lại tiết tấu bài tập đọc nhạc số 1
- Gv hướng dẫn Hs đọc cao độ 5 nốt nhạc Đô, rê, mi, son, la từ thấp đến cao.
 Đô Rê Mi Son La
- Yêu cầu Hs đọc nhạc, hát lời kết hợp gõ phách bài tập đọc nhạc số 1.
- Gv chỉ định Hs thực hiện theo tổ, nhóm, cá nhân.
- Gv nhận xét.
* Củng cố – Dặn dò:
- Gv cho Hs đứng tại chỗ hát lại bài hát Con chim hay hót và vỗ tay theo phách.
- Nhắc Hs về nhà tập hát thuộc lời ca và gõ đệm thần thục hơn nữa.
- Xem trước bài mới.
- Nhận xét tiết học
- Hs ngồi đúng tư thế học hát.
- Hs luyện thanh. 
- Hs lắng nghe giai điệu bài hát.
- Hs trả lời:
+ Bài hát: Con chim hay hót.
+ Nhạc: Phan Huỳnh Điểu.
+ Lời : Theo đồng dao.
- Hs hát tập thể, nhóm, cá nhân.
- Hs hát lĩnh xướng và đồng ca.
- Hs xem GV thực hiện mẫu.
+ Hs khá làm mẫu.
- Hs lên biểu diễn trước lớp.
- Hs gõ tiết tấu.
- Hs đọc cao độ: Đô,Rê,Mi,Son 
- HS thực hiện.
- Hs gõ tiết tấu.
- Hs đọc cao độ: Đô,Rê,Mi,Son,La 
- HS thực hiện.
- Tổ, nhóm, cá nhân thực hiện.
- Hs thực hiện.
- Hs lắng nghe và ghi nhớ.
****************************************
 Ngày soạn: Thứ 7 ngày 16/9/2011
 Ngày dạy: Thứ 2,thứ 3 ngày 19,20/9/2011
Lớp 3 Học bài hát: Gà gáy
I. Mục tiêu:
 1. Yêu cầu cả lớp cần đạt:
- Biết đây là bài dân ca.
- Biết hát theo giai điệu đúng và lời ca.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
 2. Học sinh khá giỏi:
 - Biết đây là bài dân ca của dân tộc Cống ở tỉnh Lai Châu.
 - Biết gõ đệm theo phách, theo nhịp.
 II. Chuẩn bị của Giáo viên:
- Nhạc cụ quen dùng: Đàn Organ,thanh phách,băng nhạc, máy nghe.
- Bảng phụ chép sẵn lời ca.
- Tranh minh họa chú gà trống.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định tổ chức: Nhắc nhở HS tư thế ngồi học hát.
2. Kiểm tra bài cũ: Gv đàn giai điệu một câu trong bài Đếm sao và hỏi Hs đó là giai điệu của bài

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an Am nhac CKTKN Tuan 78 Lop 15.doc