Chủ điểm: Những người thân yêu của bé
Môn : Âm nhạc
Lứa tuổi: 25-36 tháng
Thời gian: 10-15 phút
Nội dung trọng tâm: Dạy hát bài “Cháu yêu bà” Xuân Giao
Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc “Chiếc khăn tay”
Nghe hát: Ngọn nến lung linh (Ngọc Lễ)
Ngày dạy: 12-3-09
Người dạy: Trần Thị Thu Hà
GVHD: Cô Lê Thị Mỹ Hạnh
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Kiến thức:
- Trẻ biết hát bài “Cháu yêu bà” thể hiện lòng kính trọng, yêu thương, âu yếm thiết tha với bà qua bài hát.
- Trẻ biết cảm thụ nhịp điệu của bài hát
- Trẻ được nghe bài hát “Ngọn nến lung linh” gợi cho trẻ thích nghe bài hát và yêu thương gia đình.
2. Kỹ năng: Trẻ biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp bài hát.
3. Giáo dục trẻ lòng yêu thương, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình.
II. Chuẩn bị:
Chủ điểm: Những người thân yêu của bé Môn : Âm nhạc Lứa tuổi: 25-36 tháng Thời gian: 10-15 phút Nội dung trọng tâm: Dạy hát bài “Cháu yêu bà” Xuân Giao Nội dung kết hợp: Vận động theo nhạc “Chiếc khăn tay” Nghe hát: Ngọn nến lung linh (Ngọc Lễ) Ngày dạy: 12-3-09 Người dạy: Trần Thị Thu Hà GVHD: Cô Lê Thị Mỹ Hạnh I. Mục đích, yêu cầu: 1.Kiến thức: - Trẻ biết hát bài “Cháu yêu bà” thể hiện lòng kính trọng, yêu thương, âu yếm thiết tha với bà qua bài hát. - Trẻ biết cảm thụ nhịp điệu của bài hát - Trẻ được nghe bài hát “Ngọn nến lung linh” gợi cho trẻ thích nghe bài hát và yêu thương gia đình. 2. Kỹ năng: Trẻ biết hát kết hợp với gõ đệm theo nhịp bài hát. 3. Giáo dục trẻ lòng yêu thương, kính trọng, vâng lời ông bà, cha mẹ, anh chị em trong gia đình. II. Chuẩn bị: - Giáo án - Tranh về gia đình, bà và cháu - Trẻ: nhạc cụ (phách tre, miễng dừa ) - Tâm thế của cô và trẻ Tích hợp: Văn học (thơ: Bé ngoan, Yêu mẹ) III. Tổ chức hoạt động: * Hoạt động 1: Trò chuyện Sáng nay ai đưa các con đi học Các con hãy kể cho cô biết trong gia đình con gồm có những ai. Các con hãy nhìn xem cô có gì đây. Tranh của cô gồm có những ai vậy các con (cha, mẹ, anh, em). Gia đình là tổ ấm có ông bà, bố mẹ, anh chị.Tất cả như những ngọn nến lung linh, cùng thắp sáng làm cho gia đình luôn đầm ấm, hạnh phúc. Gia đình đã đem đến cho các con biết bao niềm vui. Chú Ngọc Lễ cũng có một bài hát viết về gia đình đó các con. * Hoạt động 2: Nghe hát bài “Ngọn nến lung linh” nhạc sĩ Ngọc Lễ -Các con hãy lắng nghe cô hát nhé. -Cô hát lần 1 -Tóm tắt nội dung: Gia đình đã đem đến biết bao niềm vui. Ba mẹ và các con chính là những ngọn nến lung linh, ấm áp thắp sáng gia đình. -Cô hát lần 2 (khuyến khích trẻ nào biết hát thì hát cùng cô). - Trong bài hát, ba mẹ và các con được ví như cái gì để thắp sáng gia đình vậy các con? - Ở nhà các con được bố mẹ chăm sóc, ngoài bố mẹ còn có những ai chăm sóc cho các con nữa (ông bà). - Đọc thơ: Bé ngoan và cho trẻ di chuyển đến bức tranh. * Hoạt động 3: Dạy trẻ hát “Cháu yêu bà” Cô có gì đây các con? Trong tranh gồm có những ai vậy các con. Ông bà, cha mẹ luôn yêu thương, chăm sóc các con cho nên các con phải biết vâng lời, kính trọng giúp ông bà những công việc nhỏ nha các con. Nhạc sĩ Xuân Giao có viết một bài hát nói về tình cảm yêu thương thiết tha của cháu đối với hình ảnh rất đẹp về bà. Đó là bài hát “Cháu yêu bà”. Bây giờ các con hãy lắng nghe cô hát nhé. - Cô hát lần 1 - Tóm tắt nội dung: Bài hát viết về tình cảm yêu thương, kính trọng của cháu đối với bà. - Cô hát lần 2 - Mời cả lớp, nhóm, cá nhân hát theo cô -Cô hát kết hợp vỗ tay và mời trẻ chọn nhạc cụ mà trẻ thích để hát và gõ nhạc cụ. - Các con vừa hát bài gì vậy? -Các con hãy nhìn xem cô còn có gì đây nữa? Đây là chiếc khăn tay. - Chiếc khăn tay dùng để làm gì vậy các con (lau mặt, tay ) - Cô cũng có bài hát nói về chiếc khăn tay đó các con giờ cô sẽ hát và múa minh họa cho các con xem nhé. * Hoạt động 4: Vận động theo nhạc “Chiếc khăn tay” - Cô múa mẫu cho trẻ xem Động tác 1: “chiếc em” Tay phải từ từ đưa lên phía trước rồi úp lên ngực vào chữ “em”. Động tác 2: “Trên chim” Tay trái đưa chếch lên cao, tay phải giả làm động tác thêu khăn. Động tác 3: “Em đẹp” Vỗ tay, đầu nghiêng trái, nghiêng phải theo nhịp bài hát. Động tác 4: “Lau ngày” Tay phải đưa ra phía trước, ngửa lòng bàn tay, tay trái vuốt nhẹ giả làm động tác lau tay (ba lần) rồi từ từ đưa 2 tay lên cao, uốn cong cánh tay trên đầu. Kết thúc : đọc thơ “Yêu mẹ” Phiếu hỏi trẻ 4-5 tuổi về khả năng hát múa Họ tên trẻ: Tuổi: Nam/Nữ Nội dung Tên con là gì?......................................................... Con mấy tuổi?....................................................... Con đang học ở trường, lớp mẫu giáo nào?................................. Cô giáo cháu tên là gì?........................................ .. Con có thích đi học mẫu giáo không?................................ Vì sao?............................................. Con có thích hoạt động ở góc âm nhạc không? Vì sao?.................................................. Con thích gì ở góc âm nhạc?......................................... Khi hát múa ở góc âm nhạc con thường làm gì?............................................. Con thích trong góc âm nhạc có thêm những gì(đàn, trang phục để diễn,các dụng cụ âm nhạc) Ở lớp con thích hát múa với bạn nào nhất? Vì sao?.................................... Khi cô giáo dạy hát con có thích không?................................... Con thấy các bạn hát múa có đẹp không?....................... Con có thích múa cùng các bạn trong lớp không?
Tài liệu đính kèm: