Đảng và nhà nước ta hiện nay đã thực sự coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu . Mục tiêu của giáo dục là
_Các kiến thức , kĩ năng của môn học toán ở tiểu học có nhiều ứng dụng trong đời sống thực tiễn , chúng rất cần thiết cho việc hình thành nhân cách học sinh, rất cần thiết để học các môn khác ở tiểu học và học tập tiếp môn toán ở trung học .
_Môn toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống .
_Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện các phương pháp suy nghĩ ,phương pháp suy luận , phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh , cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt , sáng tạo, nó giúp học sinh hình thành các phẩm chất như: Cần cù , cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch , có nề nếp và tác phong khoa học .
-Làm việc gì cũng vậy , nếu có hứng thú làm việc thì việc làm đạt kết quả cao. Sự hứng thú có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống, sinh hoạt của con người. Khi con người có niềm vui, có hhứng thú thì sẽ thấy cuộc đời thật là hạnh phúc.
ôn toán ở trung học . _Môn toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng và hình dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó mà học sinh có phương pháp nhận thức một số mặt của thế giới xung quanh và biết cách hoạt động có hiệu quả trong đời sống . _Môn toán góp phần rất quan trọng trong việc rèn luyện các phương pháp suy nghĩ ,phương pháp suy luận , phương pháp giải quyết vấn đề, nó góp phần phát triển trí thông minh , cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt , sáng tạo, nó giúp học sinh hình thành các phẩm chất như: Cần cù , cẩn thận, có ý chí vượt khó khăn, làm việc có kế hoạch , có nề nếp và tác phong khoa học . -Làm việc gì cũng vậy , nếu có hứng thú làm việc thì việc làm đạt kết quả cao. Sự hứng thú có ý nghĩa rất lớn đối với đời sống, sinh hoạt của con người. Khi con người có niềm vui, có hhứng thú thì sẽ thấy cuộc đời thật là hạnh phúc. -Đối với học sinh nói chung và tiểu học nói riêng thì hứng thú có ý nghĩa rất quan trọng trong việc phát triển nhân cách và tính hình thành tri thức . Trong thực tế có nhiều em học sinh say mê chăm chỉ học tập nhưng cũng không ít em chưa có thái độ đúng đắn với việc học , còn lơ là, thậm chí còn chán ghét việc học . Vì vậy người giáo viên tiểu học cần phải làm gì để giúp học sinh có hứng thú học tập? Chúng ta lại thấy môn toán ở cấp tiểu học với đối tượng là số, hình và những quan hệ toán học đơn giản đã có đầy đủ những tính chất của môn học như: Tính trừu tượng , tính khái quát , và tính thực tiễn . Môn toán là một môn khoa học yêu cầu sự chính xác cao tới mức tuyệt đối . Trong khi đó tư duy của trẻ lớp 1 vẫn còn mang tính cụ thể, hình tượng và trực quan chiếm ưu thế . Các em tri giác thường gắn với hành động thực tiễn , thường hay chú ý đến cái mới lạ , hấp dẫn trong khi các bài học về toán lại thường khô khan , trừu tượng . Các em chú ý chưa bền vững , khả năng tập trung chú ý còn yếu,chóng mệt mỏi. Nếu một tiết toán mà đơn điệu , thời gian luyện tập kéo dài thì lớp học sẽ rất nặng nề và tiết học ít hiệu quả . Các em thích được hoạt động , được vui chơi xen kẽ với học tập . Mặt khác các em lại thích tò mò tìm hiểu những điều mới lạ , những bài toán có nội dung vui , lời giải độc đáo gây cho các em hứng thú và say mê môn toán hơn. Với các đặc điểm đó muốn cho trẻ thích học môn toán và đạt kết quả cao , thầy cô giáo phải tìm mọi cách để gây hứng trong quá trình lên lớp gợi sự tò mò ham hiểu biết , thích tìm hiểu , muốn nắm bắt cái mới , cái lạ trong giờ học . _Để đạt được mục đích trên đây chúng ta có thể có nhiều biện pháp khác nhau . Nhưng qua thực tế giảng dạy tôi thấy . Trò chơi học tập là một trong những biện pháp hiệu quả nhất đối với học sinh trong học toán .Các trò chơi toán học có quy tắc trong đó trẻ được vui chơi cố gắng làm nhanh làm đúng để thắng cuộc . Trò chơi làm cho các em rèn luyện độ nhanh nhạy của các giác quan , độ khéo léo của đôi tay , phát triển năng lực quan sát , phát triển trí tuệ tư duy trừu tượng tăng cường chú ý có chủ định giúp các em đạt kết quả cao nhất trong giờ học toán . Với những lý do trên đây, tôi chọn dề tài :> . Để làm nội dung nghiên cứu với mong muốn nâng cao chất lượng giảng dạy toán ở tiểu học cho bản thân. Thực tế chứng minh rằng: Môn toán là một môn khó , không thể vượt quá đối với 40% học sinh tiểu học . Bởi vì để lĩnh hội kiến thức toán học , học sinh còn phải biết so sánh phân tích tổng hợp , trừu tượng hóa, khái quát hóa mà tư duy của trẻ tiểu học – đặc biệt là với các em học sinh lớp 1 còn chưa được phát triển đầy đủ . Những trở ngại và khó khăn do môn toán gây ra , nếu không sớm được khắc phục sẽ tạo ra khó khăn cho học sinh trong học toán . Cùng với thực trạng trên thì trường tôi có một thuận lợi và khó khăn: Thuận lợi: Học sinh có đầy đủ sách giáo khoa và vở luyện toán , có đồ dùng học toán đầy đủ . Do yêu cầu sự đổi mới của sự nghiệp giáo dục nên đội ngũ giáo viên đã và đang tích cực tự học , tự rèn luyện để ngày càng đáp ứng với sự đổi mới chung của thời đại hiện nay . Thuận lợi tuy ít nhưng đây là điều kiện cơ bản để giúp cho sự nghiệp nước ta phát triển . Khó khăn: Là trường có 40% là con em gia đình nghèo cha mẹ lo đi làm ăn xa. Sự quan tâm của cha mẹ học sinh đến việc học của con mình còn hạn chế. Tài liệu tham khảo cho giáo viên còn ít. Với những đặc điểm trên dẫn đến kết quả và chất lượng sau mỗi giờ học toán chưa cao, học sinh cũng chưa thật sự yêu thích môn toán và có hứng thú trong khi học toán . B . MỘT SỐ BIỆN PHÁP: Từ thực trạng trên tôi xin đưa ra một số biện pháp góp phần gây hứng thú học tập cho học sinh trong giờ học toán . Đó là dạy học bằng trò chơi gây