Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1

Giáo dục là nền tảng của sự phát triển con người về mọi mặt. Thời gian qua giáo viên là những người cố gắng hết sức trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Nhờ đó mà ngành giáo dục đã đạt được những thành tích đáng kể. Những người làm giáo dục phải có lòng nhiệt huyết với nghề. Ngoài việc rèn luyện phẩm chất đạo đức, tác phong, giáo viên còn có nhiệm vụ không kém phần quan trọng đó là không ngừng học hỏi và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

 Giáo viên luôn là chiếc cầu nối cho học sinh nắm bắt được kiến thức cơ bản về con người, tự nhiên, xã hội và một số kĩ năng cơ bản: nghe, nói, đọc, viết, của Tiếng việt, là một trong những mảng kiến thức quan trọng ấy. Đọc - viết, nghe - viết là những kĩ năng đặc trưng của phân môn Chính tả là một trong những vấn đề đang được quan tâm nhằm nâng cao chất lượng của môn Tiếng Việt trong nhà trường. Vì vậy là giáo viên dạy Lớp 1 tôi phải đặc biệt chú ý đến vấn đề học chính tả của các em ngay ở lớp đầu cấp.

 Chính tả là kỹ năng thật sự cần thiết đối với mọi người, không chỉ đối với học sinh tiểu học. Nếu ta đọc một văn bản được viết đúng chính tả, người đọc có cơ sở để hiểu đúng nội dung văn bản đó. Trái lại, đọc một văn bản mắc nhiều lỗi chính tả, người đọc khó nắm bắt nội dung và có thể hiểu sai hoặc không hiểu đầy đủ văn bản.

 Chính vì thế, tôi không muốn học sinh của mình mắc lỗi chính tả khi viết, nên tôi đã nghiên cứu và chọn đề tài “Rèn kỹ năng viết đúng

doc 37 trang Người đăng phuquy Lượt xem 2320Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng viết đúng chính tả cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iảng dạy tôi thấy khi học phân môn chính tả, các em không chú ý, chỉ viết bài theo quán tính, theo phát âm hằng ngày, không tập trung vào bài viết, hoặc giọng đọc của giáo viên nên thường xuyên mắc nhiều lỗi. Mặt khác môn chính tả đối với các em lúc này là vô cùng bỡ ngỡ.
III. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN:
1/ Phối hợp với gia đình, nhà trường giúp các em tiến bộ trong học tập:
Sau khi tổ chức dạy thực nghiệm tiết chính tả và có kết quả như bảng thống kê trên tôi xin ý kiến Ban giám hiệu cho họp phụ huynh nhằm thông báo kết quả học tập của các em, khi các bậc phụ huynh nắm được tình hình học tập của con em mình qua phiếu liên lạc, tôi mong muốn các bậc phụ huynh hãy quan tâm, kiểm tra, giúp đỡ con em mình hơn nữa. Đặc biệt là chương trình Tiếng việt ở học kỳ II có nhiều thay đổi, mức độ của chương trình được nâng cao, so với học kỳ I học sinh chỉ học âm, ghép vần nhưng học kỳ II các em được tiếp cận với nhiều phân môn như: Tập đọc, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện, mỗi phân môn có những đặc thù riêng. Mỗi tuần các em được học 2 tiết với hình thức chính tả tập chép và chính tả nghe/ viết.
 Riêng phân môn Chính tả là phân môn hoàn toàn mới lạ đối với các em, khi học bài chính tả nghe/viết học sinh phải vận dụng các kĩ năng nghe, viết, mà phải nắm được quy tắc chính tả mới viết chính xác bài viết v.v
	 Riêng những gia đình chưa đủ điều kiện quan tâm đến việc học của con em, nên các em lơ là việc học, tôi trao đổi riêng sau giờ họp nêu rõ lực họcvà khả năng học chính tả của các em, ngoài giờ học trên lớp thì sự hỗ trợ của phụ huynh ở nhà là vô cùng quan trọng. Tôi tha thiết mong được sự hỗ trợ đắc lực của phụ huynh để cùng với giáo viên, nhà trường giúp các em học tập tốt.
