Giáo Án Âm Nhạc Khối 1 - Từ Tuần 1 Đến Tuần 35 - Trường Tiểu Học Nam Thái

I- Mục tiêu: - Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca, hát đồng đều, rõ lời.

 - Biết hát bài "Quê hương tươi đẹp" là dân ca của dân tộc Nùng.

II- Đồ dùng Dạy - Học:

1- Giáo viên: - Hát chuẩn gia điệu bài "Quê hương tơi đẹp", nhạc cụ , một số hình

ảnh về dân tộc vùng núi phía Bắc.

2- Học sinh: - Sách giáo khoa, vở tập hát.

III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1- ổn định tổ chức (1')

2- Kiểm tra bài cũ:(3') - Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.

 - GV: nhận xét.

 

doc 37 trang Người đăng honganh Lượt xem 1655Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo Án Âm Nhạc Khối 1 - Từ Tuần 1 Đến Tuần 35 - Trường Tiểu Học Nam Thái", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp hát + gõ phách.
Lớp hát + vỗ tay.
HS hát + nhún chân theo nhịp. 
HS biểu diễn trước lớp, cả đơn ca, cả tốp ca. 
HS nói theo.
Cái cây xanh xanh 
Thì lá cũng xanh
Chim đậu trên cành
Chim hót líu lo 
Líu lo là líu lo 
Vừa đi vừa nhảy 
Là anh sáo xinh 
Hay nói linh tinh 
Là cô liếu điếu
Hay nghịch hay tếu 
Là cậu chìa vôi
Hay chao đớp mồi 
Là anh chèo bẻo 
Chú bé loắt choắt 
Cái sắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh 
4 - Củng cố, dặn dò (3')	
- Giáo viên: nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị tiết sau.
====================
Tuần 10	Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
 ôn tập hai bài hát : “Tìm bạn thân - Lí cây xanh”
I- Mục tiêu:	- Học sinh hát đúng giai điệu và lời ca 
 - Biết hát, kết hợp vận động phụ hoạ.
 - Biết đọc thơ 4 chữ theo tiết tấu của bài : “Lý cây xanh”.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
1- Giáo viên: - GV thuộc bài hát, lời ca, nhạc cụ.
2- Học sinh: 	- Sách giáo khoa, vở tập hát.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gọi học sinh hát lại 1 trong 2 bài hát đã học 
	- GV: nhận xét, ghi điểm.
3- Bài mới: (24')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
HĐ1: Ôn bài hát: “Tìm bạn thân’’
Gv cho cả lớp hát. 
Cho cả lớp hát + gõ phách theo tiết tấu lời ca và theo nhịp.
Cho học sinh hát + vận động phụ hoạ.
- Gọi HS lên biểu diễn trước lớp.
GV nhận xét - tuyên dương. 
HĐ2: Ôn bài: “Lý cây xanh” 
- Cho HS hát.
- Cho HS hát + gõ đệm phách theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS hát + vận động phụ hoạ.
Nhận xét - tuyên dương.
HĐ3: Tập nói thơ 4 chữ theo bài: “Lí cây xanh”
- Giáo viên nói cho học sinh nói theo 
GV nhận xét - tóm lại 
Lớp hát 2 - 3 lần.
HS hát + gõ phách 
HS hát + vận động phụ hoạ theo nhóm.
CN - nhóm biểu diễn 
Lớp hát 2 - 3 lần.
HS hát + gõ phách.
CN - nhóm hát + vận động phụ hoạ.
Chú bé loắt choắt
Cái sắc xinh xinh 
Cái chân thoăn thoắt 
Cái đầu nghênh nghênh
Ca nô đội lệch
4 - Củng cố, dặn dò (5')	
- Giáo viên: nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị tiết sau. 
Tuần 11	 	Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Học hát bài : Đàn gà con
I- Mục tiêu:	- Học sinh biết bài hát: Đàn gà con do nhạc sỹ người Nga tên là Phi - líp - pen - cô sáng tác. Là bài hát do tác giảViệt Anh phỏng dịch.
