Đề tài Rèn kỹ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2

- Cũng như bộ sách giáo khoa học cải cách giáo dục cũ, bộ sách giáo khoa Tiếng Việt tiểu học mới tổ chức rèn luyện kỹ năng sử dụng Tiếng Việt cho học sinh thông qua các phân môn Tập đọc, Từ ngữ - Ngữ pháp, Chính tả, Tập viết, Kể chuyện và Tập làm văn .

- Phân môn Tập đọc rèn cho học sinh các kỹ năng đọc (đọc thành tiếng, đọc thầm, đọc hiểu, đọc diễn cảm), nghe và nói. Bên cạnh đó, thông qua hệ thống bài đọc theo chủ điểm và những câu hỏi, những bài tập khai thác nội dung bài đọc, phân môn Tập đọc cung cấp cho học sinh những hiểu biết về tự nhiên, xã hội và con người, cung cấp vốn từ, vốn diễn đạt, những hiểu biết về tác phẩm văn học (như đề tài, cốt truyện, nhân vật,. ) và góp phần rèn luyện nhân cách cho học sinh.

- Phân môn Từ ngữ - Ngữ pháp, được gọi bằng tên mới là Luyện từ và câu, cung cấp những kiến thức sơ giản về Tiếng việt bằng con đường quy nạp và rèn luyện kỹ năng dùng từ, đặt câu ( nói, viết, ) kỹ năng đọc cho học sinh .

- Phân môn Chính tả rèn các kĩ năng viết, nghe và đọc. Trong giờ Chính tả, nhiệm vụ của học sinh là viết một đoạn văn ( nhìn - viết, nghe- viết, nhớ - viết) và làm bài tập chính tả, qua đó rèn luyện các kỹ năng sử dụng ngôn ngữ. Các bài chính tả nhiều khi cũng cung cấp cho học sinh vốn từ, vốn hiểu biết về các mảng khác nhau của đời sống.

 

doc 30 trang Người đăng phuquy Lượt xem 2939Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề tài Rèn kỹ năng nói trong giờ dạy Tiếng Việt cho học sinh Lớp 2", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ua cũng thua người khéo nói”
- Với trẻ em, lứa tuổi đang hình thành nhân cách, ngay từ khi các em còn rất nhỏ, chúng ta đã rất chú trọng:
“Trẻ lên ba, cả nhà học nói”
- Ngành giáo dục đào tạo nói chung và ngành giáo dục tiểu học nói riêng đã được xã hội trao cho trọng trách đáng tự hào là giáo dục trẻ em ngay từ những ngày đầu bước chân tới trường. Từ bao đời nay, việc giáo dục ở nhà trường đã áp dụng phương châm: “Tiên học lễ, hậu học văn”.
- Dạy Tiếng việt không có nghĩa là chỉ dạy các em kỹ năng đọc, viết, nghe mà dạy các em biết sử dụng những lời nói biểu cảm trong giao tiếp là một mảng vô cùng quan trọng. Ta thử tưởng tượng một người đọc thông, viết thạo tất cả các loại văn bản, song khi giao tiếp lại để ấn tượng xấu, không gây được mối thiện cảm đối với mọi người thì con người đó có khả năng sống và làm việc có hiệu quả không?
Ý thức được vai trò của việc sử dụng ngôn ngữ biểu cảm trong giao tiếp, tôi đã lựa chọn và nghiên cứu kinh nghiệm giảng dạy môn Tiếng việt: “Rèn kĩ năng nói trong giờ dạy Tiếng việt cho học sinh lớp 2”.
II. Mục đích nghiên cứu:
1. Biện pháp:
Tìm ra những biện pháp phù hợp nhằm giúp trẻ: Trước hết mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tiếp đó là rèn những kỹ năng, thói quen dùng lời nói biểu cảm trong giao tiếp, trong các giờ luyện nói của các tiết Tiếng việt trong chương trình sách giáo khoa lớp 2.
2. Thực trạng:
Nghiên cứu thực trạng trẻ lớp 2 hiện nay có kiến thức, ý thức ra sao trong giao tiếp hàng ngày cũng như sự bày tỏ quan điểm nhận thức của bản thân, trước những vấn đề mà trẻ phải tự bộc lộ bản thân qua những lời nói, lời phát biểu trả lời theo nội dung bài học và sự giao tiếp với mọi người xung quanh ở trường, ở lớp.
3. Giải pháp:
Đề xuất một số giải pháp, phương nhằm nâng cao chất lượng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 theo hướng lấy học sinh làm trung tâm.
III. Phương pháp nghiên cứu:
Ngoài việc học hỏi đồng nghiệp tôi còn sử dụng những phương pháp sau:
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Phương pháp thực hành luyện tập.
IV. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 21 – Trường Tiểu học Minh Hòa – Dầu Tiếng – Bình Dương.
NỘI DUNG
Chương I: Những cơ sở lý luận
Suy nghĩ về đổi mới phương pháp dạy học:
Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học - một yếu tố rất quan trọng nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động dạy học, giáo dục ở tiểu học. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đạt hiệu quả chúng ta cần lưu ý tiến hành đổi mới một cách đồng bộ các vấn đề sau:
Công tác quản lí:
- Quán triệt chủ trương của ngành về đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý các cấp và giáo viên đứng lớp: “Tổ chức các giờ học, các hoạt động giáo dục đảm bảo nhẹ nhàng – tự nhiên – hiệu quả và chất lượng”.
- Tăng cường hoạt động kiểm tra chuyên môn, dự giờ rút kinh nghiệm và tổ chức cho giáo viên giao lưu trao đổi và học hỏi kinh nghiệm trong và ngoài trường.
- Tổ chức các cuộc thi giáo viên dạy giỏi các cấp về thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, đánh giá đúng chất lượng dạy của giáo viên.
- Đổi mới cách đánh giá xếp loại học sinh.
Đội ngũ giáo viên:
Cần từng bước chuẩn hoá đội ngũ giáo viên: trang bị giáo viên những kiến thức về đổi mới phương pháp dạy học cụ thể qua các chuyên đề, các loại bài học, các hình thức tổ chức dạy học. Đổi mới sinh hoạt chuyên môn hàng tuần ở từng khối lớp, ở tổ chuyên môn...
Cơ sở vật chất:
Trang bị đầy đủ sách khoa, đồ dùng học tập cho cho học sinh, tăng cường sách hướng dẫn giảng dạy, thiết bị dạy học tối thiểu cho giáo viên.
Trở về với mỗi giáo viên, hiện nay việc đổi mới phương pháp dạy học đang thu hút và tác động đến từng cá nhân. Mỗi tiết dạy để đảm bảo sự thành công, việc đổi mới phương pháp dạy học ở tiểu học đang được quan tâm hàng đầu. Tuy nhiên, cần lựa chọn sao cho phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh.
Chương trình sách giáo khoa môn Tiếng Việt lớp 2:
Sách được xây dựng theo 2 trục là chủ điểm và kĩ năng, trong đó chủ điểm được lấy làm khung cho cả cuốn sách, còn kĩ năng được lấy làm khung cho từng tuần, từng đơn vị học.
Sách bao gồm 15 đơn vị học, mỗi đơn vị gắn với một chủ điểm, học trong 2 tuần (riêng chủ điểm Nhân dân học trong 3 tuần).
Chương trình Tiếng Việt lớp 2 gồm 35 tuần lễ. Mỗi tuần học 9 tiết, học kỳ I gồm 18 tuần (162 tiết), học kỳ II gồm 17 tuần (153 tiết). Được chia làm hai tập: Sách Tiếng Việt lớp 2 tập 1, sách Tiếng Việt lớp 2 tập 2.
