Đề tài Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1

Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì " Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai". Để ngày mai thế giới có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng.

Xuất phát từ lòng yêu nghề qúi trẻ, là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp một. Tôi thấy sau khi rời bàn tay chăm sóc của ông bà, cha mẹ, trẻ 6 tuổi bước vào một giai đoạn mới là được đi học. Bước đầu học chữ, học đọc, học viết. Nên các em còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn. Trẻ phải nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học, từ đó nhìn vào âm - vần - tiếng trẻ đọc lên đúng. Cũng từ đây trẻ hiểu thêm câu - bài văn. Với những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh lớp một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kỹ năng, kỹ xảo trong môn tiếng Việt. Nếu các em không đọc thông viết thạo thì các em làm toán cũng rất khó khăn và học các môn khác cũng vậy để giúp các em học tốt môn tiếng Việt là một việc làm hết sức khó khăn mà người giáo viên lớp 1 phải trải qua và khắc phục. Tôi rất băn khoăn trăn trở.

Vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Vì vậy mà bản thân chọn đề tài: " Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1"

 

doc 8 trang Người đăng hoaian89 Lượt xem 982Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I. Lý do chọn đề tài:
Giáo dục trẻ em là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng mà cả xã hội đều quan tâm, bởi vì " Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai". Để ngày mai thế giới có những công dân tốt thì ngay từ ngày hôm nay chúng ta phải đào tạo thế hệ trẻ có những kiến thức cơ bản về tự nhiên và xã hội và có phẩm chất đạo đức của con người để các em được học lên các cấp học trên dễ dàng. 
Xuất phát từ lòng yêu nghề qúi trẻ, là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp một. Tôi thấy sau khi rời bàn tay chăm sóc của ông bà, cha mẹ, trẻ 6 tuổi bước vào một giai đoạn mới là được đi học. Bước đầu học chữ, học đọc, học viết. Nên các em còn nhiều bỡ ngỡ và tiếp thu kiến thức thật khó khăn. Trẻ phải nói lên được những yêu cầu cần thiết của một bài học, từ đó nhìn vào âm - vần - tiếng trẻ đọc lên đúng. Cũng từ đây trẻ hiểu thêm câu - bài văn. Với những yêu cầu ngày càng cao đòi hỏi học sinh lớp một phải nắm bắt được kiến thức một cách vững vàng để biến kiến thức đó thành kỹ năng, kỹ xảo trong môn tiếng Việt. Nếu các em không đọc thông viết thạo thì các em làm toán cũng rất khó khăn và học các môn khác cũng vậy để giúp các em học tốt môn tiếng Việt là một việc làm hết sức khó khăn mà người giáo viên lớp 1 phải trải qua và khắc phục. Tôi rất băn khoăn trăn trở.
Vậy phải làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy môn tiếng Việt cho học sinh lớp 1. Vì vậy mà bản thân chọn đề tài: " Nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1"
II. Phạm vi và thời gian thực hiện
1. Phạm vi: Tại lớp 1C trường Tiểu học Cần Kiệm
2. Thời gian thực hiện: Năm học 2009 - 2010.
B. Quá trình thực hiện
I. Thực trạng ban đầu khi chưa có biện pháp tác động:
Năm học 2009 - 2010 tôi được phân công giảng dạy lớp 1C, gồm 32 học sinh. Nhiều em còn rất bỡ ngỡ và mọi thứ còn rất mới lạ. Cho nên cuối tháng 9 
tôi đã phân loại học sinh cụ thể:
Năm học
Tổng số học sinh
Số em đọc viết theo chuẩn
Số em đọc viết chậm
Số em chưa đọc viết được
2009 - 2010
32
10
10
12
* Nguyên nhân:
Từ những số liệu về tình hình học sinh của lớp và qua nghiên cứu thực tế giảng dạy bản thân nhận thấy các em đọc viết còn chậm so với yêu cầu chuẩn và chưa biết đọc viết tập trung vào những nguyên nhân sau:
1. Giáo viên vận dụng phương pháp dạy học chưa phù hợp với từng đối tượng học sinh.
2. Học sinh nhận thức chậm, lười học, hay quên, do hoàn cảnh gia đình.
3. Phụ huynh không quan tâm đến con em mình phó mặc cho cô giáo.
II. Các biện pháp:
Qua thực trạng học sinh đọc viết chậm và nhiều học sinh còn chưa biết đọc viết. Tôi đã tìm ra các giải pháp sau:
1. Biện pháp thứ nhất: Giáo viên sử dụng phương pháp dạy học dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh.
1.1. Phương pháp dạy học thứ nhất là:
Dạy học theo nhóm đối tượng.
Vào đầu năm học tôi đã phân loại học sinh trong lớp thành các nhóm đối tượng sau:
* Nhóm 1: Gồm những học sinh chậm, yếu.
* Nhóm 2: Gồm những học sinh trung bình.
* Nhóm 3: Gồm những học sinh khá.
* Nhóm 4: Gồm những học sinh giỏi.
Để giúp cho học sinh dễ nhớ tên của nhóm mình, tôi thay tên nhóm 1, 2, 3, 4 thành tên khác như nhóm A, B, C, D. Trong các tiết học tôi luôn luôn lấy chuẩn làm thước đo. Nhưng ở các tiết buổi chiều. Tôi yêu cầu các em thực hiện nhiệm vụ với 4 mức khác nhau trong cùng một giờ học.
Ví dụ: Nhóm 1: Tôi cho các em đọc nhiều lần hơn, viết ít hơn so với nhóm 3 và 4.
Các dạng bài như: Dạy chữ cái, dạy vần, tập đọc tôi đều vận dụng phương pháp này khi dạy bài 48:
Vần: in - un các em chỉ cần viết in, un, đèn pin, con giun, mỗi từ, mỗi vần, chỉ dòng. Còn đối với nhóm 3,4 viết nhiều hơn từ 2 đến 3 dòng đối vần từng loại - vần - từ - câu ứng dụng còn các em ở nhóm 2 chỉ cần viết theo yêu cầu chuẩn.
Tôi luôn dành thời gian đầu giờ và cuối buổi để kèm cặp cho các em đọc, viết phần nào các em còn yếu.
1.2. Phương pháp dạy học học thứ hai: Giáo viên sử dụng đồ dùng dạy học như tranh ảnh, vật thật. Giúp học sinh học chậm tiếp thu bài dễ dàng.
ở lứa tuổi lớp 1, tư duy của các em phần lớn là tư duy trực quan sinh động, tư duy trừu tượng kém phát triển. Cho nên tôi luôn sử dụng đồ dùng dạy học để chuyển tải thông tin và là nội dung truyền thụ kiến thức giáo dục tư cách rèn luyện kỹ năng thực hành cho học sinh. Vì thế đồ dùng dạy học có tác dụng rất lớn trong quá trình dạy môn Tiếng việt cho học sinh, nhất là các em học sinh đọc viết chậm.
Ví dụ: Khi dạy bài Học vần
Bài 39: au - âu
SGK - Tiếng Việt lớp 1 tập 1: Tôi đưa tranh vẽ ( hoặc vật thật) quả cau, tranh vẽ cái cầu để học sinh quan sát và tìm ra từ khoá sau khi các em đã nhận diện vần au, âu ở phần đầu tiết học. Từ tranh vẽ, vật thật giúp các em nhớ chính xác hơn các vần và các từ được học.
Như vậy việc sử dụng tranh, ảnh trong các giờ học vần giúp học sinh nhớ vần và từ tốt học.
- Ngoài ra dùng tranh, ảnh có vai trò rất lớn trong phần luyện nói ở các tiết tập đọc môn Tiếng Vịêt lớp 1 - Học kỳ II.