	Sau cuộc họp, tất cả phụ huynh đã đồng ý với đề nghị mà tôi đã đưa ra.
2/ Phân loại trình độ và sắp xếp chỗ ngồi:
	Học lực của từng em đã được thể hiện rõ, tôi tiến hành xếp lại chỗ ngồi cho học sinh. Mỗi tổ xếp xen kẽ theo học lực: giỏi, khá, trung bình, yếu và xen kẽ các em theo nhóm đã phân loại được như bảng thống kê trên nhằm thực hiện phương châm: “Học thầy không tày học bạn” .
	 Tôi hy vọng với cách sắp xếp như vậy ngoài các kiến thức cơ bản, hệ thống được học ở giáo viên, trẻ còn có thể hỗ trợ lẫn nhau trong học tập. Sự hỗ trợ giữa các học sinh giúp các em tự tin vào khả năng của bản thân và tự rút kinh nghiệm về cách học của chính mình.
3/ Đối với giáo viên:
	Nắm vững nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy. Giọng đọc phải rõ ràng, chuẩn theo tiếng phổ thông. Giáo viên phải đầu tư cho tiết dạy, chuẩn bị tranh ảnh (vật thật), phục vụ cho tiết dạy và phần bài tập) sao cho một tiết dạy chính tả không còn nhàm chán, nặng nề đối với các em nữa.
Uốn nắn cách phát âm của học sinh, các em thường có thói quen nói sao viết vậy, đặc biệt là các em ở miền Nam.
Ví dụ: khỏe khoắn viết là phẻ phắn, bơi lội viết là bê lội
	Theo phân phối chương trình sách giáo khoa Tiếng Việt (Lớp 1). Ngoài học phần học âm, học vần, tập đọc, tập viết các em còn phải làm quen một phân môn nữa đó là Chính tả. Đây là một phân môn mới mẻ đối với học sinh đầu cấp nên đòi hỏi gidáo viên phải biết đưa ra những biện pháp khéo léo và phù hợp với đối tượng học sinh và làm sao cho tiết dạy không mất thời gian và giúp các em có hứng thú ở môn học này.
Về cơ bản nói chung phần lớn học sinh viết chính tả đúng hiện nay đều dựa vào nhớ từng từ một. Theo cách này học sinh chỉ cần tập trung nhớ mặt chữ của những từ dễ viết sai, nắm vững một số nguyên tắc cơ bản thì việc viết một đoạn văn ngắn đối với các em sẽ không gặp khó khăn.
4/ Giúp học sinh nắm vững quy tắc chính tả:
Học sinh phải nắm âm đứng cuối vần, cuối âm tiết trong Tiếng Việt có các phụ âm cuối: p, t, m, n, ng (nh), ch và 2 bán nguyên âm i (y); u (o)
Ví dụ: tắt, xắp, chắc, bám, bán, ngang, cách, tai, tay, tàu,... 
Những âm tiết có âm cuối là p, t, c chỉ có 2 thanh điệu (/ và .)
Ngoài các âm trên, ở ví trí cuối âm Tiếng Việt không có một âm nào khác. Đây là một trong những đặc điểm riêng của cấu trúc âm tiết Tiếng Việt.
Muốn đạt được những điểm trên đòi hỏi người giáo viên phải biết hướng dẫn học sinh chuẩn bị trước bài và đọc thông, viết thạo bài chính tả sẽ viết, nắm được nội dung chính tả của bài, nhận xét những hiện tượng chính tả hoặc cách trình bày một văn bản. Mặt khác, học sinh phát âm chuẩn xác giữa cách đọc và cách viết phải thống nhất với nhau. Điều mà giáo viên cần chú trọng ở đây là làm sao cho học sinh của mình không mắc sai nhiều lỗi chính tả khi viết, gặp phải nhiều tiếng có vần khó làm ảnh hưởng đến thói quen của các em.