 - Hs hát đúng giai điệu lời ca.
 - Học hát đồng đều và rõ lời.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
- Hát chuẩn xác bài hát “Đàn gà con”
 	- Tập đệm đàn, nhạc cụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gọi học sinh hát bài hát: “Lý cây xanh”
	- GV: nhận xét, xếp loại.
3- Bài mới: (24')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
*HĐ1: Dạy bài hát: “Đàn gà con”
Gv giới thiệu bài hát: “Đàn gà con” do nhạc sỹ Nga tên là phi - líp - pen - cô sáng tác. Lời bài hát do tác giả Việt Anh dịch.
- GV hát mẫu.
- Cho Hs đọc đồng thanh lời ca:
GV đọc từng câu cho HS đọc theo.
-Dạy hát từng câu theo lối móc xích cho đến hết bài.
*HĐ2: Vỗ tay hoặc đệm phách.
- Cho HS vỗ tay và hát.
GV nhận xét - sửa sai.
- Cho HS hát + gõ đệm phách theo nhịp. 
GV nhận xét - sửa sai.
Hs chú ý nghe.
HS đọc đồng thanh lời ca:
Lời 1:
Trông kia đàn gà con lông vàng.
Đi theo mẹ tim ăn trong vườn
Cùng tìm mồi ăn ngon ngon
Đàn gà con đi lon ton.
Lời 2:
Thóc vãi rồi nhặt ăn cho nhiều
Uống nước vào là no căng đều
Rồi cùng nhau ta đi chơi
Đàn gà con xinh kia ơi.
Lớp hát từng câu.
Cả lớp hát + vỗ tay.
Lớp hát + gõ phách.
4 - Củng cố, dặn dò (5')	
 ? Nêu tên bài hát?
- Cho lớp hát lại bài hát.
- Dặn HS về tập hát, chuẩn bị tiết sau.
Tuần 12	 
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
ôn bài hát: Đàn gà con
I- Mục tiêu:	- Hs hát đúng giai điệu và thuộc 2 bài hát.
	- Hs tập biểu diễn bài hát.
	- HS tập 1 vài động tác vận động phụ hoạ.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
 - Trình diễn bài hát (có đệm theo đàn).
 	- Chuẩn bị 1 số vận động phụ hoạ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gọi học sinh hát bài hát "Đàn gà con"
	- GV: nhận xét, xếp loại.
3- Bài mới: (24')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
*HĐ1: Ôn bài hát: Đàn gà con.
- Ôn luyện b.hát đúng giai điệu và thuộc lời ca.
- Luyện tập theo tổ, nhóm: vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
GV nghe + sửa sai (nếu cần).
- Các tổ, nhóm thi hát.
GV nxét - tuyên dương.
- Gọi HS hát.
GV nxét - xếp loại.
*HĐ 2: HD HS vận động phụ hoạ.
- Gv vừa hát vừa làm mẫu động tác vận động phụ hoạ.
- Cho HS tập vận động phụ hoạ.
GV quan sát + HD bổ sung.
*HĐ 3: Tổ chức cho HS biểu diễn trước lớp.
- Cho Hs vừa vỗ tay + hát.
GV nxét - tuyên dương.
Cho HS vừa hát vừa vận động phụ hoạ.
GV nxét - khen ngợi.
- Lớp hát 2 - 3 lần.
Các tổ, nhóm vừa hát vừa vỗ tay theo tiết tấu lời ca.
- Các tổ, nhóm thi hát.
1 - 3 Hs hát.
Hs quan sát + làm theo.
Lớp hát và vận động phụ hoạ.
1 - 3 Hs hát + vỗ tay.
- Các tổ, nhóm vừa hát vừa vận động phụ hoạ trước lớp.
4 - Củng cố, dặn dò (5')	
? Nêu tên bài hát hôm nay học?
- Giáo viên nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học bài, chuẩn bị tiết sau.
Tuần 13	 
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Học hát bài: sắp đến tết rồi
I- Mục tiêu:	- HS hát đúng giai điệu và lời ca.