nên sự phấn khởi và rèn luyện được khả năng tư duy rất tốt cho học sinh tiểu học giúp các em đạt kết quả cao trong học tập . I .TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI HỌC TẬP : Mục đích: Sử dụng ở phần củng cố mỗi bài học nhằm củng cố kiến thức đã học. 1/.Trò chơi: Nói đúng a. Mục đích: - Giúp học sinh củng cố về cộng , trừ trong phạm vi 20 bằng >. b. Tác dụng: Qua trò chơi này các em nắm vững được những kiến thức đã học làm cho tiết học vui, sôi nổi . *Nối phép tính với kết quả: 12+2 8+9 16 14 10+2 12 9+7 *Nối phép tính với tính : 15-1 10+5 17-2 16-2 12+5 18-1 16+3 13+3 15+4 12+4 c. Chuẩn bị: Bảng phụ, phiếu học tập có in sẵn các nội dung . d . Cách chơi: - Học sinh đại diện cho 2 tổ lên thi nối , ai nối nhanh và đúng hơn sẽ thắng cuộc . 2/ Trò chơi: Xếp các phép tính: a. Mục đích: - Giúp học nắm chắc kiến thức về cộng , trừ quan hệ giữa phép cộng và phép trừ . - Giúp các em phát triển tư duy và phản xạ nhanh. b. Chuẩn bị : -Phiếu học tập. c. Cách chơi: -Xếp các phép tính : - Giáo viên ghi yêu cầu vào bảng phụ và phiếu học tập với ba số: 9, 10, 19: viết 4 phép tính có thể hình thành ? Mỗi tổ cử 1 học sinh lên thi ( 2 hoặc 3 tổ), em nào thành lập đúng 4 phép tính là thắng cuộc . Nếu 2 em cùng làm đúng thì em nào nhanh hơn sẽ thắng. Dưới lớp các em khác làm phiếu học tập : 9 + 10 = 19 10 + 9 = 19 19 - 10 = 9 19 – 9 = 10 3/ Trò chơi> a. Mục đích: - Giúp học sinh củng cố về thứ tự các số trong phạm vi 20 đến 100. - Củng cố về bảng cộng trừ qua 10. b. Tác dụng: - Trò chơi này giúp các em học sinh mạnh dạng đoàn kết và làm cho lớp học sôi nổi , gây hứng thú học tập . c. Chuẩn bị: bảng phụ ( hoặc bảng lớp) d. Cách chơi: * Dạng 1: Yêu cầu đếm nhanh đúng từ 1 đến 20 hoặc từ 1 đến 100. Hai đội mỗi đội cử 3 ->4 học sinh thi. Giáo viên ra lệnh cho 2 em đầu tiên ở 2 đội bắt đầu đếm từ 1, 2, 3 Sau một lúc ra lệnh thôi . hai em tiếp theo của 2 đội đếm tiếp theo bạn của mình . Cứ thế đội nào đếm đúng và xong trước là về đích trước và thắng cuộc . * Dạng2: Giáo viên ghi 3 cột phép tính lên bảng: 10+2=12 7+5=12 3+9=12 6+7=13 6+5=11 9+7=16 8+4=12 5+9=14 8+9=17 9 +9=18 7+6=13 8+3=11 9 +2=11 6+6=12 7+7=14 9+7=16 4+7=11 5+9=14 - Ba đội cùng chơi, mỗi đội cử 6 bạn đứng thành hàng dọc . Giáo viên làm hiệu lệnh ( gõ thước ) em thứ nhất của mỗi đội lên tính xong kết quả của phép tính thứ nhất rồi nhanh chóng đưa phấn cho bạn thứ hai . Em làm tiếp phép tính rồi đưa phấn cho bạn thứ ba cứ như thế cho đến cuối cùng . Đội nào đúng và nhanh hơn là đội về đích trước và thắng cuộc . 