Chương II: Một số giải pháp
Phương pháp 1: Phương pháp quan sát:
- Phương pháp này được sử dụng rộng rãi trong nghiên cứu giáo dục. Nhằm quan sát giờ dạy của giáo viên và học tập của học sinh trên lớp. Đánh giá kết quả học tập của học sinh thông qua những lời phát biểu của học sinh trong giờ luyện nói của mỗi tiết học, qua lời nói của học sinh với mọi người xung quanh mọi nơi, mọi lúc qua các bài tập thực hành trong vở bài tập Tiếng Việt in.
Biện pháp thực hiện:
- Ngoài những sổ sách do nhà trường quy định, giáo viên có thêm một quyển sổ ghi chép những điều quan sát, nhận xét từng học sinh trong lớp. Đó là cuốn sổ “Theo dõi đánh giá hành vi học sinh”. Trong cuốn sổ này, giáo viên ghi chép những hành vi, lời nói giao tiếp, những thói quen tốt và cả những điểm còn khiếm khuyết của học sinh, để từ đó có cái nhìn khái quát về việc sử dụng vốn ngôn ngữ biểu cảm của học sinh. Từ đó, giáo viên dễ dàng phân loại khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, qua đó lập kế hoạch bồi dưỡng nâng cao cho học sinh giỏi và học sinh xuất sắc, luyện kỹ năng nói sao cho đạt trình độ chuẩn cho học sinh khá và học sinh trung bình. Quan sát phản ánh khá trung thực tình trạng của học sinh.
- Ưu điểm của phương pháp này là: Sau khi phân loại học sinh, giáo viên chọn lọc những câu hỏi, câu gợi mở sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh để các em phát huy hết khả năng giao tiếp của bản thân trong phần luyện nói của tiết học môn tập đọc và các môn khác trong chương trình.
Phương pháp 2: Phương pháp phân tích - tổng hợp
- Qua những ghi chép cá nhân của giáo viên và những số liệu thống kê, giáo viên xử lý những thông tin ấy bằng cách phân tích, tổng hợp những mẫu lời nói thu 
thập được từ phía học sinh. Từ đó có thể có sự đánh giá sát thực hơn về tình trạng học sinh.
Biện pháp thực hiện:
- Giáo viên tiến hành phân nhóm đối tượng học sinh theo các nhóm sau:
a. Nhóm học sinh có lời nói lưu loát, mạch lạc, biết thể hiện lời nói biểu cảm trong giao tiếp. Đây chính là những nhóm trưởng, những người dẫn chương trình trong các giờ luyện nói trên lớp, những nhân vật nòng cốt trong các tiểu phẩm của các tiết Tiếng Việt mà học sinh tham gia rèn luyện kỹ năng nói trên lớp.
b. Nhóm học sinh có lời nói tương đối trôi chảy, rõ ràng tuy nhiên chưa thể hiện được lời nói biểu cảm trong giao tiếp một cách rõ nét.
c. Nhóm học sinh ngại giao tiếp, khả năng giao tiếp kém, hầu như không biết sử dụng lời nói biểu cảm trong giao tiếp.
Sau khi phân tích đặc điểm cũng như khả năng giao tiếp của từng học sinh trong lớp, giáo viên tiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh sao cho phân bố đều khắp 3 đối tượng học sinh nêu trên trong các tổ, các nhóm.
Ưu điểm của biện pháp này là: Sự tương trợ lẫn nhau trong quá trình học tập của học sinh là việc làm hết sức bổ ích và mang tính khả quan. Như ta từng nói: “Học thầy không tày học bạn’.
Sự phấn khích trong qua trình học tập, đua thầy, đua bạn sẽ giúp trẻ mạnh dạn năng động hơn rất nhiều trong qua trình rèn nói.
Sự cổ vũ động viên của các bạn trong nhóm, trong tổ sẽ giúp trẻ tự tin hơn trước lời phát biểu của mình.