Ví dụ: tàu thủy thì viết tàu thỉ, ngoằn ngoèo thì viết ngoằn ngoè,
Phân môn Chính tả Lớp 1 nói về hình thức các em chỉ học kiểu bài tập chép (nhìn viết) là hình thức chủ yếu. Ở kiểu bài này, giáo viên phải đọc cả bài viết cho học sinh nghe trước khi viết. Giáo viên viết theo mẫu chữ hiện hành trên bảng lớp rõ ràng. Hình thức tập chép đòi hỏi học sinh chuyển từ hình ảnh thị giác (nhìn bảng viết) thành hành động tái tạo lại dạng thức viết. Tập chép là hình thức lặp đi, lặp lại nhiều lần dạng thức viết của các chữ cái các từ trong văn bản. Do đó, tập chép vừa giúp học sinh củng cố kỹ năng viết các chữ cái, định hình dạng thức các đơn vị ngôn ngữ, vừa có tác dụng hoàn thiện kỹ năng đọc. Ngoài ra, giáo viên còn cho học sinh luyện viết đúng chữ cái ở các vị trí có phụ âm đầu hoặc vần và thanh dễ nhầm lẫn.
Nói về dấu thanh gồm 5 thanh đệm (trừ thanh 1 – thanh ngang không có dấu ghi), thanh 2 – dấu huyền (`), thanh 3 – dấu ngã (~), thanh 4 – dấu hỏi (?), thanh 5 – dấu sắc(/), thanh 6 – dấu nặng (.).
Nếu âm chính ghi bằng hai chữ nguyên âm đôi: ia, ya, ie, ua, uô, ưa, ươ thì dấu ghi thanh thường ghi bằng 2 cách:
 Các âm chính viết ia, ya, ua, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái đầu: 
Ví dụ: mía, múa, sữa, 
 Các âm chính viết ie, yê, uô, ươ ghi dấu thanh trên chữ cái sau: 
Ví dụ: tiết, thuyền, buổi, 
Điều mà giáo viên cần lưu ý là khi giáo viên đang đọc văn bản của bài viết thì giáo viên phải hết sức tập trung quan sát và phát hiện kịp thời hiện tượng học sinh vội vã ghi lại lời giáo viên đọc. Kinh nghiệm cho rằng, ở học sinh cấp 1 với sự vội vã như vậy sẽ không đạt được kết quả tốt. Chính vì thế đòi hỏi giáo viên không chỉ dạy mà còn phải biết bao quát lớp học và phải thống nhất một tiến trình một bài dạy môn chính tả sao cho phù hợp với học sinh lớp mình.
Khi học sinh viết bài xong, giáo viên nên đọc lại một lần để học sinh rà soát lại bài viết của mình. Hướng dẫn học sinh theo dõi bài viết để sửa lời văn. Giáo viên cần đọc chậm khi đọc từ khó có thể phân tích cách viết cho học sinh sửa lỗi ngay lúc đó. Sau mỗi bài viết là phần bài tập. Những hình thức bài tập thường được sử dụng là: Điền phụ âm đầu g/gh, ng/ngh, c/k/q,  Điền vần và thanh  Hình thức bài tập chính tả âm, vần phong phú và mang đậm tính tình huống cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên cần hết sức chú ý cách hướng dẫn học sinh làm bài tập, giúp các em nắm vững yên cầu của bài tập giáo viên nên chuẩn bị vật thật, tranh ảnh phù hợp với nội dung bài tập, hệ thống câu hỏi, bằng lời giải thích hoặc bằng cách hướng dẫn học sinh cách làm mẫu, nhẹ nhàng, khéo léo lôi cuốn các em vào các tình huống nhằm kích thích sự ham muốn giải bài tập của các em, tránh mang lại cảm giác nặng nề, tâm lý ngại khó trước các yêu cầu rất đa dạng của hệ thống bài tập này. 
	Tuy nhiên, điều giáo viên cần lưu ý cần khai thác có hiệu quả các bài tập trong sách giáo khoa, tổ chức cho học sinh làm bài tập cũng như uốn nắn thường xuyên kịp thời những lỗi các em dễ mắc phải nhằm củng cố bền vững kĩ năng viết chính tả ở học sinh nói chung.
5. Khuyến khích động viên và nêu gương:
Sau mỗi bài, mỗi tiết học nên tạo cho học sinh niềm vui vì đã hoàn thành bài học, niềm tin vào sự tiến bộ của bản thân bằng những lời động viên khen ngợi, tuyên dương và nêu gương những em luôn luôn viết đúng, trình bày sạch sẽ.