	- HS biết vừa hát vừa vỗ tay theo phách, vỗ tay theo tiết tấu lời ca, dùng thanh phách, song loan, trống nhỏ.
	- Hs biết hát kết hợp với vận động.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
 - Hát chuẩn xác bài hát: “Sắp đến tết rồi”.
 	- Băng cát - séc, nhạc cụ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gọi học sinh hát bài hát "Đàn gà con"
	- GV: nhận xét, xếp loại.
3- Bài mới: (24')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
* HĐ1: Giới thiệu bài hát.
GV giới thiệu bài hát: Sắp đến tết rồi.
GV hát mẫu (hoặc nghe đài).
Cho HS đọc đồng thanh lời ca.
Dạy hát từng câu: GV bắt nhịp cho HS hát từng câu.
GV nxét, sửa sai.
* HĐ2: Vỗ tay và vận động phụ hoạ.
- Cho HS hát và vỗ tay theo phách.
GV nxét.
- Cho HS hát + vỗ tay và gõ phách theo tiết tấu lời ca.
GV nxét - tuyên dương.
Cho HS hát + nhúm chân nhịp nhàng theo tiết tấu lời ca.
- Cho HS hát và biểu diễn.
GV: Nhận xét, khen ngợi.
- Cho cả lớp hát + Vỗ tay.
Hs chú ý nghe.
Cả lớp đọc theo GV.
Cả lớp hát từng câu.
Lớp hát + vỗ tay theo phách.
Lớp hát + gõ phách theo tiết tấu lời ca.
Lớp hát + nhún chân.
Các nhóm lên hát và biểu diễn.
Lớp hát + vỗ tay.
4 - Củng cố, dặn dò (5')	
? Nêu tên bài học?	Sắp đến tết rồi.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị tiết sau.
Tuần 14	
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
ôn tập 2 hát bài: “đàn gà con - sắp đến tết rồi”
I- Mục tiêu:	- HS đọc đúng giai điệu và thuộc lời ca.
	- Biết kết hợp vỗ tay đệm theo phách hoặc theo tiết tấu lời ca.
	- Tập hát kết hợp vận động phụ hoạ.
	- Tập đọc những câu thơ 4 chữ theo tiết tấu bài: Sắp đến tết rồi.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
 - Nhạc cụ, tập đệm theo bài hát.
 	- Một số nhạc cụ gõ.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gọi học sinh hát 2 bài hát "Sắp đến tết rồi".
	- GV: nhận xét, xếp loại.
3- Bài mới: (26')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
* HĐ1: Ôn bài hát: “Đàn gà con”
Tập hát thuộc lời ca.
GV nxét.
Cho HS hát + vỗ tay theo nhịp hoặc tiết tấu lời ca.
GV nxét.
Cho HS hát kết hợp vận động phụ hoạ.
Cho Hs tập biểu diễn cá nhân.
- GV nxét - khen ngợi.
Cho HS tập hát đối đáp từng câu.
GV nxét.
Cho Hs tập hát lĩnh xướng.
GV nxét - khen ngợi.
* HĐ2: Ôn bài hát: Sắp đến tết rồi.
Tập hát thuộc ca.
GV nxét.
- Cho HS hát + vỗ tay.
GV nxét.
- Cho HS hát + vận động phụ khoa.
- Cho HS biểu diễn cá nhân hoặc theo nhóm.
GV nhận xét, khen ngợi.
Cả lớp hát.
Lớp hát + vỗ tay.
Lớp hát + vận động phụ hoạ.
1 vài Hs biểu diễn.
HS hát đối đáp từng câu.
1 HS hát lĩnh xướng, lớp hát đồng ca.
Lớp hát ĐT.
Lớp hát + vỗ tay theo nhịp, theo tiết tấu lời ca.
Lớp hát + vận động phụ hoạ.
HS hát biểu diễn.
4 - Củng cố, dặn dò (3')	
? Nêu tên bài học?	ôn 2 bài hát.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học ôn 2 bài hát, chuẩn bị tiết sau.