Ví dụ: Mèo con đi học - sách Tiếng Việt lớp 1 - tập 2 trang 103 - phần luyện nói. Tìm tiếng ngoài bài có vần ưu giáo viên treo tranh vẽ con cừu. Tôi hỏi nội dung bức tranh, sau đó cho các em nói câu có vần ưu, động viên các em học chậm nói trước, nhìn tranh tự các em có nói được như mẹ ( cô, chú, chị ) đang chăn cừu hoặc con cừu béo múp. Dùng tranh, ảnh trong các phần này tôi nghĩ rằng có tác dụng rất lớn đối với các em học chậm. Từ đó giúp các em vừa nói được câu có vần cần tìm và hiểu được nghĩa của câu đó. Tuy nhiên các em học sinh khá, giỏi nói được câu khác có vần ưu, con cừu, quả lựu, ông lựu mà không dựa vào tranh như vậy qua việc sử dụng tranh ảnh, vật thật đã phát huy được tính sáng tạo chủ động cho học sinh khá giỏi và tạo hứng thú cố gắng vươn lên cho học sinh học chậm.
1.3. Giáo viên phải luôn luôn quan tâm giúp đỡ học sinh.
Bản thân tôi nhận thấy học sinh lớp 1 còn nhỏ, các em tiếp thu kiến thức thông qua hình thức, học mà chơi, chơi mà học, cho nên trong các giờ học tôi luôn nhẹ nhàng ân cần dạy bảo tạo không khí thoải mái vui vẻ trong giờ học, làm cho các em thấy tự tin và phấn khởi đến lớp, không quát mắng các em khi các em làm sai hay chưa làm được. Tôi không ngồi một chỗ đọc bảo các em viết đi, mà xuống bên học sinh xem em nào đã làm được nhắc nhở các em, chỉ cụ thể cho các em nhất là những em học chậm nhắc lại hay bắt tay các em để các em viết cho đúng. Tôi luôn gần gũi hỏi thăm động viên các em khi các em có một tiến bộ nho nhỏ làm cho các em thấy cô giáo như những người thân yêu trong gia đình, sẵn sàng kể cho cô nghe những niềm vui hoặc khó khăn của mình trong học tập hay trong cuộc sống hàng ngày mà cần cô giúp đỡ.
Ví dụ: Em Lan ở lớp 1C. Do tôi chủ nhiệm, em rất hay viết sai, không đũng cỡ chữ, không thẳng hàng, một số chữ hay nhầm lẫn trong 3 tháng đầu năm học nhưng qua nhiều lần tôi đến tận nơi bắt tay, khi chỉ hàng cùng với lời khen em dù chỉ là tiến bộ nhỏ nhất. Quả thật đến nay em Lan đã tiến bộ rõ rệt chữ đã viết đúng, rõ ràng, thẳng hàng. Qua các phương pháp dạy học ở trên tôi nhận thấy nếu người giáo viên biết lựa chọn phương pháp dạy học thích hợp với từng trình độ học sinh của mình cùng với lòng nhiệt tình, quan tâm giúp đỡ học sinh học chậm thì chất lượng học sinh ngày càng một nâng lên.
2. Biện pháp thứ 2 giúp học sinh nhận thức chậm, lười học, hay quên do hoàn cảnh gia đình học tốt hơn.
- Là giáo viên dạy lớp 1 lâu năm tôi nhận thấy có lẽ đây là nguyên nhân lớn làm giảm chất lượng học sinh. Tôi thực sự băn khoăn và lo lắng bởi số học sinh này không phải chỉ có 1 hay 2 em. Vởy tôi nghĩ nên làm cách nào để giúp những học sinh này đạt kết quả tốt, không phải chỉ trong một tháng mà trong cả một năm học.