Tạo cho các em mong muốn tìm tòi, chú ý tốt nhất cho bài học của mình. Vì vậy, cho dù đã hoàn thành bài học, bài làm học sinh cũng vẫn không thoả mãn với những gì đạt được. Học sinh cần tự kiểm tra, đánh giá và luôn tìm cách hoàn thiện việc đã làm.
 IV. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN:
A. Phân môn chính tả không phải chỉ là một môn học phát hiện, mà là một môn học phát hiện và sửa chữa những vi phạm (sửa lỗi chính tả), chính tả Tiếng Việt không đơn giản là cách viết theo sát ngữ âm, cách viết hoàn toàn giống như nói. Mà chính tả có xu hướng thống nhất, chuẩn hoá, không phải là chính tả cho từng phương ngữ, từng khu vực có biến thể ngữ âm riêng biệt. 
- Nội dung chính tả bao gồm các nguyên tắc dùng chữ để viết âm tiết và một số nguyên tắc viết chữ ngoại lệ.
Theo đó mỗi nguyên tắc trên là sự hoà hợp, khái quát hoá một nhóm phương pháp cụ thể, nhằm dạy cho học sinh viết đúng và hạn chế viết sai chính tả.
* Dạy chính tả gắn với sự phát triển tư duy. Trong quá trình dạy chính tả, giáo viên thường xuyên dẫn dắt học sinh chiếm lĩnh các quy tắc chính tả và ghi nhớ để áp dụng vào việc viết văn bản bằng một hệ thống thao tác tư duy hợp lý.
a/ Phân chia nhiệm vụ thực hành quy tắc thành các bước cụ thể.
b/ Lần lượt giải quyết các bước cụ thể đó theo một trình tự logic.
c/ Vận dụng các kinh nghiệm thực tiễn vào việc giải quyết từng bước cụ thể và giải quyết nhiệm vụ chung.
Ví dụ: Dạy cho học sinh biết phân biệt l/n. Nhiệm vụ chính tả ở trường hợp này là giải quyết hiện tượng viết như nói, nói sao viết vậy, phát âm nhầm lẫn l/n thì viết cũng không phân biệt. Khác với quy tắc phân biệt ch, tr, x, s. Trong một số phương ngữ vẫn tồn tại phát âm l/n nhưng lại chỉ có ch, x không có tr, s. Vì thế, có thể phân chia lần lượt cho học sinh tìm nguyên nhân viết nhầm lẫn l/n cách phát âm l/n để viết đúng.
Nói tóm lại, nguyên tắc dạy chính tả gắn liền với phát triển tư duy cho học sinh đòi hỏi:
Vận dụng các phương pháp tích cực lĩnh hội tri thức rèn luyện thao tác tư duy giúp học sinh chủ động và rèn luyện kĩ năng chính tả tự động hoá.
Hướng dẫn học sinh hoạt động trí tuệ để “hiểu” chữ viết và chức năng của chữ viết, tác dụng của nó trong quá trình giao tiếp và tư duy bằng ngôn ngữ Tiếng Việt.
Luyện tập thực hành các hình thức chính tả để củng cố kĩ năng thao tác tư duy khoa học cho học sinh.
	* Ví dụ:
Phụ âm đứng đầu âm tiết trong Tiếng việt có 21 phụ âm đầu là: b, c (q, k), d (gi), đ, g (gh), h, l, m, n, r, s, t, v, x, nh, ng (ngh), th, ph, c, h, tr, kh. Có các phụ âm được ghi bằng những ký hiệu khác nhau:
Để biểu thị âm có dùng ba chữ :c, k, q trong đó:
Viết
Trong trường hợp
Ví dụ
C
Đứng trước các chữ cái: a, ă, â, o, ô, u, ư
Ca, căn, cân, cô, cơ, cử, cung,..
K
Đứng trước các chữ cái: i, e, ê
Kính, kiến, kèn, kênh,..
Q
Đứng trước chữ cái u (làm âm đệm)
Quả, quang, quên,..