Tuần 16 	Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Bài 15: ễn : Đàn gà con- Sắp đến tết rồi
 I. Mục tiờu
- HS hỏt đỳng giai điệu và lời ca
- Biết hỏt kết hợp vỗ tay theo phỏch hoặc đệm theo tiết tấu lời ca
- Yờu thớch mụn học
 II. Đồ dựng dạy học
- Thanh phỏch, vở hỏt..
 III. Hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Bài đàn gà con do ai sỏng tỏc?
Bài sắp đến tết rồi do ai sỏng tỏc?
- GV nhận xột đỏnh giỏ 
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
Hụm nay cụ cựng cỏc em ụn tập lại 2 bài hỏt: đàn gà con và sắp đến tết rồi.
 2. Nội dung ụn tập
* Hoạt động 1: ụn bài" Đàn gà con"
- HS hỏt thuộc lời ca
- HS hỏt, vỗ tay đệm theo phỏch.
- Hỏt và vận động phụ hạo
- Nhận xột chỉnh sửa 
- Cho HS hỏt đối.
- Tập hỏt cú lớnh xướng
- Cho HS hỏt hết lời 1 và 2
* Hoạt động 2: ụn bài: sắp đến tết rồi
- HS hỏt thuộc lời ca 
- HS biểu diễn CN, N, L
- Nhận xột chỉnh sửa
* Hoạt động 3: đọc thơ theo tiết tấu bài: sắp đến tết rồi
- cho HS đọc thơ 4 chữ, bài chỳ bộ loắt choắt
- Nhận xột
 3. Củng cố dặn dũ 
- Nhận xột giờ học
- HD học ở nhà
-Nhạc phi-lip-pen cụ, lời Việt Anh
- Do nhạc sĩ Hoàng Võn sỏng tỏc 
- CN- N- L
- N1: trụng kia đàn gà con lụng vàng
- N2: Đi theo mẹ tỡm ăn trong đàn...
1 CN: trụng kia đàn gà con lụng vàng
Lớp: Đi theo mẹ tỡm ăn trong vườn.
1 CN: cựng tỡm mồi ăn ngon ngon
Lớp: đàn gà con đi lon ton...
- CN- N- L
hỏt vỗ tay , gừ đệm theo phỏch, theo tiết tấu lời ca 
Hỏt vận động phụ hoạ
- ĐT
Tuần 16
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Nghe hát: “Quốc ca”- Kể chuyện âm nhạc
I- Mục tiêu:	- HS nghe “Quốc ca” và biết rằng đây là bài hát khi chào cờ đều phải hát. Trong lúc chào cờ và hát Quốc ca phải đứng nghiêm trang.
	- Qua một câu chuyện nhỏ để các em thấy được mối liên quan giữa âm nhạc và đời sống.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
 - Bài hát Quốc ca, băng nhạc.
 	- Hiểu nội dung của câu chuyện Nai Ngọc.
	- Tổ chức trò chơi: “Tên tôi, tên bài” (tuỳ theo thời lượng cho phép).
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gọi HS hát 1 bài trong 2 bài "Đàn gà con - Sắp đến tết rồi"
	- GV: nhận xét, xếp loại.
3- Bài mới: (26')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
* HĐ1: Nghe hát: “Quốc ca”
GV giới thiệu ngắn gọn về bài Quốc ca của Việt Nam và thế giới.
+ Quốc ca là bài hát chung của 1 nước, mỗi nước có 1 bài quốc ca. Quốc ca VN nguyên là bài hát: “Tiến quân ca” do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác. Khi chào cờ có hát hoặc cử nhạc bài “Quốc ca” tất cả mọi người đều đứng nghiêm trang hướng về lá quốc kỳ.
- GV hát hoặc cho HS nghe “Quốc ca”qua băng nhạc.
- Cho HS tập đứng chào cờ, nghe hát “Quốc ca”.
GV nhận xét.