Qua phân tích tổng hợp khả năng giáo tiếp của học sinh, tôi thống kê chất lượng học sinh đầu năm như sau:
Bảng thống kê khả năng nói – giao tiếp của học sinh lớp 21 đầu năm học cụ thể như sau:
Khả năng
Số học sinh
 Tỷ lệ %
Nói tốt
10 HS
26,3 %
Tạm được
20 HS
52,6 %
Chưa được
08 HS
21,1 %
Phương pháp 3: Phương pháp thực hành luyện tập:
- Với phương pháp này, học sinh thường xuyên được thực hành luyện tập “nói” trong tất cả các tiết học Tiếng Việt. Chính vì vậy, khả năng giao tiếp của các em càng ngày càng được hoàn thiện. Việc “nói” sao cho trôi chảy, mạch lạc, lời văn thể hiện biểu cảm rõ ràng, từ đó giáo viên đánh giá một cách chính xác khả năng học tập của học sinh.
Biện pháp thực hiện:
Các bài thực hành rèn luyện kĩ năng nói ở lớp 2:
Loại bài tập luyện phát âm theo chuẩn:
Ở phần này, giáo viên chú ý đối tượng học sinh phát âm chưa chuẩn các từ tiếng khó cần rèn đọc trong phần luyện đọc ở tiết 1.
Lập danh sách những học sinh phát âm chưa chuẩn, để rèn cho các em trước hết phải phát âm đúng chính xác, từ đó các em mới bình tĩnh, tự tin phát biểu hay đưa ra những ý kiến riêng của bản thân và lời nói trong giờ luyện nói mới có thể tự nhiên, trong sáng.
Cách tiến hành: Giáo viên lựa chọn các loại âm, vần địa phương thường phát âm sai chuẩn trong từng bài tập đọc để học sinh luyện phát âm thật đúng và chính xác. Điều quan trọng ở đây chính là bản thân giáo viên phải là người phát âm chuẩn và chính xác.
Đa số học sinh trong lớp 21 do tôi làm chủ nhiệm các em thường phát âm sai ch/tr, phát âm sai dấu hỏi, dấu ngã.
Do đó, trong phần yêu cầu luyện đọc từ khó ở tất cả các bài học vần và tập đọc, tôi luôn quan tâm lựa chọn những từ ngữ có âm đầu ch/tr và từ ngữ có chứa dấu hỏi, ngã. Bên cạnh đó, tuỳ theo nội dung của bài học, tôi đưa ra những trò chơi giúp hoạt động vừa học vừa vui chơi cho thoải mái. 
Ví dụ : Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
Thi đọc nhanh và đúng
Câu có âm đầu, vần, thanh dễ lẫn
Chuẩn bị: Mỗi em có thể tự nghĩ ra hoặc sưu tầm một số câu thơ, câu văn có những cặp âm đầu, vần, thanh dễ đọc – viết lẫn lộn (do đặc điểm của cách phát âm ở địa phương) rồi ghi vào mảnh giấy làm “đề bài” thi đọc trong nhóm.
Cách tiến hành: - Đưa ra từng “đề bài” để lần lượt từng người đọc to trước các bạn. Nhóm cử ra một người theo dõi và đánh giá, hoặc cả nhóm cùng nghe và thống nhất đánh giá kết quả đọc của bạn theo tiêu chuẩn: đọc nhanh, phát âm đúng (có thể cho điểm theo thang điểm 10 hoặc xếp theo 3 loại A - B - C).
- Khi đọc xong tất cả “đề bài”, tính tổng số diểm của từng người (hoặc thống kê từng loại A - B - C) để chọn ra các bạn đạt giải nhất, nhì, ba. Cả nhóm có thể bình chọn để tuyên dương bạn nào sưu tầm (hoặc tự nghĩ ra) được nhiều câu hay, có nhiều tiếng mang cặp âm đầu, vần, thanh dễ lẫn lộn.
Gợi ý:
Dựa vào những “đề bài” dưới đây, em có thể tìm thêm hoặc tự nghĩ ra những câu khác để đóng góp vào cuộc thi vui cùng các bạn.
 Đọc phân biệt các tiếng có âm đầu dễ lẫn
Phân biệt ch/tr:
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Quê hương là đêm trăng tỏ
Hoa cau rụng trắng ngoài hè.