- Riêng trường hợp ka, ki theo thói quen k viết trước a mà không phải là c.
Song, người ta phải thường chia âm tiết thành bốn kiểu như sau:
Âm tiết
Kiểu
Đặc điểm
Ví dụ
Mở 
Cuối âm tiết là nguyên âm chính: a, o, ô, ơ, u, ư, e, ê, i,..
Cha, mẹ, cô ,chú 
Nửa mở
Cuối âm tiết là nguyên âm mũi: m, n, nh, ng
Anh,em,dân,làng,
Khép
Cuối âm tiết là các âm phụ tắc: p, t, c, ch,
Đẹp, mát, bạc ,..
Nửa khép
Cuối âm tiết là các bán phụ âm: u (o), i (y)
Về mặt chức năng các âm tiết có thể là 1 từ: Ăn, người đi,  có thể là một bộ phận của từ: tổ / quốc, siêng / năng, vui / vẻ,
Về ngữ nghĩa âm tiết có thể có nghĩa hoặc không có nghĩa từ vựng: ra – đi - ô,.
B. Dạy chính tả hướng về dạng thức viết của hoạt động lời nói, yêu cầu sự phát triển của hoạt động lời nói phong phú đa dạng. Muốn có kỹ năng viết, học sinh không chỉ biết lý thuyết mà chủ yếu phải phải thông qua hoạt động viết.
Nội dung chính tả bao gồm các quy tắc dùng chữ để viết âm tiết và một số chữ ngoại lệ.
Ví dụ:
Vần có âm đệm u: uê, uyt, uêch,
Vần có âm cuối u: au, êu, iu, 
Vần có âm chính i: ich, in, it,
Trường hợp nguyên âm đôi có âm chính và âm cuối: iêu, ươi, uôi,
- Dùng chữ và cách dùng chữ để viết âm tiết là nội dung chính của phân môn Chính tả. Viết đúng chính tả là viết đúng các âm tiết trong văn bản. Do đó chính tả ỏ tiểu học được coi trọng. Ở học sinh lớp 1, trước hết học sinh phải hình dung trong đầu các chữ cái được thể hiện bằng hình nét theo dạng chữ để tránh sai lầm về ngữ âm và ngữ nghĩa.
Ví dụ: to tác – to tát; hạt mưa – hạc mưa,
- Viết chữ là nhiệm vụ của phân môn tập viết. Nhưng viết đúng kiểu dạng chữ cũng là nội dung của phân môn Chính tả. Chính tả chủ yếu là ghi âm tiết, các chữ cái biểu tượng thính giác âm thanh được giao tiếp nhận qua thính giác lời nói. Bên cạnh đó học sinh không những chỉ viết đúng mà còn phải viết sạch và đẹp, biết cách trình bày một đoạn thơ hay đoạn văn ngắn là điều tất yếu.
- Tiếng việt chỉ cần “viết như nói”, “viết như nghe” đã phát sinh quan niệm đơn giản khi viết đúng chính tả học sinh phải nắm được cấu trúc và thuộc bảng chữ cái để khi phát âm thành tiếng và viết đúng chính tả. Viết đúng chính tả còn là sự tái tạo các mẫu chữ là kĩ năng hoạt động ghi nhớ các biểu tượng thị giác về chữ và cách viết có liên quan đến nghĩa:
 	Âm – cách viết – nghĩa (biểu tượng thính giác)
Chữ 
Nghĩa – cách viết (biểu tượng thị giác)
C. Dạy chính tả dựa vào trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ em, tức là trên cơ sở trình độ trẻ em nắm được trình độ sử dụng dạng thức nói, nguồn gốc dân tộc và địa bàn cư trú khác nhau. Do đó, nội dung, hình thức và yêu cầu dạy chính tả ở Lớp 1 coi trọng trước hết mối liên hệ âm – chữ, phát âm và ghi âm, viết và đọc.