* HĐ2: Kể chuyện
GV kể chuyện “Nai Ngọc”
? Tại sao các loại vật lại quên cả việc phá hoại nương rẫy, mùa măng?
? Tại sao đêm đã khuya mà dân làng không ai muốn về?
KL: Tiếng hát Nai Ngọc đã có sức mạnh giúp dân làng xua đuổi được các loài muông thú phá hoại nương rẫy mọi người đều yêu quý tiếng hát của bé Nai Ngọc.
HS chú ý nghe
HS nghe “Quốc ca”
HS đứng nghiêm, mắt hướng về quốc kỳ và nghe hát.
Hs chú ý nghe.
Do mải nghe tiếng hát tuyệt vời của bé Nai Ngọc.
Vì tiếng hát của bé Nai Ngọc vô cùng hấp dẫn.
4 - Củng cố, dặn dò (3')	
? Nêu tên bài học?	Nghe hát Quốc ca - kể chuyện âm nhạc
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà học thuộc bài, chuẩn bị tiết sau.
Tuần 17	 
Ngày soạn:
Ngày dạy: 
Tập biểu diễn các bài hát đã học - trò chơi âm nhạc
I- Mục tiêu:	- Tập cho HS mạnh dạn tham gia biểu diễn bài hát trước lớp.
	- Qua trò chơi âm nhạc giúp các em phát triển khả năng nghe và nhạy cảm tiết tấu trong âm nhạc.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
 - Nhạc cụ, tập đệm các bài hát.
 	- Nắm được 2 trò chơi “Tiếng hát ở đâu” “đoán tên” “bao nhiêu người hát” “hát và gõ phách đối đáp”.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (5')	- Gv hát bài “Quốc ca”
	? Đó là bài hát nào?
	- GV: nhận xét, xếp loại.
3- Bài mới: (24')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
* HĐ1: Dùng các bài hát đã học, GV tổ chức cho HS từng nhóm biểu diễn có kết hợp vận động phụ hoạ.
- Từ các bài hát đã học GV cho HS tự nghĩ ra các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ.
- Cho Hs thi đua thể hiện các động tác vận động phụ hoạ và chọn ra nhóm khá nhất để biểu dương.
GV nxét, tuyên dương.
* HĐ2: Tổ chức cho HS tham gia các trò chơi.
- GV HD các trò chơi như mục II.
Trò chơi: - Tiếng hát ở đâu.
- Đoán tên.
- Bao nhiêu người hát.
- Hát gõ đối đáp.
Cho HS chơi theo nhóm.
GV quan sát + nhắc nhở.
HS tập biểu diễn và vận động phụ hoạ theo nhóm.
HS nghĩ thêm các động tác múa hoặc vận động phụ hoạ.
HS biểu diễn.
HS theo dõi.
HS chơi trò chơi theo HD của GV.
4 - Củng cố, dặn dò (5')	
? Nêu tên bài học?
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà ôn tập các bài hát đã học.
Tuần 18	 
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Kiểm tra học kỳ i
I- Mục tiêu:	- Kiểm tra đánh giá Hs lời bài hát, tiết tấu và cách biểu diễn các bài hát.
	- Đánh giá khả năng, năng khiếu âm nhạc của HS.
II- Đồ dùng Dạy - Học:
- Thanh phách, đàn, băng nhạc.
 	- Một số bài hát đã học ở lớp 1.
III- Các hoạt động dạy học:
1- ổn định tổ chức (1')	
2- Kiểm tra bài cũ: (3')	- Kiểm tra sự chuẩn bị HS.
	- GV: nhận xét, nhắc nhở.
3- Bài mới: (8')
a- Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu bài + ghi đầu bài.
b- Giảng bài.
Cho cả lớp ôn lại 1 số bài hát đã học và gõ phách luôn từng bài hát.
c- Kiểm tra (20')
Gọi Hs lần lượt lên hát và biểu diễn theo nội dung bài hát mà mình đã chọn.
GV nxét - xếp loại.
- Lớp hát + gõ phách.
- Lần lượt HS lên hát và biểu diễn bài hát mình đã chọn.