4/ Trò chơi: Tìm hình nhanh đúng a. Mục đích : Giúp học sinh nắm vững kiến thức về tam giác , hình vuông. b.Tác dụng: Trò chơi này giúp học sinh phát triển tư duy, óc tưởng tượng, phong phú. c. Chuẩn bị: Giáo viên vẽ sẵn hình vào bảng( hoặc bảng lớp). Phiếu học tập . d. Cách chơi: Dạng 1: Hình bên có: Tam giác Hình vuông Hai học sinh lên ghi kết quả vào em nào làm đúng , nhanh là thắng cuộc. Đáp án: Tam giác. Hình vuông. Dạng 2: Hình bên có tam giác , là những hình tam giác nào? Hai học sinh lên đếm hình tam giác và gọi tên. Em nào làm nhanh, đúng là thắng. Đáp án: Có 6 hình tam giác , đó là hình tam giác 1,2,3; 1+2, 2+3, 1+2+3. 5/ Trò chơi: Tính nhanh : Mục đích: Giúp học sinh phát triển óc quan sát và phản xạ nhanh bằng cách cộng trừ chẳn trục. b Cách chơi: Giáo viên viết bảng phép tính và yêu cầu: Tính bằng cách nhanh nhất. 12+5+3= 15+1+4= – 6 – 2= 10+3+7= Hai học sinh lên thi tính nhanh . em nào tìm được cách tính nhanh nhất và xong trước là thắng cuộc. 6. Trò chơi: Điền dấu đúng: a. Mục đích:Nhằm củng cố về cộng trừ trong phạm vi 20 và so sánh số. Cách chơi: Giáo viên viết lên bảng và nêu yêu cầu : Điền dấu > < =. 12+1 13 15+1 11+1 17-2 17-1 20-1 18+1 - Học sinh lên thi. Em nào điền đúng và nhanh là thắng cuộc ( ở dưới học sinh có thể làm phiếu học tập). 7. Trò chơi: Điền Đ,S ( Đúng hay Sai). a. Mục đích : Củng cố về cộng trừ trong phạm vi 10->100 và củng cố cách đặt tính b. Chuẩn bị: Bảng phụ. c. Cách chơi: Giáo viên viết sẵn vào bảng phụ các phép tính. 14 16 04 12 18 20 Giáo viên gọi 2 học sinh lên điền đúng ,sai (Đ,S) vào vòng tròn. Em nào điền đúng nhanh là thắng. 8/ Trò chơi: >. Hai em lên thi điền tiếp các số vào những bậc tiếp theo để lên được đỉnh dốc, ai lên trước là thắng cuộc . 35 20 25 15 15 10 5 5 525 Đáp án: - Dãy số bên phải dốc gồm các số :bậc trên hơn bậc dưới 5 đơn vị: 5, 10, 15, 20, 25,30, 40, 45, 50. Dãy số bên trái dốc gồm các số: bậc trên hơn bậc dưới 10 đơn vị: 5, 15,25, 35, 45, 55, 65, 75, 85, 95. II CÁC CÂU ĐỐ VUI: a. Mục đích: Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán. b. Tác dụng :Tăng thêm hứng thú cho học sinh , tránh được những giờ lên lớp về toán khô khan , kích thích sự tiềm tòi của các em. c. Cách tổ chức : Sử dụng ở phần củng cố mỗi bài học, giáo viên chọn những câu đố vui có nội dung phù hợp để học sinh suy nghĩ tìm ra cách giải. Ví dụ1: Ở 4 góc của một căn phòng mỗi góc có 1 con mèo trước mặt mỗi con mèo có 3 con mèo, trên đuôi của mỗi con mèo có 1 con mèo . Hỏi căn phòng đó bao nhiêu con mèo ? Giải Ta thấy ngay căn phòng chỉ có 4 con mèo ở 4 góc . Bởi vì , mỗi con mèo 1 góc sẽ nhìn thấy 3 con mèo ở góc còn lại Khi ngồi mỗi con mèo thường ngồi lên đuôi của mình , nên trên đuôi mỗi con mèo chính là con mèo đó . 2. Ví dụ 2: Vừa gà vừa chó Tất cả có bốn chân Bó lại cho tròn Mười chân cả thảy Từ những điều ấy Em hãy tính xem Mấy gà mấy chó? Giải Ta thấy chó có 4 chân còn gà 2 chân. Vậy sẽ có 1 con chó(4 chân)và 3 con gà( 6 chân), tổng cộng 4 con và 10chân. ( Chú ý : số chó không thể nhiều hơn 1 con vì nếu có 2 con chó trở lên thì không hợp với đầu bài ). . Tuổi anh là tám Tuổi em là hai Côïng cả tuổi bà Vừa tròn tám chục Đố em tính được Tuổi