Phân biệt s/x:
Anh bộ đội xúng xính trong bộ quần áo mới, vai súng nom thật oai vệ.
Đọc phân biệt các tiếng có thanh dễ lẫn (Thanh hỏi/ thanh ngã)
 Tôi đi qua ngõ thấy nhà bạn cửa còn bỏ ngỏ.
Cây đã đổ, những chú chim chẳng còn nơi đến đỗ.
Lỡ khi bên lở bên bồi.
+ Còn đâu bến cũ tiễn người sông xưa
Nhìn lên bầu trời đầy sao sáng, anh bộ đội biên phòng lại xôn xao nhớ đến những người thân ở quê.
Loại bài tập tình huống:
- Đây là loại bài tập để luyện tập các nghi thức lời nói và phát triển ngôn ngữ nói. Chương trình sách giáo khoa mới đặc biệt đã tạo điều kiện cho học sinh lớp 2 được thực hành rất nhiều loại bài tập này. Trong các phần luyện nói ở các bài học tập 
đọc và kể chuyện học sinh được chơi đóng vai, đóng kịch kể lại. Theo từng chủ đề của bài học, học sinh được tham gia chơi đóng vai ông bà, cha mẹ và các cháu nhỏ, người bán hàng người mua hàng... để luyện tập các nghi thức lời nói (chào hỏi khi gặp mặt chia tay; nói lời cảm ơn, xin lỗi; yêu cầu đề nghị một việc gì...). Hoạt động này là một cách luyện tập phát triển ngôn ngữ qua hình thức vừa chơi vừa học, vừa phát triển ngôn ngữ nói, vừa giáo dục tác phong văn minh lịch sự. 
	Với loại bài tập này hình thức tổ chức lớp hócẽ thay đổi, không còn tính chất “cổ điển”. Chương trình Tiếng Việt tiểu học mới chú trọng đến loại bài tập tình huống để học các nghi thức lời nói và phát triển khẩu ngữ.
Cách tiến hành:
Trước hết để giờ luyện nói đạt kết quả tốt, giáo viên cần dành thời gian nghiên cứu nội dung của bài luyện nói để đưa ra những câu hỏi dẫn dắt sao cho phù hợp với nội dung bài cũng như phù hợp với đối tượng học sinh của mình. Với từng nội dung của bài luyện nói, giáo viên phải tìm tòi, sáng tạo đưa ra những tiểu phẩm ngắn gọn phù hợp với nội dung bài để học sinh tập sắm vai thể hiện ngôn ngữ cảu bản thân thật tự nhiên, trong sáng...
Ví dụ: Trò chơi về Tập làm văn
Chọn lời cho đúng
Chuẩn bị:
- 04 tranh ảnh (hoặc hình vẽ) minh hoạ 4 tình huống khác nhau có xuất hiện lời cảm ơn và lời đáp lại lời cảm ơn:
Bạn gái xách một vật nặng, một bạn trai tới để xách giúp.
Bạn trai chơi chạy đuổi bị vấp ngã, được một bạn khác đỡ dậy.
Trong giờ học vẽ, bạn gái cho bạn trai mượn chiếc bút chì.
Trên đường đi học về, bạn trai đưa cho bạn gái chai nước uống.
- Một túi xách to đựng một số đồ vật, một chiếc bút chì màu, một chai nước uống.
- Giáo viên làm trọng tài, cử hai học sinh trong lớp giúp việc cho trọng tài.
- Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm ít nhất 8 học sinh); phân công 2 học sinh tham gia 1 tình huống của trò chơi.
Cách tiến hành:
Nêu cách chơi và tính điểm:
Mỗi nhóm cử hai học sinh tham gia trò chơi ở tình huống thứ nhất. Học sinh tham gia trò chơi bước lên trước bảng lớp để các học sinh khác tiện theo dõi.
Học sinh đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đã cho trong khoảng 1 phút.
Ví dụ: 2 học sinh đại diện cho hai nhóm tham gia chơi. Một em đóng vai bạn gái đang xách một chiếc túi to bước đi chậm chạp và nặng nhọc. Một em đóng vai bạn trai đến bên bạn gái và nói: “Bạn để mình xách đỡ cho nào!” rồi đỡ lấy chiếc túi từ tay bạn gái. Bạn gái nói: “Cảm ơn bạn, bạn tốt quá!”. Bạn trai cười tươi và nói: “có gì đâu, việc nhỏ thôi mà!”.
Sau khi đại diện cả 4 nhóm đã chơi xong về một tình huống, trọng tài yêu cầu hai học sinh giúp việc đọc to lời của hai vai trong từng nhóm để cả lớp cùng nghe lại và bình chọn lời nói đúng. Nếu một vai nói đúng một câu sẽ được một điểm, nói đúng hai câu sẽ được 2 điểm. Tổng số điểm của hai vai là số điểm của mỗi nhóm trong từng tình huống chơi.
Học sinh tiếp tục chơi ở các tình huống khác theo gợi ý nói trên.
Thực hành chơi:
- 4 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống thứ nhất đến tình huống thứ tư theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống thứ nhất thì nhóm cử tiếp 2 học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 4 tình huống.
- 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của 2 bạn tham gia chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh giúp việc cho trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai cảm ơn hoặc vai đáp lại lời cảm ơn).
- Sau mỗi tình huống, trọng tài ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì trọng tài cộng điểm và công bố nhóm có điểm cao nhất để khen thưởng.
Loại bài tập luyện kỹ năng hội thoại:
- Đây là loại bài tập học sinh tham gia trò chuyện với nhau, trả lời phỏng vấn, cùng nhau tranh luận về một đề tài theo nội dung bài học của mình, một câu có nội dung đề nghị bạn trả lời đúng đồ dùng cho mình.
Ví dụ: Đóng vai chúc mừng nhau (Đáp lời chia vui)
Chuẩn bị:
- 3 hình vẽ (hoặc tranh ảnh) minh họa 3 tình huống khác nhau có xuất hiện lời chúc mừng và lời đáp lại lời chúc mừng:
Bạn gái đội mũ, trên mũ có dòng chữ Giải nhất viết chữ đẹp; một bạn tặng hoa chức mừng bạn đoạt giải.
Bạn trai tay ôm quả bóng, đầu đội mũ, trên mũ có dòng chữ Đội vô địch; một bạn đang bắt tay chúc mừng bạn đại diện cho đội vô địch.
Bạn trai đang đứng trên sân khấu để nhận giải thưởng. Sau lưng bạn trai là tiêu đề cuộc thi: “Thi kể chuyện hay”. Một bạn mang hoa lên tặng bạn trai được giải và nói lời chúc mừng.
- 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có dòng chữ Giải nhất viết chữ đẹp.
- 5 quả bóng có dán băng giấy trên băng giấy có ghi Đội vô địch.
- 5 chiếc mũ làm bằng dải bìa quây tròn, trên có điểm 10 và dòng chữ thi kể chuyện hay.
- Chia lớp thành nhiều nhóm, mỗi nhóm ít nhất 6 học sinh, sao cho cứ 2 em đóng vai để thực hiện 1 tình huống được minh hoạ trong tranh.
- Giáo viên làm trọng tài, 2 học sinh giúp trọng tài làm việc.
Cách tiến hành:
1. Nêu cách chơi và tính điểm:
- Mỗi nhóm cử hai học sinh tham gia trò chơi ở tình huống thứ nhất. Học sinh tham gia trò chơi bước lên trước bảng lớp để các học sinh khác tiện theo dõi.
- Học sinh đại diện cho từng nhóm lần lượt lên chơi trò đóng vai ở mỗi tình huống đã cho trong khoảng 1 phút.
Ví dụ: 2 học sinh đại diện cho nhóm 4 tham gia chơi. Một học sinh đóng vai bạn gái đoạt giải nhất trong kỳ thi Viết chữ đẹp của trường. Một học sinh đóng vai bạn gái lên chúc mừng bạn được giải và nói: “Chức mừng bạn!” rồi xiết chặt tay bạn. Bạn được giải đáp: “Cảm ơn các bạn!”.
2. Thực hành chơi:
- 3 nhóm học sinh chơi đóng vai lần lượt từ tình huống đầu đến tình huống cuối theo cách đã hướng dẫn. Khi 2 học sinh trong nhóm chơi xong ở tình huống đầu 
thì nhóm lại cử hai học sinh khác chơi ở tình huống tiếp theo. Tiếp tục cử người chơi như vậy ở 3 tình huống.
- 2 học sinh giúp việc trọng tài ghi lại câu nói của hai bạn tham gia trò chơi ở từng tình huống, mỗi học sinh giúp việc trọng tài chỉ chuyên ghi lại lời nói của một vai (vai chức mừng hoặc vai đáp lời chúc mừng).
- Sau mỗi tình huống, trọng tài ghi điểm cho từng nhóm lên bảng lớp. Khi các nhóm đã chơi đóng vai ở tất cả các tình huống thì trọng tài cộng điểm và công bố nhóm có diểm cao nhất để khen thưởng.
Loại bài tập kể chuyện:
(Kể chuyện đã nghe, đã đọc, kể chuyện về bản thân và những người xung quanh...)
Loại bài tập này được áp dụng ở phân môn kể chuyện. Cần chú ý hướng dẫn học sinh có tư thế, có giọng kể thích hợp, biết sử dụng yếu tố phi ngôn ngữ hỗ trợ, đặc biệt nắm vững câu chuyện định kể.
Ví dụ: Phân vai dựng chuyện
Chuẩn bị:
Giáo viên lựa chọn bài tập ở tiết kể chuyện có yêu cầu phân vai dựng lại câu chuyện (Trong sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 2); có thể dựa vào văn bản truyện kể ở sách giáo khoa, soạn thành “Màn kịch ngắn” để học sinh tập diễn xuất được dễ dàng và thuận lợi.
Ví dụ: Câu chuyện Những quả đào (Tiếng Việt 2/Tập 2) có thể được dựng lại thành “kịch bản” cho “Màn kịch ngắn” như dưới đây để hướng dẫn học sinh tham gia dựng lại câu chuyện (lời dẫn trong ngoặc đơn nhằm gợi ý về thái độ, của chỉ, hành động của nhân vật hoặc gợi ý tạo dựng bài trí khung cảnh...)
Những quả đào
Nhân vật: - Ông
- Bà
- Cậu bé Xuân
- Cô bé Vân 
- Cậu bé Việt
Cảnh 1:
(Bà và các cháu Xuân, Vân, Việt đang ngồi trò chuyện trên băng ghế. Ông vừa đi xa về, từ ngoài cửa đi vào, trên tay cầm 4 quả đào: một quả to, 3 quả nhỏ)
Ông (đưa quả đào to cho bà, 3 quả nhỏ chia cho 3 cháu):
- Quả to này xin phần bà. Ba qua nhỏ chia cho 3 cháu.
Cảnh 2:
(Khung cảnh trong nhà vào buổi chiều. Một mâm cơm bày sẵn trên chiếc bàn có khăn trải, cả nhà ngồi trên 5 chiếc ghế quây quanh bàn)
Ông (hỏi các cháu):
- Thế nào, các cháu thấy đào có ngon không ?
Xuân:
- Đào có vị rất ngon và mùi thật là thơm, ông ạ! Cháu đã đem trồng vào một cái chậu. Chẳng bao lâu nữa, nó sẽ mọc thành một cây đào to đấy, ông nhỉ?
Ông (mỉm cười, gật đầu, vẻ hài lòng):
- Ừ, mai sau cháu sẽ làm vườn giỏi đấy!
Vân (nói với ông, vẻ tiếc rẻ):
- Đào ngon quá, cháu ăn hết mà vẫn thèm. Còn hạt thì cháu vứt đi rồi ông ạ!
Ông (xoa đầu Vân nhẹ nhàng, cười độ lượng):
- Ôi, cháu của ông còn thơ dại quá!