2.1. Đối với học sinh nhận thức chậm và hay quên vào đầu năm tôi đã phân loại để nắm số lượng, để có phương pháp dạy và dạy một lượng kiến thức phù hợp cho các em tuy nhiên với học sinh cả lớp tôi vẫn lấy chuẩn để làm mục tiêu phấn đấu cho nên tôi đã xếp chỗ ngồi cho phù hợp và có tác dụng thúc đẩy các em học tập.
Ví dụ: Cho các em ngồi gần các bạn học giỏi để các em được bạn giúp đỡ học tập từ bạn, như các em đọc theo bạn, làm theo bạn và được bạn nhắc nhở luôn. Với hình thức này tôi đã tạo điều kiện rất tốt cho các em hoạt động nhóm đôi, từ đó phát huy được những ưu điểm của các em học giỏi.
Bản thân tôi chỉ yêu cầu những học sinh nhận thức chậm đọc, viết một số lượng kiến thức phù hợp để giúp các em theo kịp các bạn.
Ví dụ: Tiết tập đọc "Hồ Gươm" - sách Tiếng Việt lớp 1 tập 2 - trang 118: Yêu cầu chuẩn học sinh chép từ " Cầu Thê Húc màu son" đến " cổ kính" gồm 36 tiếng. Nhưng đối với những em học sinh nhận thức chậm chỉ yêu cầu các em viết đoạn gồm 26 tiếng. Tôi luôn theo dõi uốn nắn và hướng dẫn cụ thể cho các em.
Tăng cường gọi đọc nhiều lần nhất là vần, câu ứng dụng đoạn thơ hay đoạn văn.
Tôi thường xuyên đến sớm trước 15 phút để kèm cặp thêm những học sinh này. Ngoài ra cuối buổi tôi ở lại dạy các em, đến gần theo dõi khi các em đọc, viết. Sửa sai cho các em, động viên khi các em tiến bộ. Từ đó tạo cho các em lòng say mê học tập.
2.2. Quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Trong quá trình chủ nhiệm lớp, tôi thấy nhiều học sinh đến lớp không viết bài, ngồi ngơ ngác, có khi còn ngủ gật, không chú ý nghe cô giảng bài. Nguyên nhân này cũng là yếu tố quan trọng làm giảm chất lượng học sinh. Vậy muốn các em học sinh này học tốt. Bản thân tôi phải nắm vững hoàn cảnh gia đình của các em . Từ đó mới có biện pháp cụ thể để dạy các em, thường xuyên đến thăm gia đình học sinh, tặng sách vở, quần áo, đồ dùng học tập cho các em. Tôi luôn luôn gần gũi quan tâm đến các em, khi các em bị ốm tạo không khí thoải mái , vui tươi trong giờ học.
Ví dụ: Lớp tôi có em Thư mồ côi cha, em thường hay nghỉ học, đến lớp ngồi một mình không tham gia hoạt động với các bạn , em học kém, hay quên vở, tôi luôn gần gũi, động viên em, khi thấy em nghỉ học không lý do. Tôi đến gặp gia đình của em, giúp em cùng chơi và hoà nhập với các bạn, cho em 1 số sách vở. ở lớp để em khỏi quên, tôi thường xuyên kiểm tra, cụ thể em đã tiến bộ rõ rệt trở thành một học sinh khá và không còn vẻ buồn phiền nữa.
Để giúp học sinh có hoàn cảnh khó khăn, giáo viên cần quan tâm, giúp đỡ , động viên các em , giúp các em tự tin trong học tập, tạo cho các em có sự thi đua lẫn nhau. Nhờ đó mà các em có ý thức vươn lên trong hoạc tập để đạt kết quả cao.
3. Biện pháp thứ 3:
Giáo viên làm thế nào để phụ huynh quan tâm tới con em mình không khoán trắng cho cô giáo nữa.
Gia đình góp phần quan trọng trong việc giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt. Nhưng từ thực tế cho thấy nhiều cha mẹ học sinh cho con đến trường là xong nhiệm vụ. Còn trách nhiệm dạy, giáo dục con mình là phần của thầy giáo, cô giáo, có những em nhịn đói đi học, có những em bị bệnh nhưng cha mẹ không hề biết vẫn cho con đi học. Các em học bài rất mệt mỏi, khi thì thiếu vở, khi thiếu bút...
Trước tình hình này đòi hỏi bản thân tôi phải thường xuyên liên lạc với phụ huynh, trao đổi với phụ huynh để họ hiểu rằng các em có học được tốt là phải có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường. Đề nghị phụ huynh cần quan tâm đến việc học bài của con em mình. Cụ thể xem hôm nay học những bài gì , các em có ghi chép đủ không, giúp các em soạn sách vở ở nhà trước khi đến lớp, hướng dẫn các em đọc bài nhiều lần ở nhà.
Tôi thường xuyên đến thăm gia đình học sinh để trao đổi trực tiếp. Ví dụ: Lớp 1C của tôi có em Thuận, Tới, Tuấn Anh, Thuỷ đi học thường xuyên quên mang vở, không học bài ở nhà, nhiều lần tôi gặp gỡ trao đổi với từng phu huynh của từng em để thông báo kết quả học tập của các em. Từ đó phụ huynh giúp đỡ các em học ở nhà. Cho đến nay các em Tới, Tuấn Anh, Thuỷ, Thuận đã tiến bộ rõ rệt, cả 4 em đều học khá. Chính vì vậy mà phụ huynh đã hiểu rõ vai trò của gia đình trong việc dạy các em là rất quan trọng, mối quan hệ giữa gia đình và nhà trường không thể tách rời nhau.
Cho nên muốn giúp học sinh học tốt môn Tiếng Việt giáo viên cần giữ mối liên hệ thường xuyên với phụ huynh học sinh, cần nhiệt tình mềm dẻo trước những phụ huynh khó tính. Phải thường xuyên trao đổi và tư vấn cho phụ huynh hiểu được quá trình học tập của các em muốn được tốt thì phải có sự quan tâm từ phía gia đình. Có như vậy gia đình mới là chỗ dựa vững chắc làm cho các em có thói quen chăm học và học tốt hơn.
III. Kết quả thực hiện
Qua thực hiện các biện pháp trên học sinh lớp tôi rất chăm chỉ học tập, không còn nhiều học sinh đọc viết chậm. Chất lượng các lần khảo sát định kỳ của lớp tôi đều đạt 93,9% trung bình trở lên, trong đó tỷ lệ học sinh có bài giỏi đạt 50%. Cụ thể cuối năm:
Năm học
Tổng số học sinh
Số em đọc viết tốt
Số em đọc viết theo chuẩn
Số em chưa biết đọc viết
2009 - 2010
32
23 = 71,9%
8 = 25%
1 = 3,1%
IV. Bài học kinh nghiệm:
Qua quá trình thực hiện các biện pháp bản thân tôi nhận thấy muốn nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 1 đạt kết quả tốt. Thì điều trước tiên người giáo viên phải biết vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học cho phù hợp với từng đối tượng học sinh của mình. Tìm hiểu rõ nguyên nhân và hoàn cảnh của các em để chia sẻ những niềm vui nỗi buồn, giúp đỡ các em làm cho các em tự tin trong học tập và thực sự thấy mỗi ngày đến trường là ngày vui. Làm nền móng tốt cho các em học lên lớp trên.
Giáo viên phải có sự phối kết hợp với gia đình để làm tốt công tác chủ nhiệm. Làm cho phụ huynh thấy rõ vai trò của gia đình trong quá trình giáo dục con em mình, phải biết khuyến khích kịp thời trước sự tiến bộ của học sinh. Xây dựng cho các em thói quen tự giác học tập ở nhà.
Cần Kiệm, ngày 25 tháng 4 năm 2010
Người viết
Cấn Thị Loan

Tài liệu đính kèm:

  • docSang kien kinh nghiem Lop 1(8).doc