Trong giờ chính tả, giáo viên cần sử dụng phương phá , hình thức tổ chức linh hoạt, hợp lý giúp học sinh có ý thức tự giác học tập giúp các em tiếp thu bài đạt kết quả, đồng thời biểu hiện ở sự tập trung chú ý trong giờ học giúp học sinh tạo ra hứng thú học tập cộng với việc giảng dạy của giáo viên. Để hoàn thiện kĩ năng đọc – viết và hiểu về cấu trúc của bài chính tả gồm có 3 phần: Bài chép – viết đúng – luyện tập.
a/ Bài chép: Giáo viên chép nguyên văn bản mẫu lấy từ những bài tập đọc đã học trước. Giáo viên cho học sinh luyện viết đúng chữ âm tiết ở các vị trí có phụ âm đầu hoặc vần, thanh dễ nhầm lẫn nếu một số từ ngữ trong bài được coi là “có vấn đề” về mặt chính tả và cũng chính là “ trọng điểm chính tả” mà học sinh cần lưu ý khi viết để phân biệt lỗi chính tả theo từng địa phương nơi mình đang dạy.
Ví dụ: Học sinh ở miền Bắc cần tập trung vào trọng điểm đọc – viết phân biệt các cặp phụ âm đầu: n/l ; s/x ; d/r/gi ; ch,tr ; , cái nón – cái lón hay xuống – suống,
Học sinh ở miền Nam cần tập trung luyện đọc – viết phân biệt cặp phụ âm đầu v/d và phụ âm cuối t/n; n/ng, như luôn luôn viết luông luông; tuốt lúa viết tuốc lúa Để học sinh không còn mắc phải lỗi chính tả, giáo viên trước khi dạy cần tiền hành điều tra cơ bản để nắm lỗi chính tả phổ biến của học sinh. Đồng thời giáo viên cần tăng cường linh hoạt, sáng tạo trong giảng dạy, cụ thể trong việc xây dựng nội dung bài sao cho sát hợp với đối tượng học sinh của lớp mình. 
b/ Luyện tập: Giáo viên nêu một số hình thức bài tập giúp học sinh rèn luyện vể chính tả như những bài tập phù hợp với đối tượng học sinh cấp 1.
Sau đây là bảng thống kê các bài tập chính tả:
Tên bài
Phân loại các bài tập chính tả
Chính tả
Bài tập phụ âm đầu
Bài tập về vần
Bài tập về dấu thanh
Bài tập về c/k
Bài tập về g/gh
Bài tập về ng/ngh
Ở học sinh đầu cấp chỉ áp dụng làm bài tập chính tả về c/k; g/gh; ng/ngh là phổ biến. Nói chung khi tổ chức dạy kiểu bài tập chép, giáo viên cần lưu ý dựa vào cấu trúc của bài tập trong sách giáo khoa, hướng dẫn học sinh giải quyết từng yêu cầu. Luyện tập chính tả giáo viên cần làm mẫu vài ý hướng dẫn học sinh cách làm, tránh làm thay cho hoc sinh .
C/ Chính tả nghe – viết: Là kiểu bài rèn luyện kỹ năng viết trên cơ sở thực hiện việc chuyển đổi âm thành văn bản. Về cấu trúc cũng như kiểu bài tập chép nhưng yêu cầu loại bài giáo viên đã đọc. Muốn viết đúng chính tả, phần nghe của học sinh phải gắn với việc hiểu nội dung của từ, cụm từ và câu để viết lại thành một văn bản, văn bản đã chọn trong sách giáo khoa của những bài tập đọc đã học trước đó. Về cách dạy, chuẩn xác, đọc phải đúng với chính âm, đọc thong thả, rõ ràng, ngắt hơi hợp lý. Sau mỗi cụm từ; mỗi câu nên nhắc lại để học sinh dễ theo dõi. Tốc độ học phải phù hợp, tương ứng với tốc độ viết của học sinh.
Trước khi tiến hành một tiết dạy chính tả, giáo viên nên đọc mẫu một lần. Sau đó, giáo viên cho học sinh luyện đọc từ khó, phân tích từ khó và viết bảng con, khi học sinh viết xong bài, giáo viên đọc bài lần 2 để học sinh rà soát bài của mình đến những từ khó giáo viên kết hợp phân tích ghi lên bảng để học sinh sửa vào phần sửa lỗi. Phần bài tập giáo viên hướng dẫn học sinh làm bài theo nhiều hình thức như: Làm trên bảng lớp, làm vào vở hay phiếu bài tập, trò chơi
Mặt khác, giáo viên không những chỉ dạy cho học sinh viết đúng chính tả mà còn phải dạy cho học sinh biết phân biệt các loại lỗi chính tả cơ bản như:
* Lỗi chính tả do không nắm vững chính tự: Loại lỗi này thường gặp khi viết phụ âm đầu: d/gi; ch/tr; ng/ngh; s/x; Để sửa lỗi loại này, học sinh cần phải nắm vững các quy tắc chính tả và nhớ kĩ mặt chữ trong các từ có phụ âm đầu dễ nhầm lẫn ,..
* Lỗi chính tả do không nắm vững cấu trúc âm tiết Tiếng Việt nên học sinh viết thừa, viết sai.
Ví du: Quét viết quyét,
	 Quanh viết qoanh,.
Để sửa lỗi loại này, học sinh cần nắm cấu trúc bộ âm tiết, vị trí của nó.
* Lỗi chính tả do viết theo phát âm địa phương: Loại lỗi này tùy theo từng địa phương khi phát âm sai dẫn đến viết sai âm tiết.
Ví dụ: Nam bộ: đi về viết là đi dề; tròn xoe viết tròn xe (bài chính tả nghe/ viết :Ò...Ó..O),.. 
Bắc bộ: xay lúa viết là xay núa (bài chính tả nghe/ viết: Kể cho bé nghe), 
Để chỉnh sửa lỗi này học sinh cần phát âm chuẩn để tránh viết sai chính tả. Việc xây dựng các nguyên tắc chính tả, các mẹo chính tả giúp học sinh ghi nhớ cách viết khái quát và có hệ thống hơn.
	- Để biểu thị âm gờ dùng 2 chữ cái g và gh.
	- Để biểu thị âm ngờ dùng hai chữ cái ng và ngh, trong đó:
Viết
Trong trường hợp
Ví dụ
G, ng
Trước các chữ cái :a, ă, â, o, ô, u, ư
Ga, gắng, 
Ngang, ngắn,  
Gh, ngh
Trước các chữ cái : i, e, ê
Ghi, ghe,  
Nghi, nghe, 
Ví dụ
Đứng trước các nguyên âm: i, iê, ê, e,thì:
+ Phụ âm “cờ” được viết bằng con chữ “k”
+ Phụ âm “gờ” được viết bằng chữ “gh”
+ Phụ âm “ng” được viết bằng chữ “ngh”
Đứng trước các nguyên âm : o, ô, uô, u,thì:
+ Phụ âm “cờ” được viết bằng con chữ “c”
+ Phụ âm “gờ” được viết bằng chữ “g”
+ Phụ âm “ngờ” được viết bằng chữ “ng”
Khi đứng sau phụ âm dầu /k/, âm đệm được viết là “u”, bất kể âm chính đứng sau âm đệm đi chăng nữa âm đệm vẫn được viết là “u”.
- Trong chính tả, âm đệm có 2 cách viết khác nhau. Viết là khi đứng sau tất cả các phụ âm (trừ q) hoặc khi đứng đầu âm tiết trước a, ă, e (oa, oă, oe) viết là u khi đứng sau q hoặc khi đứng trước y, â, ê (uy, uâ, uê).
Âm đệm
Ví dụ
Sau âm đầu là chữ cái q
Chỉ viết bằng u
Quen , quăn,
Viết
Trong trường hợp
O
Trước chữ cái a, ă, e
Hoa, hoẵng, toét,..
U
Trước chữ cái â, ê, y
Huân, khuynh, khuya, thuê,
Ví dụ
Huơ tay, xuân, huệ, .
Khi đứng trước âm chính tả là nguyên âm mở như: a, ă, e thì âm đệm được viết con chữ “ O” mới đúng.
 Ví dụ: Băn khoăn, tóc xoăn, hoa, xoè
* Muốn giúp học sinh sửa lỗi chính tả này, trước hết giáo viên cần thu thập những từ ngữ có âm cuối mà các em thường viết sai; nói cách khác, tiến hành khảo sát, thống kê lỗi chính tả học sinh.