bà bao nhiêu? Giải Tuổi anh và tuổi em là 8+2=10 (tuổi) Tuổi bà là 80-10=70 ( tuổi) Vậy tuổi bà là 70(tuổi) 4. Tuổi ông cộng với tuổi An bằng tuổi bà cộng với tuổi Hồng . Ông nhiều hơn tuổi bà . Hỏi An và Hồng ai nhiều tuổi hơn? Giải Ta thấy: Tuổi ông + tuổi An = tuổi bà + tuổi Hồng , mà ông nhiều hơn tuổi bà nên Hồng nhiều tuổi hơn An. 5. Vừa trống vừa mái Đếm đi đếm lại Tất cả mười lăm Mái hơn mười ba Còn là gà trống Đố em tính được Trống, mái mấy con? Giải Ta thấy số gà mái hơn 13 và nhỏ hơn 15, do đó số gà mái chỉ có thể là 14 con và số gà trống là 15-14=1 con. 6. Hải và Nam đi câu cá số cá Hải câu được là số liền sau số 3. Tổng số cá hai bạn câu được là số liền trước số 8. Hỏi mỗi bạn câu được bao nhiêu con cá. Giải Số liền sau số 3 là số 4. Vậy Hải câu được 4 con cá. Số liền trước số 8 là số 7. Vậy hai bạn câu được là 7 con cá . Số cá Nam câu được là 7-4=3( con cá) Đáp án: Hải 4 con Nam 3 con 7. Hôm nay đi sinh nhật bạn Lan là thứ ba ngày 3 tháng 4, bạn Hà mời các bạn 2 tuần nữa đến sinh nhật Hà . Hỏi sinh nhật Hà vào ngày, tháng nào? Thứ mâùy? Giải Một tuần lễ có 7 ngày , hai tuần lễ có : 7+7=14 ngày Hôm nay là ngày thứ 3 tháng 4 thì hai tuần lễ nữa là ngày 17 tháng 4, vì 3+14=17 Nếu hôm nay là thứ ba, thì hai tuần nữa ( 14 ngày )vẫn là thứ ba. Vậy sinh nhật bạn Hà vào ngày thứ ba ngày 17 tháng 4. III. NHỮNG MẨU TRUYỆN TOÁN HỌC : Mục đích : Gây hứng thú cho học sinh trong giờ học toán . Tác dụng: Các em vốn giàu tưởng tượng , kể cho các em nghe những truyện hấp dẫn có nội dung toán học sẽ giúp các em biết xử lý thông minh trong những tình huống phức tạp .Tạo được không khí phấn khởi trong việc tiếp thu kiến thức mới . Cách tổ chức : Giáo viên dùng phương pháp thuyết trình với lời nói truyền cảm của mình để xen vào trong không khí giảng toán – củng có thể là mở đầu tiết học . Truyện kể: GIÚP ANH BỘ ĐỘI SANG SÔNG Trong kháng chiến chống pháp , một lần anh bộ đội trên đường đi trinh sát đến bờ sông và phải vượt sông ngay . Song , sông thì rộng, nước thì sâu mà tàu thuyền không có vì nhân dân đã đi sơ tán hết . Đang loay hoay chưa biết xoay sở thế nào , thì anh nhìn thấy một chiếc thuyền thúng đang bơi trên sông , trong đó có hai em thiếu niên . Anh mừng quá vội gọi các em bơi nhanh vào bờ để nhờ chở sang sông. Nhưng chiếc thuyền nhỏ quá , chỉ có thể chở được hoặc hai em thiếu niên hoặc một mình anh bộ đội là cùng , không thể chở thêm được nữa. Ba anh em đang còn loay hoay không biết giải quyết thế nào , thì một trong hai thiếu niên nét mặt sáng sủa , đôi mắt tinh nhanh đưa ra giải pháp. *Theo các em, bạn thiếu niên kia đưa ra giải pháp như thế nào để đưa được anh bộ đội sang sông? Giáo viên để các em suy nghĩ một chút sau đókể tiếp: -Anh yên tâm , các em đã tìm ra cách giúp anh sang sông để anh kịp thời ra mặt trận . Thế này nhé , đầu tiên hai chúng em bơi thuyền qua sông sang