4 - Củng cố, dặn dò (3')	
- Công bố xếp loại cho HS biết.
- GV nhận xét giờ học. 
- Dặn HS về nhà ôn tập và chuẩn bị tiết sau.
Tuần 19:
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Bài 19: Học hát bài: bầu trời xanh
 I. Mục tiêu
- Giúp HS hát đúng giai điệu và lời ca bài hát: Bầu trời xanh , biết bài hát bầu trời xanh do nhạc sĩ Nguyễn Văn Quỳ sáng tác 
- HS hát đúng , hát rõ lời bài hát và hát đều
- HS yêu thích môn học
 II. Đồ dùng dạy học
-GV: giáo án, phách
- HS: Phách tre
 II. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 3'
- KT sự chuẩn bị của HS
- Nhận xét 
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài
các em đã được học những bài hát viết về cảnh đẹp của quê hương , vẻ đẹp của con vật, niềm vui về ngày tết mà các nhạc sĩ đã thể hiện, ngoài ra họ còn viết về tình yêu của em với bầu trời tơi đẹp .bài hát hôm nay úng ta học chính là nội dung đó là bài: bầu trời xanh
 2. Dạy hát
* Hoạt động 1: Giới thiệu bài hát 
bài do nhạc sĩ Nguyễn văn Quy sáng tác , bài hát nói lên tình yêu của em đối với bầu trời, với cánh chim..
- GV hát mẫu 2 lần
- HS đọc đồng thanh llời ca 3 lần cho thuộc
- Dạy hát từng câu cho đến hết bài
- Gv uốn nắn sửa sai
* Hoạt động 2: Gõ đệm theo phách và tiết tấu lời ca 
- HD hát và gõ đệm theo phách.và tiết tấu lời ca 
- HD : hát và gõ đệm theo phách 
- Theo dõi , sửa sai cho HS thực hành 
- HD: hát gõ đệm theo tiết tấu lời ca 
- Cho HS tập , GV uốn nắn cho HS tập đều nhau 
- Uốn nắn cách gõ đệm 
- Cho HS hát cả bài 
 3. Củng cố dặn dò: 3'
- hát lại bài hát 
- Nhận xét giờ học
- HD học ở nhà 
- HS nghe
- HS đọc thuộc lời ca 
- HS học hát 
- Theo dõi và thực hành theo 
Em yêu bầu trời xanh xanh
* * * *
yêu đám mây hồng hồng
 * * * *
- Hs hát cả bài 
- CN
=======================
Tuần 20 
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Bài 20: Ôn bài hát: bầu trời xanh
I. Mục tiêu 
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lời ca bài hát , biết phân biệt âm thanh cao thấp 
- HS hát đúng lời, đúng giai điệu. Biết kết hợp 1 số động tác vận động phụ hoạ khi hát 
- HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học 
- Vở tập hát , thanh phách 
III. Phương pháp: thực hành luyện tập 
IV. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Tiết trước em học bài hát nào? do ai sáng sáng?
- Em hãy hát lại bài hát đó?
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 30'
 1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay cô sẽ giúp các em ôn lại bài hát và vừa kết hợp phụ hoạ khi hát cho bài hát thêm sinh động
-> ghi đầu bài
 2. Nội dung 
* Hoạt động 1: Ôn tập
- Cho HS hát lại bài hát bầu trời xanh 
- GV uốn nắn cho HS hát đều rõ ràng 
* Hoạt động 2: Phân biệt âm thanh cao thấp 
- GV hát mẫu vài lần cho HS nghe 
mi-son- đố
Mi : để ta lên đùi
son: để tay lên ngực
Đố: tay giơ cao
- Cho HS thực hành để dễ nhận biết 
? Âm nào thấp?
? Âm nào hát cao ?