Ví dụ: gậc gù, gậc đầu, hạc lúa, hạc thóc, tác nước, to tác, biếng mất, biếng đổi, châng tay.
Trên cơ sở đó đưa ra một hệ thống bài tập để học sinh tự so sánh cặp phụ âm cuối t/c; n/ng hình thành cho các em ý thức và thói quen viết đúng, phân biệt các từ ngữ có cặp phụ âm cuối này.
* Ngoài ra, giáo viên cần phải tập cho học sinh biết cách ghi dấu câu là phương tiện hình thức viết theo những quy ước khi trình bày văn bản về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa. Nhằm giúp học sinh đọc - hiểu đúng văn bản viết. Vị trí các dấu câu chia thành hai nhóm:
- Nhóm dấu đặt ở cuối câu (dấu chấm, dấu chấm hỏi..). Đây là những dấu bắt buộc dùng ở một vị trí nhất định.
- Nhóm dấu đặt ở trong câu (dấu phẩy, dấu chấm phẩy..) nhóm dấu này dùng phân ranh giới các vế câu hay các thành phần trong câu.
- Khi học sinh biết cách đặt dấu câu đúng vị trí, giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết hoa các chữ cái đứng ở đầu câu hoặc tên các địa danh và tên người có một bài văn hoặc một bài thơ mà các em được viết. Đồng thời hướng dẫn các em cách ghi dấu thanh thích hợp giữa âm đệm và âm chính. Vì đây là trường hợp học sinh Lớp 1 hay mắc phải dẫn đến sai lỗi chính tả trầm trọng.
Ví dụ: Dấu thanh ghi khi có âm đệm trong tiếng: của, lúa, đùa 
Dấu thanh ghi khi có âm chính như: nguệch ngoạc, huyếch hoác..
Tóm lại, để học sinh viết đúng chính tả, điều cơ bản nhất là giáo viên phải biết khôn khéo dẫn dắt học sinh của mình nắm vững quy tắc chính tả, trên cơ sở đó mà vận dụng để mà viết đúng chính tả. Mỗi cách dạy học chính tả trên đều có những ưu điểm riêng, có thể bổ sung cho nhau.
D/ Để dạy một tiết chính tả hoàn hảo và đạt kết quả tốt. Giáo viên phải nắm vững tiến trình một bài dạy theo các bước sau:
* Bước 1: Giáo viên giới thiệu bài và đọc mẫu.
- Giới thiệu bài – ghi bảng.
- Đọc mẫu: Đọc một lần (thong thả, rõ ràng và diễn cảm) toàn bài chính tả học sinh sắp viết để gây ấn tượng chung cho học sinh viết đúng chính tả.
Học sinh đọc bài viết 1 – 2 em.
* Bước 2: Hướng dẫn học sinh viết đúng chính tả.
- Giáo viên đặt một câu hỏi nhỏ, hướng dẫn học sinh nắm nội dung chính của bài viết.
- Hướng dẫn các học sinh viết đúng các tiếng khó, từ khó trong bài (viết bảng con). Dặn dò học sinh viết toàn bài.
* Bước 3: Giáo viên đọc cho học sinh viết (đọc từng cụm từ hoặc câu ngắn gọn, phát âm chuẩn xác)
* Bước 4: Hướng dẫn học sinh chữa bài, đánh giá việc viết chính tả của học sinh.
- Giáo viên đọc lại bài chính tả (đọc thong thả, rõ ràng) để học sinh sửa lỗi. Đến chỗ nào có tiếng khó, từ khó, giáo viên có thể dừng lại đánh vần cho học sinh sửa ngay.
- Hướng dẫn học sinh đổi vở cho nhau, dùng bút chì gạch dưới các chữ viết sai, ghi ra phần sửa lỗi.
- Nhận xét, đánh giá việc viết chính tả của học sinh, có thể chấm bài, cho điểm tại lớp (hoặc mang về nhà).
* Bước 5: Lu

Tài liệu đính kèm:

  • docRen ky nang viet dung chinh ta cho hoc sinh Lop 1.doc