bờ bên kia . Bạn em đây sẽ lên bờ và ngồi đợi ở bên đấy , em sẽ bơi thuyền về bờ bên này và lên bờ . Anh sẽ tự bơi thuyền sang bờ bên kia , rồi tiếp tục đi chiến đấu . Bạn em sẽ bơi thuyền trở về bên này và hai chúng em sẽ tiếp tục hành trình của chúng em . Anh bộ đội mừng rỡ thốt lên : Cám ơn các em , các em thông minh quá , thật xứng đáng là >. Kế hoạch trên được nhanh chống thực hiện . Anh bộ đội qua được sông kịp thời qua mặt trận . Hai em thiếu niên rất vui vì đã góp phần nhỏ vào cuộc đấu tranh giành độc lập của dân tộc. Truyện kể THỪA MỘT CON BÒ Ở một làng kia, có một chàng trai thật thà như đếm , nhưng khờ dại . Mọi người trong làng thường gọi đùa anh ta là> và anh ta cũng vui vẻ nhận tên gọi này . Lần ấy một người buôn bò thuê chàng Ngốc đồn đàn bò 20 con mới mua được từ chợ về làng để giao cho con gái ông ta . Khi đồn được nữa đường , mỏi chân quá chàng Ngốc bèn cưỡi lên một con bò , ngồi trên lưng bò chàng đếm đàn bò giật mình thấy một con . Chàng cẩn thận nhảy xuống đất , đếm lại và vẫn thấy đủ 20 con. Chàng lại cưỡi trên lưng một con bò và đếm lại thì chỉ thấy có 19 con thôi. Chàng lo lắng , nhưng khi về giao đàn bò cho con gái ông chủ , thì không thấy cô ấy nói gì . Vốn tính thật thà, chàng bèn kể lại cho cô gái nghe chuyện chàng đếm đàn bò . Cô gái không những không mắn chàng về tội làm mất một con bò , mà lại cười tủm tỉm bảo chàng : Không phải thiếu một con bò đâu , mà thừa một con bò đấy ! Chàng Ngốc chẳng hiểu ra làm sao cả,Em giải thích cho chàng hiểu tại sao chàng đếm thì rõ ràng thiếu một con , mà con gái ông chủ lại bảo >. Đáp: Khi chàng Ngốc thì chỉ có 19 con bò , rõ ràng thiếu một vì chàng không đếm con bò mà mình cưỡi lên . Cô con gái ông chủ bảo >bởi vì chàng ngốc quá , ngốc như bò thừa ở đây chính là chàng ngốc. C . THỰC NGHIỆM : Để nhằm gây hứng thú học cho học sinh lớp 1, tôi đã tiến hành dạy trong năm học vừa qua . Sau đây tôi xin đưa ra 1 tiết thực nghiệm . Theo đổi mới phương pháp dạy học , tôi đã sử dụng một trò chơi toán học vào giờ học toán . *Nội dung thực nghiệm : Toán PHÉP TRỪ DẠNG 17 -7 I MỤC TIÊU: Biết làm các phép trừ nhẩm dạng 17-7 , viết được phép tính thích hợp với hình vẽ . II ĐỒ DÙNG – DẠY HỌC: GV:bảng gài, que tính , bảng nhóm HS:que tính, bảng con III .HOẠT ĐỘNG –DẠY HỌC Nội dung hoạt động Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh Hoạt động1: KTBC Hoạt động2: Giới thiệu phép trừ Hoạt động3: Thực hành Hoạt động4: Củng cố dặn dò: trò chơi đúng sai Giáo viên viết bảng -Nhận xét cho diểm - GV giới thiệu bài. Giới thiệu cách làm tính trừ dạng 17-7 -GV nêu: Có 17 que tính, lấy ra bớt 7 que tímh. Hỏi còn lại bao nhiêu que tính? -GV viết lên bảng 17-7=10 -Hướng dẫn HS tính theo cột dọc 17 7 10 -GV cho học sinh nhắc lại nhiều lần -Bài1: GV cho học sinh làm vào vở -Nhận xét sửa chữa và nhận xét chấm điểm vở của học sinh Bài 2: GV