( Lúc này, Việt chỉ chăm chú vào chiếc khăn trải bàn, không nói gì)
Ông (nhìn Việt vẻ ngạc nhiên, hỏi):
- Còn Việt, sao cháu chẳng thấy gì thế?
Việt (hơi bẽn lẽn nhưng giọng nói tỏ ra rất vui):
- Cháu ấy ạ? Cháu mang đào cho bạn Sơn. Bạn ấy bị ốm. Nhưng bạn ấy lại chẳng muốn nhận quả đào cháu tặng. Cháu lén đặt quả đào trên giường bạn ấy rồi trốn về, ông ạ!
Ông (thốt lên phấn khởi, xoa đầu Việt một cách âu yếm):
- Ôi chao, cháu yêu quý của ông, cháu là người có tấm lòng thật là nhân hậu. Ông rất hài lòng về việc làm của cháu đấy!
- Một số đồ vật phục vụ cho việc bài trí khung cảnh và diễn xuất: 1 chiếc ghế dài (cảnh 1); 1 chiếc bàn tròn (hoặc chữ nhật) và 5 chiếc ghế đơn (ghế đẩu hoặc ghế tựa); 1 mâm cơm có vài chiếc bát, đĩa có thức ăn tượng trưng; 4 quả đào thật hoặc quả giả bằng nhựa (một quả to, 3 quả nhỏ).
- Quần áo cho học sinh đóng vai người ông, vai người bà (có thể hoá trang về râu, tóc cho phù hợp); trang phục thích hợp với tính cách từng nhân vật: Vân (ngây thơ hồn nhiên), Việt (hiền từ nhân hậu), Xuân (cẩn thận, chu đáo).
Cách tiến hành:
 Giáo viên cho học sinh nhận vai, học thuộc lời thoại, nắm vững yêu cầu thể hiện tình cảm, thái độ (qua ánh mặt , cử chỉ, động tác, giọng nói...) của nhân vật trong câu chuyện .
Giáo viên hướng dẫn các nhân vật tập đối thoại sao cho thuộc lời, phối hợp với nhau một cách nhịp nhàng, tự nhiên (chưa cần diễn xuất cụ thể).
Giáo viên hướng dẫn cách diễn xuất cho từng nhân vật theo “kịch bản” đã chuẩn bị (tương tự như “đạo diễn” dựng kịch nói hay hoạt cảnh); trình diễn thử với đạo cụ và bài trí khung cảnh nêu trong “kịch bản”.
Học sinh trình diễn “màn kịch ngắn” trước lớp; Giáo viên cho cả lớp nhận xét, bình chọn những học sinh diễn xuất giỏi để biểu dương, khen thưởng.
Chương III: Kết quả
Qua một số phương pháp luyện nói cho học sinh đã nêu ở trên, tôi đã thu được những kết quả chủ yếu trong dạy học như sau:
Đa số học sinh trong lớp có khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh rất tốt như: các em nhận thức được cần phải lễ phép với người trên, phải xưng hô đúng cách, phải biết nói lời cảm ơn hay xin lỗi đúng chỗ, đúng nơi, đúng lúc.Khi giao tiếp với thầy cô giáo trong trường theo đúng nghi thức, hầu hết học sinh đều biết sử dụng lời nói biểu cảm để bày tỏ sự lễ phép của mình.
Trong tất cả các giờ học trên lớp, học sinh đã biết trả lời các câu hỏi của giáo viên với nội dung đầy đủ ý nghĩa, biết cách trả lời câu hỏi một cách rõ ràng, trả lời cả câu... Việc giao tiếp với bạn bè trong lớp cởi mở, tự tin hơn rất nhiều.
Bảng thống kê khả năng nói - giao tiếp của học sinh lớp 21 cuối năm học cụ thể như sau:
Khả năng
Số học sinh
 Tỷ lệ %
Nói tốt
18 HS
4

Tài liệu đính kèm:

  • docRen ky nang noi cho hoc sinh lop 2.doc