- Nhận xét 
* Hoạt động 3: Hát kết hợp vận động phụ hoạ
- GV hướng dẫn mẫu 
Câu 1: từng tay đưa ra 
câu 2: trỏ tay theo nhịp 
- HS thực hành theo
- GV cho HS hát vừa vận động phụ hoạ 
GV uốn nắn 
- GV nhận xét 
 3. Củng cố dặn dò: 3'
- Hôm nay các em học nội dung bài gì?
- Nhận xét giờ học
- HD học ở nhà.
- Học bài hát: bầu trời xanh do nhạc sĩ nguyễn văn quìy sáng tác 
- CN hát
- Nghe
- Lớp hát ĐT
- HS nghe
- HS thực hành 
- mi hát thấp
đố hát cao
- Lớp hát lại vài lần '
- HS quan sát 
- HS thực hành theo
- HS hát kết hợp phụ hoạ
- Hát và vận động phụ hoạ bài bầu trời xanh
Tuần 21:	Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Bài 21: Học hát : bài tập tầm vông
I. Mục tiêu:- Giúp HS hát đúng giai điệu bài hát và thuộc lời ca bài hát : tập tầm vông , tham gia trò chơi theo bài hát
- Hát đúng và thuộc lời ca
- Yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học
- GV: thanh phách
- HS: sách hát, thanh phách
III. Phươơng pháp 
- thực hành, trò chơi
IV. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
- Hãy hát lại bài hát ở tiết trước 
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 30'
 1. Giới thiệu bài: Tiết hôm nay cô sẽ dạy các em bài hát tập tầm vông 
-> ghi đầu bài
 2. Nội dung 
* Hoạt động 1: dạy hát bài tập tầm vông của tác giả Lê Hữu Lộc với giai điệu trong sáng tinh nghịch bài hát sẽ mang lại cảm giác tươi vui 
- GV hát mẫu
- HS đọc ĐT lời ca 
- GV dạy hát từng câu đến hết bài
- Sau đó cho HS luyện tập theo nhóm
- GV theo dõi uốn nắn
* Hoạt động 2: Trò chơi: tập tầm vông 
- GV làm động tác dấu vật ở tay 
Cho 3 em lên bục giảng xếp hàng , GV cho cả lớp hát lại bài hát , GV để 1 vật ở bất kì tay của bạn nào trong 3 bạn để các em ở dưới lớp đoán xem tay nào có tay nào không 
- Cho HS chơi 2 lượt để học thuộc bài hát 
- GV nhận xét 
 3. Củng cố dặn dò: 3'
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau
- HS hát bài: bầu trời xanh
- Tập tầm vông tay không tay có
Tập tầm vó tay có tay không
Mời các bạn đoán sao cho trúng
Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không 
Có, có, không không 
- Hát theo GV 
-N-lớp luyện hát 
- HS quan sát 
- HS đoán 
- HS chơi 
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Tuần 22:
Bài 22: Ôn bài hát tập tầm vông
Phân biệt chuỗi âm thanh lên- xuống- ngang
I. Mục tiêu
- HS hát đúng giai điệu và thuộc lì ca bài hát: Tập tầm vông , qua ví dụ cụ thể HS biết thế nào là chuỗi âm thanh đi lên đi xuống, sang ngang 
- HS hát đúng, thuộc và hay; nhận biết được các chuỗi âm thanh 
- HS yêu thích môn học 
II. Đồ dùng dạy học 
- GV: giáo án, thanh phách
- HS: thanh phách, sách hát
III. Phương pháp
- Luyện tập thực hành 
III. Các hoạt động dạy học 
A. Kiểm tra bài cũ: 5'
? Tiết học trước các em học bài hát gì?
Do ai sáng tác? 
Hãy hát lại bài hát đó.
- GV nhận xét 
B. Bài mới: 30'
 1. Giới thiệu bài: tiết học hôm nay chúng ta cùng ôn tập lại bài hát: tập tầm vông ; phân biệt các chuỗi âm thanh lên, xuống, ngang
-> ghi đầu bài
 2. Nội dung bài 
* Hoạt động 1: Ôn tập bài hát tập tầm vông kết hợp gõ phách 
- Cho hS ôn theo nhóm 
- Gv theo dõi giúp đỡ HS 
- Cho HS hát kết hợp gõ phách theo nhịp , theo tiết tấu lời ca 
+ Theo nhịp: 
+ Theo tiết tấu 
- GV nhận xét 
* Hoạt động 2: Nghe hát để nhận ra chuỗi âm thanh đi lên, đi xuống, đi ngang
- GV giới thiệu 
Âm thanh đi lên: khi hát giọng cao dần lên VD: mẹ mua cho áo mới nhé 
Mùa xuân nay em đã lớn
Âm thanh đi xuống: khi hát giọng thấp dần xuống VD: biết đi thăm ông bà
Âm đi ngang: khi hát giọng giữ nguyên không cao không thấp không có âm thấp âm cao trong bài hát 
VD: nào ai ngoan ai xing ai tươi 
Rồi tung tăng ta đi bên nhau
- G giới thiệu khuông nhạc có nốt nhạc cho thấy rõ sự đi lên, đi xuống, đi ngang 
- GV hát 1 số câu hát cho HS đoán: 
Em yêu bầu trời xanh 
yêu đám mây hồng hồng
Tập tầm vó tay nào có đố tay nào không
- Nhận xét 
- Cho hS hát lại bài : tập tầm vông 
 3. Củng cố dặn dò: 3'
- Em học nội dung gì?
- Nhận xét tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau 
- bài tập tầm vông nhạc sĩ Lê Hữu Lộc sáng tác 
- CN hát 
- HS hát theo ,nhóm 
- HS hát và gõ phách theo nhịp, tiết tấu 
+ tập tầm vông tay không tay có
 * * * *
tập tầm vó tay có tay không 
 * * * *
+ tập tầm vông tay không tay có
 * * * * * * *
- Hs nghe 
- Hs quan sát 
- đi ngang 
- đi xuống
- đi lên 
- cả lớp hát 
============================
Tuần 23:
Ngày soạn:
 Ngày dạy: 
Bài 23: Ôn tập hai bài hát : 
bầu trời xanh, tập tầm vông
Nghe hát
I. Mục tiêu 
- HS thuộc hai bài hát : bầu trời xanh, tập tầm vông và nghe hát 
- HS biết hát kết hợp vcỗ tay theo phách , theo tiết tấu lời cav , biết hát và chơi trò chơi , biết nghe hát và phát triển kĩ năng nghe 
- HS yêu thích môn học , Bồi dưỡng tình yêu âm nhạc 
II. Đồ dùng dạy học:
- GV: thanh phách, băng nhạc 
- HS: thanh phách,
III. Phương pháp : thực hành , luyện tập 
IV. Các hoạt động dạy học
A. Kiểm tra bài cũ: 4'
- Em hãy hát lại bài hát mà tiết trước các em đã học ?
- GV nhận xét đánh giá 
B. Bài mới: 
1. Giới thiệu bài: Tiết học hôm nay sẽ giúp cac em ôn tậplại 2 bài hát đã học : ...-> Ghi đầu bài
2. Nội dung:
* Hoạt động 1: Ôn bài hát bầu trời xanh
? bài hát bầu trời xanh do nhạc sĩ nào sáng tác ? 
- cho cảlớp hát lại bài hát vàgõ phách
- Nhận xét uốn nắn
* Hoạt động 2: Ôn bài hát Tập tầm vông
? bài hát này do nhạc sĩ nào sáng tác ?
- Cho cảlớp hát lại và kết hợp gõ đệm 
- Nhận xét sửa sai
- Cho HS hát và chơi trò chơi
- Nhận xét klhen ngợi
* Hoạt động 3: Nghe hát 
- GV hát cho HSnghe một bài hát về thiếu nhi : ba mẹ là quê hương 
3. Củng cố dặn dò: 3'
? Em vừa được học nội dung gì?
- Nhận xét giờ học 
- HD học ở nhà 
- 2 HS hát 
- D

Tài liệu đính kèm:

  • docAm_nhac_lop_1_tu_tuan_1_den_tuan_35.doc