hướng dẫn học sinh chơi trò chơi đố bạn Bài 3:Hướng dẫn Hs làm bảng con. Có: 15 cái kẹo Đã ăn:5 cái kẹo Còn:..cái kẹo? - Nhận xét chỉnh sửa GV gắn viết sẵn vào bảng các phép tính , gọi 2 học sinh lên thi gắn nhanh các tấm đúng sai vào vòng tròn . Em nào gắn đúng nhanh là thắng. GV gọi học sinh nhắc lại cách đặc tính. -Nhận xét tiết học - Học sinh về nhà làm BT-ở sách vở bài tập. Vài HS làm bài -Cả lớp làm bảng con 14 15 17 - 3 - 2 - 2 1 1 13 15 12+3-3=12 ; 17-2-4=11 -HS quan sát theo dõi - HS trả lời -HS thao tác trên que tínhđể tìm ra kết quả . Có 17 que tính gồm 1 chục và 7 que tính rời. Tách ra 7 que tính rời thì còn lại 1 chục que tính hoặc là 10 que tính. Vậy 17-7=10 -HS làm bảng con và nêu lại cách thực hiện phép tính theo cột dọc. 7trừ 7 bằng 0, viết 0 Hạ 1 xuống , viết 1 -Vài học sinh lên bảng làm - Cả lớp làm vào vở 11 12 13 14 15 -1 - 2 -3 - 4 -5 10 10 10 10 10 16 17 18 19 19 -6 - 7 - 8 - 9 - 7 10 10 10 10 12 -Hs chơi trò chơi đố bạn để trả lời bài tính nhẩm. 15-5=10 11-1=10 16-3=13 12-2=10 18-8=10 14-4=10 13-2=11 17-4=13 19-9=10 -Hs lên bảng làm Cả lớp làm bảng con Giải Số cái kẹo còn là 15 -5 =10 (cái kẹo) Đáp số: 10 cái kẹo -2 Hs lên thi gắn các tấm đúng ,sai 16 17 19 18 15 -3 - 7 - 5 - 8 -2 12 10 14 10 13 12 13 15 17 18 - 1 - 3 - 4 - 3 -5 11 10 10 14 13 D. KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM: Trong năm học vừa qua tôi đã mạnh dạn đưa các trò chơi học tập vào các tiết dạy toán ở lớp 1, giống như một tiết thực nghiệm tôi đã trình bày ở trên. *Kết quả là: - Chất lượng của giờ học toán được tăng lên. - Thông qua các trò chơi các em được củng cố kiến thứcvừa học đồng thời tạo cho các em hứng thú say mê môn toán . Các trò chơi dễ các em học sinh yếu cũng có thể tham gia nên đã giúp cho các em cố gắng , chăm chỉ học tập hơn và cuối năm các em đều đạt loại trung bình trở lên . -Các trò chơi, các câu đố vui các truyện kể đã làm cho tiết học thêm sôi nổi , hào hứng và đạt kết quả tốt . Tỉ lệ học sinh giỏi tăng từ 27%đến 30%. -Như vậy có thể nói rằng việc sử dụng các trò chơi, các câu đố vui vào các giờ toán là rất cần thiết và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học . *Tóm lại: Qua thực tế giảng dạy môn toán ở trường tiểu học nói chung và lớp 1 nói riêng. Tôi thấy người giáo viên phải luôn tìm tòi , học hỏi , hiểu tâm lý học sinh và phải có khả năng tổ chức lớp học . Do vậy gây hứng thú học toán cho học simh là phương pháp dạy học phù hợp với lứa tuổi , tâm sinh lý của học sinh tiểu học đặc biệt là học sinh lớp 1. Giúp các em say mê học toán từ đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học . Để gây hứng thú học toán cho học sinh lớp 1, người giáo viên cần chú ý những điểm sau: +Lựa chọn những trò chơi , những câu đố vui hay , những câu chuyện kể sao cho phù hợp với những nội dung từng bài học, đúng lúc, đúng ch
Tài liệu đính kèm: